SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1 (Cánh diều): Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Với giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDQP 10 Bài 1

1 6,035 20/10/2022
Tải về


Giải Sách bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Cánh diều

Câu 1.1 trang 5 SBT GDQP 10: Cho thông tin sau: “Bạn Q có mẹ là sĩ quan Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng Việt Nam, bố là cán bộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng và anh trai là chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Những câu nào dưới đây là đúng?

A. Mẹ bạn Q thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Mẹ bạn Q thuộc Dân quân tự vệ.

C. Bố bạn Q thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Bố bạn Q thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

E. Anh trai bạn Q thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

G. Anh trai bạn Q thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án A, C, E

- Giải thích: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là các tổ chức thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 1.2 trang 5 SBT GDQP 10: Cho thông tin sau: “Thầy H là Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Thầy đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi về trường công tác. Hiện nay, thầy là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự nhà trường”.

Những câu nào dưới đây là đúng?

A. Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, thầy H thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

B.Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, thầy H thuộc Dân quân tự vệ.

C. Thầy H là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự nhà trường nên thầy H thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Thầy H là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự nhà trường nên thầy H thuộc Dân quân tự vệ.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án A, D

- Giải thích:

+ Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm: phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nhân dân.

+ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thuộc hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ.

Câu 1.3 trang 6 SBT GDQP 10: Lực lượng vũ trang Việt Nam gồm:

A. Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.

C. Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.

E. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.4 trang 6 SBT GDQP 10: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày

A.22-12-1930.

B.22-12-1944.

C.22-12-1945.

D. 22-12-1954.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.5 trang 6 SBT GDQP 10: Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có

A. 33 người.

B. 34 người.

D. 36 người.

C. 35 người.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.6 trang 6 SBT GDQP 10: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là

B. ngày 07-5 hằng năm.

A. ngày 30-4 hằng năm.

C.ngày 19-8 hằng năm.

D. ngày 22-12 hằng năm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.7 trang 6 SBT GDQP 10: Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là

A. hạ đồn Phay Khắt và đồn Nà Ngần.

B. hạ đồn Phay Khắt.

C. hạ đồn Nà Ngần.

D. bắn chìm tàu chiến của thực dân Pháp trên sông Lô.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.8 trang 6 SBT GDQP 10: Cho thông tin sau: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; đặt dưới (....) của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên:

- Bạn A: sự lãnh đạo

- Bạn H: sự lãnh đạo trực tiếp

- Bạn T: sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp

- Bạn Q: sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

Em hãy nhận xét các ý kiến trên.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Ý kiến của các bạn A, H, T đúng một phần.

+ Ý kiến của bạn Q là đúng và đầy đủ nhất.

Câu 1.9 trang 7 SBT GDQP 10: Sau khi học bài “Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, các bạn Hoa, Lan, Hùng, Dũng nêu một số ý kiến sau:

- Bạn Hoa: Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam là kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh; thực hiện đánh tiêu hao rộng khắp, đánh bằng mưu, kế, thế,thời.

- Bạn Lan: Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam là đánh bằng mưu, kế, thế, thời, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.

- Bạn Hùng: Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam là kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh của nhiều lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp.

- Bạn Dũng: Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam là kết hợp chiến đấu tại chỗ với cơ động, thực hiện đánh tiêu hao rộng khắp, đánh tiêu diệt có trọng điểm.

Em hãy nhận xét các ý kiến trên.

Trả lời:

- Nhận xét: ý kiến của mỗi bạn Hoa, Lan, Hùng, Dũng đúng một phần.

- Ý kiến đúng và đầy đủ nhất là: nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam là:

+ Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh của nhiều lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp.

+ Kết hợp chiến đấu tại chỗ với cơ động, thực hiện đánh tiêu hao rộng khắp, đánh tiêu diệt có trọng điểm, đánh bằng mưu, kế, thế, thời, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.

Câu 1.10 trang 7 SBT GDQP 10: Công an nhân dân Việt Nam ra đời vào ngày

A.19-8-1943.

B.19-8-1944.

C.19-8-1945.

D.19-8-1946.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.11 trang 7 SBT GDQP 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vu vào ngày

A.21-02-1946.

B.21-02-1947.

C.21-02-1948.

D.21-02-1949.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.12 trang 7 SBT GDQP 10: Từ năm 1948 đến 1953, bộ máy tổ chức của Công an nhân dân có sự điều chỉnh:

A.Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an.

B. Thứ bộ Công an đổi tên thành Nha Công an Trung ương, sau đó thành Bộ Công an.

C.Nha Công an Trung ương đổi tên thành Bộ Công an, sau đó thành Thứ bộ Công an.

D. Thứ bộ Công an đổi tên thành Bộ Công an, sau đó thành Nha Công an Trung uong.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.13 trang 8 SBT GDQP 10: Bộ Nội vụ đồi tên thành Bộ Công an vào năm

A. 1997.

B. 1998.

C. 1999.

D. 2000.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.14 trang 8 SBT GDQP 10: Cho thông tin sau: “Một trong những truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam là tuyệt đối trung thành (....); chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ vì an ninh Tổ quốc”.

Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên:

- Bạn Anh: với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bạn Thắng: với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam

- Bạn Doanh: với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam

Em hãy nhận xét các ý kiến trên.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Ý kiến của bạn Anh và Doanh đúng một phần.

+ Ý kiến của bạn Thắng đầy đủ và chính xác nhất.

Câu 1.15 trang 8 SBT GDQP 10: Trong giờ học bài “Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, cô giáo chia lớp thành ba nhóm thảo luận về truyền thống của Dân quân tự vệ. Ý kiến của ba nhóm như sau:

- Nhóm 1: Truyền thống của Dân quân tự vệ là luôn trung thành với Tổ quốc; chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập và sáng tạo, hiệu quả.

- Nhóm 2: Truyền thống của Dân quân tự vệ là luôn trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

- Nhóm 3: Truyền thống của Dân quân tự vệ là luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng: chiến đấu kiên cường, muu tri,dùng cám; lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

Em hāy nhận xét các ý kiến trên.

Trả lời:

- Nhận xét: ý kiến của mỗi nhóm đúng một phần.

- Truyền thống của dân quân tự vệ là:

+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;

+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

Câu 1.16 trang 9 SBT GDQP 10: Mỗi hình ảnh trong hình 1 gắn với sự kiện và mốc thời gian nào trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam?

Trả lời:

- Hình 1a. Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu – đông (1950)

- Hình 1b – Bia di tích Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 ghi dấu chiến công của quân dân thủ đô Hà Nội trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).

- Hình 1c – Bức ảnh “cầu người” trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

- Hình 1d – Tượng đài chiến thắng sông Lô ghi dấu chiến thắng của quân dân Việt Nam trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

- Hình 1e – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954).

- Hình 1g – Bộ trưởng Bộ ngoại giao chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kí Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (1973).

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Xem thêm tài liệu Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

1 6,035 20/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: