Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Đại Việt
Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 18.
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
- Lịch sử hình thành và phát triển của đê sông Hồng:
+ Thời Lý: Tháng 3 năm Mậu Tý (1108), con đê đầu tiên của sông Hồng được đắp ở phường Cơ Xá có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long (từ Nghi Tàm đến đầm Vạn Xoan - Thanh trì).
+ Thời Trần: năm 1248, nước sông Hồng lên to, đê vỡ làm nội thành bị lụt lội. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh ở hai bên sông Hồng từ thượng nguồn ra tới biển phải đắp đê phòng lũ. Từ đó, việc đắp đê rất được chú trọng.
+ Thời Nguyễn: trong suốt thời gian trị vì, các vị vua đầu triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mệnh…) rất quan tâm và hạ lệnh cho việc xây đắp, củng cố đê sông Hồng.
+ Thời Pháp thuộc: chính quyền thực dân Pháp cũng tổ chức nhiều đợt đắp đê, nhất là dọc tuyến đê sông Hồng. Tuy nhiên, việc đầu tư của người pháp cho lĩnh vực đê điều ít có hiệu quả (ví dụ: ở Hà Nội, từ năm 1905 - 1945 đã xảy ra vỡ đê trong 10 năm và có 25 đoạn đê bị vỡ).
+ Từ năm 1945 – nay: chính quyền Việt Nam tiếp tục củng cố, nâng cấp các tuyến đê xung yếu
- Vai trò của đê sông Hồng: Ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đời sống của cư dân ở trong đê.
|
Nhà Hậu Lê |
Chữ viết |
..................................................................................................................... |
Văn học chữ Hán |
..................................................................................................................... |
Văn học chữ Nôm |
..................................................................................................................... |
Sử học |
..................................................................................................................... |
Địa lí |
..................................................................................................................... |
Toán học |
..................................................................................................................... |
Quân sự |
..................................................................................................................... |
Y học |
..................................................................................................................... |
Âm nhạc |
..................................................................................................................... |
Kiến trúc |
..................................................................................................................... |
Điêu khắc |
..................................................................................................................... |
Trả lời:
|
Nhà Hậu Lê |
Chữ viết |
- Chữ Hán là văn tự chính, được sử dụng trong: các văn bản của nhà nước, giáo dục – thư cử, sáng tác văn chương… - Chữ Nôm cũng được người coi trọng |
Văn học chữ Hán |
- Bình Ngô Đại cáo, Ức Trai thu tập; Chí Linh sơn phú; Quân trung từ mệnh tập (của Nguyễn); - Quỳnh Uyển cửu ca (của các tác giả trong Hội Tao Đàn)… |
Văn học chữ Nôm |
- Hồng Đức quốc âm thi tập (của Lê Thánh Tông); - Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)… |
Sử học |
- Đại Việt sử kí toàn thư (của Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê); - Đại Việt sử kí tục biên (của Phan Phu Tiên),… |
Địa lí |
- Dư địa chí (của Nguyễn Trãi) - Hồng Đức bản đồ (thời Lê Thánh Tông) |
Toán học |
- Đại thành toán pháp (của Lương Thế Vinh). - Lập thành toán pháp (của Vũ Hữu) |
Quân sự |
- Nghệ thuật “tâm công” (Nguyễn Trãi). |
Y học |
- Bản thảo thực vật toát yếu (của Phan Phu Tiên) |
Âm nhạc |
- Âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng |
Kiến trúc |
- Thành Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) - Điện Kính Thiên (Hà Nội) |
Điêu khắc |
- Tượng voi chầu bằng đá (tại khu du tích Lam Kinh, Thanh Hóa) - Rồng đá (tại Điện Kính Thiên, Hà Nội)…. |
Trả lời:
- Mô tả:
+ Men gốm Chu Ðậu rất phong phú: như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (còn gọi là: men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (còn gọi là: men tam thái).
+ Hoa văn trang trí rất đa dạng (ví dụ: thiên nga, rồng, chim, cá…), đường nét chau chuốt, thanh toát và tinh tế.
+ Bố cục về nội dung, hoa văn cùng các họa tiết rất hài hòa, chặt chẽ khiến cho từng hiện vật gốm Chu Đậu có một vẻ đẹp tinh tế, riêng biệt, độc đáo.
- Gốm Chu Đậu được đánh giá là đỉnh cao nghề gốm của Đại Việt do có: kĩ thuật điêu luyện, đạt trình độ cao; vẻ đẹp độc đáo, tinh tế “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”…..
đúc tiền Minh Đạo |
niên hiệu làm Minh Đạo |
làm sách Hình luật |
Đại Việt sử ký toàn thư |
Hình thư |
vua Lý Thái Tông |
- Năm 1042,……….cho ban hành bộ……. Sách ............ ghi: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, Cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách ................................................, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi .............................. và ....................................” ...................... gồm ba quyển, nay không còn. Đây là hệ thống pháp luật lần đầu tiên được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong cả nước.
(Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Đại Việt sử ký toàn thư,
NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2020, trang 228)
Trả lời:
- Năm 1042 vua Lý Thái Tông cho ban hành bộ Hình thư. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, Cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách Hình thư, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu làm Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”. Hình thư gồm ba quyển, nay không còn. Đây là hệ thống pháp luật lần đầu tiên được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong cả nước.
Bài tập 5 trang 115 SBT Lịch sử 10: Hãy sắp xếp các sự kiện ở cột A cho phù hợp với cột B.
A1 .......... A2 ........... A3 ............ A4 ..................
A5 .......... A6 ........... A7 ............ A9 ..................
Trả lời:
A1 + c |
A2 + d |
A3 + a |
A4 + b |
A5 + h |
A6 + i |
A7 + e |
A8 + g |
Bài tập 6 trang 118 SBT Lịch sử 10: Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên những cơ sở nào?
Trả lời:
- Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:
+ Thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
+ Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài.
Trả lời:
- Nhận xét: Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở, tạo đà đưa nước phát triển đi lên.
Trả lời:
- Ưu điểm: gia tăng tinh thần cố kết, đoàn kết cộng đồng.
- Nhược điểm:
+ Tính thụ động, khép kín
+ Tư tưởng bình quân “cào bằng” giữa các thành viên trong làng xã, do đó hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.
Bài tập 9 trang 119 SBT Lịch sử 10: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 3: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Bộ luật nào được biên soạn khá đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XV?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 5: Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 7: Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là
A. làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da.
B. làm thuỷ tinh, đồ trang sức, vàng bạc.
C. làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng.
D. đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 8: Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.”
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Đê “quai vạc” được hình thành bắt đầu từ triều đại nào trong nền văn minh Đại Việt?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 10: Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ Tịch điền” nhằm mục đích gì?
A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
C. Khuyến khích bảo vệ, tôn tạo để điều.
D. Khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 11: Các quan xưởng được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
B. Đúc tiền, làm gốm sứ, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
C. Đúc tiền, vũ khí, làm tơ lụa, đồng hồ, may mũ áo cho vua quan.
D. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, làm tranh sơn mài để xuất khẩu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 14: Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 15: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?
A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Chung sống hoà bình với các tín ngưỡng dân gian.
D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 16: Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 17: Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI - XVIII do yếu tố nào?
A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.
B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.
C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 18: Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây nói lên điều gì.
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.”
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.
C. Sự phát triển của ngành nông nghiệp.
D. Sự phát triển của buôn bán nội địa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 19: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.
B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.
C. Phải duy trì nền giáo dục Nho học.
D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 15: Văn minh Văn Lan - Âu Lạc
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo