SBT Giáo dục công dân 7 Bài 5 (Cánh diều): Giữ chữ tín

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Giữ chữ tín sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 5.

1 3,179 08/11/2022
Tải về


Giải Sách bài tập GDCD 7 Bài 5: Giữ chữ tín - Cánh diều

Bài 1 trang 27 SBT GDCD 7: Em hãy nêu những việc làm, hành vi thể hiện giữ chữ tín và 5 việc làm, hành vi không giữ chữ tín trong cuộc sống

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Trả lời:

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

1. Giữ lời hứa

1. Không giữ lời hứa

2. Lời nói đi đôi với việc làm

2. Nói một đằng làm một nẻo

3. Đúng hẹn.

3.Trễ hẹn.

4. Hòan thành nhiệm vụ được giao.

4. Không hòan thành nhiệm vụ được giao.

5. Bán hàng có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

5. Bán hàng kém chất lượng, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.

Bài 2 trang 27 SBT GDCD 7: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hòan cảnh.

C. Luôn đúng giờ, đúng hẹn.

D. Mượn đồ của bạn quên không trả.

E. Chỉ hứa suông.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: B, C

Bài 3 trang 27 SBT GDCD 7: Để giữ chữ tín với mọi người xung quanh, em cần phải làm gì?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Làm cho mọi người tin những điều mình nói.

B. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.

C. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân

D. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: B, C, D

Bài 4 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi, việc làm nào dưới đây?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Hành vi, việc làm

Đồng ý

Không đồng ý

A. Lần nào phạm lỗi Linh cũng hứa sẽ không phạm sai lầm, nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy.

 

 

B. Phong hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa, nhưng do xe bị hỏng giữa đường nên Phong không thực hiện được lời hứa.

 

 

C. Lâm hứa với Minh 9 giờ sáng dạy Minh tập đản, nên dù trời mưa rất to Lâm vẫn đến nhà bạn đúng hẹn.

 

 

D. Khi các bạn đến nhà rủ, Nam vẫn quyết tâm không đi chơi vì đã hứa với mẹ ở nhà trông em.

 

 

E. Ngọc hứa với mẹ sẽ ở nhà dọn nhà, nên không đưa em Nhi đi công viên.

 

 

G. Quân xin phép mẹ đi sang nhà các bạn chơi và hứa 6 giờ chiều sẽ về. Gần 6 giờ, Quân đứng dậy ra về, dù các bạn cố nài nỉ Quân chơi thêm lát nữa.

 

 

Trả lời:

Hành vi, việc làm

Đồng ý

Không đồng ý

A. Lần nào phạm lỗi Linh cũng hứa sẽ không phạm sai lầm, nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy.

 

x

B. Phong hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa, nhưng do xe bị hỏng giữa đường nên Phong không thực hiện được lời hứa.

 

x

C. Lâm hứa với Minh 9 giờ sáng dạy Minh tập đàn, nên dù trời mưa rất to Lâm vẫn đến nhà bạn đúng hẹn.

x

 

D. Khi các bạn đến nhà rủ, Nam vẫn quyết tâm không đi chơi vì đã hứa với mẹ ở nhà trông em.

x

 

E. Ngọc hứa với mẹ sẽ ở nhà dọn nhà, nên không đưa em Nhi đi công viên.

 

x

G. Quân xin phép mẹ đi sang nhà các bạn chơi và hứa 6 giờ chiều sẽ về. Gần 6 giờ, Quân đứng dậy ra về, dù các bạn cố nài nỉ Quân chơi thêm lát nữa.

x

 

Bài 5 trang 28 SBT GDCD 7: Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau:

- Chữ tín còn quý hơn vàng.

- Quân tử nhất ngôn.

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

- Lời nói như đinh đóng cột.

Trả lời:

- Chữ tín còn quý hơn vàng => Ý nghĩa: Vàng là một thứ quý giá, đắt tiền; nhưng việc giữ chữ tín còn quý hơn, không thể dùng tiền mua được uy tín,lòng tin của mọi người.

- Quân tử nhất ngôn => Ý nghĩa: một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin => Ý nghĩa: một lần lừa dối, không giữ chữ tín với người khác thì rất khó có thể lấy lại lòng tin của họ.

- Lời nói như đinh đóng cột => Ý nghĩa: Nói một cách chắc chắn, khẳng định, kiên quyết không thay đổi.

Bài 6 trang 28 SBT GDCD 7: Một trong những hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, đó là không đúng giờ, không đúng hẹn. Ví dụ: Lịch họp vào lúc 8h thì nhiều người 8h05 - 8h10 mới đến; tiệc liên hoan bắt đầu lúc 18h30 thì nhiều người phải 19100 mới xuất hiện...

Theo em:

a) Việc không đúng giờ, không đúng hẹn có thể gây ra những hệ quả tiêu cực gì?

b) Đây có phải là thói quen khó sửa không? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) hệ quả của việc không đúng giờ, đúng hẹn:

+ Lãng phí thời gian một cách vô ích

+ Làm mất uy tín của bản thân người đến muộn

+ Gây cảm giác khó chịu cho những người phải chờ đợi.

+ Ảnh hưởng đến kết quả học tập/ làm việc

+ Khó gây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân/ đối tác…

Yêu cầu b) Trễ giờ, trễ hẹn không phải là thói quen khó sửa, vì: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành thói quen này là do ý thức của con người => Khi mọi người có sự nhận thức đúng đắn về “chữ tín” và về những hệ quả của việc tới trễ hẹn, trễ giờ,… thì thói quen này sẽ được sửa đổi.

Bài 7 trang 29 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

NIỀM TIN CỦA NGƯỜI CON

Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Rich-te gần như sinh bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông hớt hải chạy đến trường, nơi con trai ông đang học. Nhìn thấy đống đổ nát, ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!”. Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học. Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào và lao đến bới đống gạch đá. Nhiều người thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: “Quá muộn rồi!”, “Anh không làm được gì đâu.", “Về nhà đi!” hoặc “Chúng ta phải chở cứu hộ đến thôi!",... Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: “Giúp tôi một tay!", Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận ném từng viên gạch, từng mảnh tưởng ra ngoài. Đội cứu hộ và cảnh sát đến, họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát vì sợ ông gặp nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch và chỉ đáp: “Giúp tôi một tay đi!" Một người rồi nhiều người vào giúp một tay, họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... Và sau rất nhiều giờ đồng hồ, khi kéo một tảng bê-tông to ra, họ nghe thấy tiếng trẻ con.

- Hec-man? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại và ông nghe thấy tiếng trả lời:

- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con và tất cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà,...

14 học sinh trong số 38 em ở lớp của Hee-man đã được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái hang" nhỏ và các em bị kẹt. Hec-man đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì “Bố tớ sẽ đến cứu chúng ta!". Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã giữ lời hứa.

(Theo phapluatplus.vn)

a) Trong câu chuyện, Hec-man đã nói gì với các bạn? Vì sao Hec-man nói với các bạn như vậy?

b) Những hành động của bổ Héc-man đã thể hiện những điều gì?

c) Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Trong câu chuyện Héc-man đã nói với các bạn rằng: các bạn đừng lo, vì bố tớ sẽ đến cứu chúng ta.

- Héc-man nói với các bạn như vậy vì em tin vào lời hứa của bố: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!”.

Yêu cầu b) Những hành động của bố Héc-man đã thể hiện:

+ Tình yêu vô bờ bến của người bố dành cho con.

+ Người bố luôn có niềm hy vọng vào một kết cục tươi sáng dù ông đang ở trong hòan cảnh khó khăn.

+ Bố của Héc-man là người biết giữ chữ tín.

Yêu cầu c) Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

Bài 8 trang 30 SBT GDCD 7: An và Dung là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay An bị ốm, Dung hứa với An buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng gần hết buổi chiều mà mẹ Dung vẫn thấy Dung ngồi xem phim nên nhắc thì Dung nói: “Phim hay quá, con xem nốt đã. Chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”.

a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Dung?

b) Nếu là mẹ của Dung, em sẽ khuyên Dung điếu gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc làm của Dung thể hiện Dung chưa biết giữ chữ tín, chưa tôn trọng lời hứa của chính bản thân mình đối với bạn An.

Yêu cầu b) Nếu là mẹ của Dung, em sẽ khuyên Dung: nên thực hiện đúng lời hứa với An; Dung không nên xem phim đến hết buổi chiều như vậy nữa, mà nên đem vở đến cho An mượn và hướng dẫn cho An những chỗ mà An chưa hiểu.

Bài 9 trang 30 SBT GDCD 7: Hôm nay là sinh nhật Quang, Hùng hứa với Quang sẽ qua dự sinh nhật bạn. Nhưng mẹ Hùng có việc bận đột xuất, bảo Hùng ở nhà trông bà đang bị ốm. Vì không muốn thất hứa với bạn nên nhân lúc bố mẹ đi vắng, Hùng đã nói dối bà là đi học thêm để đến dự sinh nhật Quang

a) Theo em, Hùng có phải người giữ chữ tín không? Vì sao?

b) Nếu là Hùng, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Theo em, Hùng không phải là người giữ chữ tín, vì: tuy Hùng giữ đúng lời hứa đến dự sinh nhật Quang; nhưng Hùng đã thất hứa với bố mẹ khi không ở nhà chăm sóc bà đang bị ốm; bên cạnh đó, Hùng cũng nói dối bà, không coi trọng niềm tin của bà dành cho mình.

Yêu cầu b) Nếu là Hùng, em sẽ: gọi điện tới cho Quang, trình bày rõ hòan cảnh (bố mẹ vắng nhà, bà nội đang bị ốm) và xin lỗi Quang; đồng thời, hứa với Quang, khi nào bố mẹ đi làm về, em sẽ nhanh chóng tới nhà Quang để dự sinh nhật cùng bạn.

Bài 10 trang 30 SBT GDCD 7: Hoàn cảnh gia đình Mai không mấy dư dả, bố mẹ Mai phải làm việc quần quật suốt ngày để lo cho chị em Mai ăn học. Cuộc sống vất vả như vậy, nhưng bố mẹ vẫn luôn động viên Mai cố gắng học giỏi. Thấy các bạn trong lớp đều có xe đạp để đi học, Mai cũng xin mẹ mua cho mình một chiếc. Mẹ Mai muốn khuyến khích con gái học tập nên hứa nếu cuối năm Mai được học sinh xuất sắc mẹ sẽ mua cho Mai chiếc xe đạp mới. Mai cũng hứa với mẹ là sẽ cố gắng học để đạt kết quả tốt. Và cuối năm học Mai đã đạt được kết quả xuất sắc như mong đợi. Trên đường đi học về, cấm kết quả học tập xuất sắc trên tay, Mai vui sướng nghĩ về chiếc xe đạp mới. Mai về nhà khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu khen Mai và nói chiều sẽ dẫn Mai đi mua xe đạp. Thấy mẹ Mai nói vậy, bố nói riêng với mẹ: “Nhà mình còn khó khăn lắm, hay để từ từ hãy mua cho con”. Mẹ nói với bố: “Mình đã nói với con rồi thì khổ mấy cũng phải mua cho con, để con khỏi nghĩ là mình nói dối”. Ngay chiều hôm đó, bố mẹ của Mai đã đưa Mai đi mua xe đạp mới. Theo em:

a) Vì sao nhà Mai còn khó khăn và bổ mẹ Mai vẫn mua cho Mai xe đạp mới?

b) Bố mẹ Mai có phải giải quyết bằng cách khác không? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Dù gia đình còn khó khăn, nhưng vì muốn giữ lời hứa, nên bố mẹ Mai vẫn mua cho Mai xe đạp mới.

Yêu cầu b) Bố mẹ Mai không giải quyết bằng cách khác, vì: bố mẹ không muốn làm Mai thất vọng và nghĩ rằng mình nói dối con.

Bài 11 trang 30 SBT GDCD 7: Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về những việc làm không giữ chữ tín?

Trả lời:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc không giữ chữ tín:

+ “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

+ “Rao ngọc, bán đá”.

+ “Hứa hươu, hứa vượn”.

+ “Nói một đằng, làm một nẻo”.

Bài 12 trang 31 SBT GDCD 7: Em hãy kể về một tấm gương biết giữ chữ tín và trao đổi với bạn bè trong nhóm lớp việc giữ chữ tín mang lại lợi ích gì cho bản thân và xã hội.

Trả lời:

- Tấm gương về giữ chữ tín: Chị Lành ở Long Am, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh Tuấn làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thaoij, anh Tuấn mua 20 tờ vé số và nhờ chị Lành giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh Tuấn có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị Lành đã trao tận tay anh Tuấn những tờ vé số trúng thưởng.

- Lợi ích của giữ chữ tín: giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người; được mọi người tin tưởng và tôn trọng; góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 13 trang 31 SBT GDCD 7: Theo em, việc không giữ chữ tín có thể gây tác hại gì đối với các quan hệ xã hội, sản xuất, kinh doanh?

Trả lời:

- Tác hại của việc không giữ chữ tín:

+ Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác.

+ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: việc không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với nhãn hàng, từ đó dễ dẫn tới hành động tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Bài 14 trang 31 SBT GDCD 7: Em đã bao giờ thất hứa với những người xung quanh chưa? Hãy kể lại câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân? Nếu được làm lại, em sẽ làm gì khi ấy?

Trả lời:

- Em đã từng thất hứa với những người xung quanh

- Kể lại câu chuyện: Em mượn bạn P một quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên em chưa kịp đọc quyển truyện đó. Em nghĩ “chắc P đã đọc truyện rồi” nên em đã giữ lại quyển truyện thêm một tuần nữa mới trả lại P.

- Rút ra bài học: nên giữ chữ tín.

- Nếu được làm lại, em sẽ:

+ Mang truyện tới trả P đúng như lời đã hứa.

+ Khi mang truyện tới trao trả P, em sẽ trình bày lại hòan cảnh của bản thân, và ngỏ ý mượn P thêm một thời gian để đọc truyện. Nếu P đã có kế hoạch sử dụng quyển truyện này, em sẽ ngỏ ý mượn P vào một dịp khác phù hợp hơn.

Bài 15 trang 31 SBT GDCD 7: Tự liên hệ bản thân, em đã làm gì để giữ chữ tín trong cuộc sống?

Trả lời:

- Để giữ chữ tín trong cuộc sống, em đã:

+ Sắp xếp công việc, thời gian để đến đúng hẹn, đúng giờ.

+ Cố gắng hòan thành mọi nhiệm vụ mà thầy cô/ bố mẹ giao cho.

+ Giữ đúng lời hứa với mọi người.

Bài 16 trang 31 SBT GDCD 7: Kể lại một lần em không giữ chữ tín với thầy cô, bạn bè hoặc người thân trong gia đình? Nếu được làm lại, em sẽ làm gì khi ấy?

Trả lời:

- Kể lại câu chuyện: Em và T học cùng lớp. Khi T bị ốm mấy ngày, không đi học được, em hứa với T buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng vì mải xem phim hoạt hình nên em đã quên, không sang giúp T học bài.

- Nếu được làm lại, em sẽ: không xem phim đến hết buổi chiều như vậy nữa, mà đem vở đến cho T mượn và hướng dẫn cho T những chỗ mà bạn ấy chưa hiểu.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 6: Quản lí tiền

Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 5: Giữ chữ tín

Trắc nghiệm Bài 5: Giữ chữ tín

1 3,179 08/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: