Quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành

Một trong những yếu tố quan trọng để làm căn cứ xác định mức phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự là tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây xem bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? 

1 318 28/08/2023


Quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành

I. Trách nhiệm hình sự là gì?

1. Định nghĩa trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

Dưới góc độ của khoa học pháp lý, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản sau:

- Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.

- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

- Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.

2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhận thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Việc quy định tại điều 2 có ý nghĩa rất lớn, bởi theo đó thì chỉ khi nào người thực hiện hành vi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định như vậy giúp đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2.1. Về mặt khách quan

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.

2.2. Về mặt chủ quan

Cơ sở của trách nhiệm hình sự dựa trên yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.

2.3. Về mặt khách thể

Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.

2.4. Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sư, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.

II. Quy định chung về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Luật hình sự của các quốc gia đều cần xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự để qua đó xác định điều kiện để có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và thể hiện chính sách hình sự của quốc gia.

Luật hình sự các nước dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát về tâm lí, về tình hình tội phạm cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình để quy định tuổi bắt đầu có trách nhiệm hình sự và tuổi có trách nhiệm hình sự đầy đủ. Các tuổi này được xác định ở mỗi nước và có thể ở mỗi thòi gian nhất định trong mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.

Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn chống tội phạm và ttên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, luật hình sự xác định tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi 16 là tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Đây là những tội phạm mà chủ thể của những tội phạm này đòi hỏi phải là người “đủ 18 tuổi trở lên”- Xem: Các điều 145,146, 147, 325, 329 BLHS.

Điều 12 xác định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng,

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, điều luật giới hạn phạm vi các tội cũng như phạm vi loại tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, ở độ tuổi này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được quy định tại 28 điều luật đã được xác định và phải thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong 28 điều luật này có:

- 8 điều thuộc Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người;

- 6 điều thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu;

- 5 tội thuộc Chương các tội phạm về ma tuý và 9 tội thuộc Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (2 tội xâm phạm an toàn giao thông; 4 tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thồng và 3 tội xâm phạm trật tự công cộng- Xem: Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

III. Tại Việt Nam, bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, quyền của trẻ em kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: …”

Theo khoản 3 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Khoản 2 Điều 12 đã liệt kê cụ thể những tội danh mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo tính minh bạch, nhân đạo trong xử lý đối với đối tượng này theo tinh thần của Hiếp pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về 28 tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12.

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định người này phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, sẽ có những tội phạm mà người từ đủ 16 tuổi trở lên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các điều 145, 146, 147 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể 3 tội, theo đó, chủ thể phải là người đủ 18 tuổi chứ không phải đủ 16 tuổi: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147).

à Kết luận: Vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự hiện nay đang là vấn đề tranh luận rộng rãi trên thế giới.

Đối với người dưới 16 tuổi - giới hạn tối thiểu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em là một điều cần thiết trong một phần công lý của sự trừng phạt. Vì trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ”, nên trẻ em không thể chịu trách nhiệm hình sựvề những gì họ đã gây ra như đối với người thành niên hay thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự giảm nhẹ. Quy định về các biện pháp chịu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phải hướng tới mục đích giáo dục là chủ yếu và trong một chừng mực nhất định phải luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em.

IV. Trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sử là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Của thể quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật). Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử). Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử). Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác). Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

V. Một số câu hỏi liên quan

1. Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, như sau:

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ nào?

Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Khi có quyết định đại xá.

- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

- Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. Khi giám định, hội đồng giám định sẽ kết luận người này có bị hạn chế về mặt nhận thức hay không.

Chỉ khi người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hành vi đó gây ra hậu quả, mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bệnh của những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự.

Theo đó, nếu một người khi thực hiện hành vi phạm tội mà không mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả gây ra.

Từ các quy định trên, để xem xét về việc có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, phải căn cứ vào kết quả giám định, kết luận về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người đó. 

 

 

 

 

1 318 28/08/2023