Số: 142/2013/NĐ-CP [NGHỊ ĐỊNH] Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

1 436 03/07/2023


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 142/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.

4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;

c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;

d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;

e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;

h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;

i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;

m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;

n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 3. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính

1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Chương 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 4. Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 5. Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

Điều 6. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ trên 50 kW đến dưới 2.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW đến dưới 10.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kW đến dưới 40.000 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kW đến dưới 50.000 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.

9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm trở lên.

10. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Khoản 10 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 7. Vi phạm quy định của Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;

b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;

c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;

e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 8. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan nước dưới đất theo quy định của Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;

b) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

c) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cho mượn, cho thuê giấy phép để hành nghề khoan nước dưới đất;

b) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật;

c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 9. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về hồ chứa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với hồ chứa có dung tích dưới 1.000.000 m3:

a) Không lập hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định hoặc không bàn giao mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ chứa cho Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;

c) Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định;

d) Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa hoặc không thực hiện điều tiết nước hàng năm của hồ chứa theo kế hoạch.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3 đến dưới 100.000.000 m3.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3 trở lên.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;

b) Không thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác.

Điều 11. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện cung cấp số liệu quan trắc, dự báo liên quan đến vận hành hồ, lưu lượng đến hồ theo quy định;

b) Không thực hiện quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn để phục vụ yêu cầu quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo quy định;

c) Không thực hiện quan trắc, đo đạc mực nước hồ, lưu lượng xả hoặc không tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, mực nước hồ phục vụ vận hành hồ chứa.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.

3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ.

4. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ tương ứng với các thời kỳ theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.

5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.

Điều 12. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên.

9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị mà hệ thống đó chưa có Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại Điểm a của các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.

10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Điều 13. Vi phạm quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, chất lượng nước theo quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;

b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;

c) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;

b) Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 14. Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;

b) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;

c) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

d) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác theo quy định;

đ) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.

6. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do cơ quan nhà nước quy định.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các Khoản 6, 7 và Khoản 8 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Điều 15. Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

b) Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;

b) Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;

b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

6. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 16. Vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án hoặc không trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

3. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ra gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè trên sông gây cản trở dòng chảy.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch gây cản trở dòng chảy.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;

b) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 19. Vi phạm quy định về phòng, chống xâm nhập mặn

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất gây xâm nhập mặn các nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy gây xâm nhập mặn các nguồn nước.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước khi thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 20. Vi phạm quy định về phòng, chống sụt, lún đất và phòng, chống sạt, lở bờ, bãi song

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất khi khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, thăm dò khoáng sản; khoan thăm dò địa chất, dầu khí.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiếp tục tiến hành thăm dò, khai thác nước dưới đất khi xảy ra sụt, lún đất;

b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục, không báo cáo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất;

c) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, giao thông thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ gây sạt, lở, làm ảnh hưởng đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gây ra.

Điều 21. Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với các quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Chương 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 22. Vi phạm quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:

1. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 23. Vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công Đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực

1. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được thăm dò trước khi thực hiện, cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.

3. Phạt tiền đối với hành vi báo cáo sai quá 10% giữa khối lượng thực tế thi công thăm dò khoáng sản so với khối lượng nêu trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Phạt tiền đối với hành vi đã thi công hết khối lượng thăm dò và đã hết thời hạn quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Phạt tiền đối với hành vi sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Phạt tiền đối với hành vi thi công Đề án thăm dò khoáng sản mà không đáp ứng đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

c) Không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

d) Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% tổng dự toán trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 7 Điều này.

Điều 24. Vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích đã thăm dò bên ngoài ranh giới vượt đến 10% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:

1. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 26. Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 09 (chín) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 09 (chín) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 12 (mười hai) tháng đến 16 (mười sáu) tháng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 27. Vi phạm các quy định khác về thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định hoặc thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích thăm dò ngoài ranh giới vượt quá 10% trở lên so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;

d) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc thăm dò khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu mẫu vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Vi phạm các quy định về xây dựng cơ bản mỏ, báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện.

2. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; không đăng ký ngày bắt đầu khai thác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm từ 15 (mười lăm) ngày đến dưới 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo;

b) Không lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong khu vực được phép khai thác khoáng sản.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

5. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo kế hoạch, khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong phạm vi khu vực được phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Đối với hành vi không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.

Điều 29. Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi đến 10% tổng diện tích hoặc tổng độ cao của khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ khoáng sản đã khai thác trong diện tích vượt ra ngoài phạm vi hoặc độ cao của khu vực được phép khai thác đối với một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 (một) đến 03 (ba) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi, độ cao được phép khai thác về trạng thái an toàn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 30. Vi phạm các quy định về thiết kế mỏ

1. Phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi khai thác khoáng sản không đúng công nghệ khai thác, phương pháp khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ được phê duyệt theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tại cùng một thời điểm ký hợp đồng làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên;

b) Không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;

c) Bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c, d, đ và Điểm e Khoản 3 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác

1. Phạt tiền đối với hành vi không quản lý, lưu giữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với các hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, cát ở biển, khai thác nước nóng, nước khoáng) như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với các hành vi không lập bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

4. Phạt tiền đối với hành vi không gửi hoặc gửi kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép chậm quá 30 (ba mươi) kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoảng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về công suất được phép khai thác

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt đến 10% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 10% đến 20%, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 20% đến 50% cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 210.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đã khai thác vượt quá so với công suất được phép khai thác trong Giấy phép khai thác khoáng sản;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra.

Điều 34. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho dự án, công trình khác;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:

1. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định Khoản 1 Điều này.

3. Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 36. Vi phạm quy định về nghĩa vụ khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

3. Đối với hành vi không nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.

Điều 37. Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;

c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;

e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khi Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc khai thác khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản; khai thác vượt quá 50% trở lên đến 100% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 230.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc khai thác vượt quá 100% trở lên so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;

c) Từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác nước khoáng;

d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với các trường hợp đã quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép đã chấm dứt hiệu lực.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Điều 39. Vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 40. Vi phạm quy định sử dụng thông tin về khoáng sản

1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin về khoáng sản để lập đề án thăm dò khoáng sản hoặc dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà thông tin đó không do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản (trừ trường hợp đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định).

Điều 41. Vi phạm quy định báo cáo khoáng sản phát hiện mới trong quá trình điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 42. Vi phạm quy định trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không đúng với đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 (ba mươi) ngày;

d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.

Điều 43. Vi phạm các quy định khác về quản lý khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm được xác định trong dự án đầu tư đã phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Chương 4. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Điều 44. Thẩm quyền của Thanh tra

1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 45. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c, e và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành khác

1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.

Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế các Nghị định của Chính phủ: số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Điều 49. Điều khoản chuyển tiếp

1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.

2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.

Điều 50. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

1 436 03/07/2023