SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7 (Cánh diều): Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Với giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDQP 10 Bài 7

1 3407 lượt xem
Tải về


Giải Sách bài tập GDQP 10 Bài 7: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Cánh diều

Câu 7.1 trang 34 SBT GDQP 10: Trong lúc làm việc, quân nhân gọi và xưng hô với nhau như thể nào

A. Gọi bằng “đồng chí” và xưng tên của mình

B. Gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi”

C. Gọi bằng “đồng chí” và xưng “mình”

D. Gọi và xưng hô tuỳ theo tuôi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7.2 trang 34 SBT GDQP 10: Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân xưng hô với nhau như thế nào?

A. Có thể xưng hô với nhau theo tập quán thông thường

B. Vẫn phải xưng hô với nhau như lúc làm việc

C. Vẫn phải xưng hô như lúc làm việc đối với thủ trưởng

D. Chỉ xưng hô với nhau theo tập quán thông thường đối với các quân nhân trong một gia đình

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7.3 trang 34 SBT GDQP 10: Đối với cấp trên, quân nhân có thể gọi là

A. thủ trưởng.

B. chỉ huy.

C. lãnh đạo.

D. chỉ huy trưởng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7.4 trang 34 SBT GDQP 10: Khi nhận lệnh của cấp trên hoặc trao đổi công viêc xong quân nhân phải

A. nói “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

B. nói “vâng”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

C. nói “đồng ý”, nếu chưa đồng ý phải hỏi lại.

D. nói “nhất trí”, nếu chưa nhất trí phải hỏi lại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7.5 trang 35 SBT GDQP 10: Trong điều kiện bình thường, chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân gồm:

A. Thức dậy; đọc báo, nghe tin; thể dục sáng; học tập; điểm danh, điểm quân số; treo Quốc kì; ăn uống; thể thao, tăng gia sản xuất; ngù nghi.

B. Thức dậy; kiểm tra sáng; đọc báo, nghe tin; thể dục sáng; học tập; điểm danh, điểm quân số; treo Quốc kì; ăn uống; thể thao, tăng gia sản xuất; ngù nghi.

C. Thức dậy; thể dục sáng; treo Quốc kì; kiểm tra sáng; học tập; ăn uống; bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị; thể thao, tăng gia sản xuất; đọc báo, nghe tin; điểm danh, điểm quân số; ngù nghi.

D. Thức dậy; bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị; đọc báo, nghe tin; thể dục sáng; học tập; điểm danh, điểm quân số; treo Quốc kì; ăn uống; thể thao, tǎng gia sản xuất; ngù nghi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7.6 trang 35 SBT GDQP 10: Trang phục của quân nhân gồm:

A.trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ.

B. trang phục dự lễ, trang phục thường dùng,trang phục nghiêp vu, trang phục công tác.

C.trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác.

D. trang phục dự lễ, trang phục thuờng dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 7.7 trang 35 SBT GDQP 10: Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:

A. lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông, trang phục chuyên dùng.

B. lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông, trang phục thuờng dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông, trang phục chuyên dùng.

C. lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông, trang phục thưòng dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông.

D. trang phục thường dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông, trang phục chuyên dùng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7.8 trang 35 SBT GDQP 10: Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, cô giáo phân công học sinh thảo luận theo cặp câu hỏi: Bộ đội ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam có chào và xưng hô giống nhau không? Hai bạn Minh và Quân có ý kiến như sau:

- Quân: Không giống nhau vì mỗi miền có phong tục, tập quán       khác

- Minh: Trong giờ làm việc thì giống nhau vì phài theo quy định tại Điều lệnh quản lí bộ đội, còn khì nghỉ gọi có thể khác nhau vì phong tục, tập quán các vùng miền khác nhau.

Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Ý kiến của bạn Quân đúng một phần

+ Ý kiến của bạn Minh đầy đủ và chính xác nhất.

Câu 7.9 trang 36 SBT GDQP 10: Điền các từ ngữ: “cần, kiệm, liêm, chính”, “cương quyết, khôn khéo”; “tận tụy”: “tuyệt đối trung thành”; “kính trọng, lễ phép”; “thân ái, giúp đỡ" vào chỗ (...) thích hợp trong đoạn sau để hoàn thành những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy về tư cách người Công an cách mệnh trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, ngày 11/3/1948:

“Đối với tự mình, phải (....).

Đối với đồng sự, phải (....).

Đối với Chính phủ, phải (....).

Đối với nhân dân, phải (.....).

Đối với công việc, phải (.....).

Đối với địch, phải (.....)”.

Trả lời:

“Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép

Đối với công việc, phải tận tụy

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 8: Đội ngũ từng người không có súng

Bài 9: Đội ngũ tiểu đội

Bài 10: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Bài 11: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Xem thêm tài liệu Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

1 3407 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: