SBT Ngữ Văn 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4 - Kết nối tri thức

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 279 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.12-21) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

Hai câu trên, tác giả đã viết với sự thúc đẩy của niềm cảm hứng về tình nhân ái và khát vọng sống của những con người cùng khổ - điều họ chưa bao giờ đánh mất dù gặp hoàn cảnh bi đát thế nào

Từ đây, tác giả thể hiện sự trân trọng những con người ấy và đó chính là chủ đề của truyện

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Các chi tiết nói về sự sốt ruột của Tràng khi đợi bà cụ Tứ có ý nghĩa như thế nào trong mạch truyện?

Trả lời:

Các chi tiết:

- “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết”

- “Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà”

→ Các chi tiết mang tính chất “thắt nút”, tạo sự đợi chờ, hồi hộp ở người đọc, đưa người đọc hòa nhập vào trạng thái tâm lí của nhân vật Tràng (và của người “vợ nhặt”) để sau đó cảm nhận được sự sâu sắc về nét đẹp trong cách ứng xử của bà cụ Tứ trước một sự việc bất ngờ.

Trả lời:

- Nhà văn chú ý miêu tả sự thay đổi của các nhân vật qua các phương diện như diện mạo, tâm trạng và cách ứng xử.

- Việc nhấn mạnh những thay đổi qua các phương diện đó thể hiện được sự thay đổi, biến chuyển của nhân vật toàn diện từ ngoài vào trong. Làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của tác giả.

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chọn phân tích một đoạn văn mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?

Trả lời:

- Chọn đoạn văn “Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu…làm ăn có cơ khấm khá hơn.”

- Đoạn văn trên có người kể chuyện là tác giả nhưng trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của Tràng, đưa ra những suy nghĩ, quan sát của Tràng về mẹ và người vợ. Đây có thể xem đoạn văn thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong.

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét khát quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

Trả lời:

- Tác giả đã xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23 – 34) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích sự thay đổi điểm nhìn trần thuật ở một đoạn văn mà bạn cho là nổi bật. Theo bạn sự thay đổi điểm nhìn như vậy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

- Đoạn văn:

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bang khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miếng đắng, long mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rung mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn!

- Sự thay đổi điểm nhìn từ tác giả sang điểm nhìn là Chí Phèo khiến cho người đọc có cảm giác chân thực, thấy được cụ thể tâm trạng cái nhìn của nhân vật chính.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong tác phẩm một số ví dụ minh chứng cho sự kết nối rất đặc biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. Hãy phân tích các ví dụ đó.

Trả lời:

- Một số câu văn:

+ Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện nhắc cho hắn nhớ…

+ Là vì lúc đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng; cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình…

→ Người kể chuyện và lời nhân vật được đan xen, kết hợp với nhau nhằm bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: “Ai cho tao lương thiện?” – Câu nói này giúp bạn hiểu như thế nào về số phận bi kịch của Chí Phèo.

Trả lời:

- Qua câu nói, em hiểu được rằng khát khao sự uất hận đến cùng cực khi bị chối bỏ, bị bỏ rơi, không ai cho Chí quay lại quyền được sống làm một con người đúng nghĩa. Bi kịch của sự bị từ chối, bị khước từ quyền làm người.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra mối liên hệ giữa phần mở đầu và phần kết thúc tác phẩm. Mối liên hệ đó thể hiện cách nhà văn Nam Cao nhìn nhận về hiện tượng Chí Phèo như thế nào?

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm đó là hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí cũng bị vứt bỏ ở đó và khi Thị nhìn xuống cái bụng của mình và nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Thể hiện tương lai không xa sẽ lại có một đứa bé Chí khác ra đời và lặp lại cuộc đời đó.

- Từ mối liên hệ đó, tác giả Nam Cao đã nhìn nhận không chỉ có một mình Chí Phèo mà ngoài kia hiện tại và tương lai sẽ còn rất nhiều con người như vậy nữa.

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng các đại từ xưng hô trong tác phẩm. Cách sử dụng đó cho biết điều gì về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao?

Trả lời:

- Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tác phẩm rất linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể sẽ có cách xưng hô khác nhau với mỗi nhân vật:

+ Gọi Chí Phèo: Ví dụ

* Làng Vũ Đại

+ Nó.

+ Hắn.

+ Thằng.

+ Cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra. (tr11)

+ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc. (tr46)

* Lý Cường

+ Mày.

+ Cái thằng không cha, không mẹ.

+ Mày muốn lôi thôi gì?

+ Cái thằng không cha, không mẹ này! (tr13)

* Bá Kiến

+ Anh Chí, anh.

+ Chí Phèo.

+ Nói trống.

+ Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

+ Chí Phèo đấy hở?

→ Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc của Nam Cao, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tạo rõ các tình huống với các sắc thái vị thế khác nhau.

Câu 7 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận định khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

* Giá trị nội dung

- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.

- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

→ Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.

* Giá trị nghệ thuật

- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc.

Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.48 - 53) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn.

Trả lời:

Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm Nhỏ - một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trả lời:

- Có hệ thống điểm nhìn linh hoạt.

- Ví dụ cụ thể:

“Y hệt, ông già Năm Nhỏ cũng có nhà mà không về được. Đã đau quá trời đất rồi, cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu,..”

→ Điểm nhìn thay đổi từ ông già Năm Nhỏ đến những người xung quanh khi nghi ngờ ông Năm Nhỏ giết con.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ở phần cuối truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Trả lời:

Theo em đây không phải là một lời nói ngẫu nhiên thoáng qua. Mà nhằm thể hiện điều tác giả muốn gửi gắm về những con người mảnh đất này, họ quá nhân hậu, tốt bụng. Đây là điều đáng quý nhưng vào một số chuyện sẽ gây phiền hà, rắc rối cho người khác.

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.

Trả lời:

Theo em sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực. Về tích cực sẽ giúp mang lại dấu ấn cho tác phẩm thể hiện rõ tình yêu về quê hương. Nhưng nó sẽ mang lại tiêu cực đó là số lượng tiếp cận sẽ thu hẹp vì nếu không được chú thích cụ thể thì người đọc ở nơi khác sẽ không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.18 - 19), đoạn từ " Hắn chắp hai tay sau lưng" đến "tu sửa lại căn nhà." và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định những dấu hiệu chứng tỏ câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba.

Trả lời:

- Sử dụng các từ ngữ xưng hô: hắn, người mẹ, vợ hắn.

→ Ngôi kể thứ ba, người kể đứng ngoài câu chuyện.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Làm rõ sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật trong mạch trần thuật của đoạn trích.

Trả lời:

- Câu văn có sự chuyển đổi điểm nhìn:

“Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.”

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vì sao nhân vật Tràng lại “thấm thía cảm động” trước những gì “đơn giản bình thường” mà anh chứng kiến? Theo em sự chuyển biến tâm lí này có chân thực không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật Tràng có cảm xúc như vậy vì: Lần đầu tiên Tràng có thể chạm lấy tới tình thương, cảm thấy niềm hạnh phúc mới mẻ, lạ lẫm khi ý thức được giá trị thiêng liêng của hai tiếng “gia đình”.

- Theo em sự chuyển biến tâm lí này rất chân thực đúng với thực tế. Vì đứng trước những điều hạnh phúc mới mẻ lạ lẫm thì con người chắc chắn có sự chuyển biến.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: So sánh đoạn trích này với đoạn miêu tả tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu trong truyện ngắn Chí Phèo để thấy được nét tương đồng trong cái nhìn về con người giữa hai nhà văn.

Trả lời:

- Nét tương đồng: Cái nhìn về con người của hai nhà văn đều hướng tới cái tốt đẹp của con người, tâm hồn bên trong. Đứng trong hoàn cảnh đói khổ như nhân vật Tràng khi có vợ cảm nhận được tình thương yêu vun vén gia đình thì đều có sự chuyển biến tâm lí mạnh mẽ. Hay như Chí Phèo từ một kẻ được ví như quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào cũng chìm trong cơn say, khi xuất hiện Thị Nở thì Chí cũng có những bước chuyển biến lớn, lần đầu hắn tỉnh rượu để nghe được những thanh âm của cuộc sống và hắn sợ rượu, sợ cuộc sống hiện tại, hắn muốn thay đổi muốn sống đúng nghĩa là con người.

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích cho biết điều gì về cách nhìn cuộc sống và thái độ của nhà văn Kim Lân đối với những người nghèo khổ?

Trả lời:

Đoạn trích mang giá trị nhân đạo hết sức cao cả, thể hiện cách nhìn thực tế và thái độ đầy tình thương, sự cảm thông, khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của những người nghèo khổ.

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23), đoạn từ “Hắn vừa đi vừa chửi” đến “không ai biết” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu ấn tượng chung của bạn về đoạn văn.

Trả lời:

Ấn tượng chung: Lột tả một cách sâu sắc số phận bất hạnh của Chí Phèo: bi kịch một con người sinh ra làm người nhưng bị tước mất quyền làm người. Đằng sau bi kịch ấy là một tâm trạng đau đớn quằn quại, uất ức và bế tắc của nhân vật.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng tới. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Đối tượng: đó là “trời”, “đời”, “làng Vũ Đại’, “ai không chửi nhau với hắn”, “người đẻ ra hắn”.

- Việc đưa ra chi tiết mang ý nghĩa: bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ đang mong muốn được hòa nhập với mọi người. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và người dân làng Vũ Đại.

Trả lời:

- Dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai quan tâm và coi như không nói mình… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người của hắn dù là hình thức hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không ai đáp lại.

→ Mối quan hệ: Cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn nên sơ đồ hóa như thế nào về mối quan hệ giữa ba yếu tố chính làm nên nội dung của đoạn văn: Chí Phèo, chửi và rượu?

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua việc kết nối câu đầu với ba câu cuối đoạn văn, bạn rút ra được nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật, rộng ra là cách tổ chức câu chuyện thành truyện kể của nhà văn Nam Cao.

Trả lời:

Cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Nam Cao rất độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật khi bắt đầu đoạn văn mở đầu bằng tiếng chửi khi kết thúc đưa ra sự nghi vấn về bố mẹ của Chí Phèo, đó cũng chính là sự đáng thương của Chí dần dần mở ra lí do của những tiếng chửi mà không ai đáp lại.

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nội dung trọng tâm của đoạn trích là gì?

Trả lời:

Nội dung trọng tâm: Vợ nhặt đã sáng tạo ra một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích có phát hiện gì đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt? Bạn nhận xét như thế nào về phát hiện đó.

Trả lời:

- Phát hiện đáng chú ý là: Hành động liều lĩnh của cả hai nhân vật Tràng và thị đã tạo thành một gia đình thời tao loạn.

→ Đây là một phát hiện đặc biệt, góc nhìn mới lạ của tác giả về những người lao động bị dồn vào đường cùng.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc nêu bằng chứng của tác giả có đặc điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

Đặc điểm của những bằng chứng: Đưa ra bằng chứng cùng với lời nhận xét, suy ra của chính tác giả, tạo nên sự liên kết giữa các bằng chứng.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét về cách mở và kết đoạn của tác giả.

Trả lời:

Phần mở đầu tác giả đưa ra lời gợi mở về nội dung chính của vấn đề tác giả muốn trình bày là tình huống độc đáo và kết đoạn tác giả nêu cụ thể về vấn đề độc đáo là tâm lí người lao động bị dồn vào đường cùng.

Bài tập 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung chính: Tâm trạng đau khổ dằn vặt của nhân vật Hộ khi phải viết văn bán kiếm tiền, chạy theo xu hướng chứ không vì những giá trị cao cả.

- Theo em việc tóm tắt này khó vì nếu không đọc cả tác phẩm sẽ không hiểu được nhân vật “hắn” này là ai và hoàn cảnh đang như thế nào.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua đoạn trích bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Trả lời:

Tác giả lựa chọn điểm nhìn linh hoạt giữa người kể chuyện và nhân vật chính. Lời thì là lời của người kể chuyện nhưng lại bộc lộ cảm xúc sâu bên trong của chính nhân vật. Tạo nên sự sinh động, thực tế của câu chuyện.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ đâu? Qua nỗi buồn ấy, bạn đánh giá nhân vật này là người như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ việc vì đồng tiền vì gia đình phải sáng tác văn chương theo xu thế, thị trường chứ không mang lại giá trị vốn có.

- Qua đó, em thấy nhân vật vừa là người biết suy nghĩ cho gia đình vừa có sự nghiêm túc với nghề sáng tác văn chương. Có ý thức sâu sắc về việc phải tạo ra giá trị.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”

Trả lời:

- Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét khái quát về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nhiều kiểu câu trong đoạn trích.

Trả lời:

- Việc sử dụng nhiều kiểu câu – câu hỏi, câu cảm thán, câu trần thuật trong đoạn trích tạo nên sự sinh động, thu hút cho đoạn trích. Từ đó người đọc sẽ đi theo được những dòng cảm xúc của chính nhân vật, đắm mình vào trong nó trọn vẹn.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết trang 8

Nói và Nghe trang 8

1 279 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: