TOP 13 mẫu Phân tích nhân vật em bé thông minh (2024) SIÊU HAY

Phân tích nhân vật em bé thông minh lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2,898 15/10/2024
Tải về


Phân tích nhân vật em bé thông minh

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh.

Phân tích nhân vật em bé thông minh - Văn 6 (6 mẫu)

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 1)

Em bé thông minh là một trong những truyện cổ tích đặc sắc. Nổi bật trong truyện là nhân vật em bé thông minh được xây dựng nhằm đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm trong thực tế đời sống.

Nhân vật em bé thuộc kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ tích. Tác giả dân gian đã đặt nhân vật vào nhiều thử thách để làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp. Nhân vật này không có tên gọi cụ thể, chỉ được gọi một cách phiếm chỉ “em bé”, “cậu bé”, “em”... Điều này cho thấy đây chỉ là một nhân vật mang tính đại diện.

Sự thông minh của em bé được bộc lộ qua các lần giải câu đố. Mỗi lần, thử thách lại càng tăng lên về độ khó, câu trả lời của em bé lại càng tài tình và thuyết phục hơn. Ở câu đố đầu tiên, người ra đề là một viên quan theo lệnh nhà vua đi tìm người tài giỏi. Đến một làng nọ, quan thấy hai cha con đang cày ruộng, liền hỏi người cha: “Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày?”. Trong khi người cha chưa biết trả lời thế nào, đứa con đã nhanh nhảu nói: “Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Cách trả lời dùng gậy ông đập lưng ông cho thấy sự khôn khéo của cậu bé tuy còn nhỏ tuổi. Viên quan sau khi nghe xong câu trả lời, cảm thấy mừng thầm vì đã tìm được người tài, liền trở về báo cho nhà vua.

Lần này, thử thách tiếp theo được đặt ra bởi nhà vua. Câu đố được đặt ra cũng sẽ khó hơn. Nhà vua sai ban cho dân làng của cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu là nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Người dân trong làng đều cảm thấy lo lắng, không biết giải quyết thế nào. Trước hoàn cảnh đó, cậu bé lại tỏ ra bình tĩnh. C ậu bé nói với cha hãy bảo dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp lên để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng. Đ ến hoàng cung, cậu bé khóc lóc ầm ĩ khiến nhà vua phải cho người gọi vào. Cậu đã đưa ra câu chuyện cha không thể đẻ em bé để thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con. Cách xử lí của cậu bé khiến cho nhà vua phải khâm phục.

Nhà vua tiếp tục đưa ra lời thách đố tiếp theo. Lần này, câu đố thật oái oăm. Vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Cậu bé đã dùng một yêu cầu tương tự để trả lời câu đố của vua. Cậu bé đưa cho sứ giả một cái kim rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Lần này, nhà vua hoàn toàn bị thuyết phục bởi tài năng của cậu bé thông minh và cho ban thưởng rất hậu hĩnh.

Thử thách cuối cùng cũng là thử thách khó khăn nhất. Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Quan lại trong triều đều bó tay trước câu đó, duy chỉ có cậu bé thông minh là giải đáp được:

“Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”

Câu trả lời của cậu bé đã giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược. Chính vì vậy, cậu bé đã được nhà vua phong làm trạng nguyên, rồi cho xây dựng thự cạnh hoàng cung để cậu bé ở đó, tiện hỏi han. Đây là một kết thúc của truyện có hậu, là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh. Lời giải đố của nhân vật này dựa vào kiến thức từ đời sống. Qua đó, tác giả dân gian muốn khẳng định rằng những kiến thức đến từ thực tế sẽ giúp chúng ta có được kinh nghiệm để giải quyết những tình huống mà trong sách vở không có.

Em bé trong truyện “Em bé thông minh” là nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật thông minh trong các truyện cổ tích. Qua nhân vật này, tác giả dân gian cũng muốn gửi gắm nhiều bài học giá trị.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 2)

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - em bé thông minh.

Câu chuyện được mở đầu với tình huống một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng không có ai trả lời được.

Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Khi đối mặt với một câu hỏi oái oăm của viên quan thì câu trả lời của cậu bé cũng là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động.

Sau khi nghe xong, viên quan vui mừng trở về kinh báo tin cho vua biết. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ. Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để em bé cho có bạn chơi cùng. Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ khác chứ cha là giống đực sao đẻ được". Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp". Điều đó khiến cho nhà vua và triều thần phải bật cười. Nhà vua thừa nhận chỉ muốn thử thách. Khi đối mặt với mệnh lệnh vua ban, cậu bé trong truyện đã không hề sợ hãi, mà vẫn bình tĩnh tìm ra được cách giải quyết khéo léo, hợp lí. Không dừng lại ở đó, nhà vua lại muốn thử thách cậu bé một lần nữa. Khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ. Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cách xử lí lần này khiến cho nhà vua và triều thần càng thêm thán phục tài trí của cậu bé.

Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Có thể thấy rằng thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó chứng tỏ trí thông minh hơn người của em bé. Và tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh. Hơn nữa, cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.

Tóm lại, truyện đã đề cao mưu trí tài năng của em bé. Nhờ có sự thông minh của mình mà em bé được ban thưởng, phong làm trạng nguyên và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han.

Truyện Em bé thông minh (Có file nghe MP3) - Sự tích Em bé thông minh

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 3)

“Em bé thông minh” là một truyện cổ tích thú vị, hấp dẫn. Truyện kể về màn đối đáp, xử lí tài tình để cho thấy trí thông minh hơn người của em bé.

Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vua lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang.

Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.
Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.

Ngoài ra, nhân vật em bé thông minh ở trong truyện không có tên gọi, mà chỉ được gọi một cách chung như “em bé”, “cậu bé”. Có thể thấy điều này là do đặc điểm của các truyện cổ tích. Nhân vật trong truyện là nhân vật chức năng, được xây dựng để thực hiện một mục đích nào đó. “Em bé” trong truyện thuộc kiểu nhân vật tài năng, đại diện cho trí tuệ của dân gian.

Tóm lại, với nhân vật em bé thông minh, truyện đã đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 4)

“Em bé thông minh” là truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta. Truyện không lấy những yếu tố tưởng tượng, hư cấu để tạo sức hút mà đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân vật em bé đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi trí thông minh, lanh lợi, nhanh trí, em cũng chính là đại diện cho trí khôn dân gian.

Truyện được bắt đầu bằng tình huống nhà vua muốn tìm người hiền tài trên cả nước về giúp sức cho triều đình, bởi vậy vua sai người đi khắp nơi đưa ra những câu đố oái oăm nhằm thử thách mọi người. Một ngày nọ, viên quan gặp hai cha con em bé thông minh đang cày ruộng trên đồng. Cách vào chuyện vô cùng tự nhiên, hợp lý tạo ấn tượng với người đọc. Cũng từ đây em bé thông minh đã trải qua hàng loạt thử thách để chứng minh trí tuệ, sự thông minh của mình.

Viên quan gặp hai cha con, ông đã đưa ngay câu đố: trâu một ngày cày được mấy đường. Khi người cha vẫn còn đang lúng túng, chưa biết trả lời ra sao thì em bé đã nhanh chóng trả lời bằng cách hỏi ngược lại viên quan: “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Cậu bé không trả lời trực tiếp nhưng chỉ cần thông qua câu hỏi vặn lại của em ta đã có thể thấy em là một cậu bé thông minh, nhanh nhạy.

Lần thứ hai, người trực tiếp đưa ra thử thách là vua. Ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và lệnh phải nuôi ba con trâu ấy thành chín con. Liệu thử thách này em bé thông minh có thể vượt qua được hay không? Trong khi cả làng ai nấy đều lo lắng, sợ hãi thì em bé thông minh vẫn vui vẻ, thản nhiên bảo mọi người mổ trâu ra khao cả làng. Cả làng sợ lắm, bắt hai cha con làm giấy cam đoan mới dám ngả trâu ra mổ. Ngay khi nhận được phần thưởng, em bé đã hiểu rằng đây là thử thách tiếp theo mà mình vượt qua, trái với tâm lí hoang mang, sợ sệt của mọi người em lại rất bình tĩnh, thoải mái, tìm ra cách giải quyết. Khi đến gặp nhà vua em bé lại đặt cho nhà vua một tình thế ngược lại, mong cha sinh cho mình em bé. Nhà vua bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã chỉ ra cho nhà vua thấy những điểm bất hợp lý giữa hai sự việc có nét tương đồng, câu trả lời của em cũng thật khéo léo, chỉ bằng việc đặt tình huống ngược lại đã khiến nhà vua phải công nhận tài năng của bản thân.

Để chắc chắn rằng em bé là một người thông minh, nhà vua còn tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng. Thử thách ngày một tăng dần về mức độ, liệu lần này em bé thông minh có thể vượt qua? Nhà vua ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như những lần trước, em đặt yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin vua rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Quả là tài trí, hiếm ai có sự phản ứng nhạy bén như em. Và qua lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài năng của em bé thông minh.

Nhưng thử thách lớn nhất với em chính là câu đố của sứ thần nước bên. Khi tất cả mọi người không thể nghĩ ra cách giải câu đố, nhà vua nhờ đến sự giúp đỡ của em. Em bé nghe xong liền đáp bằng một câu hát:

“Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”

Chỉ bằng câu hát hết sức ngắn gọn em bé đã giải quyết được câu đố mà tất cả quần thần trong triều đều đau đầu không giải được. Em bé đã giải đố bằng kinh nghiệm thực tiễn, trí khôn dân gian.

Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn dân gian. Một em bé nông thôn nhưng lại được nhà vua trọng dụng, phong làm trạng nguyên, xây nơi ở cạnh hoàng cung để tiện bề hỏi chuyện. Điều đó cho thấy ở đây không có sự phân biệt cao sang, thấp hèn mà chỉ có thước đo duy nhất là sự thông minh, tài trí. Em bé giải đố không phải vận dụng từ sách vở mà bằng chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại. Qua đó càng đề cao hơn nữa trí khôn dân gian.

Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước. Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua, lần cuối với sứ thần nước láng giềng) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.

Với những nét nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn truyện đã đề cao trí thông minh của dân gian qua hình thức giải những câu đố oái oăm, hóc búa, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

Truyện cổ tích cậu bé thông minh

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 5)

Truyện cổ tích “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thông minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Nhân vật em bé thông minh chính là trung tâm của câu chuyện, em đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi chính trí thông minh, lanh lợi của mình, đại diện cho tài trí của dân gian.

Cách vào truyện rất tự nhiên, hợp lý, em bé thông minh xuất hiện và trải qua hàng loạt những thử thách để chứng minh tài trí của mình. Lần thứ nhất, viên quan đang đi tìm người hiền tài cho đất nước, gặp hai cha con em bé thông minh liền đưa ra câu đố “trâu một ngày cày được mấy đường?”. Trong khi người cha lúng túng không biết trả lời thì em bé đã nhanh chóng đáp trả bằng cách hỏi ngược lại viên quan “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?”, tuy không trực tiếp trả lời câu hỏi nhưng có thể thấy đây là một cậu bé rất nhạy bén, nhanh trí.

Lần thứ hai, vua là người trực tiếp đưa ra thử thách, ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và ra lệnh phải nuôi ba con trâu ấy đẻ ra được chín trâu con. Trong khi cả làng ai nấy đều lo sợ thì em bé vẫn ung dung, bình thản, bảo mọi người mổ trâu khao cả làng. Em bé vốn đã hiểu được thử thách của nhà vua, nên khi đến gặp nhà vua em đã đặt lại cho nhà vua một tình huống ngược lại, mong cha sinh cho mình thêm một em bé. Nhà vua đã mắc bẫy, phải bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã rất khéo léo chỉ ra cho vua thấy những điểm bất hợp lí giữa hai sự việc có sự tương đồng như nhau.

Để có thể chắc chắn tin rằng em bé là một người thông minh, nhà vua đã tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng: ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như lần trước, em bé thông minh lại đặt ra yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin nhà vua rèn cho ba con dao từ một cây kim khâu để làm thịt chim. Đến chi tiết này, quả là em bé thông minh thực sự có tài trí, hiếm có ai lại phản ứng nhạy bén được như em, lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài trí thông minh của em. Những thử thách lớn nhất đối với em chính là câu đố của sứ thần nước láng giềng. Khi mà tất cả vua quan đại thần đều bó tay thì em chỉ cần nghe xong đã giải ra đáp án:

“Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”

Chỉ bằng một câu hát rất ngắn gọn mà em đã giải được câu đố của quan sứ, em đã giải câu đố bằng chính những kinh nghiệm thực tiễn và trí khôn của dân gian.

Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn của dân gian, một em bé nông thôn lại được nhà vua trọng dụng và phong làm trạng nguyên. Điều đó đã cho thấy không có sự phân biệt cao sang – thấp hèn mà chỉ có thước đo thông minh tài trí. Em bé đã giải đố bằng chính kinh nghiệm dân gian mà ông cha để lại, góp phần đề cao trí khôn dân gian.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 6)

Sự thông minh, trí khôn của con người đặc biệt là người dân lao động luôn được ông cha ta ca ngợi. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích về nhân vật có trí khôn chiếm số lượng lớn. Cậu bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã để lại trong lòng bao đứa trẻ thế hệ Việt Nam nhiều ấn tượng sâu sắc.

Cậu bé thông minh xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nơi làng quê yên bình. Sự thông minh lanh lợi và trí khôn hơn người của em được bộ lộ thông qua việc giải các câu đố. Tài năng của em bé thông minh được một ông quan phát hiện trong một hoàn cảnh hết sức ngẫu nhiên. Trên đường đi tìm kiếm nhân tài cho triều đình, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn đố người cha: Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày. Trong khi người cha đang cảm thấy lúng túng và bất ngờ thì cậu bé đã nhanh nhảu trả lời viên quan bằng một câu hỏi rất tinh tế và không kém phần khó: Ngựa viên quan đi được bao nhiêu bước một ngày. Ngay từ câu đố này ta đã nhận thấy cậu bé tuy nhỏ nhưng rất nhanh nhạy và khôn khéo. Câu trả lời bằng một câu hỏi tương tự của cậu bé đã khiến viên quan vô cùng vui mừng trầm trồ vì đã tìm được nhân tài và về tâu với vua.

Trí thông minh của cậu bé một lần nữa được bộc lộ rõ hơn qua việc giải câu đố của vua. Khi vua ban xuống ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu vô lí là phải nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Mọi người trong làng đều lo lắng vì đây chẳng khác gì tai họa. Việc nuôi trâu đực đẻ con là điều không thể. Trước hoàn cảnh đó, cậu bé rất bình tĩnh và sáng suốt. Cậu bảo cha cho dân làng thịt trâu, lấy nếp đồ xôi ăn uống, còn lại làm lộ phí cho cha con lên kinh gặp vua. Cậu bé lấy chuyện ba không chịu đẻ để nhờ vua khuyên cha từ đó bắt bẻ lí lẽ của vua rằng giống đực làm sao đẻ được. Ở chi tiết này ta thấy được cậu bé không những thông mình mà còn rất dũng cảm và bản lĩnh khi giám đối chất với vua.

Trước tài năng của cậu bé, vua rất lấy làm hài lòng nhưng vẫn thách đố tiếp, lần này câu đố có phần khó hơn. Vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Lại một lần nữa cậu bé dùng một yêu cầu tương tự để trả lời câu đố của vua. Cậu yêu cầu vua cho người rèn dao để làm thịt chim. Với một tình huống bất ngờ thế này, nếu như không có một trí khôn hơn người, không có một bản lĩnh phi thương sẽ không thể nào giải quyết được.

Tác giả dân gian không chỉ tạo ra những chi tiết làm nổi bật sự thông minh của con người mà mỗi một câu chuyện, một chi tiết thể lại có mức độ tăng dần về độ khó và tính quan trọng của câu đố. Ở đây, các thử thách của nhà vua dành cho em bé thông minh tăng dần mức độ. Nó không còn đơn thuần là một câu hỏi, câu đố của nhà vua, mà còn là câu hỏi của xứ thần nước khác. Nếu cả một quốc gia mà không ai giải được câu đố oái oăm của nước bạn thì thật sự xấu hổ. Nhưng rồi một câu hỏi hóc búa làm quan đại thần ai cũng toát mồ hôi thì em bé thông minh lại giúp giải dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng đố rằng làm sao luồn được sợi chỉ qua vỏ ốc xoắn. Em bé nhanh trí giải đáp bằng một bài hát đồng dao. Cách giải quyết câu đố của em bé khiến ai nấy đều nể phục

“Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”

Giải được câu đố, cậu bé thông minh không những cứu cả triều đình mà còn cứu cả một đất nước. Bởi lẽ, sứ giả nước láng giềng đưa ra câu đố nhằm mục đích kiểm chứng xem nước Nam có nhân tài hay không. Cậu bé thông minh giải được câu đố một cách dễ dàng đã khiến họ từ bỏ ý định muốn xâm lược. Từ đó cậu bé đã góp sức giữ gìn nền hòa bình của đất nước.

Tóm lại qua những lần giải đố tăng dần mức độ khó, tác giả dân gian ca ngợi trí thông minh của người dân. Hình ảnh cậu bé thông minh cùng truyện cổ tích cùng tên đã trở thành biểu tượng đẹp mãi trường tồn trong trái tim mỗi con người Việt Nam bao thế hệ.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 7)

Em bé thông minh là một truyện dân gian kết tinh vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng và kinh nghiệm dân gian. Đọc truyện ta bắt gặp ở đó những thú vị và bị hấp dẫn bởi những chi tiết bất ngờ, giàu sức cuốn hút.

Nhân vật trung tâm là em bé thông minh. Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần.

Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đưuòng?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”.

Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa…

Lần thứ ba, Vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thí vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được!

Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đó tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất đễ! Em làm cho vị sứ giả nước láng giềng phải thán phục đi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Sau bốn lần trổ tài, em bé đã được phong trạng nguyên, được ở gần vua để tiện hỏi han, nghĩa là em đã trở thành thái sư của hoàng đế!

Truyện cổ tích Em bé thông minh gần giống một truyện Trạng Quỳnh. Truyện hàm chứa nhiều chất dí dỏm, hài hước. Một em bé 7,8 tuổi thế mà dược phong Trạng nguyên, trở thành cố vấn đầu triều cho hoàng đế, làm cho sứ giả nước láng giềng phải trố mắt thán phục. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc nên nhân dân ta tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm để mua vui, để yêu đời…

Truyện đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm sống. Em bé thông minh trở thành một hình tượng đẹp về trí tuệ dân gian bên cạnh các hình tượng đẹp về phẩm chất dũng cảm, lòng nhân hậu bao dung của cha ông từ ngàn xưa.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 8)

Em bé thông minh là truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta. Truyện không lấy những yếu tố tưởng tượng, hư cấu để tạo sức hút mà đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân vật em bé đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi trí thông minh, lanh lợi, nhanh trí, em cũng chính là đại diện cho trí khôn dân gian.

Truyện được bắt đầu bằng tình huống nhà vua muốn tìm người hiền tài trên cả nước về giúp sức cho triều đình, bởi vậy vua sai người đi khắp nơi đưa ra những câu đố oái oăm nhằm thử thách mọi người. Một ngày nọ, viên quan gặp hai cha con em bé thông minh đang cày ruộng trên đồng. Cách vào chuyện vô cùng tự nhiên, hợp lý tạo ấn tượng với người đọc. Cũng từ đây em bé thông minh đã trải qua hàng loạt thử thách để chứng minh trí tuệ, sự thông minh của mình.

Viên quan gặp hai cha con, ông đã đưa ngay câu đố: trâu một ngày cày được mấy đường. Khi người cha vẫn còn đang lung túng, chưa biết trả lời ra sao thì em bé đã nhanh chóng trả lời bằng cách hỏi ngược lại viên quan: “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Cậu bé không trả lời trực tiếp nhưng chỉ cần thông qua câu hỏi vặn lại của em ta đã có thể thấy em là một cậu bé thông minh, nhanh nhạy.

Lần thứ hai, người trực tiếp đưa ra thử thách là vua. Ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và lệnh phải nuôi ba con trâu ấy thành chín con. Liệu thử thách này em bé thông minh có thể vượt qua được hay không? Trong khi cả làng ai nấy đều lo lắng, sợ hãi thì em bé thông minh vẫn vui vẻ, thản nhiên bảo mọi người mổ trâu ra khao cả làng. Cả làng sợ lắm, bắt hai cha con làm giấy cam đoan mới dám ngả trâu ra mổ. Ngay khi nhận được phần thưởng, em bé đã hiểu rằng đây là thử thách tiếp theo mà mình vượt qua, trái với tâm lí hoang mang, sợ sệt của mọi người em lại rất bình tĩnh, thoải mái, tìm ra cách giải quyết. Khi đến gặp nhà vua em bé lại đặt cho nhà vua một tình thế ngược lại, mong cha sinh cho mình em bé. Nhà vua bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã chỉ ra cho nhà vua thấy những điểm bất hợp lý giữa hai sự việc có nét tương đồng, câu trả lời của em cũng thật khéo léo, chỉ bằng việc đặt tình huống ngược lại đã khiến nhà vua phải công nhận tài năng của bản thân.

Để chắc chắn rằng em bé là một người thông minh, nhà vua còn tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng. Thử thách ngày một tăng dần về mức độ, liệu lần này em bé thông minh có thể vượt qua? Nhà vua ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như những lần trước, em đặt yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin vua rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Quả là tài trí, hiếm ai có sự phản ứng nhạy bén như em. Và qua lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài năng của em bé thông minh.

Nhưng thử thách lớn nhất với em chính là câu đố của xứ thần nước bên. Khi tất cả mọi người không thể nghĩ ra cách giải câu đố, nhà vua nhờ đến sự giúp đỡ của em. Em bé nghe xong liền đáp bằng một câu hát:

Tang tình tang! Tang tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…

Chỉ bằng câu hát hết sức ngắn gọn em bé đã giải quyết được câu đố mà tất cả quần thần trong triều đều đau đầu không giải được. Em bé đã giải đố bằng kinh nghiệm thực tiễn, trí khôn dân gian.

Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn dân gian. Một em bé nông thôn nhưng lại được nhà vua trọng dụng, phong làm trạng nguyên, xây nơi ở cạnh hoàng cung để tiện bề hỏi chuyện. Điều đó cho thấy ở đây không có sự phân biệt cao sang, thấp hèn mà chỉ có thước đo duy nhất là sự thông minh, tài trí. Em bé giải đố không phải vận dụng từ sách vở mà bằng chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại. Qua đó càng đề cao hơn nữa trí khôn dân gian.

Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước. Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua, lần cuối với sứ thần nước láng giềng) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.

Với những nét nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn truyện đã đề cao trí thông minh của dân gian qua hình thức giải những câu đố oái oăm, hóc búa, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 9)

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính – em bé thông minh.

Câu chuyện được mở đầu với tình huống một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng không có ai trả lời được.

Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Khi đối mặt với một câu hỏi oái oăm của viên quan thì câu trả lời của cậu bé cũng là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động.

Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.
Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.

Ngoài ra, nhân vật em bé thông minh ở trong truyện không có tên gọi, mà chỉ được gọi một cách chung như “em bé”, “cậu bé”. Có thể thấy điều này là do đặc điểm của các truyện cổ tích. Nhân vật trong truyện là nhân vật chức năng, được xây dựng để thực hiện một mục đích nào đó. “Em bé” trong truyện thuộc kiểu nhân vật tài năng, đại diện cho trí tuệ của dân gian.

Tóm lại, truyện đã đề cao mưu trí tài năng của em bé. Nhờ có sự thông minh của mình mà em bé được ban thưởng, phong làm trạng nguyên và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 10)

Em bé thông minh là một trong những truyện cổ dân gian Việt Nam có sức hấp dẫn riêng và được nhân dân ưa thích. Truyện ca ngợi trí thông minh của nhân dân ta trong cuộc sống. Nhân vật trung tâm là em bé thông minh. Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần.

Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái ăm của tên quan: "Trâu... cày một ngày được mấy đường?" thì em bé đã hỏi vặn lại: Ngựa... đi một ngày được mấy bước?". Em đã lấy cái không xác định đế giải đáp cái không xác định. Thể thức này ta thường bắt gặp trong nhiều truyện dân gian. Ví dụ, hỏi: "trên đầu có bao nhiêu sợi tóc?" thì vặn lại: "lỗ mũi có bao nhiêu cái lông?"...

Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Lệnh vua ai dám chống lại? Dí dỏm ở chỗ: Cả làng thì lo, còn em bé lại có cách xử trí rất "lạ": Giết hai trâu, đem 2 thúng gạo nếp đồ xôi, cả làng ăn... một trận cho sướng miệng; còn 1 thúng gạo nếp, 1 con trâu thì đem bán đi để hai cha con em làm lộ phí lên kinh một chuyến. Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được một bé nào nữa... Câu hỏi ngây thơ ngộ nghĩnh của em đã làm cho ông vua phì cười cắt nghĩa: "Bố mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được!". Em đã "giương bẫy" để vua mắc mưu, và em có cớ vặn lại: "Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi 3 con trâu đực cho đẻ thành 9 con để nộp đức vua?...". Em bé rất thông minh và đã biết sử dụng phép luận suy là lấy cái vô lí, cái phi lí để giải thích, để bác bỏ cái phi lí, cái vô lí: đàn ông không đẻ được thì trâu đực cũng không đẻ được, đó là chuyện đương nhiên!

Vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đức vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn dược ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ đế dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được! Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được!

Lần thứ tư em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng (cũng như Trạng Quỳnh gặp sứ tào, thuở nào!). Làm sao xâu sợi chỉ luồn qua đường ruột con ốc xoắn? Trong lúc Trạng nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè:

Tang tình tang! Tang tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bèn thời lấy giấy mà bưng,

Bền thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang....

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì dễ ợt! Em đã làm cho vị sứ giả nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Sau bốn lần trổ tài, em bé đã được phong Trạng nguyên, được ở gần vua để tiện hỏi han, nghĩa là em đã trở thành thái sư của hoàng đế! Truyện cổ tích Em bé thông minh gần giống một truyện Trạng Quỳnh. Truyện hàm chứa nhiều chất dí dỏm, hài hước. Một em bé 7, 8 tuổi thế mà được phong Trạng nguyên, trở thành cố vấn đầu triều cho hoàng đế, làm cho sứ giả nước láng giềng phải trố mắt thán phục. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc nên nhân dân ta tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm để mua vui, đế yêu đời...

Truyện đề cao trí khôn dân gian. Em bé thông minh tiêu biểu cho trí khôn dân gian, mẫn tiệp, sắc sảo trong ứng xử. Qua truyện cổ tích này, nhân dân ta thể hiện lòng quý mến, trân trọng những con người thông minh, tài trí trong xã hội, đồng thời khẳng định: Trí khôn, sự thông minh, tính sáng tạo là vô giá! Ai cũng phải rèn luyện trí thông minh.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 11)

Đây là câu truyện dân gian với những tình tiết hấp dẫn ca ngợi sự thông minh của người dân xưa. Trong câu truyện cổ tích này, nhân vật chính là em bé thông minh và sự thông minh của em được thể hiện qua 4 lần thử thách. Và với mỗi lần em đều khiến cho người thách đố thán phục về sự thông minh của mình.

Trong câu truyện cổ tích này, nhân vật chính là em bé thông minh và sự thông minh của em được thể hiện qua 4 lần thử thách. Và với mỗi lần em đều khiến cho người thách đố thán phục về sự thông minh của mình.

Lần đầu em bị tên quan hỏi câu hỏi oái oăm về việc con trâu một ngày cày mấy đường và em đã dùng cái không xác định để đáp trả câu hỏi không xác định của tên quan là ngựa đi mấy bước. Đây cũng là một trong những mô típ mà chúng ta thường gặp trong những câu truyện dân gian xưa.

Lần tiếp theo em bé thông minh lại thể hiện sự lém lỉnh và thông minh của mình với nhà vua khi nhận được lệnh vô lý của vua ban cho cả làng mình. Và em bé đã dùng chính sự vô lý của nhà vua để đáp trả cái lệnh vô lý của nhà vua: Bắt cả làng nuôi trâu đực cho nó đẻ con – em bắt cha mình sinh con cho em. Đó chính là sự xử trí rất thông minh của em, và chính sự ngây thơ, ngộ nghĩnh của em khi đứng trước mặt nhà vua đã làm cho mọi người không nhịn được cười và mắc mưu. Lúc này em nhanh trí vặn lại nhà vua hà cớ sao lại bắt làng nuôi trâu đực để đẻ con.

Lần này em đã dùng sự vô lý để lý giải và bác bỏ cái phi lý, chính vì truyện đương nhiên đó mà nhà vua thán phục tài trí của em và không bắt phạt dân làng nữa. Nhưng sự thể hiện của em vẫn chưa là gì, nhà vua vẫn không tin rằng em thông minh như vậy nhà vua bèn đem thử thách tiếp theo cho em đó là bắt em phải làm thịt một con chim sẻ thành 3 cỗ thức ăn, em nhanh trí đưa cây kim cho sứ giả và yêu cầu phải rèn 3 con dao để mổ thịt chim. Với cách đối đáp thú vị và dí dỏm đó nhà vua đã thực sự bái phục vì sự thông minh lanh trí của em. Em đã lấy cái không thể thực hiện được để đáp trả yêu cầu vô lý không thể nào làm được của nhà vua.

Lần thứ 4 trí thông minh của em đã được đọ sức với nước láng giềng. Qua chi tiết này ta có thể thấy tài trí của người Việt Nam thời xưa đã được sang ngang tầm với các nước khác và đặc biệt hơn khi mà tài trí ấy thắng được nước láng giềng, đem lại niềm tự hào dân tộc và sự thán phục của sứ giả đối với nước Nam ta.

Việc xây dựng nên truyện em bé thông minh cũng giống như truyện trạng Quỳnh xưa kia, tài trí hơn người chiến thắng những nước coi thường tài trí của dân tộc ta. Ngoài tác dụng mua vui giúp cho cuộc sống của nhân dân yêu đời hơn, những truyện cổ tích này còn là một niềm tự hào dân tộc, khi mà tài năng của nhân dân ta có thể so tài với quốc tế, chiến thắng những đất nước khác khẳng định sự tài ba của dân tộc Việt Nam.

Qua việc phân tích truyện em bé thông minh chúng ta nhận ra và đề cao hơn trí khôn của người xưa, luôn sắc sảo và nhanh nhạy trong việc xử trí những sự việc ở đời. Hơn thế nữa, những con người có trí thông minh hơn người, luôn được xã hội đề cao, trân trọng và họ cũng khẳng định được một điều là trí khôn của con người là vô giá, sự sáng tạo luôn là nguồn khai thác bất tận.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 12)

Dân gian ta từ xưa đã đề cao sự thông minh, trí khôn của nhân dân lao động. Rất nhiều câu chuyện cổ tích ra đời nhằm ca ngợi trí thông minh, lanh lợi, khôn ngoan. Mỗi câu chuyện lại có những nét đặc sắc và sự hấp dẫn riêng. "Em bé thông minh" là một trong những câu chuyện như thế.

Giống như bao truyện cổ tích dân gian liên quan đến trí khôn, tác giả dân gian xây dựng câu chuyện luôn xoay quanh một nhân vật thông minh hơn người nhưng lại có một xuất thân bình thường, giản dị. Câu chuyện em bé thông minh tập trung vào nhân vật một em bé lanh lợi, trí khôn bộc lộ từ thuở nhỏ. Em bé thông minh xuất thân từ một gia đình nông dân. Em bé thường phụ giúp cha làm đồng ruộng. Như vậy, nhân vật trong câu truyện là em nhỏ trong gia đình nông dân hết sức bình thường. Nhưng cách tác giả dân gian chọn nhân vật của mình là một em bé là một lựa chọn khéo léo có thể tạo ra những chi tiết dí dỏm, lanh lợi và hài hước.

Tình huống truyện được xây dưng rất tự nhiên bắt nguồn từ việc chiêu mộ người tài. Từ thời phong kiến xưa, các bậc minh quân luôn muốn đi khắp nơi trên đất nước để chiêu dụ những người thông minh, tài giỏi hơn người để phục vụ đất nước. Trong câu chuyện, tình huống chuyện bắt đầu khi vua sai quân đi tìm kiếm người thông minh thì gặp em bé đang làm ruộng cùng cha trên cánh đồng. Đây là một chi tiết cho thấy sự khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện của tác giả dân gian, giúp tạo ra sự tự nhiên, mở đầu cho những phần hấp dẫn của cốt truyện phía sau.

Nhân vật đại diện cho trí thông minh trong câu chuyện đã trải qua rất nhiều cuộc đấu trí hóc búa để làm nổi bật lên sự thông minh, dí dỏm của mình.

Đầu tiên, viên quan đi qua cánh đồng hỏi cha cậu bé "một ngày trâu của ông cày được mấy đường". Trong khi người cha còn lúng túng không biết trả lời sao thì đứa con đã nhanh nhẹn vặn lại hỏi "một ngày ngựa của ông đi được bao bước". Không cần trả lời trực tiếp mà thông qua một câu hỏi đã cho thấy sự nhanh nhẹn, thông minh của em bé.

Rồi lần thứ hai, vua sai ban cho làng ba con trâu đực, ba thúng gạo nếp và lệnh cho làng nuôi làm sao sau ba năm ra được chín con. Trong khi cả làng lo sợ không dám cãi lời thì em bé nói mọi người thịt hết trâu và mang gạo ra đồ xôi ăn, còn lại hai cha con làm lộ phí lên kinh gặp vua. Gặp vua, em bé nói mẹ mất muốn cha sinh thêm em bé mà cha không chịu. Vậy là vua bật cười nói cha là giống đực sao đẻ được. Em bé ngay lập tức hỏi lại nhà vua tại sao làng được ban trâu đực mà bắt ba năm đẻ thành chín con trâu. Vậy là lần thứ hai này em bé lai chiến thắng nhà vua bởi trí khôn của mình. Em bé đã để nhà vua nói lên sự bất hợp lý trong sự tương đồng giữa hai sự việc để nói lên sự bất hợp lý trong yêu cầu của vua, khiến vua cũng không sao bàn cãi được. Đó quả là một sự thông minh hiếm có, không những thế qua đây còn cho thây sự dung cảm của em, bởi không ai dám cãi lý lẽ với nhà vua cả ngoài em bé thông minh.

Không dừng lại ở đó, vua ban cho con chim sẻ và yêu cầu làm ba mâm cỗ. Em bé lại gửi lại cây kim yêu cầu rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Một con chim với ba mâm cỗ cũng tương đồng một cây kim làm ra ba cái dao. quả là tài trí, hiếm có ai nghĩ ra được. Phù hợp và tương đồng giữa cái phi lý và số lượng. Điều này tạo nên sự hài hước, hấp dẫn cho câu chuyện.

Tác giả dân gian không chỉ tạo ra những chi tiết làm nổi bật sự thông minh của con người mà mỗi một câu chuyện, một chi tiết thể lại có mức độ tăng dần về độ khó và tính quan trọng của câu đố. Ở đây, các thử thách của nhà vua dành cho em bé thông minh tăng dần mức độ. Nó không còn đơn thuần là một câu hỏi, câu đố của nhà vua, mà còn là câu hỏi của xứ thần nước khác. Nếu cả một quốc gia mà không ai giải được câu đố oái oăm của nước bạn thì thật sự xấu hổ. Nhưng rồi một câu hỏi hóc búa làm quan đại thần ai cũng mải mồ hôi thì em bé thông minh lại giúp giải dễ dàng. Xứ giả nước láng giềng đố rằng làm sao luồn được sợi chỉ qua vỏ ốc xoắn. Em bé nhanh trí giải đáp bằng một vài câu hát dí dỏm. Cách giải quyết câu đố của em bé khiến ai nấy đều nể phục:

Tang tình tang! Tang tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bèn thời lấy giấy mà bưng,

Bền thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang...

Không cần những chi tiết hoang đường kỳ ảo, nhưng với những các giải đó dí dỏm, thông minh và tăng dần mức độ khó, câu chuyện em bé thông minh đã mang đến cho người đọc những giây phút thú vị cùng tiếng cười sảng khoái. Qua đó, câu chuyện bày tỏ niềm ca ngợi sự thông minh, tài trí của người dân lao động Việt Nam.

Phân tích nhân vật em bé thông minh (mẫu 13)

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện “Em bé thông minh” đã quá quen thuộc. Nổi bật trong truyện là nhân vật em bé - nhân vật chính của truyện.

Trước tiên, nhân vật này thuộc kiểu nhân vật thông minh. Nhân vật không có tên tuổi mà chỉ gọi một cách phiếm chỉ là “em bé”, “cậu bé”, “em”. Có thể thấy, em bé trong truyện mang tính đại diện.

Sự thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách. Các câu đố xuất hiện theo quan hệ tăng tiến, câu sau khó hơn câu trước. Thử thách đầu tiên đến từ một viên quan, em bé nghe được và trả lời thay cha của mình. Viên quan theo lệnh của nhà vua đi tìm người tài, khi nghe được câu trả lời của em bé thì vô cùng ngạc nhiên, vui mừng. Câu hỏi của viên quan: “Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày?”. Em bé đã trả lời: “Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Có thể thấy, em bé đã sử dụng cách “gậy ông đập lưng ông” - đặt ra một câu hỏi hóc búa tương tự cho viên quan. Cách trả lời của em bé đến từ việc vận dụng trí tuệ dân gian, không phải qua quá trình giáo dục.

Thử thách tiếp theo được đặt ra bởi nhà vua. Câu đó cũng khó hơn. Nhà vua sai ban cho dân làng của cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu là nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Người dân trong làng đều cảm thấy lo lắng, không biết giải quyết thế nào. Trước hoàn cảnh đó, em bé vẫn bình tĩnh. Em nói với cha hãy bảo dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp lên để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng. Đ ến hoàng cung, em bé khóc lóc ầm ĩ khiến nhà vua phải cho người gọi vào. Em bé đã đưa ra câu chuyện cha không thể đẻ em bé để thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con. Cách giải câu đố này của em bé cũng giống như lần đầu tiên.

Lần thứ ba, câu đố tiếp tục được đặt ra bởi nhà vua. Lần này, câu đố còn oái oăm hơn vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Em bé tiếp tục vận dụng cách giải cũ: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Vua và quần thần đều chịu em bé là thông minh.

Thử thách cuối cùng được đặt ra cũng là thử thách khó khăn nhất. Câu đố được đặt ra bởi sứ thần của nước láng giềng. Hoàn cảnh lúc bấy giờ, nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Câu đố khiến cho các bậc quan trong triều đều lắc đầu bó tay. Nhà vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của em bé. Ở đây, em bé đã bộc lộ trí thông minh đầy thuyết phục của mình, giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược.

Phần thưởng xứng đáng dành cho em bé là được phong làm trạng nguyên, vua còn cho xây dựng dinh thự cạnh hoàng cung, đón vào để tiện hỏi han. Qua các thử thách, em bé trong truyện bộc lộ tính cách thông minh, bản lĩnh. Lời giải đố của nhân vật này dựa vào kiến thức từ đời sống. Qua đó, tác giả dân gian muốn khẳng định rằng những kiến thức đến từ thực tế sẽ giúp chúng ta có được kinh nghiệm để giải quyết những tình huống mà trong sách vở không có.

Em bé trong truyện cổ tích trên chính là kiểu nhân vật thông minh tiêu biểu trong các truyện cổ tích.

1 2,898 15/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: