SBT Giáo dục công dân 7 Bài 10 (Cánh diều): Tệ nạn xã hội

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 10.

1 2,381 08/11/2022
Tải về


Giải Sách bài tập GDCD 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội - Cánh diều

Bài 1 trang 53 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây nói về tệ nạn xã hội nào.

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 10 (Cánh diều): Tệ nạn xã hội (ảnh 1)

Trả lời:

- Ảnh 1 – Tệ nạn: nghiện game online.

- Ảnh 2 và ảnh 5 – Tệ nạn: cờ bạc

- Ảnh 3 – Tệ nạn: rượu bia

- Ảnh 4 – Tệ nạn: sử dụng chất kích thích (thuốc lịch sử, ma túy,…).

- Ảnh 6 – Tệ nạn: mê tín dị đoan

Bài 2 trang 54 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây nói về hậu quả nào của tệ nạn xã hội.

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 10 (Cánh diều): Tệ nạn xã hội (ảnh 1)

Trả lời:

- Ảnh 1 – Hậu quả: gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe con người

- Ảnh 2 - Hậu quả: tổn thất về kinh tế cho gia đình; khiến cho người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo lắng, bất an.

- Ảnh 3 - Hậu quả: phá vỡ hạnh phúc gia đình.

- Ảnh 4 - Hậu quả: gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ thậm chí là tính mạng con người.

Bài 3 trang 54 SBT GDCD 7: Theo em, hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu n lựa chọn) 

A. Tổ chức đá bóng 

B. Cá độ chơi game 

C. Xem bói

D. Tụ tập hút heroin.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài 4 trang 54 SBT GDCD 7: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Gia đình có sự giáo dục phù hợp

B. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh. 

C. Xã hội luôn tuyên truyền về tệ nạn xã hội. 

D. Người mắc tệ nạn xã hội không làm chủ được bản thân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài 5 trang 55 SBT GDCD 7: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?

(Khoanh tròn trước của em lựa chọn) 

A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc

B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.

C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội,

D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài 6 trang 55 SBT GDCD 7: Theo em, biểu hiện nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về hậu quả của người mặc tệ nạn xã hội? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Nội dung

Đúng

Sai

1. Bị ảo giác

   

2, Tích cực tham gia hoạt động thể thao

   

3. Suy thoái đạo đức

   

4. Bị nhiễm HIV

   

5. Ngại giao tiếp với mọi người

   

6. Tin lời thầy bói

   

7. Sức khoẻ ngày càng tốt

   

8. Xã hội lên án, phê phán

   

9, Vi phạm các quy định của pháp luật

   

10. Phát triển bản thân

   

Trả lời:

Nội dung

Đúng

Sai

1. Bị ảo giác

 

2. Tích cực tham gia hoạt động thể thao

 

3. Suy thoái đạo đức

 

4. Bị nhiễm HIV

X

 

5. Ngại giao tiếp với mọi người

X

 

6. Tin lời thầy bói

X

 

7. Sức khoẻ ngày càng tốt

 

X

8. Xã hội lên án, phê phán

X

 

9, Vi phạm các quy định của pháp luật

X

 

10. Phát triển bản thân

 

Bài 7 trang 55 SBT GDCD 7: Cảnh báo ma tuý xâm nhập học đường

Trong thời gian qua, chủng loại ma tuý đang thay đổi hàng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau. Độc tính của ma tuý phá hoại sức khoẻ của trẻ em, có trưởng hợp chỉ 13 tuổi, 14 tuổi nhưng thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,... như người nghiện lâu năm.

Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235 000 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lí của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỉ lệ nảy thậm chí lên đến 76%.

Trong số những người sử dụng trái phép chất ma tuý, khoảng 60% người sử dụng ma tuý lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma tuý tổng hợp, nhiều em 13 14 tuổi đã sử dụng ma tuý.

Các loại ma tuý tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế chủng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miệu, gây tò mò, Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karikoke, vũ trưởng, phát triển nhanh chóng, nên số lượng người sử dụng ma tuý là thanh thiếu niên ngày càng tăng. Các loại ma tuý tổng hợp thường trở nên kích thích hơn khi sử dụng kèm với rượu, bia trong môi trường âm nhạc mạnh, nên các quán bar, karaoke, vũ trường thường là nơi các đối tượng và thanh thiếu niên lợi dụng để tổ chức, sử dụng trái phép ma tuý.

Qua thông tin trên, theo em: 

a) Nghiện ma tuý để lại những hậu quả gì cho trẻ em? 

b) Những nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ em nghiện ma tuý?

c) Chung ta cần làm gì để ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào học đường hiện nay? 

Trả lời:

- Yêu cầu a) hậu quả của nghiện ma túy đối với trẻ em:

+ Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, tinh thần, trí tuệ… của trẻ em.

+ Kết quả học tập, rèn luyện bị sụt giảm.

+ Có thể bị xử lí do vi phạm quy định pháp luật của nhà nước về phòng, chống ma túy.

+ Gây không khí căng thẳng, lo lắng, bất an đối với người thân trong gia đình.

- Yêu cầu b) Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em nghiện ma túy:

+ Bản thân các bạn học sinh còn: thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi; thiếu kĩ năng sống.

+ Bị bàn bè/ người xấu dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc

+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình

+ Ảnh hưởng từ môi trường sống, thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

- Yêu cầu c) Để ngăn chặn ma túy xâm nhập vào học đường, chúng ta cần:

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các em học sinh trong việc phòng/ chống tệ nạn ma túy.

+ Các gia đình cần có sự quan tâm, giáo dục phù hợp, đúng mức đối với con em.

+ Tăng cường sự liên hệ, phối hợp giữa gia đình – nhà trường trong việc giáo dục học sinh

+ ….

Bài 8 trang 56 SBT GDCD 7: Q là con trai duy nhất trong gia đình, nên được mọi người vô cùng yêu thương và chiều chuộng. Q thường trốn học và tụ tập đi chơi cùng các bạn, là cà ở các hàng quán. Một lần, Q được bạn bè rủ rê tìm niềm vui bằng việc dùng thử shisha pen và thường xuyên dùng sau đó nên Q đã bắt đầu nghiện. Để có tiền hút shisha pen, Q đã bắt đầu nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ và sau đó trực tiếp đi bán.

a) Qua trường hợp trên, em hãy nhận xét về hành vi của bạn Q.

b) Theo em, những nguyên nhân nào đã dẫn tới Q nghiện ma tuý?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Trong trường hợp này, có thể thấy: 

+ Bạn Q đã thiếu bản lĩnh, không làm chủ được bản thân trong việc sử dụng chất kích thích (shisha pen) dẫn đến việc bị nghiện.

+ Q đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, như: sử dụng chất kích thích, trộm cắp.

- Yêu cầu b)  Những nguyên nhân dẫn đến Q bị nghiện ma túy là:

+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình (bố mẹ quá nuông chiều Q).

+ Q bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng chất kích thích.

+ Bản thân bạn Q thiếu bản lĩnh, thiếu kĩ năng sống, không làm chủ được mình, ham chơi, đua đòi.

Bài 9 trang 56 SBT GDCD 7:  K và T là đôi bạn thân trong lớp. Gần đây, K thấy T có biểu hiện của người nghiện game như thường xuyên bỏ học, không làm bài tập về nhà, dành rất nhiều thời gian để chơi game. K băn khoăn, không biết phải làm thế nào để giúp bạn?

Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ làm gì? 

Trả lời:

- Nếu là K, trong tình huống trên, em sẽ:

+ Tâm sự với T để giúp T hiểu hõ hậu quả của việc nghiện game. Từ đó, khuyên T không nên dành nhiều thời gian để chơi game nữa, T nên chú trọng hơn vào việc học và giải trí thông qua những hoạt động lành mạnh khác.

+ Tâm sự, trao đổi với bố mẹ T, thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhận được sự trợ giúp từ họ.

Bài 10 trang 56 SBT GDCD 7: Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.

a) Em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến H bán dâm cho khách?

b) Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến H bán dâm cho khách:

+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình.

+ H bị bà M rủ rê, lôi kéo vào tệ nạn mại dâm.

+ Bản thân bạn H ham chơi, thiếu bản lĩnh, thiếu kĩ năng sống, không làm chủ được mình.

- Yêu cầu b) Nếu là bạn của H, em sẽ:

+ Tâm sự với H để giúp H hiểu hõ hậu quả của tệ nạn mại dâm. Từ đó khuyên H: nghỉ làm tại quán của bà M, không thực hiện hành vi bán dâm…

+ Tố cáo hành vi lôi kéo, tổ chức mua – bán dâm của bà M cho cơ quan chức năng

+ Tâm sự, trao đổi với bố mẹ H, thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhận được sự trợ giúp từ họ.

Bài 11 trang 57 SBT GDCD 7: Ông Y rất thích uống rượu và uống rất nhiều từ khi còn trẻ. Hằng ngày, ông Y cùng mấy người bạn hàng xóm thường tụ tập đánh bạc và uống rượu. Mỗi lần say rượu, ông Y lại đập phá đồ đạc, đánh và chửi mắng vợ con, làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.

a) Theo em, ông Y và những người hàng xóm đã mắc phải những tệ nạn xã hội nào?

b) Em hãy chỉ ra hậu quả của tệ nạn xã hội đối với ông Y, gia đình và với mọi người

Trả lời:

- Yêu cầu a) Ông Y và những người hàng xóm đã mắc phải các tệ nạn: rượu bia; cờ bạc

- Yêu cầu b) Hậu quả:

+ Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của ông Y, khiến ông Y không làm chủ được bản thân.

+ Đối với gia đình ông Y: gây thiệt hại về kinh tế (do ông Y đập phá đồ đạc); hạnh phúc gia đình rạn nứt (do ông Y có hành vi chửi mắng vợ con).

+ Gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của mọi người xung quanh.

Bài 12 trang 57 SBT GDCD 7:  Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến học sinh mắc các tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội. Ví dụ như:

+ Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,....

+ Nguyên nhân chủ quan: bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,…

- Trong những nhóm nguyên nhân trên, các nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất dẫn đến việc học sinh mắc tệ nạn xã hội.

Bài 13 trang 57 SBT GDCD 7: Theo em, mỗi người cần phải làm gì để tránh mắc các tệ nạn xã hội? 

Trả lời:

- Để tránh mắc các tệ nạn xã hội, mỗi người cần:

+ Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh

+ Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nanh xã hội

+ ….

Bài 14 trang 57 SBT GDCD 7: Em hiểu như thế nào về câu nói “Ma tuý là hiểm hoạ"?

Trả lời:

- Câu nói “ma túy là hiểm họa” cảnh báo chúng ta về tác hại của ma túy đối với: bản thân người nghiện ma túy; nền kinh tế quốc dân và đối với tình hình an ninh quốc gia; trật tự an toàn xã hội.

* Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện:

+ Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần.

+ Tổn hại về kinh tế và hạnh phúc gia đình.

* Tác hại của ma túy đối với nền kinh tế quốc dân:

+ Lực lượng lao động của gia đình và xã hội bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.

+ Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho tại một cơ sở cai nghiện ma tuý công tác phòng, chống ma tuý 

+ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm do các đối tác không ưu tiên những quốc gia có tỉ lệ người

* Tác hại của ma túy đối với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội:

+ Tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép gia tăng gây mất an ninh biên giới; phát sinh tội phạm rửa tiền….

+ Phát sinh một số loại tội phạm như trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma tuý,...

+ Phát sinh tệ nạn xã hội và những vấn đề xã hội phức tạp khác như cờ bạc, mại dâm, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng,...

Bài 15 trang 57 SBT GDCD 7: Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về thói hư tật xấu của con người trong xã hội. Theo em, thói hư tật xấu nào là tệ nạn xã hội?

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ về thói hư, tật xấu của con người:

+ “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.

+ “Bói ra ma, quyets nhà ra rác”.

+ “Ốm đau chạy chữa thuốc thang/ Đừng đi xem bói mua vàng cúng ma”.

+ “Đố ai chừa được rượu tăm/ Không chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa”.

+ “Ai ơi đừng uống rượu say/ Bỏ ruộng ai cấy, bỏ cày ai coi”.

+ “Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy phong thủy hàm răng chẳng còn”.

+ …

- Những thói hư tật xấu là tệ nạn xã hội, gồm: cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan,…

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 10: Tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 10: Tệ nạn xã hội

1 2,381 08/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: