Số: 108/2008/NĐ-CP [NGHỊ ĐỊNH] Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

1 367 07/07/2023


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Số: 108/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất về:

1. Điều kiện sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm.

2. Danh mục hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm.

3. Danh mục hóa chất phải thực hiện khai báo.

4. Ngưỡng hàm lượng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất.

5. Thông tin về hóa chất.

6. Cơ sở dữ liệu hóa chất và Danh mục hóa chất quốc gia.

7. Trách nhiệm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý hoạt động hóa chất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals).

2. Danh mục hóa chất quốc gia là danh mục các hóa chất đang sử dụng tại Việt Nam do Chính phủ ban hành.

3. Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia là cơ sở dữ liệu thông tin về các loại hóa chất được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Công Thương lưu trữ, cập nhật.

4. HACCP là tên viết tắt của Hệ thống kiểm soát các điểm tới hạn nhằm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến thực phẩm (Hazard Analysis and Critial Control Points).

Chương II. DANH MỤC HÓA CHẤT

Điều 4. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và hóa chất cấm

1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hóa chất theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 19 của Luật Hóa chất, bao gồm:

a) Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (Phụ lục I);

b) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (Phụ lục II);

c) Danh mục hóa chất cấm (Phụ lục III).

2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm hướng dẫn việc lập, thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm cho các mục đích đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

Điều 5. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục hóa chất nguy hiểm mà tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Điều 38 của Luật Hóa chất (Phụ lục IV).

2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Danh mục hóa chất phải khai báo

1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hóa chất phải khai báo (Phụ lục V).

2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 7. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp

1. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong công nghiệp phải có bằng đại học các ngành hóa chất.

2. Có cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất, lực lượng ứng phó tại chỗ và các trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô và đặc tính hóa chất; có Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng hóa chất độc hại có yêu cầu đặc thù chuyên ngành công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành công nghiệp chấp nhận.

4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.

5. Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.Bổ sung

Điều 8. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế

1. Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế phải có trình độ chuyên môn và được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức kinh doanh.

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt sản xuất, kinh doanh thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

3. Cơ sở sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế phải có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành y tế đảm bảo tiêu chuẩn dược điển và các tiêu chuẩn khác được cơ quan có thẩm quyền ngành y tế chấp nhận.

4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Cơ sở mua bán hóa chất và sản phẩm hóa chất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện ngành y tế phải có đủ cơ sở vật chất và năng lực con người đáp ứng các quy định của pháp luật về dược.

6. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 9. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành thực phẩm

1. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành thực phẩm phải có bằng đại học các ngành hóa thực phẩm, dược, y tế.

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hóa chất trong ngành thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn HACCP.

3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền ngành y tế chấp nhận đối với từng lô sản phẩm xuất xưởng.

4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể khác đối với từng loại hóa chất nguy hiểm, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 10. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành hóa chất bảo vệ thực vật

1. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất (bao gồm cả sang chai, đóng gói) hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành bảo vệ thực vật phải có bằng đại học các ngành hóa chất, nông nghiệp và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành bảo vệ thực vật phải đáp ứng các quy định tại Chương II Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.

3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền ngành nông nghiệp chấp nhận đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể khác đối với từng loại hóa chất nguy hiểm, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.

5. Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành bảo vệ thực vật phải có Chứng chỉ hành nghề và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 11. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện ngành hóa chất thú y.

1. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành thú y phải có bằng đại học các ngành hóa chất, nông nghiệp, dược phẩm.

2. Có đăng ký kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.

3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất, bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y.

4. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thú y đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền ngành nông nghiệp chấp nhận đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

5. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

6. Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành thú y phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 12. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hóa chất hạn chế kinh doanh theo các ngành nghề tương ứng ngoài việc đảm bảo các điều kiện đã nêu từ Điều 7 đến Điều 11 Chương này còn phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.Bổ sung

Chương IV. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

Điều 13. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn

1. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải thiết lập khoảng cách an toàn từ khu vực sản xuất, cất giữ tới các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân địa phương xử lý các cơ sở sản xuất hóa chất đang tồn tại có các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định của Nghị định này hoặc khoảng cách an toàn bị vi phạm phải thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Điều 14. Xác định khoảng cách an toàn

1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, cất giữ các loại hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải xác định khoảng cách an toàn sao cho tại địa điểm, vị trí cần bảo vệ theo quy định của pháp luật các yếu tố nguy hiểm nằm dưới ngưỡng định lượng.

a) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí độc hoặc tạo thành hơi, khí độc, ngưỡng định lượng là nồng độ chất độc trong không khí (miligam/m3) mà tại đó người tiếp xúc trong vòng 60 phút không bị ảnh hưởng khó hồi phục hoặc tổn thương đến mức phải sử dụng các phương tiện hoặc hành động bảo vệ tương ứng;

b) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí dễ cháy, nổ hoặc tạo thành hơi, khí dễ cháy; nổ; ngưỡng định lượng là khối lượng chất dễ cháy, nổ trong không khí quy ra phần trăm (%) thể tích hoặc mg/l có giá trị thấp hơn giới hạn dưới của nồng độ cháy hoặc thấp hơn giới hạn nổ dưới;

c) Trường hợp sóng nổ lan truyền từ sự cố hóa chất nguy hiểm, ngưỡng định lượng là mức tăng áp suất không khí do lan truyền sóng nổ gây ra bằng 6,9 kPa.

2. Việc xác định khoảng cách an toàn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về khí tượng thủy văn, địa hình địa vật của nơi đặt cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm và các điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm.

3. Đối với hóa chất vừa có tính nguy hiểm cháy, nổ, vừa có tính độc, khoảng cách an toàn trong trường hợp sự cố được xác định riêng cho từng tính chất nguy hiểm và được lấy giá trị lớn nhất để áp dụng.

4. Trong cơ sở có nhiều loại hóa chất nguy hiểm, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng loại hóa chất và lấy khoảng cách an toàn lớn nhất để áp dụng.

5. Trong cơ sở có nhiều thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm đặt tại các vị trí khác nhau, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng thiết bị sản xuất, chứa đựng; khoảng cách an toàn áp dụng chung cho toàn bộ cụm thiết bị phải bao gồm khoảng cách an toàn riêng của từng thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm.

6. Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

Điều 15. Thay đổi khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn phải được thay đổi phù hợp trong trường hợp sau:

1. Cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm có sự thay đổi về công nghệ, khối lượng sản xuất, cất giữ hoặc có sự thay đổi bất kỳ dẫn đến thay đổi về khoảng cách an toàn.

2. Số liệu thống kê về sự cố hóa chất nguy hiểm trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy khoảng cách an toàn dự đoán có sự khác biệt lớn so với thực tế.

3. Trường hợp khoảng cách an toàn từ nơi đặt thiết bị đến vị trí, địa điểm cần bảo vệ không đạt yêu cầu về ngưỡng định lượng cho phép, cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định, cụ thể:

a) Giảm khối lượng sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm;

b) Bổ sung các biện pháp che chắn hoặc sử dụng các phương tiện giảm nhẹ sự thoát ra của hóa chất nguy hiểm;

c) Thay đổi điều kiện công nghệ sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm để có kết quả theo hướng giảm khối lượng, áp suất, nhiệt độ sản xuất, cất giữ hóa chất.

Chương V. NGƯỠNG HÀM LƯỢNG CHẤT NGUY HIỂM TRONG HỖN HỢP PHẢI XÂY DỰNG PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT

Điều 16. Phân loại chi tiết hóa chất nguy hiểm theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất

Hóa chất nguy hiểm theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 của Luật Hóa chất là các nhóm hóa chất nguy hiểm bao gồm các hóa chất với đặc tính chi tiết như sau:

1. Các chất nổ:

a) Các chất nỗ không bền;

b) Chất nổ loại 1;

c) Chất nổ loại 2;

d) Chất nổ loại 3;

đ) Chất nổ loại 4;

e) Chất nổ loại 5;

g) Chất nổ loại 6;

2. Các khí dễ cháy:

a) Khí dễ cháy loại 1;

b) Khí dễ cháy loại 2;

3. Các sol khí dễ cháy:

a) Sol khí dễ cháy loại 1;

b) Sol khí dễ cháy loại 2;

4. Khí ôxy hóa: khí ôxy hóa loại 1.

5. Các khí nén dưới áp suất:

a) Khí bị nén;

b) Khí hóa lỏng;

c) Khí hóa lỏng làm lạnh;

d) Khí hòa tan.

6. Các chất lỏng dễ cháy:

a) Chất lỏng dễ cháy loại 1;

b) Chất lỏng dễ cháy loại 2;

c) Chất lỏng dễ cháy loại 3;

d) Chất lỏng dễ cháy loại 4;

7. Các chất rắn dễ cháy:

a) Chất rắn dễ cháy loại 1;

b) Chất rắn dễ cháy loại 2;

8. Các hỗn hợp và các chất tự phản ứng:

a) Các chất tự phản ứng loại 1;

b) Các chất tự phản ứng loại 2;

c) Các chất tự phản ứng loại 3 và 4;

d) Các chất tự phản ứng loại 5 và 6;

đ) Các chất tự phản ứng loại 7;

9. Chất lỏng tự cháy: chất lỏng tự cháy loại 1.

10. Chất rắn tự cháy: chất rắn tự cháy loại 1.

11. Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt:

a) Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt loại 1;

b) Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt loại 2.

12. Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy:

a) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 1;

b) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 2;

c) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 3;

13. Các chất lỏng ôxy hóa:

a) Các chất lỏng ôxy hóa loại 1;

b) Các chất lỏng ôxy hóa loại 2;

c) Các chất lỏng ôxy hóa loại 3.

14. Các chất rắn ôxy hóa

a) Các chất rắn ôxy hóa loại 1;

b) Các chất rắn ôxy hóa loại 2;

c) Các chất rắn ôxy hóa loại 3.

15. Các peroxit hữu cơ:

a) Các peroxit hữu cơ loại 1;

b) Các peroxit hữu cơ loại 2;

c) Các peroxit hữu cơ loại 3 và 4;

d) Các peroxit hữu cơ loại 5 và 6;

đ) Các peroxit hữu cơ loại 7.

16. Các chất ăn mòn kim loại: các chất ăn mòn kim loại loại 1.

17. Độc tính cấp tính:

a) Độc tính cấp tính loại 1;

b) Độc tính cấp tính loại 2;

c) Độc tính cấp tính loại 3;

d) Độc tính cấp tính loại 4;

đ) Độc tính cấp tính loại 5.

18. Ăn mòn da/kích ứng da:

a) Ăn mòn da/kích ứng da loại 1;

b) Ăn mòn da/kích ứng da loại 2;

c) Ăn mòn da/kích ứng da loại 3.

19. Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt:

a) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 1;

b) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2A;

c) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2B.

20. Nhạy cảm hô hấp: nhạy cảm hô hấp loại 1.

21. Nhạy cảm da: nhạy cảm da loại 1.

22. Biến đổi tế bào gốc:

a) Biến đổi tế bào gốc loại 1;

b) Biến đổi tế bào gốc loại 2.

23. Tính gây ung thư:

a) Tính gây ưng thư loại 1 A và B;

b) Tính gây ung thư loại 2.

24. Độc tính tới khả năng sinh sản:

a) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 1;

b) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 2.

25. Các ảnh hưởng theo đường tiết sữa: các ảnh hưởng theo đường tiết sữa loại 1.

26. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần:

a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 1;

b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 2;

c) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 3;

27. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại:

a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 1;

b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 2.

28. Độc tính hô hấp:

a) Độc tính hô hấp loại 1;

b) Độc tính hô hấp loại 2.

29. Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh:

a) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 1;

b) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;

c) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 3.

30. Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh:

a) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 1;

b) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;

c) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 3;

d) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 4.

Điều 17. Ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm trong hỗn hợp chất phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất

1. Các hỗn hợp chất có chứa các chất nguy hiểm với hàm lượng theo khối lượng sau đây phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:

STT

Đặc tính độc hại

Hàm lượng

1

Độc cấp tính

≥ 1.0%

2

Bỏng hoặc ăn mòn da

≥ 1.0%

3

Có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc

≥ 1.0%

4

Gây biến đổi ghen cấp I

≥ 0.1%

5

Gây ung thư

≥ 0.1%

6

Độc tính sinh sản

≥ 0.1%

7

Độc tính đối với bộ phận chức năng xác định (một lần phơi nhiễm)

≥ 1.0%

8

Độc tính đối với môi trường thủy sinh

≥ 1.0%

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với hỗn hợp chất.

Chương VI. THÔNG TIN HÓA CHẤT

Điều 18. Thủ tục khai báo hóa chất

1. Cơ quan tiếp nhận khai báo

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo thuộc địa bàn quản lý.

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo.

2. Hồ sơ khai báo

Tổ chức, cá nhân khai báo lập (02) bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

a) Bản khai báo hóa chất theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;

b) Đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm, hồ sơ khai báo phải kèm theo Phiếu an toàn hóa chất Tiếng Việt và bản tiếng nguyên gốc hoặc tiếng Anh.

Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất.

3. Thời gian khai báo

a) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo bằng văn bản đến Sở Công thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm khai báo bằng văn bản đến Bộ Công Thương trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông quan hóa chất. Xác nhận đã khai báo hóa chất của Bộ Công Thương là một điều kiện để tổ chức, cá nhân được nhập khẩu hóa chất lần tiếp theo. Bộ Công Thương quy định mẫu phiếu xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu;

c) Sở Công thương lập sổ quản lý khai báo và tổng hợp tình hình, kết quả khai báo về hóa chất của địa phương, định kỳ tháng 3 hàng năm báo cáo Bộ Công Thương.

4. Các trường hợp miễn trừ khai báo

a) Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp;

b) Hóa chất sản xuất, nhập khẩu dưới 100kg một năm không thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và các Danh mục hóa chất được kiểm soát theo công ước quốc tế.

5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo hóa chất qua mạng điện tử trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.Bổ sung

Điều 19. Quy định về bảo mật thông tin

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nếu có yêu cầu bảo mật các thông tin không quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Hóa chất phải có đề nghị bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận khai báo hóa chất và báo cáo hoạt động hóa chất.

2. Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:

a) Tên thương mại của hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất;

b) Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân báo cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật Hóa chất;

c) Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất;

d) Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;

đ) Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất;

e) Độ tinh khiết của hỗn hợp chất và mức độ nguy hại các phụ gia, tạp chất.

3. Bộ Công Thương xây dựng hướng dẫn chi tiết về quy chế bảo mật thông tin khai báo hóa chất. Cơ quan tiếp nhận khai báo hóa chất, báo cáo hoạt động hóa chất có trách nhiệm bảo mật thông tin.

Điều 20. Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia

1. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia nhằm mục đích quản lý an toàn hóa chất và cung cấp thông tin cho hệ thống giải đáp, cung cấp thông tin hóa chất nguy hiểm trong tình huống khẩn cấp.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, địa phương xây dựng Đề án Điều tra, khảo sát xây dựng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Nhiệm vụ triển khai Luật Hóa chất của các Bộ, ngành

1. Các Bộ, ngành triển khai quản lý hoạt động hóa chất theo phân công tại Luật Hóa chất.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia; Đề án Triển khai hoàn chỉnh hệ thống hài hòa toàn cầu về ghi nhãn hóa chất tại Việt Nam; xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ quản lý ngành, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Điều tra, thu gom và xử lý hóa chất tồn dư do chiến tranh; Đề án Xây dựng phương án thu gom, xử lý các hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tịch thu hay hóa chất độc không rõ nguồn gốc.

4. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, ban hành theo quy định các Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật Hóa chất.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với toàn bộ thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, ban hành danh mục hóa chất không được sử dụng, hóa chất được sử dụng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, quốc phòng; phòng, chống bạo loạn và phòng cháy, chữa cháy.

7. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Điều tra, khảo sát và tăng cường năng lực lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại các vùng nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất trong các khu vực công nghiệp hóa chất tập trung.

8. Bộ Giao thông vận tải rà soát, bổ sung các văn bản quản lý liên quan đến vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế các quy định tại Chương I, Chương II, Điều 12, Điều 13, Điều 20 Chương III và Chương IV Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

STT

Tên hóa chất

Số CAS

Bộ quản lý chuyên ngành

1

2

3

4

1

Xăng, dầu và các chế phẩm dầu khí

 

Bộ Công Thương

2

Khí hóa lỏng, và các sản phẩm khí tự nhiên

 

Bộ Công Thương

3

Hóa chất công nghiệp nguy hiểm

 

Bộ Công Thương

4

Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong ngành y tế

 

Bộ Y tế

5

Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong ngành thực phẩm

 

Bộ Y tế

6

Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong thú y

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Hóa chất, sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8

Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HÓA CHẤT HẠN CHẾ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

STT

Tên hóa chất

Số CAS

Bộ quản lý chuyên ngành

1

2

3

4

1

Amiton: O,O-Dietyl S-[2-(dietylamino) etyl]phosphorothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng

78-53-5

Bộ Công Thương

2

PFIB: 1,1,3,3,3-Pentafloro-2-(triflorometyl)-1-propen

382-21-8

3

BZ: 3-Quinuclidinyl benzilat (*)

6581-06-2

4

Các hóa chất, trừ các chất đã được liệt kê tại Bảng 1, chứa 1 nguyên tử phospho liên kết với một nhóm metyl, etyl hoặc propyl (mạch thẳng hoặc nhánh) nhưng không liên kết thêm với các nguyên tử các bon khác

 

 

Ví dụ. Metylphosphonyl diclorit Dimetyl metylphosphonat

676-97-1 756-79-6

 

Ngoại trừ Fonofos: O-Etyl S-phenyl etylphosphonothiolothionate

944-22-9

5

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphoramidic dihalit

 

6

Các hợp chất Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidat

 

7

Arsenic triclorit

7784-34-1

8

2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid

76-93-7

9

Quinuclidin-3-ol

1619-34-7

10

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetyl-2-clorit và các muối proton hóa tương ứng

 

11

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-2-ol và các muối proton hóa tương ứng ngoại trừ:

 

 

N,N-Dimetylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng

108-01-0

 

N,N-Dietylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng

100-37-8

12

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-2-thiol và các muối proton hóa tương ứng

 

13

Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyetyl) sulfit

111-48-8

14

Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol

464-07-3

15

Phosgene: Carbonyl diclorit

75-44-5

Bộ Công Thương

16

Cyanogen cloride

506-77-4

17

Hydrogen cyanide

74-90-8

18

Chloropicrin: Trichloronitrometan

76-06-2

19

Phosphorus oxyclorit

10025-87-3

20

Phosphorus triclorit

7719-12-2

21

Phosphorus pentaclorit

10026-13-8

22

Trimetyl phosphit

121-45-9

23

Trietyl phosphit

122-52-1

24

Dimetyl phosphit

868-85-9

25

Dietyl phosphit

762-04-9

26

Sulfur monoclorit

10025-67-9

27

Sulfur dicloride

10545-99-0

28

Thionyl clorit

7719-09-7

29

Etyldiethanolamin

139-87-7

30

Metyldiethanolamin

105-59-9

31

Trietanolamin

102-71-6

32

Amônium Nitrat (hàm lượng >99,5%)

6484-52-2

33

Nhóm các vật liệu nổ công nghiệp

 

34

Aldrin

309-00-2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35

Clordran

57-74-9

36

Dieldrin

60-57-1

37

Endrin

72-20-8

38

Heptachlor

76-44-8

39

Hexaclorobenzen

118-74-1

40

Mirex

2385-85-5

41

Toxaphen

8001-35-2

42

Polychlorinated Biphenyls

11097-69-1

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC HÓA CHẤT CẤM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

STT

Tên hóa chất

Số CAS

Mã số HS

A

Các hóa chất độc

 

 

1

Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofloridat,

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

Sarin: O-Isopropylmetylphosphonofloridat

107-44-8

2931.00

 

Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat

96-64-0

2931.00

2

Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N-dialkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidocyanidat

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

Tabun:O-Ethyl N,N-dimetyl phosphoramidocyanidat

77-81-6

2931.00

3

Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) S-2-dialkyl

 

2930.90

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoetyl alkyl

 

 

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng.

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

VX: O-Etyl S-2-diisopropylaminoetyl metyl phosphonothiolat

50782-69-9

2930.90

4

Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh (Sulfur mustards):

 

 

 

ú 2-Cloroetylchlorometylsulfit

2625-76-5

2930.90

 

ú Khí gây bỏng: Bis (2-cloroetyl) sulfit

505-60-2

2930.90

 

ú Bis (2-cloroetylthio) metan

63869-13-6

2930.90

 

ú Sesquimustard: 1,2-Bis (2-cloroetylthio) etan

3563-36-8

2930.90

 

ú 1,3-Bis (2-cloroetylthio) –n-propan

63905-10-2

2930.90

 

ú 1,4-Bis (2-cloroetylthio) –n-butan

142868-93-7

2930.90

 

ú 1,5-Bis (2-cloroetylthio) –n-pentan

142868-94-8

2930.90

 

ú Bis (2-cloroetylthiometyl) ete

63918-90-1

2930.90

 

ú Khí gây bỏng chứa Lưu Huỳnh và Oxy: Bis (2-cloroetylthioetyl) ete

63918-89-8

2930.90

5

Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): Lewisite 1: 2-Clorovinyldicloroarsin

541-25-3

2931.00

 

Lewisite 2: Bis (2-chlorovinyl) cloroarsin

40334-69-8

2931.00

 

Lewisite 3: Tris (2-chlorovinyl) arsine

40334-70-1

2931.00

6

Hơi cay Nitơ (Nitrogen mustards): HN1: Bis (2-chloroethyl) etylamin

538-07-8

2921.19

 

HN2: Bis(2-chloroetyl)metylamin

51-75-2

2921.19

 

HN3: Tris(2-cloroetyl)amin

555-77-1

2921.19

7

Saxitoxin

35523-89-8

3002.90

8

Ricin

9009-86-3

3002.90

B

Các tiền chất

 

 

9

Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldiflorit

 

 

 

Ví dụ: DF: Metylphosphonyldiflorit

676-99-3

2931.00

10

Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) O-2-dialkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoetyl alkyl

 

 

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonit và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoetyl metylphosphonit

57856-11-8

2931.00

11

Chlorosarin: O-Isopropyl metylphosphonocloridat

1445-76-7

2931.00

12

Chlorosoman: O-Pinacolyl metylphosphonocloridat

7040-57-5

2931.00

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC HÓA CHẤT CÓ YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ DUY TRÌ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

STT

Các hóa chất nguy hiểm

Khối lượng (Tấn)

1

Amôni nitrat (trên 98%)

50

2

Kali nitrat (dạng tinh thể)

1,250

3

Asen pentoxit, Axit asenic (V) và các muối của nó

1,0

4

Asen trioxit, và các muối

0,1

5

Brôm

20,0

6

Clo

10,0

7

Các hợp chất của Nikel dạng bột có thể phát tán rộng trong không khí (nikel monoxit, nikel dioxit, nikel sulphit, trinikel disulphit, dinikel trioxit)

1,0

8

Etylenimine

10,0

9

Flo

10,0

10

Foocmaldehit (Nồng độ ≥ 90%)

5,0

11

Hydrogen

5,0

12

Hydro clorit (khí lỏng)

25,0

13

Ankyl chì

5,0

14

Các khí hóa lỏng đặc biệt dễ cháy (bao gồm cả LPG và khí tự nhiên hóa lỏng hoặc không hóa lỏng)

50,0

15

Axetylene

5,0

16

Etylen ôxyt

5,0

17

Propylen ôxyt

5,0

18

Metanol

500,0

19

4, 4-Metylenebis (2-cloraniline) và/hoặc muối của nó ở dạng bột

0,01

20

Metylisoxyanat

0,15

21

Ôxy

200,0

22

Toluen diisoxyanat

10,0

23

Cacbonyl diclorit (phosgene)

0,3

24

Asenic trihydrit (arsine)

0,2

25

Phospho trihydrit (phosphin)

0,2

26

Sulphur diclorit

1,0

27

Sulphur trioxit

15,0

28

Polyclorodibenzofurans and polyclorodibenzodioxins

0,001

29

Các chất có khả năng gây ung thư có nồng độ trên 5% về khối lượng:

4-Aminobiphenyl và/hoặc muối của nó, Benzotrichloride, Benzidine và/hoặc các muối, Bis (clorometyl) ete, Clometyl metyl ete, 1,2-Dibrometan, Dietyl sulphat, Dimetyl sulphat, Dimetylcarbamoyl clorit, 1,2-Dibrom-3-cloropropan, 1,2-Dimetylhydrazin, Dimetylnitrosamin, Hexametylphosphoric triamit, Hydrazin, 2-Naphtylamin và/hoặc muối của, 4-Nitrodiphenyl and 1,3-Propanesultone

0,5

30

Sản phẩm dầu mỏ:

(a) Xăng và xăng naphta

(b) Dầu kerosen (bao gồm cả nhiên liệu động cơ)

(c) Dầu đốt (bao gồm cả diesel nhiên liệu, dầu đốt lò và các hỗn hợp dầu nhiên liệu)

2500,0

31

Acrylonitril

20,0

32

Hidro selenit

1,0

33

Nickel tetracacbonyl

1,0

34

Ôxy diflorit

1,0

35

Pentaboran

1,0

36

Selenium hexaflorit

1,0

37

Stibin (antimony hydril)

1,0

38

Sulphua dioxit

20,0

39

Tellurium hexaflorit

1,0

40

2.2-Bis(tert-butylperoxy) butan (>70%)

5,0

41

1.1-Bis(tert-butylperoxy) xyclohexan (>80%)

5,0

42

tert-butyl peroxy acetat (>70%)

5,0

43

tert-butyl peroxy isobutyrate (>80%)

5,0

44

tert-butylperoxy isopropylcarbonat (>80%)

5,0

45

tert-butylperoxy maleat (>80%)

5,0

46

tert-butylperoxy pivalat (>77%)

5,0

47

Dibenzyl peroxydicarbonat (>90%)

5,0

48

Dietyl peroxydicarbonat (>30%)

5,0

49

2.2 Dihydroperoxypropan (>30%)

5,0

50

Di-isobutyryl peroxit (>50%)

5,0

51

Di-n-propyl peroxydicarbonat (>80%)

5,0

52

Di-sec-butyl peroxydicarbonat (>80%)

5,0

53

3.3.6.6.9.9-Hexametyl-1.2.4.5-tetroxacyclononat (>75%)

5,0

54

Metyl ethyl ketone peroxit (>60%)

5,0

55

Metyl isobutyl keton peroxit (>60%)

5,0

56

Peraxetic axit (>60%)

5,0

57

Natri clorat

25

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

Tên hóa chất

Mã số Hải quan

Cồn etylic và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ

2207 20

Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo

2503

Amiăng (Asbestos)

2524

- Bột mi ca

2525 20

-Talk đã nghiền, hoặc làm thành bột

2526 20

Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao; các sản phẩm tương tự, có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm

2707

- Benzen

2707 10

- Toluen

2707 20

- Xylen

2707 30

- Naphthalen

2707 40

- Phenol

2707 60

Nhựa chưng (hắc ín) và than cốc nhựa chưng, thu được từ hắc ín than đá hoặc hắc ín khoáng chất khác

2708

- Chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)

2710 91

- Loại khác

2710 90

Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác

2711

- Khí thiên nhiên

2711 11

- Propan

2711 12

- Butan

2711 13

- Etylen, propylen, butylen và butadien:

2711 14

- Khí thiên nhiên

2711 21

Flo, clo, brom và iot

2801

- Clo

2801 10

- Iot

2801 20

- Flo, brom

2801 30

Lưu huỳnh thăng hoa hoặc kết tủa; lưu huỳnh dạng keo

2802

Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác

2804

- Hydro

2804 10

- Argon

2804 21

- Loại khác

2804 29

- Nitơ

2804 30

- Oxy

2804 40

- Boron; tellurium

2804 50

- Phospho

2804 70

- Arsenic

2804 80

- Selennium

2804 90

Kim loại kiềm hoặc kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandium và yttrium, đã hoặc chưa pha trộn hoặc tạo hợp kim với nhau; thủy ngân

2805

- Natri

2805 11

- Kim loại đất hiếm, scandium và yttrium, đã hoặc chưa pha trộn hoặc tạo hợp kim với nhau

2805 30

- Thủy ngân

2805 40

Hydro clorua (hydrocloric acid); axit closulfuric

2806

- Hydro clorua (hydrochloric acid)

2806 10

- Axit closulfuric

2806 20

Axit sunfuric; axit sulfuric bốc khói (oleum)

2807

Axit nitric; axit sulfonitric

2808

Diphosphorous pentaoxide; axit phosphoric; axit polyphosphoric đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

2809

- Diphosphorous pentaoxide

2809 10

- Axit phosphoric và axit polyphosphoric:

2809 20

Oxit Boron; axit boric

2810

Axit vô cơ khác và các hợp chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại

2811

- Hydro florua (hydroflouric acids)

2811 11

- Lưu huỳnh dioxit

2811 23

Halogenua và Oxit halogenua của phi kim loại

2812

- Clorua và oxit clorua

2812 10

- Loại khác

2812 90

Sulfua của phi kim loại; Phopho trisulfua thương phẩm

2813

- Carbon disulfua

2813 10

- Loại khác

2813 90

Amoniac, dạng khan hoặc dạng dung dịch nước

2814

Natri hydroxit (xút ăn da); kali hydroxit (potash ăn da); natri peroxit hoặc kali peroxit

2815

Magie hydroxit và magie peroxit; oxit, hydroxit và peroxit của stronti hoặc bari

2816

Hydrazine và hydroxylamine và các muối vô cơ của chúng; các loại bazơ vô cơ; các oxit, hydroxit và peroxit kim loại khác

2825

Florua; florosilicat, floroaluminat và các loại muối flo phức khác

2826

Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iot và iot oxit

2827

Hypoclorit; canxi hypoclorit thương phẩm; clorit; hypobromit

2828

Clorat và peclorat; bromat và pebromat; iotdat và peiodat

2829

Sunfua; polysunfua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

2830

Dithionit và sulfosilat

2831

Sulfit; thiosulfat

2832

Nitrit; nitrat

2834

Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

2935

- Phosphinat (hypophosphit) và phosphonat (phosphit)

2835 10

- Phosphat:

 

- Của mono hoặc

2835 22

- Của trinatri

2835 23

- Của kali

2835 24

- Canxi hydrogenorthophosphate (dicalcium phosphate)

2835 25

- Canxi phosphat khác

2835 26

- Loại khác

2835 29

- Poly phosphat:

 

- Natri triphosphat (natri tripolyphosphat)

2835 31

- Loại khác:

2835 39

Xyanua, xyanua oxit và xyanua phức

2837

Fulminat, xyanat và thioxyanat

2838

Borat; peroxoborat (perborat)

2840

Muối của axit oxometalic hoặc axit perxometalic

2841

- Aluminat

2841 10

- Kẽm hoặc chì cromat

2841 20

- Natri dicromat

2841 30

- Cromat và dicromat khác; peroxocromat

2841 50

- Manganit, manganat và permanganat:

 

- Kali permanganat

2841 61

- Loại khác

2841 69

- Molipdat

2841 70

- Vonframat

2841 80

- Hợp chất vàng

2843 30

- Hợp chất khác; hỗn hống

2843 90

Các nguyên tố hóa học phóng xạ và các đồng vị phóng xạ (kể cả các nguyên tố hóa học và các đồng vị có khả năng phân hạch hoặc làm giàu) và các hợp chất của chúng; hỗn hợp và các phế liệu có chứa các sản phẩm trên

2844

- Uran đã được làm nghèo tới U 235 và các hợp chất của nó; thori và các hợp chất của nó; hợp kim, các chất tán xạ (kể cả gốm kim loại), sản phẩm gốm kim loại và các chất hỗn hợp chứa uran đã được làm nghèo tới U235, thori hay các hợp chất của các sản phẩm trên

2844 30

Hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại đất hiếm, của yttrium hoặc của scandi, hoặc của hỗn hợp các kim loại này

2846

- Hợp chất cerium

2846 10

- Loại khác

2846 90

Hydro peroxit, đã hoặc chưa làm rắn bằng ure

2847

Phosphua, đã hoặc chưa xác định vế mặt hóa học, trừ phosphua sắt

2848

Carbua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

2849

Hydrua, nitrua, azide, silicua và borua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ các hợp chất carbua của nhóm 2849

2850

Hydrocarbon mạch hở

2901

Hydrocarbon mạch vòng

2902

Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon

2903

- Clometan (Clorua metyl) và cloetan (clorua etyl)

2903 11

- Dicloromethane (metylen clorua)

2903 12

- Cloroform (trichloromethane)

2903 13

- Carbon tetraclorua

2903 14

- 1,2-Dichloroethane (etylen điclorua)

2903 15

- Loại khác

2903 19

- Vinyl clorua (cloetylen)

2903 21

- Trichloroethylene

2903 22

- Tetrachloroethylene (perchloroethylene)

2903 23

- Loại khác

2903 29

- Dẫn xuất flo hóa, brom hóa hoặc iot hóa của hydrocarbon mạch hở

2903 30

- Trichlorofluoromethane

2903 41

- Dichlorodifluoromethane

2903 42

- Trichlorotrifluoroethanes

2903 43

- Dichlorotetrafluorethanes và chloropentafluoroethane

2903 44

- Các dẫn xuất khác đã halogen hóa hoàn toàn chỉ với flo và clo

2903 45

- Bromochlorodiflouromethane, bromotrifluoromethane và dibromotetrafluoroethanes

2903 46

- Các dẫn xuất halogen hóa hoàn toàn khá

2903 47

- Loại khác

2903 49

- Dẫn xuất đã halogen hóa của hydrocarbon cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic:

 

- 1,2,3,4,5,6 – hexachlorocyclohexane

2903 51

- Loại khác

2903 59

Dẫn xuất đã halogen hóa của hydrocarbon thơm:

 

- Chlorobenzene, o-dichlorobenzene và p-dichlorobenzene

2903 61

- Hexachlorobenzene và DDT (1,1,1- trichloro-2,2-bis (p-chlorophenyl) ethane)

2903 62

- Loại khác

2903 69

Dẫn xuất sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của hydrocarbon, đã hoặc chưa halogen hóa

2904

Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, đã sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng

2905

Phenol; rượu-phenol

2907

Dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của phenol hoặc của rượu-phenol

2908

- Dẫn xuất chỉ được halogen hóa, muối của chúng

2908 10

- Dẫn xuất chỉ được sulfo hóa, muối và este của chúng

2908 20

- Loại khác

2908 90

Ete, rượu-ete, phenol-ete, phenol-rượu-ete, peroxit rượu, peroxit ete, peroxit xeton, (đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), và các dẫn xuất halogen hóa, sulfonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên

2909

Epoxit, rượu epoxy, phenol epoxy, ete epoxy có vòng ba cạnh và các dẫn xuất đã halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng

2910

Axetal và hemiaxetal, có hoặc không có chức oxy khác và các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng

2911

Aldehyt, có hoặc không có chức oxy khác; polyme mạch vòng của aldehyt; paraformaldehyde

2912

Xeton và quinon, có hoặc không có chức oxy khác, dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng

2914

Axit carboxylic đơn chức, no, mạch hở và các alhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên

2915

- Axit fomic, muối và este của nó:

 

- Axit fomic

2915 11

- Muối của axit fomic

2915 12

- Este của axit fomic

2915 13

- Axit axetic và muối của nó; alhydric axetic:

 

- Axit axetic

2915 21

- Natri axetat

2915 22

- Coban axetat

2915 23

- Alhydrit axetic

2915 24

- Loại khác

2915 29

- Este của axit axetic:

 

- Etyl axetat

2915 31

- Vinyl axetat

2915 32

- N-butyl axetat

2915 33

- Isobutyl axetat

2915 34

- 2 - Etoxyetyl axetat

2915 35

- Loại khác

2915 39

- Axit mono-, di- hoặc tricloaxetic, muối và este của chúng

2915 40

- Axit propionic, muối và este của chúng

2915 50

- Axit butanoic, aixt pentanoic, muối và este của chúng

2915 60

- Axit palmitic, axit stearic, muối và este của chính

2915 70

- Loại khác

2915 90

Axit carboxylic đa chức, các alhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên

2917

- Axit polycarboxylic đơn chức mạch hở, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng, các dẫn xuất của các chất trên:

 

- Axit oxalic, muối và este của nó

2917 11

- Axit adipic, muối và este của nó

2917 12

- Axit azelaic, axit sebacic, muối và este của chúng

2917 13

- Alhydrit maleic

2917 14

- Loại khác

2917 19

- Axit carboxylic đa chức cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên

2917 20

- Axit carboxylic thơm đa chức, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:

 

- Dibutyl orthophthalates

2917 31

- Dioctyl orthophthalates

2917 32

- Dinonyl hoặc didecyl orthophthalates

2917 33

- Este khác của các axit orthophthalates

2917 34

- Alhydrit phthalic

2917 35

- Axit terephthalic và muối của nó

2917 36

- Dimethyl terephthalate

2917 37

- Loại khác

2917 39

Axit carboxylic có thêm chức oxy và các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên

2918

- Axit carboxylic có chức rượu nhưng không có chức oxy khác, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất của các chất trên

 

- Axit lactic, muối và este của nó

2918 11

- Axit tactaric

2918 12

- Muối và este của axit tactaric

2918 13

- Axit citric

2918 14

- Muối và este của axit citric

2918 15

- Axit gluconic, muối và este của nó

2918 16

- Loại khác

2918 19

- Axit carboxylic có chức phenol nhưng không có chức oxy khác, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:

 

- Axit salicylic và muối và este của nó

2918 21

- Axit o-axetylsali cylic, muối và este của nó

2918 22

- Este khác của axit salicylic và muối của nó

2918 23

- Loại khác

2918 29

- Axit carboxylic có chức aldehyt hoặc chức xeton nhưng không có chức oxy khác, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên

2918 30

- Loại khác

2918 90

Este của axit vô cơ khác của các phi kim loại (trừ este của hydro halogenua) và muối của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên

2920

Hợp chất chức amin

2921

Hợp chất amino chức oxy

2922

Hợp chất chức carboxyamit; hợp chất chức amit của axit carbonic

2924

Hợp chất chức nitril

2926

Hợp chất diazo-, azo hoặc azoxy

2927

Dẫn xuất hữu cơ của hydrazin hoặc của hydroxylamin

2928

Hợp chất chức nitơ khác

2929

Hợp chất lưu huỳnh – hữu cơ

2930

Hợp chất vô cơ - hữu cơ khác

2931

Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố oxy

2932

Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố nitơ

2933

Bột nổ đẩy

3601

Thuốc nổ đã điều chế, trừ bộ nổ đẩy

3602

Hợp kim Xeri – sắt và các hợp kim tự cháy, dẫn lửa khác ở mọi dạng; các sản phẩm làm từ vật liệu dễ cháy như đã ghi trong chú giải 2 của chương này

3606

- Nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu ga hóa lỏng đựng trong thùng dùng để bơm hoặc bơm lại ga bật lửa, có dung tích không quá 300 cm3

3606 10

- Loại khác

3606 90

Các loại alkylbenzen hỗn hợp và các loại alkylnaphthalen hỗn hợp, trừ các chất thuộc nhóm 27.07 hoặc nhóm 29.02

3817 00

- Nhựa từ dầu mỏ, nhựa curmaron, nhựa inden hoặc nhựa curmaron-inden và polyterpen

3911 10

1 367 07/07/2023