Số: 83/2017/NĐ-CP [NGHỊ ĐỊNH] Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

1 251 16/06/2023


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật trưng mua, trưng dụng tài sản ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Công văn số 97/UBTVQH14-QPAN ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tc, quan hệ phi hp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

2. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.

3. Sự cố, tai nạn là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản.

4. Phòng ngừa sự cố, tai nạn là các hoạt động nhằm loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra sự cố, tai nạn, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng phòng tránh, thoát nạn; thẩm định, thẩm duyệt, kiểm định về các điều kiện bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, tài sản đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị; theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện an toàn, phòng, chống sự cố, tai nạn; xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ; tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ.

5. Cơ sở là từ gọi chung cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ

1. Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

2. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

3. Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

Điều 5. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:

a) Sự cố, tai nạn cháy;

b) Sự cố, tai nạn nổ;

c) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

d) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

đ) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hm; công trình ngm;

e) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

g) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

h) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

i) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết gọn là Nghị định số 30/2017/NĐ-CP); cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm

1. Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.

2. Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.

3. Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.

4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.

5. Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.

Chương II: PHÒNG NGỪA SỰ CỐ, TAI NẠN VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về cứu nạn, cứu hộ

1. Các cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quản lý.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về cứu nạn, cứu hộ, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng cấp học, ngành học.

4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở; lực lượng dân phòng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ, vận động nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Điều 8. Phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị

1. Các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn bao gồm:

a) Đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị, phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn khi xây dựng, sử dụng, sửa chữa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, giao thông, phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có các giải pháp để bảo đảm an toàn.

c) Ở khu vực phát sinh, tồn dư khói, khí độc phải có biển cảnh báo, biển cấm.

d) Khi hoạt động ở khu vực, địa điểm dễ sạt lở thì phải có biển cảnh báo, biển cấm hoặc các giải pháp để bảo đảm an toàn.

đ) Nơi chứa hóa chất độc hại phải bố trí, sắp xếp và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, n, rò rỉ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

e) Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải có các thiết bị, dụng cụ bảo hộ, cứu nạn, cứu hộ ban đầu, khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

g) Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy phải trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.

h) Đối với các công trình, phương tiện, thiết bị khác, cần tự trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, các biện pháp an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động của các công trình, phương tiện, thiết bị đó.

2. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

b) Đ ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố, tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra; khả năng xảy ra các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau;

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của tình huống sự cố, tai nạn xảy ra.

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ

Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;

b) Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở và địa phương;

c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;

d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.

3. Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở);

b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

4. Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời khi có thay đổi về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

5 . Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này được lưu hồ sơ và sao gửi cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được quản lý tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

6. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ

a) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất hai năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;

b) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất mỗi năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;

c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;

d) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

7. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.

8. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở;

b) Đối với phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;

- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

- Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt;

- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an nhiu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 10. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ

1. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng được bi dưỡng, hun luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.

Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.

2. Trách nhiệm tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

a) Việc đào tạo công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Trường Đại học Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện đảm nhiệm;

b) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ trong toàn lực lượng Công an nhân dân, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng khác khi được đề nghị;

c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyn quản lý, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng khác khi được đề nghị;

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cn thiết về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng và cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn;

đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

a) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

b) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác:

- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;

- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;

- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.

4. Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.

5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị;

- Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp hun luyện.

b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:

- Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;

- Sơ yếu lý lịch;

- Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

6. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cu hộ

a) Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận;

b) Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

Thời hạn cấp, đi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin đổi, cấp lại.

7. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải được huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp đã được bồi dưỡng bổ sung hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

8. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ; trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót thì phải xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu có biện pháp, kế hoạch, thời hạn và cam kết khắc phục.

4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Chương III: HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 13. Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Ngay khi sự cố, tai nạn xảy ra thì cá nhân, hộ gia đình, cơ sở, cơ quan, tổ chức, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm tự tổ chức cứu nạn, cứu hộ, đồng thời báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết về diễn biến sự c, tai nạn. Nếu sự c, tai nạn din biến phức tạp, vượt quá khả năng của mình thì yêu cầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến xử lý.

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cứu nạn, cứu hộ khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng của các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm điều phối thực hiện cứu nạn, cứu hộ.

Điều 14. Chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn, cứu hộ

1. Thông tin về sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời cho các lực lượng quy định tại Điều 23 Nghị định này hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại 114 hoặc chính quyền địa phương, Công an nơi gần nhất.

2. Khi tiếp nhận tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1. Điều này xử lý thông tin để tổ chức cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và ghi sổ nhận tin báo sự cố, tai nạn.

Điều 15. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân tham gia cứu nạn, cứu hộ, trừ người, phương tiện, tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết;

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết.

2. Khi được huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ thì cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân phải chấp hành ngay.

3. Yêu cầu huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Trường hợp huy động bằng lời nói thì ngay sau khi tình huống cấp bách chấm dứt, cơ quan của người đã huy động người, phương tiện, tài sản đó phải có văn bản về việc huy động gửi đến cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân được huy động.

4. Phương tiện, tài sản được huy động để cứu nạn, cứu hộ phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc cứu nạn, cứu hộ; trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.

Điều 16. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ

1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cu nạn, cứu hộ, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy quyền.

2. Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như sau:

a) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;

b) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;

c) Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự c, tai nạn thuộc phạm vi quản lý của mình;

d) Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự c, tai nạn trong phạm vi quản lý của mình.

3. Khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản 2 Điều này bàn giao quyền chỉ huy cứu nạn, cứu hộ cho người chỉ huy của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.

2. Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.

3. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp, hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ.

5. Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ.

6. Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

7. Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự c, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

Điều 18. Trách nhiệm phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ

Các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, đề xuất các biện pháp, giải pháp cứu nạn, cứu hộ kịp thời và có hiệu quả; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy điều hành trong quá trình cứu nạn, cứu hộ.

Điều 19. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện giao thông của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ phải nhanh chóng nhường đường.

2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ được hưởng quyền ưu tiên trong khu vực cứu nạn, cứu hộ; được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.

3. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ được lưu thông nhanh nhất.

Điều 20. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Cờ hiệu cứu nạn, cứu hộ, cờ hiệu Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

2. Băng chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

3. Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực cứu nạn, cứu hộ.

4. Biển báo khu vực cứu nạn, cứu hộ.

Điều 21. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ

Khi cần mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ hoặc cần ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ mà không còn cách nào khác thì được phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyn tài sản.

Điều 22. Cứu nạn, cứu hộ trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam được vào trụ sở của các cơ quan sau đây để cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan này:

a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;

b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự, trong đó có quy định nhà chức trách nước sở tại chỉ được vào trụ sở cơ quan lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước cử lãnh sự hoặc người được một trong hai người trên ủy nhiệm;

c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hp quốc;

d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc mà trong điều ước quốc tế giữa Việt Nam và tổ chức này có quy định nhà chức trách nước sở tại chỉ được vào trụ sở của tổ chức khi có sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức đó hoặc người được ủy nhiệm.

2. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để cứu nạn, cứu hộ mà không cn có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan đó theo quy định.

3. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam được vào nhà ở của những ngườsau đây để cứu nạn, cứu hộ khi được yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:

a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;

b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định nhà chức trách nước sở tại chỉ được vào nhà ở của viên chức lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, người đứng đu cơ quan đại diện ngoại giao nước cử lãnh sự hoặc người được một trong hai người trên ủy nhiệm.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này để cứu nạn, cứu hộ mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này.

Chương IV: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 23. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

4. Lực lượng dân phòng,

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Ở cấp trung ương:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia;

đ) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

e) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy và Công an các cấp;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện hợp tác quốc tế về cứu nạn, cứu hộ;

i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

k) Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Ở cấp tỉnh:

a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiêu huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia (gọi chung là cấp huyện);

đ) Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;

e) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;

g) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp huyện; lập và tổ chức thực tập, din tập phương án cu nạn, cứu hộ;

h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

k) Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ;

l) Thực hiện hỗ trợ quốc tế về cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

3. Ở cấp huyện:

a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cấp xã;

đ) Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;

e) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;

g) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp xã; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

k) Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.

Điều 25. Bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Tại Bộ Công an:

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ;

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm ứng phó về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Tại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh

a) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Công an cấp tỉnh:

- Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

b) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh:

- Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;

- Phòng Cứu nạn, cứu hộ;

- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh.

Điều 26. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ theo Nghị định này.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.

3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động.

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

5. Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.

6. Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ.

7. Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng

1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.

3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và khi được huy động.

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

Chương V: BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 29. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:

a) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục chuyên dùng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;

b) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở do cơ quan, tổ chức, cơ sở trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, tổ chức, cơ sở;

c) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.

2. Phương tiện chuyên dùng và phương tiện khác phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

3. Phương tiện chuyên dùng cho công tác cứu nạn, cứu hộ được nghiên cứu, sản xuất trong nước hay nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện của Việt Nam.

Điều 30. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, bao gồm đất đai, trụ sở, công trình; phương tiện, thiết bị, trang phục cứu nạn, cứu hộ, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ, quyền ưu tiên và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm bảo đảm cơ sở, vật chất và các phương tiện, thiết bị phù hợp phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, tổ chức, cơ sở do mình quản lý.

Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người tham gia cứu nạn, cứu hộ và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ

Người được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ, cán bộ, đội viên Đội dân phòng, Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ thì được hưởng các chế độ, chính sách như khi tham gia chữa cháy quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Điều 32. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi cứu nạn, cứu hộ; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với người làm các ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy him, độc hại theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Chế độ đối với người làm nhiệm vụ trực cứu nạn, cứu hộ

1. Mức hưởng

Người trực cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ trực ban đêm (bắt đầu từ 22 giờ) theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiêtai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Số lượng người trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

3. Chi phí cho trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an.

Chi phí cho trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tính vào kinh phí chi hoạt động thường xuyên của cơ sở.

Điều 34. Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ

1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo mức hưởng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP. Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành.

Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

3. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 35. Chế độ, chính sách đối với những người tham gia cứu nạn, cứu hộ bị ốm đau, tai nạn và chết

1. Người tham gia cứu nạn, cứu hộ bị ốm đau, tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú):

a) Bị ốm đau, tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ khi có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

c) Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp do tự hủy hoại sức khỏe, do sử dụng chất kích thích hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy.

2. Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP .

3. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách nhà nước bảo đảm.

4. Đối với người tham gia bảo hiểm y tế, tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ.

Điều 36. Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh

Người tham gia cứu nạn, cứu hộ khi làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hy sinh thì được xem xét để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn thu từ các hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ với tổ chức, cá nhân có tài sản, phương tiện cần cứu hộ theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm; các khoản chi trả của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

d) Các khoản tài trợ, hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện đóng góp nhân lực, kinh phí, phương tiện, tài sản cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

3. Việc quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 38. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi mua sắm phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ;

b) Chi sự nghiệp gồm: Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi cho đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ; chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan; chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước; hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

Chương VI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 39. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy vả các lực lượng trong Công an nhân dân; tổ chức đào tạo và tuyển dụng cán bộ chuyên môn về cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.

4. Chủ trì tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, thiết bị, trang phục và tổ chức thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ; xây dựng và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cứu nạn, cứu hộ.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quy định cụ thể danh mục, tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị, trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; quy định mẫu trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong cứu nạn, cứu hộ.

7. Tổ chức nghiên cứu và ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ.

8. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

9. Đề xuất và trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

10. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; tập hợp tình hình báo cáo Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết và đề xuất khen thưởng về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

11. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố, tai nạn, các điều kiện phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

12. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ do Chính phủ giao.

Điều 41. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ của bộ, ngành, đơn vị mình.

3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi phụ trách.

4. Chỉ đạo các đơn vị chức năng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình, kết quả triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ của bộ, ngành mình.

Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các quy định của pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

2. Chỉ đạo việc tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đầu tư kinh phí trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ và duy trì hoạt động của lực lượng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

3. Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về công tác cứu nạn, cứu hộ; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ tại địa phương và đơn vị mình.

4. Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn phụ trách.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi trách nhiệm quản lý.

Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Biểu mẫu về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Ban hành kèm theo Nghị định này các biểu mẫu dưới đây:

a) Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 01);

b) Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 02);

c) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 03);

d) Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở (Mẫu số 04);

đ) Phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 05);

2. Giao Bộ Công an tổ chức in ấn, phát hành Mẫu số 02.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở bảo đảm kinh phí, tổ chức in ấn, cấp phát, quản lý, hướng dẫn sử dụng các biểu Mẫu số 01030405 quy định tại khoản 1 Điều này cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

3. Thay cụm từ “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy” bằng cụm từ “Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ” tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Điều 44. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 10 năm 2017; Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Giy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy tiếp tục có giá trị sử dụng đến khi hết thời hạn theo quy định.

Điều 45. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, 
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b). PC 
205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ)

Mu số 01

Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

Mu số 02

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Mu số 03

Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Mu số 04

Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở

Mu số 05

Phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐỀ NGHỊ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Huấn luyện lần đầu: □ Cấp lại: □)

Kính gửi: …………………(1)…………………………….

Tên tôi là: ............................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:……………………………………….. Ngày cấp:...................................

Nơi cấp: ...............................................................................................................................

Nghề nghiệp: .......................................................................................................................

Nơi làm việc/thường trú: .....................................................................................................

Số điện thoại: ......................................................................................................................

Tôi xin đăng ký tham dự lớp huấn luyện nghiệp vụ (2) ......................................................

............................................................................................................................................

Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức của lớp học./.

 

 

…….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Người đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: (1) Ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức lớp huấn luyện.

(2) Ghi nội dung đăng ký tham dự huấn luyện nghiệp vụ về: Phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.

 

Mẫu số 02

CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

Mặt trước:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

 

Số: ……………….

Mặt sau:

(1)
(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….(2).........

CHỨNG NHẬN:

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: ………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu: …………………………………………. Ngày cấp: …………………………….

Nơi làm việc/thường trú:…………………………………………………………………………………

Đã được huấn luyện nghiệp vụ:(3)…………………………………………………………………….

Thời gian: Từ ngày……../…..../………………. đến ngày……..../…...../……………………………

 

 

....(4), ngày …. tháng,..năm....
……...(5)....................

(Chữ ký, dấu)

Có giá trị sử dụng trên cả nước.

Ghi chú: Chứng nhận huấn luyện có kích thước 90 65 mm: Mặt trước có khung vin kép màu vàng, độ đậm 2pt, nền giấy màu đỏ; mặt sau có khung viền đơn màu xanh, nền giấy màu trắng, ở giữa có hoa văn trống đồng.

(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp; (2) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận); (3) Nội dung được huấn luyện; (4) Địa danh; (5) Chức vụ, tên của người ký.

 

Mẫu số 03

……(1)……
…….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

(3)……………………………………….

Hồi…… giờ …… ngày ……. tháng ……. năm ........ , tại …………………………….

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

Đại diện: ………………………………

- Ông/bà: …………………………………………………….. Chức vụ: ..................................

- Ông/bà: …………………………………………………….. Chức vụ: ..................................

- ..........................................................................................................................................

- ...........................................................................................................................................

Đã tiến hành kiểm tra đối với ..............................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Đại diện ...............................................................................................................................

- Ông/bà: …………………………………………………….. Chức vụ: ..................................

- Ông/bà: …………………………………………………….. Chức vụ: ..................................

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

(4) .......................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Biên bản được lập xong hồi .... giờ….. ngày ... tháng …… năm …….., gồm trang…… được lập thành ... bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(5)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
(5)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(5)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra; (3) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì; (4) Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, nhận xét đánh giá về kiến nghị kết luận; (5) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)

Tên cơ sở:(1) .......................................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Điện thoại: ..........................................................................................................................

Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ...................................................................................

Điện thoại: .........................................................................................................................

 

….., tháng ... năm ....

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Vị trí địa lý:(3)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(4)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:(5)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(6)

1. Tổ chức lực lượng:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ s:(7)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN

I. Phương án xử lý tình huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất

1. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(8)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:(9)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất:(10)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ:(11)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

II. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đc trưng:(12)

1. Tình huống 1:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Tình huống 2:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Tình huống ...:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

C. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(13)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh sửa

Người xây dựng phương án ký

Người phê duyệt phương án ký

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(14)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống sự cố, tai nạn

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……., ngày ….. tháng...năm…….
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(15)..........................

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

……., ngày ….. tháng...năm…….
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(16)..........................

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

Chú ý: Mu phương án cứu nạn, cứu hộ có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể.

1. Tên của cơ sở: Ghi tên của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao dịch hành chính.

2. Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và hướng các lthoát nạn (có thể sử dụng khổ giấy ln hơn A4).

Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.

3. Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện... bao nhiêu km; các công trình, đường phố.... tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bc.

4. Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.

5. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan, số người thường xuyên có mặt...; dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.

6. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.

7. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định).

8. Giả định tình huống sự cố, tai nạn: Giả định tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra làm thiệt hại về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn, nguyên nhân; tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và những ảnh hưởng tác động tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: Tình trạng công trình, nhà, cấu kiện xây dựng, hệ thống đường hầm...; dự kiến số lượng và định vị trí người bị nạn.

9. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo tin, cắt điện, triển khai các biện pháp cứu nạn, cứu hộ, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di chuyển phương tiện, tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác.

10. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tng phải có thêm mặt ct đứng); các công trình, đường ph, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông bên trong và bên ngoài (nếu có); kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.

11. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt để cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ cần thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về sự cố, tai nạn, công tác cứu nạn, cứu hộ đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến sự cố, tai nạn, nhiệm vụ tiếp tục tham gia cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác phục vụ cứu nạn, cứu hộ.

12. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng: Giả định tình huống sự cố, tai nạn xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có nguy cơ xảy ra sự c, tai nạn khác nhau và việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động cứu nạn, cứu hộ (cách ghi tương tự như tình hung sự cố, tai nạn phức tạp nhất và có sơ đồ cứu nạn, cứu hộ kèm theo).

13. Bổ sung, chỉnh sửa phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.

14. Theo dõi học và thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống sự cố, tai nạn trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.

15. Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ.

16. Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ.

 

Mẫu số 05

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………………………………… (*)

……………………………………….(**)

(1)

 

Cấp phê duyệt phương án: (2)

 

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Tên cơ sở:(3) ........................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ...........................................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ....................................................................................

Điện thoại: ...........................................................................................................................

Đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn:

.............................................................................................................................................

 

...., tháng ... năm ....

 

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Vị trí địa lý:(4)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(5)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:(6)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(7)

1. Tổ chức lực lượng:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ s:(8)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA

I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất:(9)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ:(10)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

III. Tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:(11)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:(12)

TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người được huy động

Số lượng, chủng loại phương tiện được huy động

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:

1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ:(13)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:(14)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:(15)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

VI. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất:(16)

C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẶC TRƯNG KHÁC:(17)

1. Tình huống 1:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Tình huống 2:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Tình huống ...:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

D. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(18)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh sửa

Người xây dựng phương án ký

Người phê duyệt phương án ký

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(19)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống sự cố, tai nạn

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……., ngày ….. tháng...năm…….
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(20)..........................

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

……., ngày ….. tháng...năm…….
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(21)..........................

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

Chú ý: Mu phương án cứu nạn, cứu hộ có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể.

(*) - Ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ.

(**) - Ghi tên cơ quan xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ.

1. Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tối mật” theo quy định. Đối với phương án thuộc độ “Mật”, “Tối mật” phải trích lược nội dung trong phương án khi phổ biến nhiệm vụ cho các lực lượng khác và khi tổ chức thực tập tình hung để bảo mật theo quy định.

2. Cấp phê duyệt phương án: Ghi “UB” đối với phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; “C” do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt; do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt; “P” do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt; các trường hợp còn lại ghi trực tiếp cấp phê duyệt.

3. Ghi tên của cơ sở theo văn bản giao dịch hành chính.

4. Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện... bao nhiêu km; các công trình, đường phố.... tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

5. Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.

6. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan, số người thường xuyên có mặt...; dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.

7. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.

8. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định).

9. Giả định tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất: Giả định tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra làm thiệt hại về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn, nguyên nhân; tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và nhng ảnh hưởng tác động tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: Tình trạng công trình, nhà, cấu kiện xây dựng, hệ thống đường hầm...; dự kiến số lượng và định vị trí người bị nạn.

10. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ: Căn cứ vào quy mô, tính chất của sự cố, tai nạn (giả định) và khả năng huy động lực lượng, phương tiện đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ phù hợp.

11. Tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Trên cơ sở quy mô, tính chất của sự cố, tai nạn, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ để tính toán, dự kiến số lượng lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ cần thiết để cứu nạn, cứu hộ và tổ chức các hoạt động trinh sát, hướng dẫn thoát nạn, cứu người, cứu phương tiện, tài sản.

12. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: Căn cứ vào kết quả tính toán, dự kiến ở (11) để ghi vào bảng lực lượng, phương tiện dự kiến huy động. Chú ý ghi đầy đủ số lượng phương tiện cơ giới, phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ bản, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị thông tin liên lạc và các phương tiện, thiết bị cần thiết khác.

13. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: Ghi tóm tắt nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ sẽ phân công cho người chỉ huy và lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ, cho nhân viên chuyên môn về kỹ thuật hoặc người nắm rõ đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai hoạt động cứu nạn, cứu hộ, ở khu vực nguy hiểm, nhiệm vụ thông tin liên lạc, phối hợp với các lực lượng được huy động đến cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm một số yêu cầu cn thiết phục vụ hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

14. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ nhiệm vụ của cán bộ trực chỉ huy trong việc nhận và xử lý tin báo cứu nạn, cứu hộ, tổ chức điều động, huy động lực lượng, phương tiện đến hiện trường sự cố, tai nạn, chỉ huy và tổ chức chỉ huy cứu nạn, cứu hộ (thành lập Ban chỉ huy, Ban tham mưu - số lượng thành viên, nhiệm vụ của các thành viên...), trinh sát nm tình hình, tham mưu chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ, bố trí lực lượng, phương tiện theo các t, nhóm (hay khu vực), đồng thời có phân công nhiệm vụ cụ th để thực hiện các hoạt động hướng dẫn thoát nạn, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu phương tiện, tài sản và triển khai thực hiện các biện pháp chiến thuật cứu nạn, cứu hộ theo từng giai đoạn.

15. Nhiệm vụ của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực lượng được huy động tham gia trực tiếp cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cứu nạn, cứu hộ theo quy trình tổ chức cứu nạn, cứu hộ.

16. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông bên trong và bên ngoài (nếu có); kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.

17. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng: Giả định tình huống sự cố, tai nạn xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn khác nhau và việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của các lực lượng được huy động cứu nạn, cứu hộ (cách ghi tương tự như tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và có sơ đồ cứu nạn, cứu hộ kèm theo).

18. Bổ sung, chỉnh sửa phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.

19. Theo dõi học và thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống sự cố, tai nạn trong phương án, có sơ đ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.

20. Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ,

21. Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ.

1 251 16/06/2023