TOP 13 mẫu Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 53,410 18/10/2024
Tải về


Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim (23 mẫu) - Văn 7

Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 1)

Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.

Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.

Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi... cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.

Một anh học trò vào chùa Long Tuyền
Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên
Ở đời chẳng có việc gì khó
Người ta lập chí phải nên kiên.

(Trích Luân lí giáo khoa thư)

Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.

Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật... như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân... Điều này thật đáng tự hào biết hao!

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá" phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 2)

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ, phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!

Nghị luận câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (9 mẫu) - Văn 9

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 3)

Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.

Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối “sắt” thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây “kim”. Song không chỉ đơn giản như vậy, khối “sắt” ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được. Và hình tượng cây “kim” chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính chăm chỉ là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.

Mặt khác, đức tính chăm chỉ không những tạo ra sự thành công, mà còn tô đậm thêm được đức tính tốt đẹp, cần thiết của một con người và đặc biệt là đối với một người học sinh. Ta có thể nhận thấy, nếu một người học sinh có sự thông minh, óc tư duy nhạy bén nhưng lại thiếu sự chăm chỉ thì sẽ không bao giờ đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong đời sống có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ và tiêu biểu nhất đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta – Bác Hồ. Năm 1941, Bác ra đi tìm đường cứu nước chỉ với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ. Bác tranh thủ học mọi lúc rảnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoàì nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.

Câu tục ngữ đã cho ta thấy quan niệm, kinh nghiệm của ông cha ta ngày xưa, chăm chỉ thật sự rất cần thiết cho con người. Ngoài ra vẫn có rất nhiều người không hề coi trọng tính chăm chỉ, đặc biệt là đối với một số học sinh khá giỏi, hay có tính tự cao về khả năng của mình và những học sinh ấy sẽ không thể nào nhận thức được cái hậu quả nghiêm trọng của việc lười biếng, thiếu chăm chỉ, cần cù gây nên. Thật dễ nhận thấy một điều, đó là nếu trong lớp ta không chép bài, làm bài đầy đủ, chỉ nghe cô giáo giảng bài một cách qua loa thì sẽ có một lỗ hổng của kiền thức hiện ra và ngày càng lớn dần. Cho đến một ngày nào đó, kết quả học tập sẽ tồi tệ và khiến ta nản chí trong học tập. Vậy, chỉ vì không chịu khó chăm chỉ mà từ một học sinh khá giỏi có thể dễ dàng trở thành một học sinh yếu kém, và ngược lại. Qua đó, ta thấy tính chăm chỉ quyết định nhiều điều quan trọng mà ta không thể nào nhìn thấy ngay lập tức như sự thành công, vinh quang trong học tập, công việc và cuộc sống.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận… Ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 4)

Cuộc đời mỗi cá nhân là hành trình kiếm tìm những chân giá trị. Tôi còn nhớ, có ai đó đã từng nói rằng: đường đi khó không phải vì bản thân nó khó mà khó vì lòng người ngại núi, e sông. Thế mới biết, chỉ khi con người cần cù, siêng năng, kiên trì thì mới có thể tìm kiếm những giá trị mà bản thân hằng mong muốn và mới có thể vươn tới những thành công, những đỉnh cao trong cuộc sống. Bởi vậy, ông cha ta mới khuyên rằng “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Nói đến “ sắt” là ta nói đến một vật dụng bằng kim loại, được sử dụng để làm nhiều vật liệu khác nhau trong đời sống. Còn nói đến “kim” là nói đến một vật dụng vô cùng nhỏ bé, thường được sử dụng trong may vá. Nhờ hành động “ mài” mà “ sắt” mới có thể thành “ kim”. Trong tương quan giữa hai vật dụng, câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng: kiên trì thì con người sẽ làm được nhiều điều có ích, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiên trì thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người. “ Sắt” không thể tự biến thành “ kim” được mà phải nhờ vào sự cố gắng tác động của con người. Triết học của Marx- Lenin cho rằng mọi sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Vì vậy, khi sự cố gắng, nỗ lực được tích lũy ngày càng tăng thì con người ta sẽ dần thay đổi, gặt hái được nhiều thành công hơn. Nhờ những tháng ngày không ngừng tích lũy bao bài học sau khi rời bỏ đại học mà Bill Gates mới có thể trở thành một trong những người giàu nhất thế giới đó thôi.

Sự nỗ lực, kiên trì còn cho thấy ít nhất một điều rằng: trong quá trình theo đuổi thành công, những chân giá trị của cuộc sống, chúng ta không bao giờ biết từ bỏ. Quá trình từ “ sắt” biến thành “kim” là một quá trình kéo dài, có khi liên tục mà nếu con người bỏ dở giữa chừng thì “ sắt” vĩnh viễn không thể biến thành “ kim”.

Nhà thám hiểm muốn thám hiểm ra những vùng đất mới mà giữa đường anh ta lại bỏ chừng thì sao có thể tìm thấy điều mình đang kiếm tìm? Một nhà leo núi muốn chinh phục được những đỉnh núi cao mà giữa đường anh ta bỏ chừng thì sao có thể đạt được mong muốn của đời mình? Cũng bởi vậy mà Thomas Edison mới có thể phát minh ra nhiều thứ phục vụ cuộc sống, đưa tên tuổi của ông còn mãi đến ngày hôm nay

Sự nỗ lực, kiên trì còn rèn luyện cho con người ta một bản lĩnh sống đến không ngờ. Khi đó, dù có gặp khó khăn đến đâu, ta cũng sẵn sàng và bằng lòng vượt qua. Hạnh phúc là ở ngay trong chính sự kiên trì và nỗ lực theo đuổi các giá trị của cuộc sống dù chưa biết ta có đạt được nó hay không. Chính trong sự kiện trì và nỗ lực đó mà con người có thêm những trải nghiệm cuộc sống tuyệt hơn bao giờ hết. Cuộc đời dù là hữu hạn nhưng cũng kéo dài đến trăm năm, khi nỗ lực con người ta mới có thể sống một cuộc đời có ích hơn bao giờ hết.

Tất nhiên không trong cuộc sống, cứ kiên trì là con người sẽ có được thành công. Để đạt được những thành công còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng có thể nói sự kiên trì, nỗ lực chiếm một tỉ trọng rất lớn. Nó cho ta hiểu ra một điều rằng sau những lần thất bại, đừng vì thế mà nản chí, thay vào đó, hãy biết vươn lên không ngừng, như loài xương rồng sống ở sa mạc vậy.

Vẫn biết rằng, có những lúc, dù ta đã cố gắng, nỗ lực đến không ngừng nhưng vẫn không thể nào gặt hái được thành công. Nhưng ta vẫn phải luôn kiên trì hết mình bởi khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra và rồi dù thất bại, khi ngoảnh đầu nhìn lại ta vẫn sẽ mãi nở nụ cười bởi ta đã làm hết mình, đã cháy mình. Thất bại của ngày hôm nay nhưng luôn kiên trì, luôn nỗ lực không ngừng thì chiến thắng của ngày mai còn ngọt ngào và đáng trân trọng hơn bội phần.

Câu tục ngữ đã cho chúng ta một bài học quý giá về sự nỗ lực và kiên trì. Nó cho ta hiểu sâu sắc và thấm thía một điều rằng mọi thành công trong cuộc sống không thể tự nhiên mà có, nó chỉ có thể có nhờ những nội lực của bản thân ta. Bởi vậy, ngay từ ngày hôm nay, ta phải nỗ lực và kiên trì không ngừng!

Nghị luận câu có công mài sắt có ngày nên kim ngắn gọn hay nhất | VFO.VN

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 5)

Nền văn học Việt Nam là một nền văn học đã theo suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc, luôn đi chung đường với Tổ quốc và đồng lòng với nhân dân. Mỗi chặng đường lịch sử, đều có những tác phẩm có giá trị mang đậm dấu ấn của lịch sử, đã đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam và nền văn học thế giới và sự tiến bộ của loài người.

Trong đó ca dao tục ngữ đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Nó là những kinh nghiệm, bài học quý báu của cha ông từ xa xưa truyền miệng nhau thông qua câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn mà ẩn chứa nhiều hàm ý giúp cho con cháu, thế hệ trẻ noi theo. Trong những câu ca dao đó tôi ấn tượng nhất là câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Đã là người Việt thì trong cuộc đời chưa ai chưa nghe qua câu ca dao này. Chỉ tám chữ ngắn gọn thế nhưng lại ẩn chứa một bài học quý giá cho bất kỳ ai gặp khó khăn. Nhìn bề ngoài một thanh sắt thô kệch, xấu xí tưởng chừng như vô dụng nhưng nhờ bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và đánh đổi thời gian công sức mài giũa mới trở thành cây kim sáng bóng, sắc bén giúp người thợ may làm ra những bộ trang phục đẹp.

Câu ca dao không phải là một sự phê phán về việc tốn thời gian để tạo ra một thứ nhỏ bé. Nó cũng không phải là nói về những người rỗi việc ngồi làm chiếc kim bằng mài dũa. Thay vì thế, hãy nghĩ đến những chiều hướng sâu xa hơn, rộng lớn hơn. Mượn hình ảnh đồ vật “thanh sắt” và “cây kim” đối lập nhau để mô tả hết sức sinh động về tính kiên nhẫn của con người khi gặp khó khăn. “ Thanh sắt” như đại diện cho khó khăn thử thách của con người khi gặp phải. “ cây kim” tượng trưng cho thành quả kết quả cuối cùng của ta khi vượt qua khó khăn.

Ông cha ta mượn hình ảnh quen thuộc gần gũi trong cuộc sống để đề cao giá trị của sự bền bỉ, lòng kiên trì trong mỗi con người. Đời người là một con đường dài, có bằng phẳng cũng có gập gềnh. Đoạn đường khó đi đó như những khó khăn ta phải đối mặt, hãy vững bước đi về phía trước ta có thể đi chậm hơn, tạm dừng lại để nghỉ ngơi nhưng tuyệt đối đừng quay đầu lại và vội vàng bỏ cuộc sớm.

Dù hoàn cảnh khiến chúng ta không có quyền lựa chọn được con đường trước mặt nhưng chúng ta sẽ cố gắng khiến nó trở nên có ý nghĩa hơn bằng tất cả nỗ lực và ý chí bất phục. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thành phần trong xã hội có tính cách thiếu kiên nhẫn khi làm việc, ỷ lại người khác, nghe theo sự sắp đặt mà không có chính kiến, lười biếng thấy khó liền bỏ chạy. Những người như vậy thật đáng chê trách và lên án.

Câu ca dao là một bài học ý nghĩa sâu sắc với tất cả mọi người được cha ông ta đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, chăm chỉ. Bởi nó là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và cho đến khi vào đời.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 6)

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiên nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi. Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 7)

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ o đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 8)

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều truyền thống quý báu, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. Một trong những đức tính, truyền thống tốt đẹp mà ta phải nhắc đến đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại được thể hiện qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Để hiểu rõ về câu tục ngữ này, trước hết chúng ta cần cắt nghĩa từng chi tiết. Sắt được biết đến là thanh kim loại to, có độ cứng rất cao dùng để làm vật liệu xây dựng, phục vụ cuộc sống, chế tác thành nhiều đồ vật khác nhau. Còn kim là vật dụng rất nhỏ, một đầu nhọn, một đầu đục lỗ siêu nhỏ để xỏ chỉ được làm từ chất liệu sắt dùng để khâu vá. Từ một thỏi sắt to làm thành một cây kim nhỏ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại giống như để trở thành một con người có ích cho xã hội mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân rất cực khổ.

Thật vậy! Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức. Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công. Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu. Nếu mỗi chúng ta lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, chúng ta mãi mãi không phát huy được năng lực của bản thân mà dần dần sẽ bị lạc hậu, tụt lùi về phía sau.

Thực tế đã có nhiều tấm gương về kiên trì, nhẫn nại mà chúng ta đáng để học tập, trong đó phải kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần ham học hỏi, kiên trì, cố gắng nên đã nói được nhiều thứ tiếng và tìm ra con đường giải phóng cho đất nước, mang lại độc lập, tự do cho quê nhà. Một tấm gương khác chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt cả hai tay nhưng thầy đã kiên trì tập viết bằng chân và trở thành người thầy tài năng,… Mỗi tấm gương là một câu chuyện về nỗ lực mà chúng ta cần học tập theo.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 9)

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 10)

Trong cuộc sống, ngoài sự thông minh của cá nhân thì đức tính chăm chỉ, cần cù cũng góp phần đến sự thành công. Vì vậy câu nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông bà ta luôn đúng qua mọi thế hệ.

Vậy câu nói đó có nghĩa là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đen thì câu nói này có nghĩa là dù cho cục sắt có to lớn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, bỏ công sức ra mài thì cục sắt sẽ thành cây kim nhỏ bé thôi. Nếu ta hiểu rộng ra thì ta sẽ thấy hàm ý của câu là việc gì dù có khó khăn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, cần cù thì việc lớn sẽ thành việc nhỏ bé.

Trong học tập cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học và làm bài đầy đủ, làm thêm các bài tập để nâng cao kiến thức của mình, tìm hiểu học hỏi những gì mà mình chưa biết, chăm chú và ghi chép những gì mà mình chưa biết…Trong công việc cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học hỏi những gì mình chưa biết để nâng cao tay nghề, siêng năng, tự giác hoàn thành công việc đươc giao ra…

Chăm chỉ là một đức tính quan trọng không thể thiếu của mỗi người. Nó góp phần tạo nên sự thành công trong mọi việc, được người khác yêu mến, kính trọng, khâm phục. Chẳng hạn như nhà bác học nổi tiếng Ê-đi-sơn dù chỉ mới học xong tiểu học thôi nhưng với sư chăm chỉ, cần cù ông đã sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta, Bác đã học được nhiều thứ tiếng nhờ sự chăm chỉ, cần cù của mình.

Ông bà ta đã từng nói: “ Cần cù bù thông minh “ . Nếu như ta không thông minh như những người khác thì ta có thể chăm chỉ để hoàn thiện mình hơn. Nếu ta chăm chỉ thì làm một việc gì đấy ắt sẽ thành công. Chẳng hạn như trong học tập nếu như một bài toán khó người này giải chỉ trong mười phút, nhưng người khác thì phải giải trong ba mươi phút. Nhưng không sao cả. Nếu chúng ta chăm chỉ, siêng năng thì đến một lúc nào đó ta sẽ giỏi bằng hoặc thậm chí hơn người đó.

Có một nhà bác học nói rằng: “ Con người chỉ có một phần trăm là thông minh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là cần cù”. Các bạn thử nghĩ xem chín mươi chín phần trăm với một phần trăm thì cái nào lớn hơn? Việc chúng ta có thể đạt một phần trăm đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào chín mươi chín phần trăm còn lại.

Một người dù có thông minh đến mấy dù không chăm chỉ thì cũng coi như vô ích mà thôi. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho người nào lười biếng. Chính họ là người đã tự phá huỷ đi tương lai của chính mình. Chính họ là người tự mình làm cho người khác coi thường, khinh rẻ, không tôn trọng. Và tất nhiên là cũng không có được thành công trong cuộc sống.

Vậy để tự rèn luyện chăm chỉ cho mình em đã tự lập ra một thời gian biểu phù hợp cho mình, đi học thì học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giơ tay phát biểu xây dựng bài trong lớp. Cố gắng tìm tòi học hỏi những gì mình chưa biết từ mọi người xung quanh. Để đạt được thành công trong cuộc sống mỗi người phải tự rèn luyện mình và nhất là đức tính chăm chỉ. Chì có như vậy thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ theo ý mình.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 11)

Nền văn học nước ta rất phong phú với nhiều câu ca dao, tục ngữ của ông cha ta để lại cho con cháu nhằm dạy cho các thế hệ sau nhiều bài học quý giá, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Từ lâu, chúng ta đã hiểu, làm việc gì cũng cần sự kiên trì không thể ngày một ngày hai là thành công được nên các cụ có câu “có công mài sắt có ngày nên kim” thể hiện lòng kiên nhẫn của mọi người.

Trong cuộc sống không phải mọi thứ tự nhiên mà có, tất cả đều phải có lao động mới làm ra, khi mỗi người có mục đích và cách sống riêng không ai giống ai cả, vì thế cần phải cố gắng và kiên trì để thực hiện những mục đích và ước mơ của mình đã đặt ra, hoàn thành tốt nhất theo cách của mình. Từ xa xưa đức tính ấy vẫn luôn được mọi người giữ gìn, và phát huy, như đã thấy, bao nhiêu năm kháng chiến, kháng chiến chống Pháp hàng nghìn năm đô hộ, vậy mà nhân dân ta vẫn kiên trì, vẫn tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập, giúp cho đất nước hòa bình như ngày hôm nay, không một thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai.

Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, cho thấy tầm quan trọng của câu tục ngữ, đến bây giờ câu nói đó, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải trải qua thời gian miệt mài học tập suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống, qua quá trình học tập được thầy cô trang bị cho những kiến thức, giá trị trong cuộc sống với nhiều châm ngôn triết lý để giúp ta có hành trang bước vào đời như một nền tảng vững chắc, khi học mỗi chúng ta cần ra sức, chăm học hỏi để có thể tiếp thu những bài học hay, và đầy ý nghĩa.

Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài, các thầy cô cũng chỉ giúp ta một phần nào đó để hiểu hết, chủ yếu là bản thân mỗi người có cách tiếp thu khác nhau. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội, có câu “thất bại là mẹ thành công”, chúng ta không biết trước được chúng ta sẽ gặp những vất vả, gian nan trong công việc, học tập, không có cái gì thành công luôn, qua những lần thất bại thì chúng ta mới lấy được những kinh nghiệm cho chính mình. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy.

Không phải chúng ta cứ phấn đấu mà không đặt ra mục tiêu, sẽ khiến chúng ta sai lệch trong quá trình rèn luyện, phải tự đề ra phương pháp hợp lý, phù hợp cho bản thân từng người. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một, mỗi một bước là một trải nghiệm, cuộc sống rất nhiều điều hay cần mỗi chúng ta kiên trì khám phá những điều tốt đẹp đó.Câu tục ngữ là một bài học ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mọi người. Những bài học rất quý giá cần con cháu lưu giữ và phát huy hết sức có thể. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những mọi người trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên.

Vì vậy mỗi người cần kiên trì cố gắng từng ngày để đạt những ước mơ của mình, để không phụ kì vọng của ông bà cha mẹ đối với mình, hãy luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội, để xã hội trở nên tươi đẹp hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 12)

Cuộc đời mỗi cá nhân là hành trình kiếm tìm những chân giá trị. Tôi còn nhớ, có ai đó đã từng nói rằng: đường đi khó không phải vì bản thân nó khó mà khó vì lòng người ngại núi, e sông. Thế mới biết, chỉ khi con người cần cù, siêng năng, kiên trì thì mới có thể tìm kiếm những giá trị mà bản thân hằng mong muốn và mới có thể vươn tới những thành công, những đỉnh cao trong cuộc sống. Bởi vậy, ông cha ta mới khuyên rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Nói đến “sắt” là ta nói đến một vật dụng bằng kim loại, được sử dụng để làm nhiều vật liệu khác nhau trong đời sống. Còn nói đến “kim” là nói đến một vật dụng vô cùng nhỏ bé, thường được sử dụng trong may vá. Nhờ hành động “ mài” mà “ sắt” mới có thể thành “ kim”. Trong tương quan giữa hai vật dụng, câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng: kiên trì thì con người sẽ làm được nhiều điều có ích, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiên trì thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người. “ Sắt” không thể tự biến thành “ kim” được mà phải nhờ vào sự cố gắng tác động của con người. Triết học của Marx- Lenin cho rằng mọi sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Vì vậy, khi sự cố gắng, nỗ lực được tích lũy ngày càng tăng thì con người ta sẽ dần thay đổi, gặt hái được nhiều thành công hơn. Nhờ những tháng ngày không ngừng tích lũy bao bài học sau khi rời bỏ đại học mà Bill Gates mới có thể trở thành một trong những người giàu nhất thế giới đó thôi.

Sự nỗ lực, kiên trì còn cho thấy ít nhất một điều rằng: trong quá trình theo đuổi thành công, những chân giá trị của cuộc sống, chúng ta không bao giờ biết từ bỏ. Quá trình từ “ sắt” biến thành “kim” là một quá trình kéo dài, có khi liên tục mà nếu con người bỏ dở giữa chừng thì “ sắt” vĩnh viễn không thể biến thành “kim”. Nhà thám hiểm muốn thám hiểm ra những vùng đất mới mà giữa đường anh ta lại bỏ chừng thì sao có thể tìm thấy điều mình đang kiếm tìm? Một nhà leo núi muốn chinh phục được những đỉnh núi cao mà giữa đường anh ta bỏ chừng thì sao có thể đạt được mong muốn của đời mình? Cũng bởi vậy mà Thomas Edison mới có thể phát minh ra nhiều thứ phục vụ cuộc sống, đưa tên tuổi của ông còn mãi đến ngày hôm nay

Sự nỗ lực, kiên trì còn rèn luyện cho con người ta một bản lĩnh sống đến không ngờ. Khi đó, dù có gặp khó khăn đến đâu, ta cũng sẵn sàng và bằng lòng vượt qua. Hạnh phúc là ở ngay trong chính sự kiên trì và nỗ lực theo đuổi các giá trị của cuộc sống dù chưa biết ta có đạt được nó hay không. Chính trong sự kiện trì và nỗ lực đó mà con người có thêm những trải nghiệm cuộc sống tuyệt hơn bao giờ hết. Cuộc đời dù là hữu hạn nhưng cũng kéo dài đến trăm năm, khi nỗ lực con người ta mới có thể sống một cuộc đời có ích hơn bao giờ hết.

Tất nhiên không trong cuộc sống, cứ kiên trì là con người sẽ có được thành công. Để đạt được những thành công còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng có thể nói sự kiên trì, nỗ lực chiếm một tỉ trọng rất lớn. Nó cho ta hiểu ra một điều rằng sau những lần thất bại, đừng vì thế mà nản chí, thay vào đó, hãy biết vươn lên không ngừng, như loài xương rồng sống ở sa mạc vậy.

Vẫn biết rằng, có những lúc, dù ta đã cố gắng, nỗ lực đến không ngừng nhưng vẫn không thể nào gặt hái được thành công. Nhưng ta vẫn phải luôn kiên trì hết mình bởi khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra và rồi dù thất bại, khi ngoảnh đầu nhìn lại ta vẫn sẽ mãi nở nụ cười bởi ta đã làm hết mình, đã cháy mình. Thất bại của ngày hôm nay nhưng luôn kiên trì, luôn nỗ lực không ngừng thì chiến thắng của ngày mai còn ngọt ngào và đáng trân trọng hơn bội phần.

Câu tục ngữ đã cho chúng ta một bài học quý giá về sự nỗ lực và kiên trì. Nó cho ta hiểu sâu sắc và thấm thía một điều rằng mọi thành công trong cuộc sống không thể tự nhiên mà có, nó chỉ có thể có nhờ những nội lực của bản thân ta. Bởi vậy, ngay từ ngày hôm nay, ta phải nỗ lực và kiên trì không ngừng!

Suy nghĩ về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (mẫu 13)

Cuộc sống của mỗi người là do chính bản thân chúng ta định đoạt. Chính vì thế, chúng ta không thể ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mãi được mà phải kiên trì, tự mình làm chủ cuộc sống. Để khuyên nhủ con người ta sống kiên trì, ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Từ một thỏi sắt to làm thành một cây kim nhỏ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại giống như để trở thành một con người có ích cho xã hội mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân rất cực khổ. Chúng ta ai cũng biết, tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà có, mà thành công được. Nó phụ thuộc vào nỗ lực, cố gắng, kiên trì của con người theo năm tháng. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay bởi lẽ sự sống luôn vận động và phát triển.

Người không kiên trì, không vươn lên sẽ bị trì trệ, thụt lùi về phía sau và không bao giờ với tới được thành công. Người có lòng kiên trì xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn trong bất kì thời điểm nào dù là ngày xưa, ngày nay hay là mai sau.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng mà sử dụng những mưu mô, toan tính. Lại có người dễ nản chí, lười biếng, sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này sẽ không có được thành công, thành quả cho cuộc sống của mình, lâu dần sẽ bị xã hội đào thải.

Kiên trì là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

1 53,410 18/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: