Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 15.

1 3,267 20/10/2022
Tải về


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 10 trang 89

Bài tập 1 trang 89 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sắp xếp thứ tự:......................................................................................................................

Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn ............

Trả lời:

- Hoàn thành bảng:

STT

Thành tựu

Mô tả

1

Cốc gốm Gò Mun

- Dáng cao (khoảng 11cm), đế khum.

- Màu đỏ nhạt, thành mỏng, miệng loe, trang trí hoa văn khắc vạch.

2

Nồi gốm Phùng Nguyên

- Dáng cao, thành mỏng, kết cấu cân đối, tròn đều

- Đường kính miệng nồi khoảng 50 – 60 cm, hoa văn trang trí theo kiểu đối xứng trục quay bậc 2

3

Bình đất nung Đông Sơn

- Màu hồng nhạt.

- Kết cấu cân đối, hài hòa

- Hoa văn trang trí đơn giản

4

Vò gốm Đồng Đậu

- Dáng cao, màu nâu xám

- Trang trí hoa văn khắc vạch

- Sắp xếp thứ tự: B (Nồi gốm Phùng Nguyên) => D (Vò gốm Đồng Đậu) => A (Cốc gốm Gò Mun) => C (Bình đất nung Đông Sơn)

- Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn:

+ Kĩ thuật chế tác gốm ngày càng phát triển

+ Phong phú về loại hình, kiểu dáng sản phẩm.

+ Hoa văn trang trí đa dạng, thể hiện tư duy và trình độ thẩm mĩ của con người.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 91

Bài tập 2 trang 91 SBT Lịch sử 10: Hãy chọn hình ảnh các di vật đồ đồng Đông Sơn ở cột B với nhóm loại ở cột A và điền vào chỗ trống (...) dưới bảng. Quan sát các di vật và tìm ra đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn. Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn có điểm độc đáo nào?

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A1 ...........

A2 ...........

A3 ........

A4 .........

A5 ............

A6 ................

A7 ....................

 

Trả lời:

- Nối:

A1 + b

A2 + e

A3 + g

A4 + b

A5 + h

A6 + a

A7 + d

 

- Điểm độc đáo trong kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn:

+ Kĩ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao

+ Phong phú về loại hình, kiểu dáng sản phẩm (đồ trang sức, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ…)

+ Hoa văn trang trí đa dạng, tinh tế

Giải SBT Lịch sử 10 trang 92

Bài tập 3 trang 92 SBT Lịch sử 10: Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

+ Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….chuyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 93

Bài tập 4 trang 93 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định hình ảnh nào dưới đây thể hiện tín ngưỡng phồn thực hoặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Những hình tượng đó ảnh hưởng thế nào đến phong tục tập quán của người Việt cổ?

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Di vật

Tên tín ngưỡng – phong tục tập quán liên quan

Hình giao long trang trí trên giáo đồng

- Tín ngưỡng: thờ vật tổ (hình tượng Giao long)

- Phong tục tập quán: xăm mình

Thạp đồng Đào Thịnh

- Tín ngưỡng phồn thực (chi tiết: tượng đôi nam, nữ đang giao hoan trên nắp thạp đồng).

Trống đồng Sao vàng

- Thờ thần Mặt Trời

- Thờ vật tổ (hình tượng chim Lạc)

Qua đồng núi Voi có hình hổ và cá sấu

- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (các hình tượng: hổ, cá sấu…)

Giải SBT Lịch sử 10 trang 94

Bài tập 5 trang 94 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu và thực hành cách gói bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh này thể hiện tư tưởng gì của người Việt cổ? Vì sao hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán?

Trả lời:

- Bánh Chưng, bánh giày là 2 loại bánh thể hiện đầy đủ triết lí trong ẩm thực của người Việt là “quân bình âm dương”, quan điểm về trời đất, vũ trụ,… đồng thời nói lên được cả lòng hiếu thảo với cha mẹ và sự biết ơn những người đã làm ra hạt gạo. Hai loại bánh này cũng gắn với tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ - cúng Hùng vương của dân tộc Việt Nam.

- Hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục, gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán, vì: bánh chưng, bánh giầy chính là hồn cốt của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, là một trong những yếu tố mang lại vẻ đẹp cho bản sắc văn hóa Việt Nam.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 95

Bài tập 6 trang 95 SBT Lịch sử 10: Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước sớm ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả?

Trả lời:

- Những yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả:

+ Sự phát triển của sản xuất dẫn đến những chuyển biến trong đời sống xã hội

+ Nhu cầu đoàn kết lực lượng để tiến hành trị thủy và chống ngoại xâm.

Bài tập 7 trang 95 SBT Lịch sử 10: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?

A. Hoà Bình.

B. Sơn Vi - Phú Thọ.

C. Lai Châu.

D. Phùng Nguyên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2: Cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là văn hoá

A. Đông Sơn.

B. Đồng Nai.

C. Sa Huỳnh.

D. Óc Eo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Đại Việt.

D. Đại Cồ Việt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam).

D. Chà Bàn (Bình Định).

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là

A. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.

B. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.

C. đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.

D. đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 6: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

D. ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không tập quán

A. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.

B. nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.

D. làm nhà trên sông nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 8: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.

B. thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.

C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.

D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 9: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do

A. yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.

B. yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.

C. thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.

D.yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 10: Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời

A. Văn Lang - Âu Lạc.

B. Lâm Ấp.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 11: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

B. Hoạt động trị thuỷ và chống ngoại xâm.

C. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 12: Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.

B. Yêu cầu của hoạt động trị thuỷ để phục vụ nông nghiệp.

C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.

B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.

C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 14: Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc bắt nguồn từ

A. sự chuyển biến về kinh tế.

B. sự xuất hiện các giai cấp mới.

C. sự tư hữu hoá trong sản xuất.

D. sự thay đổi vai trò của đàn ông.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 15: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc bao gồm

A. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.

B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

C. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.

D. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 16: Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

D. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 17: Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang - Âu Lạc có nguồn gốc từ

A. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.

B. những ảnh hưởng của văn hoá Chăm-pa, Phù Nam.

C. những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 18: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây:

A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ.

C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 19: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc là

A. Vua - lạc hầu, lạc tướng - lạc dân.

B. Vua - vương công, quý tộc - bồ chính.

C. Vua - lạc hầu, lạc tướng - bồ chính.

D. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng - tù trưởng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 20: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.

B. khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

C. phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.

D. sống định cư lâu dài trong các làng bản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 16: Văn minh Chăm-pa

Bài 17: Văn minh Phù Nam

Bài 18: Văn minh Đại Việt

Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam

Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

1 3,267 20/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: