Tệ nạn xã hội là gì? Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam. Mức xử lí và các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội [cập nhật mới nhất 2024]
Tình hình kinh tế- Xã hội phát triển, bên cạnh việc đem lại những mặt tích cực còn tồn tại những mặt trái tiêu cực như tệ nạn xã hội, tỷ lệ phạm tội gia tăng. Đặc biệt tệ nạn xã hội vẫn luôn là vấn đề “nhức nhối” trong xã hội . Vậy tệ nạn xã hội là gì? Do đâu xuất hiện tệ nạn xã hội? Tình hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp xử lí, phòng tránh tệ nạn xã hội ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tệ nạn xã hội là gì? Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam. Mức xử lí và các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội [cập nhật mới nhất 2024]
I. Tệ nạn xã hội là gì?
1. Khái niệm tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.
Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:
- Thói hư, tật xấu.
- Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
- Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…
Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Đặc điểm tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội đều có những đặc điểm chung sau:
– Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật mang tính phổ biến;
– Tệ nạn xã hội là những hành vi mang tính phổ biến sai lệch đối với các chuẩn mực xã hội;
– Tệ nạn xã hội mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh;
– Tệ nạn xã hội phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, quan điểm tiếp cận,….
Hiểu biết rõ khái niệm và đặc điểm của tệ nạn xã hội là gì giúp hiểu rõ hơn tác hại của các loại tệ nạn với sự phát triển của xã hội. Đồng thời có ý thức tránh những loại tệ nạn xã hội thường gặp.
3. Các loại tệ nạn xã hội
Hiện nay trong xã hội đã có những tệ nạn xã hội nguy hiểm và đang xuất hiện thêm không ít những biến thể của tệ nạn cũ khiến cho những người không vững vàng dễ dàng sa bẫy.
3.1 Tệ nạn ma túy
Ma túy là một chất gây nghiện cực mạnh đối với con người, khi sử dụng người đó sẽ mất đi thần trí, mất ý thức và bị chất gây nghiện làm cho ảo giác. Người nghiện ma túy sẽ bị chúng điều khiển hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe, và tinh thần của bản thân cũng như người thân. Bởi khi đã nghiện thì phải sử dụng chất đó thường xuyên nếu không cơ thể sẽ tạo nên một cảm giác khó chịu, khiến kẻ nghiện đó vật vã.
Mà để mua được chất đó cần số tiền cũng khá cao, trong khi người nghiện mất đi khả năng làm việc, cơ thể mệt mỏi nên thường nảy ra ý định xấu sa như trộm cắp, cướp giật để có tiền mua chúng.
Có thể thấy tệ nạn ma túy nguy hiểm đến xã hội nhường nào, khi một người nghiện thì những người xung quanh sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, trộm cắp.
Ngoài ra ma túy chính là nguồn lây nhiễm nhan cho đại dịch HIV, căn bệnh thế kỷ khiến người nhiễm chết dần, chết mòn mà y học chưa có thuốc đặc trị.
3.2 Tệ nạn cờ bạc
Cờ bạc là cũng là một hoạt động khiến người chơi nghiện chúng, khi chơi cờ bạc có tính chất đỏ đen thì người chơi sẽ có một khoản tiền lớn nếu thắng mà không phải làm gì. Điều này đã đánh vào tâm lý ham chơi lười làm của nhiều người. Khi đã đổ tiền vào cờ bạc, nếu bị thua sẽ có xu hướng mong muốn gỡ lại nhưng không biết rằng sẽ càng lún sâu hơn vào vũng bùn ấy. Từ đó thì sẽ bán hết tài sản, vay mượn để chơi.
Tệ nạn cờ bạc hiện nay được biến thể với nhiều hình thức nhất như bài bạc, đá gà, xóc đĩa, tài xỉu, đặt cược bóng, cá cược,…
3.3 Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là một tệ nạn trái ngược với thuần phong mỹ tục của con người Việt. Mại dâm là hoạt động cung cấp dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân. Những mua dâm và bán dâm thực hiện hành vi trao đổi vật chất để thỏa mãn nhu cầu.
Tệ nạn này chính là nguồn cơn mất đi hạnh phúc gia đình, cùng với đó là con đường lây truyền HIV nhanh chóng. Do những người bán dâm và mua dâm thực hiện quan hệ với nhiều người chưa an toàn khiến cho dễ lây lan nhanh. Những người có gia đình còn có nguy cơ lây lan cho vợ và con mình trong cuộc sống hằng ngày.
3.4 Tệ nạn rượu bia
Rượu bia là chất gây hại cơ thể con người vơi vô vàn căn bệnh như ung thư gan, xơ gan, viêm gan, mãu loãng, thận yếu,…
Không những thế rượu bia khiến người sử dụng chúng bị mất đi khả năng kiểm soát và tỉnh táo để lái xe nên thường gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gia đình bị bạo hành bởi người uống rượu bia, hoặc các vụ hiếp dâm diễn ra do không kiểm soát sự thú tính của bản thân.
3.5 Tệ nạn mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan là tệ nạn xuất hiện trong chính văn hóa tâm tinh của con người, tin tưởng vào những điều mơ hồ, siêu nhiên không có thực khiến cho những người tin vào điều đó dễ bị lừa gạt mất tiền bạc, sức khỏe sa sút.
Bởi nhiều người không tin vào khoa học chữa trị mà chỉ tin và chữa bệnh bởi thầy bà, cùng với đó là hoạt động xem bói đoán tương lai. Lợi dụng tâm lý đó thì những kẻ hành nghề sai trái đã lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản nhanh chóng.
II. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội
Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội không chỉ xuất phát từ bản thân mỗi người mà còn từ yếu tố ngoại cảnh tác động. Cụ thể:
1. Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:
- Người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội nghiêm trọng ra sao.
- Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Điều này được thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình.
- Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống.
- Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Nguyên nhân khách quan
Chính là những yếu tố ngoại cảnh sẽ tác động tới ý chí, suy nghĩ, lỗi sống của người dân, có thể kể đến như:
- Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo, tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy.
- Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất một cách nhanh chóng nhất cho dù đó là những hành vi sai trái.
- Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
- Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.
III. Tình hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam như thế nào?
1. Tình hình tệ nạn ma túy
Theo thống kê, tính đến tháng 11/2011, cả nước hiện có hơn 246.000 người nghiện ma túy. Tỉ lệ người nghiện tăng tự nhiên trung bình trong 05 năm gần đây là 3%/năm. Cụ thể, thống kê ở các địa phương như tỉnh Bạc Liêu - toàn tỉnh có trên 1.400 người sử dụng trái pháp chất ma túy; trong đó, số người sống tại cộng đồng chiếm khoảng 85%. Tại Sơn La, từ đầu năm 2022 đến nay, đã phát hiện và xử lý 1.326 đối tượng sử dụng và phạm tội về ma túy. Tại Điện Biên, theo thống kê của UBND tỉnh Điện Biên, năm 2019, có tới 127/130 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy (8.973 người nghiện ma túy), duy chỉ có 03 xã không có tệ nạn ma túy là xã Pú Nhung, Tệnh Phông và Tòa Tình....
2. Tình hình tệ nạn cờ bạc
Cờ bạc, số đề đã làm không ít người khuynh gia bại sản, hạnh phúc gia đình tan vỡ, lầm vào cảnh tù tội, bần hàn...Ở nước ta, bên cạnh những loại cờ bạc truyền thống như tổ tôm, xóc đĩa, đánh chắn thì còn nhiều trò khác như bi-a, cá độ bóng đá, tá lả, lô, đề. Tệ nạn cờ bạc diễn ra quanh năm, nhưng rầm rộ nhất là vào các dịp lễ hội, ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đông Nai, trong những tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 1.354 đối tượng đánh bạc. Tại Sóc Trăng, năm 2020 đã phát hiện và bắt giữ 3.561 đối tượng có liên quan đến tệ nạn cờ bạc, thu giữ 2 tỉ 200 triệu đồng. Hay tại Đồng Tháp, giai đoạn 2020-2021, toàn tỉnh có 2.598 đối tượng bị bắt giữ liên quan đến tệ nạn cờ bạc, đồng thời thu giữ được hơn 7,2 tỷ đồng cùng với các tang vật liên quan.
3. Tình hình tệ nạn mại dâm
Trong năm 2021, các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ 2.378 đối tượng, trong đó có 904 người bán dâm, 919 người mua dâm, 537 người là chủ chứa, môi giới và 18 người bán dâm là người chưa thành niên. Theo Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hôi, do nhiều địa phương thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh, dịch vụ (nhà hàng, quán bar, vũ trường, karaoke, massage...), tình hình mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tai địa bàn, tên nạn mại dâm được chuyển sang hoạt động kín đáo dưới hình thức chào gọi, môi giới khách hàng mại dâm qua mạng internet, zalo, facebook...
4. Tình hình các tệ nạn khác
- Tệ nạn bia rượu: Viêt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tiêu thụ bia, rượu. Theo điều tra, tỷ lệ nam giới Việt Nam uống rượu bia rất cao. So sánh trong vòng 30 ngày, có tới 64% nam giới và 10% nữ giới có uống rượu bia. Đặc biệt là ở độ tuổi học sịnh, trẻ vị thành niên hiện nay (từ 13-17 tuổi), ở nam là 24.6% và ở nữ là 20%. Trong đó, tỷ lệ đã từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao với 22.1% và ở nữ là 19.3%.
- Tệ nạn đua xe: Đây cũng là vấn đề đau đầu cho các cơ quan chức năng cách đây hàng chục năm về trước, và hiện đang có dấu hiệu bùng phát trở lại một cách bất thường, gây rối trật tự công cộng, gây nguy hiểm cao độ cho người khác và cho bản thân những người trực tiếp cầm lái tham gia đua xe. Trong 06 tháng đầu năm 2021, Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện, giải tán, xử lý nhóm thanh niên tụ tập rú ga, nẹt pô, chạy xe tốc độ cao, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép. Công an đã xử phạt hơn người, tịch thu gần 500 phương tiện.
Như vậy, ở bất kỳ giai đoạn nào, ta có thể nhận thấy rằng, tệ nạn xã hội vẫn đang là vấn đề phúc tạp, trở thành hiểm hỏa gây tác hại không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến từng người, từng gia đình, từng địa phương và toàn xã hội.
IV. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào?
Tệ nạn xã hội có tác hại vô cùng lớn đến các nhóm chủ thể trong xã hội như:
1. Ảnh hưởng đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội
- Gây thiệt hại về sức khỏe. Ví dụ:
+ Người nghiện chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút, là nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch...
+ Đối với người hành nghề mại dâm, người mua dâm: mại dâm có thể gây ra các tổn thưng đối với cơ thể như viêm khớp, dị dạng ở các cơ quan vận động (đầu gối, khớp chân...), các bệnh lây qua đường tình dục (giang mai, bệnh lậu, ADIS...), các tổn thương tâm lý (rối loạn đa nhân cách, rối loạn thần kinh đa chức năng...)
- Làm tha hóa đạo đức, sống buông thả, dễ có hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội: trộm cắp, cướp giật, giết người...
- Khiến con người bị lệ thuốc vào tệ nạn đó (ma túy, mê tín dị đoan...)
2. Ảnh hưởng đối với gia đình
Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như: tệ nạn về ma tuý, cờ bạc khiến cho các gia đình bị mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ nhất là những cặp vợ chồng trẻ hay là bạo lực gia đình do áp lực kinh tế vì nợ nần cờ bạc hoặc vì không có tiền sử dụng ma tuý.
3. Ảnh hưởng đối với xã hội
- Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.
- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.
- Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.
- Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ổ nhóm.
V. Mức xử phạt về tệ nạn xã hội
Vì là những vấn đề nhức nhối của xã hội, để phòng chống các tệ nạn xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chế tài xử phạt nhằm góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình mà cả Nhà nước cùng các ngành, các cấp, ngành cũng như các đoàn thể tổ chức xã hội và tất cả mọi công dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
Một vài ví dụ cụ thể như sau:
1. Tệ nạn ma túy, HIV/AIDS
Theo Điều 32 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008 thì người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP cũng quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác
“Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
“Điều 149. Tội cố ý truyền HIV cho người khác
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
2. Tệ nạn mê tín dị đoan
Theo Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 tội hành nghề mê tín, dị đoan bị xử phạt như sau:
“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Còn theo điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021 nếu tham gia hoạt động mê tín dị doan trong lễ hội sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng
Điểm đ khoản 7 Điều này xử phạt hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan từ 15-20 triệu đồng
3. Tệ nạn cờ bạc
Căn cứ Điều 321 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc
Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng.
Người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Tệ nạn mại dâm
Tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.”
VI. Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội 2024
Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân. Cụ thể đối với cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội có Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương bình và Xã hội. Chức năng chính của cơ quan này là:
- Về phòng, chống tệ nạn mại dâm thì cung cấp chính sách, giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm; tổ chức và hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm.
- Về lĩnh vực ma túy thì cung cấp chính sách, giải pháp về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; chính sách xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và các vấn đề xã hội sau cai nghiện; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Về tệ nạn buôn bán người thì cung cấp chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi trách nhiệm; chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
Phòng tránh tệ nạn xã hội không chỉ là việc của một cá nhân, tổ chức mà cần phải có sự phối hợp chung tay của cả công đồng. Ngoài ra còn có sự phối hợp của lực lượng Công an các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân thì các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội mới có thể thực sự có hiệu quả. Các biện pháp chung để phòng tránh tệ nạn xã hội 2023 là những biện pháp sau:
1. Từ phía cơ quan Nhà nước
Cần ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về phòng tránh, giảm thiểu tác động của tệ nạn xã hội. Chế tài xử lý là một trong những biện pháp xử lý hiệu quả mà Nhà nước có thể sử dụng để quản lý hạn chế các tệ nạn xã hội. Các chế tài này vừa là những quy định mang tính bắt buộc, răn đe mặt khác cũng mang tính giáo dục, khuyên bảo tạo động lực trong xã hội.
2. Nâng cao việc thực hiện công tác tuyên truyền và vận động người dân để nâng cao ý thức
Tuyên truyền và vận động người dân về việc nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, các chế tài xử phạt nếu vi phạm đến từng người dân từ đó giúp họ nâng cao ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng tránh các tệ nạn xã hội. Cũng cần phải lưu ý vấn đề vận dụng các hình thức để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về tác hại của các tệ nạn xã hội như thông qua loa, đài, truyền hình, sách, báo, internet và đặc biệt hơn nữa là nên chú trọng tuyên truyền, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tạo chuyển biến sâu rộng hơn.
3. Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan dễ có cơ sở cho các tệ nạn xã hội phát sinh
Về biện pháp này đề cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, ... những nơi dễ xảy ra tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật.
4. Nâng cao đời sống người dân
Các tệ nạn xã hội do chính nhu cầu của con người tạo ra nên biện pháp chính để giải quyết dứt điểm tình trạng này là tạo sinh kế cho người dân, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đời sống nhân dân phát triển, nhận thức được nâng cao thì các tệ nạn xã hội sẽ được giảm xuống.
5. Đối với tệ nạn ma túy: Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú
Các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện không để đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Chủ động nắm chặt tình hình, rà soát các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; thực hiện có hiệu quả các cao điểm tuyên truyền tập trung lực lượng nắm tình hình, phát hiện và đấu tranh triệt xóa các điểm tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đẩy mạnh công tác quản lý người nghiện ma túy, lập hồ sơ đề nghị giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa đi cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Đối với tệ nạn mại dâm: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống mại dâm
tập trung thông tin, tuyên truyền về những thủ đoạn lừa đảo đưa phụ nữ, trẻ em gái ra nước ngoài hoặc lợi dụng các trang mạng xã hội để hoạt động mại dâm, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và số trẻ em có nguy cơ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo mọi người nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa. Xây dựng kế hoạch đấu tranh, triệt xóa, giải quyết có hiệu quả đối với tội phạm lợi dụng mạng xã hội để hoạt động mại dâm. Nâng cao công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, hoạt động mại dâm. Tiếp tục tạo điều kiện cho các đối tượng lầm lỗi hoàn lương được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp xã hội và các chương trình an sinh xã hội; tăng cường hỗ trợ họ thay đổi công việc, sớm hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư, quy hoạch, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất các cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo tiêu chí mới; hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tệ nạn xã hội đã đước Vietjack.me tổng hợ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc.
Xem thêm các chương trình khác: