Sách bài tập Tin học 11 Bài 7 (Cánh diều): Các loại kiến trúc của hệ CSDL

Với giải sách bài tập Tin học 11 Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ CSDL sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 11 Bài 7.

1 445 18/10/2023


Giải SBT Tin học 11 Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ CSDL

Câu F46 trang 37 SBT Tin học 11: Trong các phát biểu dưới đây, những phát biểu nào đúng khi nói về CSDL tập trung, những phát biểu nào đúng khi nói về CSDL phân tán?

1) Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính của một mạng máy tính.

2) Việc quản lí, cập nhật dữ liệu được thực hiện tại chính máy tính duy nhất lưu trữ dữ liệu.

3) Truy cập và điều phối dữ liệu dễ dàng vì tất cả dữ liệu được lưu trữ trên một máy tính.

4) CSDL có nhiều trạm, mỗi trạm (site trên mạng) có ứng dụng cục bộ và có tham gia ứng dụng toàn cục.

5) Tính sẵn sàng phục vụ cao vì khi có sự cố không truy cập được dữ liệu tại một trạm thì vẫn có thể khai thác bản sao của dữ liệu đặt tại một trạm khác.

6) Khi CSDL gặp sự cố, các chương trình ứng dụng không thể thực hiện được.

Lời giải:

Các câu 2, 3, 6 đúng khi nói về CSDL tập trung:

2) Việc quản lí, cập nhật dữ liệu được thực hiện tại chính máy tính duy nhất lưu trữ dữ liệu.

3) Truy cập và điều phối dữ liệu dễ dàng vì tất cả dữ liệu được lưu trữ trên một máy tính.

6) Khi CSDL gặp sự cố, các chương trình ứng dụng không thể thực hiện được.

Các câu 1, 4, 5 đúng khi nói về CSDL phân tán:

1) Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính của một mạng máy tính.

4) CSDL có nhiều trạm, mỗi trạm (site trên mạng) có ứng dụng cục bộ và có tham gia ứng dụng toàn cục.

5) Tính sẵn sàng phục vụ cao vì khi có sự cố không truy cập được dữ liệu tại một trạm thì vẫn có thể khai thác bản sao của dữ liệu đặt tại một trạm khác.

Câu F47 trang 37 SBT Tin học 11: Hãy nêu một ví dụ về hệ CSDL tập trung và một ví dụ về hệ CSDL phân tán. Theo em, điểm quan trọng nhất để phân biệt hai hệ CSDL này là gì?

Lời giải:

Có thể lấy một trong các ví dụ trong sách giáo khoa về hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán. Điểm quan trọng nhất để phân biệt hai hệ CSDL này là:

– CSDL tập trung: Dữ liệu chỉ được lưu trữ ở một máy tính duy nhất.

- CSDL phân tán: Dữ liệu được lưu trữ phân tán trên nhiều máy tính khác nhau của một mạng máy tính.

Câu F48 trang 37 SBT Tin học 11: Em hãy nêu ưu điểm và hạn chế của:

1) Hệ CSDL tập trung.

2) Hệ CSDL phân tán.

Lời giải:

1) Hệ CSDL tập trung:

Ưu điểm: dễ truy cập và điều phối dữ liệu, dễ quản lí vì dữ liệu tập trung tại một điểm (an toàn hơn, dễ bảo mật hơn).

– Hạn chế: nếu CSDL có sự cố thì không thực hiện được (không chạy được) tất cả các ứng dụng cần dữ liệu từ CSDL đó.

2) Hệ CSDL phân tán:

Ưu điểm: phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp lớn hoạt động trải rộng về mặt địa lí, phù hợp với các dịch vụ phủ rộng trên toàn cầu; tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn; dễ dàng và linh hoạt khi muốn mở rộng các tổ chức, có thể thêm trạm mới vào mạng máy tính mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các trạm sẵn có.

– Hạn chế: chi phí cao hơn do hệ thống phức tạp hơn; khó khăn hơn trong đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và tính an ninh; đồng thời rất khó cung cấp một cái nhìn thống nhất cho người dùng vì dữ liệu đặt tại nhiều địa điểm khác nhau.

Câu F49 trang 37 SBT Tin học 11: Trong các câu sau, những câu nào SAI?

1) Một hệ CSDL gồm một CSDL và một tập hợp các chương trình ứng dụng sử dụng dữ liệu của CSDL.

2) Nói về kiến trúc của một hệ CSDL là nói về sự phân chia hệ thống đó thành các thành phần tương đối độc lập về chức năng.

3) Mô hình kiến trúc khách – chủ chỉ có ở hệ CSDL tập trung.

4) Mỗi tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) cần dựa vào quy mô và đặc điểm tổ chức của mình để lựa chọn dùng loại hệ CSDL (tập trung hay phân tán) và mô hình kiến trúc phù hợp.

Lời giải:

Những câu nào SAI:

1) Một hệ CSDL gồm một CSDL và một tập hợp các chương trình ứng dụng sử dụng dữ liệu của CSDL.

3) Mô hình kiến trúc khách – chủ chỉ có ở hệ CSDL tập trung.

Câu F50 trang 38 SBT Tin học 11: Trong các câu sau, những câu nào nói về kiến trúc khách – chủ 1 tầng, 2 tầng 3 tầng?

1) CSDL được lưu trữ ở một máy chủ trên mạng, thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối được

với mạng.

2) CSDL được lưu trữ ở một máy chủ, thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối mạng, có những máy tính có chương trình ứng dụng xử lí các vấn đề nghiệp vụ trao đổi dữ liệu qua lại giữa tầng máy chủ và máy khách.

3) Toàn bộ CSDL được lưu trữ tại một máy tính và cũng chỉ được khai thác tại máy tính này.

Lời giải:

Câu 1 nói về kiến trúc khách – chủ 2 tầng:

1) CSDL được lưu trữ ở một máy chủ trên mạng, thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối được

với mạng.

Câu 2 nói về kiến trúc khách – chủ 3 tầng:

2) CSDL được lưu trữ ở một máy chủ, thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối mạng, có những máy tính có chương trình ứng dụng xử lí các vấn đề nghiệp vụ trao đổi dữ liệu qua lại giữa tầng máy chủ và máy khách.

Câu 3 nói về kiến trúc khách – chủ 1 tầng: 3) Toàn bộ CSDL được lưu trữ tại một máy tính và cũng chỉ được khai thác tại máy tính này.

Câu F51 trang 38 SBT Tin học 11: Hãy cho biết sự khác nhau giữa ứng dụng cục bộ và ứng dụng toàn cục thực hiện trên một trạm của hệ CSDL phân tán.

Lời giải:

Ứng dụng cục bộ chỉ cần dữ liệu được lưu trữ tại trạm đó, với ứng dụng toàn cục thì ngoài dữ liệu trên trạm đó còn cần đến dữ liệu lưu trữ ở trạm khác.

Câu F52 trang 38 SBT Tin học 11: Theo em, trường em nên sử dụng hệ CSDL tập trung hay hệ CSDL phân tán? Vì sao?

Lời giải:

CSDL quản lí một trường học nên sử dụng hệ CSDL tập trung ít nhất vì một số lí do sau đây:

- CSDL của trường là CSDL cỡ nhỏ, nên lưu trữ dữ liệu tập trung tại một máy chủ CSDL để dễ truy cập, điều phối dữ liệu.

Các ứng dụng chỉ có cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh dùng, những người dùng này không ở các địa điểm địa lí cách xa nhau.

Các ứng dụng khá đơn giản, không mất nhiều chi phí.

Xem thêm các lời giải sách bài tập Tin học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL

Nghề quản trị cơ sở dữ liệu

Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng

Bài 2, 3: Mảng hai chiều. Thực hành về tệp, mảng và danh sách

Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính

1 445 18/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: