SBT Giáo dục công dân 7 Bài 4 (Cánh diều): Học tập tự giác, tích cực
Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 4.
Giải Sách bài tập GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Cánh diều
Trả lời:
- Những hình ảnh biểu hiện tính tự giác, tích cực học tập là:
+ Ảnh 1 - lập kế hoạch học tập
+ Ảnh 2 - vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Ảnh 3 - Tích cực tham gia xây dựng bài học
+ Ảnh 5 - Hòan thành bài tập được giao
+ Ảnh 6 - chủ động ôn luyện, học tập
- Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực thể hiện ở mỗi hình:
+ Ảnh 1 – Việc lập kế hoạch giúp các bạn học sinh xác định mục tiêu, phương pháp thực hiện; từ đó, chúng ta sẽ có thêm động lực học tập để đạt được mục tiêu đó.
+ Ảnh 2 – Việc vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập sẽ giúp các bạn học sinh ghi nhớ, khắc sâu được kiến thức đã học; từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện.
+ Ảnh 3 – Việc hăng hái phát biểu, tích cực tham gia xây dựng bài học sẽ giúp các bạn học sinh nhanh chóng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức; tiết học trở nên sôi nổi và thú vị hơn.
+ Ảnh 5 – Việc chăm chỉ làm bài tập về nhà sẽ giúp cho các bạn học sinh: rèn luyện, trải nghiệm nhiều dạng bài tập; ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã được học, từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện.
+ Ảnh 6 – Việc chủ động ôn luyện, học tập sẽ giúp các bạn học sinh: củng cố kiến thức đã học; tiếp thu nhiều tri thức mới và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra.
Các nhiệm vụ học tập |
Việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực |
1. Trong giờ học trên lớp |
|
2. Khi tự học ở nhà |
|
3. Chuẩn bị kiểm tra định kì |
|
4. Các bài tập của cá nhân |
|
5. Các bài tập của nhóm |
|
Trả lời:
Bài 4 trang 23 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.
G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
Trả lời:
- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.
- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: chúng ta cần làm bài tập về nhà với một thái độ tích cực, kiên trì và nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất.
- Ý kiến C. Đồng tình. Vì: khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ nhận được sự tin tưởng, tôn trọng và quý mến của mọi người.
- Ý kiến D. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….
- Ý kiến E. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.
- Ý kiến G. Đồng tình. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta: chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.
Bài 5 trang 24 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
CON GÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÀNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI HỌC HARVARD, MỸ
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ làm lao công, song Liên luôn nỗ lực học tập hết mình. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở lớp, ở trường nhưng không lúc nào Liên ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, chăm học. Kết quả sau 12 năm miệt mài đèn sách, Liên đã đoạt học bổng trị giá hơn 300000 USD (gần 7 tỉ đồng) của Đại học Harvard, Mỹ.
Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, bố Liên kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Liên kế, hồi học trung học phổ thông, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các Mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ học trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hòan cảnh kém may mắn hơn mình. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dân khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, bố của Liên xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách. Chỉ tay về bức tường treo đầy giấy khen, huy chương của con gái, mẹ Liên nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hòan cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tưởng này là tôi quên hết tất cả". Nói đến đây, mẹ Liên lại chực khóc. “Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, mẹ Liên sụt sùi. Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói. Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua.
(Theo Mạnh Tùng, vnexpress.vn, ngày17/7/2016)
a) Theo em, vì sao chị Diệu Liên đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
b) Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của chị Diệu Liên có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Trả lời:
Yêu cầu a) Nhờ tinh thần tích cực, tự giác trong học tập nên chị Diệu Liên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập.
Yêu cầu b) Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của chị Diệu Liên đã giúp cho:
+ Bản thân chị Diệu Liên đạt được kết quả cao trong học tập, đạt được những mục tiêu mà chị đặt ra; bên cạnh đó, chị Diệu Liên cũng nhận được sự quý mến, trân trọng của mọi người.
+ Bố mẹ chị Diệu Liên rất tự hào và nhận được sự yêu thương, ngưỡng mộ của các baachj phụ huynh khác.
+ Xã hội có thêm nhiều nhân tài đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H.
b) Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Hành vi và việc làm của H thể hiện bạn H chưa có tinh thần tự giác, tích cực học tập.
Yêu cầu b) Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H nên: hợp tác, làm việc với các bạn trong nhóm với thái độ tích cực, chủ động để có thể hòan thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả, đạt kết quả cao.
Bài 7 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Em đồng tình với ý kiến của bạn Lan và Mai, vì: việc hòan thành bài tập về nhà và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống đều là những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Em không đồng tình với ý kiến của Hưng, vì: đó là biểu hiện của tính lười nhác, ỷ lại, thiếu nỗ lực trong học tập.
Yêu cầu b) Theo em, để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hòan thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta cần:
+ Trò chuyện, trao đổi để giúp các bạn học sinh hiểu được vai trò và tác dụng của việc học tập tự giác, tích cực.
+ Nêu những tấm gương về học tập tự giác, tích cực để từ đó giúp khơi gợi sự ngưỡng mộ và quyết tâm học tập của các bạn học sinh.
+ Giúp đỡ các bạn học sinh xây dựng những kế hoạch học tập phù hợp với năng lực, mục tiêu của từng bạn.
+ Thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tiếp cận kiến thức, học tập thông qua các trò chơi
+ …
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: khi học sinh tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm sẽ nhận được nhiều lợi ích, như:
+ Giúp mỗi cá nhân học sinh nhận ra được điểm mạnh – điểm yếu của bản thân.
+ Rèn luyện tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, kĩ năng giao tiếp
+ Tăng khả năng tư duy, phản biện
+ Củng cố mối quan hệ gần gũi, gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong hóm
+ Kết quả học tập sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn.
Trả lời:
- Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực:
+ “Học, học nữa, học mãi”.
+ “Bảy mươi còn học bảy mốt”.
+ “Có học mới biết, có đi mới đến”.
+ “Học khôn đến chế, học nết đến già”.
- Chia sẻ hiếu biết về câu danh ngôn “học, học nữa,học mãi” của Lê-nin:
+ “Học, học nữa,học mãi” có nghĩa là: học liên tục, không ngừng nghỉ, học trong suốt cuộc đời.
+ Phải học cả đời vì kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn và luôn thay đổi, phát triển. Cái mới hôm nay có thể trở thành cái cũ của ngày mai. Do đó, phải luôn học tập để không trở thành người lạc hậu, để bắt kịp với nền văn minh nhân loại.
- Tóm tắt về tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết.
- Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực của tấm gương đó là gì?
- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Kể về tấm gương học tập tự giác, tích cực
+ Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần tự học, đặc biệt là học ngoại ngữ trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Nhờ tích cực, tự giác học, Bác có thể nói được một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc…. Kết quả đó chính là nhờ vào sự rèn luyện không ngừng bằng việc tự học với một tinh thần cầu tiến, lòng quyết tâm cao và phương pháp đúng.
+ Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La-tut-sơ Tê-rê-vin chạy trên tuyến đường từ Sài Gòn sang Pháp, mỗi ngày Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong. Dù mệt, Bác vẫn cố tự học thêm hai giờ nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra cách học độc đáo là mỗi một ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học. Khi làm việc ở Luân Đôn, Người thường mang sách, bút ra vườn hoa học vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày. Ngày cuối tuần được nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Và tới bất kì nước nào, Bác đều tự học tiếng nước ấy.
Yêu cầu số 2: Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực
+ Khi còn làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, sau giờ làm việc, dù rất mệt nhưng Bác vẫn dành 2 tiếng để học ngoại ngữ; Khi gặp những từ nào không hiểu, Bác nhờ các thủy thủ người Pháp giảng lại cho; mỗi này, Bác viết 10 từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học.
+ Khi đến bất kì nước nào, Bác đều tự học tiếng nước ấy.
Yêu cầu số 3: Em học tập được đức tính tự giác, tích cực học tập từ tấm gương Bác Hồ.
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì? |
|
2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào? |
|
3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì? |
|
4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hòan thành bài tập ở nhà không? |
|
5, Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa? |
|
6. Khi em cố gắng hòan thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào? |
|
7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào? |
|
Trả lời:
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì? |
- Đạt kết quả học tập tốt. - Đạt kết quả cao trong kì thi Toán quốc tế Kangaroo (IKMC) |
2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào? |
- Học tập thông qua sơ đồ tư duy - Tiếp thu kiến thức thông qua các trò chơi - Làm việc nhóm - … |
3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì? |
- Khi gặp bài tập khó, em thường cố gắng suy nghĩ để tự giải bài tập; nếu đã suy nghĩ rất lâu mà vẫn chưa tìm ra phương pháp giải, em sẽ nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô giáo/ bạn bè/ bố mẹ… |
4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hòan thành bài tập ở nhà không? |
- Em thường tự giác làm bài tập về nhà, không để bố mẹ nhắc nhở. |
5, Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa? |
- Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống, nhưng mức độ còn ít. |
6. Khi em cố gắng hòan thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào? |
- Khi cố gắng hòan thành tốt nhiệm vụ học tập, em cảm thấy vui và hạnh phúc với kết quả mà mình đạt được. |
7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào? |
- Bố mẹ động viên em học tập; tham khảo ý kiến của em về việc học thêm; đưa em đi chơi vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ để em được thư giãn; bố mẹ cũng giảng giải cho em khi em gặp các bài tập khó. - Thầy cô thường khích lệ, động viên em học tập; hướng dẫn, giảng giải cho em mỗi khi em thắc mắc.. |
Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều