TOP 13 mẫu Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận của em về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 9,470 15/10/2024
Tải về


Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen - HoaTieu.vn

Bài giảng Ngữ văn 7 Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen"

Dàn ý Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen...

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về bài ca dao

- Thân đoạn: Phân tích, cảm nhận bài ca dao

+ Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen

+ Tôn vinh tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào

- Kết đoạn: Nhận xét, cảm nhận chung về bài ca dao.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen...... (mẫu 1)

Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 2)

Bài ca dao cho ta thấy vẻ đẹp cao quý của bông hoa sen. Dù sống gần bùn tanh và bẩn nhưng đóa hoa sen vẫn luôn ngát hương, vẫn đẹp yêu kiều, quý phái. Ẩn sâu trong hình ảnh hoa sen ấy, tác giả dân gian như muốn truyền tải thông điệp: con người cũng vậy, hãy sống như một đóa hoa sen, dù có tiếp xúc với cái xấu, cái ác vẫn luôn giữ bản chất lương thiện, vốn có của mình.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen - HoaTieu.vn

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 3)

Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ "bông sen", tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 4)

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Bài 3. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen (Ngữ  Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo). - Theki.vn

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 5)

Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 6)

Văn bản "Hình ảnh hoa sen trong bài ca daoTrong đầm gì đẹp bằng sen" giúp em thấy được sự gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sĩ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen vào ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 7)

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều quen thuộc với bài ca dao trên. Hình ảnh những bông sen trắng xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã được tác giả dân gian miêu tả sắc nét trong ca dao "Trong đầm gì đpẹ bằng sen". Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 8)

Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đã nói lên vẻ đẹp thanh khiết, không lấm bùn của những bông sen, hay cũng chính là những người nông dân Việt Nam với lối sống cao đẹp.

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 9)

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 10)

Việt Nam có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú và giàu có, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thể loại ca dao. Người Việt Nam xưa thường mượn những lời ca, câu hát để thể hiện cảm xúc, tâm tình về lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa, và đôi khi cũng dùng những câu ca dao để thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, một trong những bài ca dao tiêu biểu như vậy có thể kể đến bài ca dao về loài hoa sen.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao này đã khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, đó chính là lối sống thanh bạch, không dễ dàng bị chi phối bởi hoàn cảnh sống xung quanh, dù có những tiêu cực trong môi trường sống nhưng người Việt Nam vẫn kiên định giữ gìn được sự trong sạch trong phẩm chất, không bị đồng hóa, làm thay đổi theo hướng tiêu cực. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về con người Việt Nam là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo của các tác giả dân gian, bởi hoa sen là loài hoa đẹp, đặc tính sinh học có nó có những nét tương đồng với tính cách của con người Việt Nam. Như vậy, mượn hình ảnh của bông hoa sen, tác giả dân gian đã kín đáo thể hiện sự tự hào của mình về con người Việt Nam, đó là những con người đẹp từ tâm hồn đến phẩm chất.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 11)

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông xanh, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời.

Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào.

Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách.

Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác.

Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì.

Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức.

Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài.

Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.

Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp!

Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh.

Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn.

Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình.

Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người.

Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó.

Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 12)

Bài thơ có thể coi là là bài học đầu tiên mà chúng ta được dạy. Bài thơ bắt đầu từ lời ru của mẹ, từ câu hát của bà. Chẳng biết từ bao giờ đã đi sâu vào tâm trí mỗi chúng ta. Ngày thơ bé, đó chỉ là bài thơ đơn thuần nhưng lớn lên rồi mới nhận ra rằng bài thơ ấy chứa đựng một bài học quý giá về đức tính của con người.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã nhấn mạnh vẻ đẹp của bông sen, khẳng định rằng đó là loài hoa đẹp nhất trong đầm, trong nơi nó sinh sống. Khẳng định như thế nên ngay ở câu sau tác giả đã nhắc đến vẻ đẹp hài hòa của sen. “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” Ba màu sắc sao mà hài hòa đến thế. Giữa đầm lầy, một bông sen trắng muốt như đại diện cho tinh túy của đất trời đồng quê, vươn lên sống trên bùn, giữa cái phông nền ấy dường như càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bông sen. Cánh hoa trắng thuần khiết, giữa chen nhị vàng, một màu vàng tươi, toả hương thơm ngát, cùng với đó là những chiếc lá sen to bản, xanh tươi xuất hiện như muốn làm hoàn chỉnh bức tranh đẹp đẽ về loài hoa ấy. Vẻ đẹp ấy không phải được tác giả nói một lần mà là hai lần trong cả câu hai và câu ba, “Nhị vàng bông trắng lá xanh” về nội dung câu thơ vẫn vậy nhưng đã đảo lộn các từ ngữ đi. Như muốn nhấn vào cái vẻ đẹp “có một không hai” ấy.

Nói về vẻ đẹp nhiều thế nhưng đó không phải điều chính mà tác giả muốn nói. Thứ mà quan trọng nhất khiến bông sen đẹp và tuyệt đến thế là do “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Kể cũng thật kì diệu, loài hoa ấy không phải là gần bùn mà là sống và phát triển trong bùn thế nhưng vẫn luôn ngát hương thơm mát cùng với cánh hoa sen phớt hồng đẹp đẽ. Vẻ đẹp ấy không hề vì bùn hôi tanh mà mất đi hay phai nhạt, nó vẫn luôn ở đấy, là bản chất của loài hoa này. Những gì thuộc về bản chất thì khó hay không bao giờ mất đi. Nếu là bản chất thì dù đặt vào hoàn cảnh nào nó vẫn sẽ ở đó, ngày lại ngày phát triển và càng tốt đẹp hơn, như loài sen chẳng hạn.

Nói về hoa sen hay phải chăng là nói bài học gửi đến mỗi người. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” chính là một phẩm chất cần có của mỗi người. Sống trong hoàn cảnh không tốt, nhiều thứ bẩn thỉu, hôi tanh nhưng vẫn luôn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Đó mới là cái đáng quý của con người. Vẻ đẹp về hình thức cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là cần giữ được vẻ đẹp của tâm hồn mình. Hình thức rồi cũng đến ngày tàn phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì còn mãi. Nhớ rằng luôn chăm chút vẻ đẹp hình thức của mình nhưng cũng đừng quên trang bị cho mình cả một tâm hồn đẹp, một bản chất tốt. Tuy nhiên để có được những phẩm chất tốt không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi con người ta phải kiên trì tới cùng, ngày ngày rèn luyện đến khi điều ấy trở thành bản chất của mỗi người. Luôn giữ vững ngay cả khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, những “vũng bùn” mà cuộc đời kéo ta vào.

Từ hình ảnh thực tế của hoa sen mà tác giả đã sáng tác ra một bài thơ mang giá trị sâu sắc, được truyền đạt qua những câu từ hết sức đơn giản, dễ hiểu. Cũng vì vậy mà đến giờ giá trị bài thơ vẫn còn nguyên vẹn và tiếp tục được lưu truyền, gửi gắm trong đó là một bài học về phẩm chất con người. Hãy sống như loài sen, giản dị, mộc mạc nhưng vẫn đẹp. Sống gần bùn mà vẫn tỏa hương thơm ngát. Đó gần như là một trong những phẩm chất tiêu chuẩn của con người Việt Nam. Con người của một dân tộc giản dị, đằm thắm, luôn giữ vững cho mình những phẩm chất tốt đẹp.

Cảm nhận về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen... (mẫu 13)

Văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của bài ca dao trên. Trước hết, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả một cách khéo léo và tinh tế. Những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể được đưa ra đã làm sáng tỏ nhận định trên. Vẻ đẹp của hoa sen qua từng bộ phận: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Tiếp đến, tác giả còn cho thấy ý nghĩa sâu xa mà bài ca dao gửi gắm. Đó là bài học về ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người. Hoa sen sống gần bùn lầy nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát. Con người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp. Có thể thấy văn bản trên đã khẳng định được giá trị của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” với ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 9,470 15/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: