SBT Ngữ Văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 37, 38, 39 - Cánh diều

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Bài tập tiếng Việt trang 37, 38, 39 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 178 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 37, 38, 39 - Cánh diều

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:

Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tạo mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lãm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (lim dim mắt; rên lên,...).

– Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe.

– Sử dụng nhiều từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm (anh Chị ơi!; đấy thôi,...). Sử dụng nhiều câu tỉnh lược (Lại say rồi!, Về bây giờ thế?,...).

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chi Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tao không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cải này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

– Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiếng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

a) Sử dụng nhiều lớp từ khẩu ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm thán, cách xưng hô không cân xứng về vị thế giao tiếp, thiếu tính chuẩn mực; tình huống giao tiếp là cuộc đối thoại căng thẳng, dễ gây xung đột bằng những từ ngữ đối thoại tiêu cực.

b) Sử dụng từ khẩu ngữ tỉnh thái (chà chà...); ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (chặc lưỡi); cách xưng hô thứ bậc trên dưới rõ ràng về vị thế giao tiếp, có tính chuẩn mực (dạ bẩm; thầy, tôi); tinh huống giao tiếp là cuộc đối thoại trang nhã, lịch sự, tích cực.

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Từ ngữ nào trong đoạn trích sau đây cho thấy đó là dấu hiệu biểu đạt của ngôn ngữ nói?

– Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?

– Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

– Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:

– Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chứ?

– Vâng, tôi vẫn định thế

– Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

– Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

– Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

– Trong nửa tháng! Chà!

(Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (bĩu môi; Chà,...),

– Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe.

– Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm (Thôi, biết bao lần rồi!; Chà!....).

– Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, câu đặc biệt (Sao!; Trong nửa tháng! Chà)

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết có trong đoạn trích sau:

“Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. (Phạm Văn Tình)

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết).

– Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói / người viết; người nghe / người đọc vắng mặt trên văn bản.

– Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ).

– Không sử dụng ngữ chuyên ngành mang phong cách ngôn ngữ khoa học.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu trang 21

III. Bài tập viết và nói - nghe trang 40, 41, 42, 43

1 178 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: