SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4 (Cánh diều): Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Với giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDQP 10 Bài 4
Giải Sách bài tập GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Cánh diều
Câu 4.1 trang 18 SBT GDQP 10: Học xong bài “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, một số bạn trong lớp em nêu ý kiến như sau:
- Bạn A: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về trật tự, an toàn giao thông.
- Bạn B: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo.
- Ban C: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi mà mọi người dân buộc phải tuân theo.
- Bạn D: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Ý kiến của bạn A đúng và đầy đủ nhất.
+ Ý kiến của các bạn B, C, D đúng một phần.
Câu 4.2 trang 18 SBT GDQP 10: Hành vi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm nếu người điều khiển chở bệnh nhân đi cấp cứu
D. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ đi với tốc độ dưới 10km/h
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.3 trang 18 SBT GDQP 10: Hành vi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà trong máu hoặc hơi thở có nổng độ cồn có bị nghiêm cấm không?
A. Không bị nghiêm cấm
B. Bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm nếu người điều khiển còn tỉnh táo
D. Không bị nghiêm cấm nếu người điều khiển chờ người bệnh đi cấp cứu
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4.4 trang 19 SBT GDQP 10: Khi điều khiển xe cơ giới trong đô thị và khu đông dân cư, không được bấm còi trong khoảng thời gian
A. từ 21 giờ đến 5 giờ.
B. từ 21 giờ đến 6 giờ.
C. từ 22 giờ đến 5 giờ.
D. từ 22 giờ đến 6 giờ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4.5 trang 19 SBT GDQP 10: Hành vi bấm còi liên tục khi điều khiển xe cơ giới có bị nghiêm cấm không?
A. Không bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm nếu trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 22 giờ
C. Không bị nghiêm cấm nếu không ở trong đô thị, khu đông dân cư
D. Bị nghiêm cấm
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4.6 trang 19 SBT GDQP 10: Hành vi lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới có bị nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cẩm nếu lắp đặt loại đèn sáng hơn đèn theo thiết kế của nhà sản xuất
D. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ sử dụng ở nơi ít dân cư hoặc không phải là đô thị
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.7 trang 19 SBT GDQP 10: Sau khi học bài “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, ở lớp em có một sốý kiến sau:
- Bạn A: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Bạn B: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
- Bạn C: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Bạn D: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Ý kiến của bạn C đúng và đầy đủ nhất.
+ Ý kiến của các bạn A, B, D đúng một phần.
Câu 4.8 trang 20 SBT GDQP 10: Cho các hình thức báo hiệu sau:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
2. Hiệu lênh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường
3. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu
4. Hiệu lệnh của biên báo hiệu
Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu trên ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành theo thứ tự:
A. 1-2-3-4
B. 2-3-4-1
C. 1-3-4-2
D. 2-1-4-3
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4.9 trang 20 SBT GDQP 10: Tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện
A. không phải nhường đường cho người đi bộ.
B. không phải nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật.
C. chỉ nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật.
D. phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4.10 trang 20 SBT GDQP 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào người điều khiển xe gắn máy không được chở tối đa hai người?
A. Chở người bệnh đi cấp cứu
B. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
C. Chở trẻ em dưới 14 tuổi
D. Chở người từ đủ 14 tuổi trở lên
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4.11 trang 20 SBT GDQP 10: Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp nào dưới đây thì được chở tối đa hai người?
A. Chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi
B. Chở thêm một trẻ em dưới 8 tuổi
C. Chở thêm một trẻ em dưới 9 tuổi
D. Chở thêm một trẻ em dưới 10 tuổi
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.12 trang 20 SBT GDQP 10: Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
A. Chỉ khi tham gia giao thông đường cao tốc
B. Khi tham gia giao thông đường bộ
C. Chỉ khi tham gia giao thông đường quốc lộ
D. Chỉ khi tham gia giao thông hầm đường bộ
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4.13 trang 21 SBT GDQP 10: Đối tượng nào sau đây không phải đội mũ bảo hiểm?
A. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
B. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy, xe đạp điện
C. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp thường (không phải xe đạp máy, xe đạp diện)
D. Người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4.14 trang 21 SBT GDQP 10: Những hành vi nào sau đây của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp được phép thực hiện khi tham gia giao thông?
A. Chở một người ngồi sau dưới 16 tuổi
B. Một tay điều khiển phương tiện, một tay kéo xe khác
C. Một tay điều khiển phương tiện, một tay sử dụng điện thoại di động
D. Buông cả hai tay và đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
E. Buông cả hai tay nhưng điều khiển xe bằng một chân hoặc bằng hai chân
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.15 trang 21 SBT GDQP 10: Khi đang lên dốc, người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo theo người đang điều khiển xe đạp không?
A. Không dưọc phép
B. Được phép nếu đường không bị trơn, trượt
C. Được phép khi không có xe cơ giới đi ngược chiều
D. Được phép khi người đi xe đạp quá mệt
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.16 trang 21 SBT GDQP 10: Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp chở vật cồng kềnh khi tham gia giao thông có được phép không?
A. Chỉ được phép nếu đoạn đường di chuyển là đường một chiều
B. Chỉ được phép khi đã buộc thật chắc vật với phương tiện
C. Không được phép
D. Chỉ được phép nếu đoạn đường di chuyển cấm xe ô tô
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4.17 trang 21 SBT GDQP 10: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông có được phép mang, vác vật cồng kềnh không?
A. Chỉ được phép nếu đoạn đường di chuyển dưới 1 km
B. Được phép nêu không ảnh hưởng đến Người điều khiển phương tiện
C. Chỉ được phép nếu đang đi trên đường một chiều
D. Không được phép
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4.18 trang 22 SBT GDQP 10: Người điều khiền, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi mua không?
A. Chỉ người ngồi đằng sau người điều khiển được sử dụng
B. Không được sử dụng.
C. Được sử dụng nếu không có áo mưa
D. Được sử dụng nếu chỉ mưa phùn và không có gió
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4.19 trang 22 SBT GDQP 10: Người đi bộ có được phép vượt qua dải phân cách không?
A. Được phép nếu là trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên
B. Không được phép
C. Được phép ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ
D. Ðược phép khi không có xe cơ giới đang đi tới
E. Được phép nếu có người khác giúp đỡ
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4.20 trang 22 SBT GDQP 10: Khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại trẻ em ở độ tuổi nào phải có người lớn dắt?
A. Dưới 7 tuổi
B.Dưới 8 tuổi
C.Dưới 9 tuổi
D.Dưới 10 tuổi
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.21 trang 22 SBT GDQP 10: Hành vi tự mở lối đi qua đường sắt có bị nghiêm cấm không?
A. Không bị nghiêm cấm nếu lối đi tự mở chỉ dùng cho một hộ gia đình
B. Bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm
D. Không bị nghiêm cấm nếu lối đi tự mở chỉ sử dụng một lần duy nhất
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4.22 trang 22 SBT GDQP 10: Hành vi họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt có bị nghiêm cẩm không?
A. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ họp chợ mỗi tuần một lần
B. Không bị nghiêm cấm
C. Bị nghiêm cấm
D. Không bị nghiêm cấm nêu chi có các hộ dân ở xung quanh đường tàu tham gia.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4.23 trang 23 SBT GDQP 10: Hành vi đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt có bi nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ thực hiện không quá 30 phút mỗi ngày
D. Không bị nghiêm cẩm đối với những người ở xung quanh đuờng tàu
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.24 trang 23 SBT GDQP 10: Hằng ngày, bạn A và bạn H đều sử dụng xe đạp điện để đi học. Sáng nay, xe của A đang đi thì bị mất điện. H liền lấy dây buộc xe của A vào xe của mình và kéo đến trường. Sau khi nghe chuyện của hai bạn, các bạn ở lớp có một số ý kiến sau:
- Ý kiến 1: Bạn H điều khiển xe đạp điện kéo xe đạp điện khác là không được phép.
- Ý kiến 2: Ban H được phép vì học sinh đi xe đạp điện được ưu tiên, nhât là khi cần đến trường đúng giờ.
- Ý kiến 3: Bạn H được phép vì đoạn đường đến trường là đường một chiều.
- Ý kiến 4: Bạn H được phép vì đang di trên đoạn đường “Thanh niên tự quản” của nhà trường.
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Ý kiến số 1 đúng.
+ Các ý kiến số 2, 3, 4 không chính xác.
Câu 4.25 trang 23 SBT GDQP 10: Cho đoạn thông tin: “Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của (.....) trong việc thực hiện quy định về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trong suốt hành trình”.
Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên:
- Bạn A: chủ phương tiện, thuyền viên
- Bạn B: thuyền viên, Người lái phương tiện
- Bạn C: người lái phương tiên, chu phương tiện
- Bạn D: chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Ý kiến của bạn D đúng và đầy đủ nhất.
+ Ý kiến của các bạn A, B, C đúng một phần.
Câu 4.26 trang 23 SBT GDQP 10: Nếu xảy ra hậu quả do không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân thì Người chịu trách nhiệm là
A. hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
B. chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
C. thuyền viên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
D. Người lái phương tiện vân tai hành khách ngang sông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4.27 trang 24 SBT GDQP 10: Cho đoạn thông tin sau: “Vi phạm pháp luật về trât tự, an toàn thông là (...) của chủ thể có nǎng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ”.
Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong cầu trên:
- Bạn A: hành vi trái pháp luật, có lỗi
- Bạn B: hành vi trái pháp luật
- Bạn C: hành vi có lỗi
- Bạn D: hành vi
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Ý kiến của bạn A đúng và đầy đủ nhất.
+ Ý kiến của các bạn B, C, D đúng một phần.
Câu 4.28 trang 24 SBT GDQP 10: Em hãy nhận xét về một số hành vi trong hình 4 liên quan pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Trả lời:
- Hình 4.1a: người điều khiển và người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Hình 4.1b: người điều khiển xe máy chở quá một người người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Hình 4.1c: điều khiển xe máy đi qua đường sắt khi đã có rào chắn
+ Hình 4.1 d hành khách đi đò không mặc áo phao cứu sinh hoặc sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh và đó chìm quá vạch mớn nước an toàn
Câu 4.29 trang 24 SBT GDQP 10: M có hai bạn là A và T đang học lớp 10. Chủ nhật, A và T rủ M đi chơi. A cùng nhóm bạn đua xe gắn máy, điều khiển xe chạy rât nhanh, lạng lách, đánh võng, bấm còi, rú ga liên tục rồi nghiêng xe quẹt ống xả xuống đuờng làm toé lên những tia lửa. T đứng xem, phấn khích nhảy lên reo hò. M rất lo lắng vì biết A và T đang vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhưng M chưa biết cần phải làm những việc gì.
Em hãy tư vấn cho M.
Trả lời:
- Em có thể tư vấn cho M: trước tiên tỏ thái độ không đồng tình với A và T; chọn thời điểm thích hợp giải thích để A và T hiểu rõ việc đua xe gắn máy cổ vũ trái phép là hành vi bị nghiêm cấm; báo cáo giáo viên chủ nhiệm lớp và gia đình hai bạn
Câu 4.30 trang 25 SBT GDQP 10: Bạn Nhân đang học lớp 10. Hằng ngày, Nhân phải đi đò sang sông để đến trường và về nhà. Sáng nay, Nhân dậy muộn, ra đến bến thì đò đã đông người và bị chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn. Bác lái đò thấy Nhân là khách quen nên bảo Nhân đi luôn chuyến này kẻo bị muộn học, thêm một người nên không sao.
Nếu em là Nhân, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Nếu là bạn Nhân em sẽ:
+ Từ chối không lên đò dù bị muộn học
+ Chọn thời điểm thích hợp giải thích cho bác lái đò và người đi đò hiểu rõ trách nhiệm của chủ phương tiện người điều khiển phương tiện hành khách ngang sông
Câu 4.31 trang 25 SBT GDQP 10: Xuân là học sinh lớp 10, nhà lại gần trường nên Xuân đi bộ đến trường. Hằng ngày, trước giờ vào lớp và giờ tan học, Xuân thấy có nhiều bạn đi xe đạp điện, có bạn chở hai người, có bạn đi ngược chiều và nhiều bạn còn không đội mũ bảo hiểm. Ngay cạnh trường của Xuân là trường tiểu học, vào giờ tan trường cũng có nhiều phụ huynh đứng tập trung tại khu vực lề đường gần cống trường, tràn ra cả lòng đường để chờ đón học sinh. Xuân nghĩ, mình cần phải làm việc gì đó để khu vực cống trường của cả hai trường được trật tự và an toàn.
Em hãy tư vấn cho bạn Xuân.
Trả lời:
- Bạn Xuân có thể nói với bố mẹ: đề nghị nhà trường nơi Xuân học phối hợp với trường tiểu học xây dựng quy tắc nội bộ về an toàn giao thông (áp dụng riêng cho các đối tượng tham gia giao thông khu vực cổng trường) và tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện; thành lập và duy trì hoạt động của đội tự quản an toàn giao thông cổng trường vào giờ cao điểm
Câu 4.32 trang 25 SBT GDQP 10: Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng
Trả lời:
- Nối:
1 – D 2 – A 3 – B 4 - C
Câu 4.33 trang 26 SBT GDQP 10: Bạn Q lấy xe đạp điện định đi mua quyển vở. Dắt xe ra đường, Q mới nhớ mũ bảo hiểm đang phải chữa khóa ở cửa hàng cạnh nhà. Q Lưỡng lự không biết có cần đội mũ bảo hiềm không?
Em hãy tư vấn cho Q.
Trả lời:
- Bạn Q cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
- Vì: theo nghị định số 171/203/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của chính phủ: xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được kể cả xe đạp điện
Câu 4.34 trang 26 SBT GDQP 10: Hành vi nào cùa các nhân vật trong các tình huống sau không tuân thủ quy tǎc giao thông đường bộ? Vì sao?
4.34a. S đến trường bằng xe đạp điện. Khi đên gần ngã tư, một xe cứu thương đi cùng chiều bẩm còi xin vượt nhưng S không cho vượt vì thây sắp muộn. Đèn đỏ bật sáng nhưng S vẫn băng nhanh qua ngã tư, rẽ phải vào công trường còn không kịp bật đèn xi-nhan.
4.34b. Ở một nơi có cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường có ba học sinh ngại lên cầu vượt nên đã xếp thành một hàng ngang, giơ tay báo hiệu và từ từ sang đường an toàn.
4.34c. Kiên học lớp 3, có em học lớp 1. Sáng Chủ nhật, cả nhà Kiên đi chơi công viên. Mẹ Kiên muốn dùng hai xe gắn máy nhưng bố Kiên nói không cần vì công viên ở gần. Sau đó, bố Kiên chở cả nhà trên một chiếc xe máy, mẹ Kiên cầm ô che nằng nên không ai đội mũ bảo hiểm.
4.34d. Nam và Minh là học sinh lớp 10, cùng nhau đi học trên một chiếc xe đạp điện. Dọc đường, Nam cho thêm Hiếu, bạn cùng lớp đi nhờ. Gần đến ngã tư thấy sắp bị muộn học, Hiếu và Minh nói với Nam: “Cứ cho xe đi ngược chiều cho nhanh, học sinh được ưu tiên khi đi xe đạp điện mà”. Nam liền tǎng ga, bám còi inh ỏi lao vào đường một chiều.
4.34e. N được bố mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học. Hôm nay nghỉ học, N chở H đi chơi. N tǎng ga, bóp còi liên tục, đánh võng nghiêng ngả. Đến đoạn đường cua, do đi quá nhanh, chiếc xe lao vào quán nước bên đường.Nghe thấy tiếng người kêu, hai bạn sợ quá, bỏ chạy về nhà gọi bô mẹ đến. May quá bà chủ quán nước chỉ bị thương nhẹ.
Trả lời:
- Tình huống 4.34a: Hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ là: S không cho xe cứu thương vượt; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu; không giảm tốc độ và có tín hiệu báo rẽ
- Tình huống 4.34b: hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ là: ba bạn qua đường ở nơi có cầu vượt dành cho người đi bộ nhưng không đi qua cầu
- Tình huống 4.34c: Hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ là: bố Kiên điều khiển xe gắn máy chở quá số người quy định; mẹ Kiên sử dụng ô khi ngồi trên xe gắn máy; cả nhà không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe gắn máy
- Tình huống 4.34d: Hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ là: Nam điều khiển xe đạp điện chở quá số người quy định; đi ngược chiều; không chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
- Tình huống 4.34e: Hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ là: N điều khiển xe đạp điện gây mất trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Bài 7: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Bài 8: Đội ngũ từng người không có súng
Xem thêm tài liệu Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều