Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 19.

1 985 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 10 trang 123

Bài tập 1 trang 123 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu thành phần dân tộc nơi em sinh sống (phường/xã/ thị trấn) và hoàn thành nội dung theo bảng dưới đây:

STT

Dân tộc

Số dân

Ngữ hệ

Hoạt động sản

xuất chính

Hoạt động văn

hoá chính

1

....................

........................

....................

........................

........................

2

....................

........................

....................

........................

........................

3

....................

........................

....................

........................

........................

......

....................

........................

....................

........................

........................

Trả lời:

(*) Tham khảo

Thành phần dân tộc ở thành phố Hà Nội (năm 2019)

STT

Dân tộc

Số dân

Ngữ hệ

Hoạt động sản

xuất chính

Hoạt động văn

hoá chính

1

Kinh

Hơn 7.8 triệu người

Nam Á

Nông nghiệp,

Công – thương nghiệp

…..

2

Mường

Hơn 62 nghìn người

Nam Á

Nông nghiệp

…..

3

Tày

Hơn 19 nghìn người

Thái – Kađai

Nông nghiệp

…..

4

Thái

Hơn 7 nghìn người

Thái – Kađai

Nông nghiệp

…..

5

Nùng

Hơn 6 nghìn người

Thái – Kađai

Nông nghiệp

…..

…..

Bài tập 2 trang 123 SBT Lịch sử 10: Tìm hiểu và hoàn thành bảng thông tin về đời sống vật chất và tinh thần một số dân tộc dưới đây:

 

Khmer

Mường

Ê Đê

HMông

Hoa

Tày

Số dân

 

 

 

 

 

 

Ngữ hệ

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngôn ngữ

 

 

 

 

 

 

Địa bàn cư trú chính

 

 

 

 

 

 

Tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

 

 

 

 

Ngành sản xuất chính

 

 

 

 

 

 

Lễ hội nổi bật

 

 

 

 

 

 

Di sản văn hoá

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

 

Khmer

Mường

Ê Đê

  HMông

Hoa

Tày

Số dân

1319652

1452095

398671

1393547

749466

1845492

Ngữ hệ

Nam Á

Nam Á

Nam Đảo

Mông - Dao

Hán – Tạng

Thái – Kađai

Nhóm ngôn ngữ

Môn - Khmer

Việt – Mường

Ma Lai – Đa Đảo

Hmông - Dao

Hán

Tàu - Thái

Địa bàn cư trú chính

Khu vực Nam Bộ của Việt Nam

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Khu vực Tây Nguyên

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Khu vực

 Nam Bộ của Việt Nam

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Đạo Bà La Môn,

Phật giáo

Thờ cúng đa thần…

Tin lành,

Thờ cúng đa thần…

Tin lành,

Thờ cúng đa thần…

Phật giáo,

Thờ cúng tổ tiên…

Thờ cúng tổ tiên

Ngành sản xuất chính

Nông nghiệp

Nông nghiệp

Nông nghiệp

Nông nghiệp

Nông nghiệp

Nông nghiệp

Lễ hội nổi bật

Lễ hội Đôn-ta

Lễ hội xuống đồng

Lễ hội mùa xuân

Lễ hội Gầu Tào

Lễ vía Bà Quan Âm

Lễ hội Lồng tồng

Di sản văn hoá

Giải SBT Lịch sử 10 trang 124

Bài tập 3 trang 124 SBT Lịch sử 10: Tìm hiểu và cho biết nét đặc trưng về trang phục của một số dân tộc dưới đây:

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Điểm chung trong trang phục của các dân tộc trên:

Trả lời:

a. Mô tả trang phục

* Trang phục của người Ba Na

- Trang phục gồm: áo, váy (màu đen là chủ đạo)

- Hoa văn: đường kẻ sọc ngang màu đỏ, trắng

* Trang phục của người Gia Rai

- Trang phục gồm: áo, váy (màu đen là chủ đạo)

- Hoa văn: đường kẻ sọc ngang màu đỏ, trắng, vàng

* Trang phục của người Nùng

- Trang phục gồm: áo, váy, khăn đội đầu (màu đen là chủ đạo); đồ trang sywcs

- Hoa văn: hình răng cưa (ở cổ áo)

* Trang phục của người Thổ

- Trang phục gồm: áo (màu trắng); váy (màu chàm); khăn đội đầu

- Hoa văn: đường kẻ sọc ngang thân váy

* Trang phục của người Hà Nhì

- Trang phục gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm, váy

- Hoa văn: thêu hoa văn màu sắc sặc sỡ, một số hoa văn phổ biến là: đường gấp khúc, hình quả trám, hình đa giác…

* Trang phục của người La Chí

- Trang phục gồm: áo, dây lưng, yếm, váy, khăn đội đầu

- Hoa văn: phổ biến là các hình: zic zắc, hình cây lúa… được thêu bằng chỉ đỏ

b. Điểm chung:

- Đa dạng về kiểu dáng, hình thức hoa văn trang trí

- Trang phục mang những nét độc đáo riêng, thể hiện tập quán và óc thẩm mĩ của từng tộc người.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 126

Bài tập 4 trang 126 SBT Lịch sử 10: Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc Si La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.

Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

(*) Lựa chọn tìm hiểu: Lễ cúng thần Rừng của đồng bào dân tộc Nùng tỉnh Hà Giang

- Lễ cúng thần rừng được tổ chức hằng năm vào ngày 30 tháng Giêng và ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch.

- Đồng bào lập đàn cúng dưới gốc cây cổ thụ nhất trong khu rừng cấm. Lễ vật cúng là lợn, gà, sau khi mổ xong sắp nguyên cả con (chưa qua chế biến) cùng với tiết và nội tạng bày lên mâm cúng. Trên mâm cúng có 12 chiếc chén, 12 đôi đũa và 12 chiếc bát. Người Nùng quan niệm: con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người Nùng còn phải chuẩn bị các lễ vật: 1 con lợn, 1 con gà trống, 1 nồi cơm cúng, 1 chai rượu, các hộ gia đình khi đi dự lễ mang theo 1 bó hương, 1 thếp giấy bản, kèm theo 1 gói cơm nắm, 1 chai rượu, 1 chén, 1 bát và 1 đôi đũa để ăn cơm khi buổi lễ kết thúc.

- Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ cúng, thầy cúng lấy những thệp giấy bạc do bà con dân bản mang đến gấp đủ 12 quân giấy bạc - tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Các quân giấy bạc này trông như con thuyền, dùng để thay cho những đồng tiền trước đây, gọi là ngân khố.

- Xưa kia, trong mỗi dịp tổ chức lễ cúng Thần Rừng thì mỗi gia đình chỉ có 1 người nam giới đại diện cho gia đình đến tham dự. Tuy nhiên hiện nay, người Nùng không còn quan niệm phân biệt nam hay nữ khi đến dự lễ cúng Thần Rừng mà cả nam và nữ đều được mời đến tham dự.

- Thầy cúng thắp 5 nén hương, sau đó mời các vị thần linh về dự lễ cúng của dân làng. Đại ý: ‘‘Hôm nay, ngày lành tháng tốt, mời 4 phương của núi rừng, tôi thay mặt dân làng mời thần linh chốn rừng cao nhất... mong các thần phù hộ cho chúng tôi không bị ốm đau bệnh tật, hoạn nạn bỏ qua, những gì khó khăn tránh xa người dân... cầu cho mùa màng tốt tươi...’’. Thầy cúng phải mời đủ 5 lần như vậy. Sau đó mới đưa lễ lên cúng, tiếp theo mọi người chuẩn bị giúp thầy cúng xới cơm, mời Thần Rừng ăn cơm. Người Nùng quan niệm, sau khi ăn no đủ Thần Rừng sẽ quay trở về nơi cũ. Vì vậy, lúc này thầy cúng phải thực hiện một nghi lễ nữa, đó là cúng một bài đưa tiễn Thần Rừng về. Kết thúc buổi lễ, thầy cúng cùng mọi người quây quần bên nhau để hưởng lộc, ăn cơm tại nơi cúng.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 127

Bài tập 5 trang 127 SBT Lịch sử 10: Thành phần các dân tộc ở Việt Nam được phân chia theo tiêu chí nào? Vì sao phải phân chia theo các tiêu chí ấy?

Trả lời:

- Những tiêu chí để xác định thành phần dân tộc, gồm:

+ Có chung ý thức tự giác dân tộc

+ Có chung ngôn ngữ.

+ Có chung những đặc điểm mang bản sắc văn hóa dân tộc

Bài tập 6 trang 127 SBT Lịch sử 10: Địa bàn cư trú đã ảnh hưởng đến trình độ sản xuất của các dân tộc ít người ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có 4 dân tộc là: Kinh, Hoa, Chăm và Kmer chủ yếu sống ở vùng đồng bằng; 50 dân tộc còn lại cư trú chủ yếu ở vùng trung du và miền núi.

- Ở khu vực trung du và miền núi, những hạn chế về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu…) đã tạo ra những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công (như: y tế, giáo dục…), do đó, trình độ sản xuất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây thường thấp hơn so với các dân tộc cư trú ở khu vực đồng bằng.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 128

Bài tập 7 trang 128 SBT Lịch sử 10: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Ngữ hệ nào có nhiều dân tộc sử dụng nhất?

A. Nam Á.

B. H'Mông - Dao.

C. Thái - Ka-đai.

D. Hán - Tạng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú

A. xen kẽ.

B. vừa tập trung vừa xen kẽ.

C. tập trung.

D. tập trung khá phổ biến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3: Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào?

A. Thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Xây dựng đền đài.

D. Thương nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh?

A. Để hoà hợp, đoàn kết dân tộc.

B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.

C. Do thay đổi môi trường sống.

D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 5: Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào?

A. Nhà trệt.

B. Nhà sàn.

C. Nhà trình tường.

D. Nhà nền đất.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 6: Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ cúng Thánh Gióng.

C. Thờ sinh thực khí.

D. Thờ cúng Thánh Tản Viên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7: Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?

A. Công nghiệp.

B. Thương nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 8: Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương?

A. Lễ hội chùa Hương.

B. Lễ hội Cầu mùa.

C. Lễ hội Cồng chiêng.

D. Lễ hội Đền Hùng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 9: Không gian văn hoá nào được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại?

A. Nghệ thuật múa xoè Thái.

B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.

C. Cồng chiêng Tây Nguyên.

D. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 10: Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.

B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.

C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc.

D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 11: Thực hành Then - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là của những dân tộc nào ở Việt Nam?

A. Mường, Tày, Thái.

B. Tày, Nùng, Thái.

C. Dao, Thái, Nùng.

D. Ê Đê, Ba Na, Gia Rai.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 12: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò nhà Rông ở Tây Nguyên?

A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.

B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.

C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hoá.

D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 13: Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực nào?

A. Nghệ thuật hội hoạ.

B. Nghệ thuật điêu khắc.

C. Các lễ hội tôn giáo.

D. Nghệ thuật âm nhạc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc

Bài 16: Văn minh Chăm-pa

Bài 17: Văn minh Phù Nam

Bài 18: Văn minh Đại Việt

Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

1 985 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: