Sách bài tập KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base. Thang pH

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base. Thang pH sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 8 Bài 9.

1 3,479 10/10/2023


Giải SBT KHTN 8 Bài 9: Base. Thang pH

Bài 9.1 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Viết công thức hoá học của các chất sau đây: calcium hydroxide, iron(III) hydroxide, sodium hydroxide, aluminium hydroxide.

Lời giải:

Công thức hoá học của các chất:

Calcium hydroxide: Ca(OH)2;

Iron(III) hydroxide: Fe(OH)3;

Sodium hydroxide: NaOH;

Aluminium hydroxide: Al(OH)3.

Bài 9.2 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Viết công thức hydroxide tương ứng với các kim loại sau: potassium, barium, chromium(III), zinc, iron(II).

Lời giải:

Công thức hydroxide tương ứng với các kim loại:

Potassium: KOH;

Barium: Ba(OH)2;

Chromium(III): Cr(OH)3;

Zinc: Zn(OH)2;

Iron(II): Fe(OH)2.

Bài 9.3 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Potassium hydroxide.    B. Acetic acid.

C. Nước.      D. Sodium chloride.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Potassium hydroxide là base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Bài 9.4 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Nước xà phòng.    B. Nước ép mướp đắng.

C. Nước đường.     D. Nước bồ kết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nước đường không có tính base, không làm xanh quỳ tím.

Bài 9.5 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. NaOH, BaCl2, HBr, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH là các dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Bài 9.6 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

A. Vôi tôi (Ca(OH)2).   B. Hydrochloric acid.

C. Muối ăn.      D. Cát.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vôi tôi (Ca(OH)2) có tính base được dùng để khử độ chua của đất.

Bài 9.7 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Một loại nước thải có pH lớn hơn 7. Có thể dùng chất nào sau đây để đưa nước thải về môi trường trung tính?

A. Ca(OH)2.    B. H2SO4.

C. NH3.     D. CaCl2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

H2SO4 có tính acid sẽ đưa nước thải có pH lớn hơn 7 (môi trường base) về môi trường trung tính.

Bài 9.8 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Hoàn thành các phản ứng sau:

a) NaOH + HCl →

b) Ba(OH)2 + HCl →

c) Cu(OH)2 + HNO3 →

d) KOH + H2SO4 →

Lời giải:

a) NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

c) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

d) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Bài 9.9 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của các dung dịch, chất lỏng này là

A. H2SO4 < NaOH < H2O.   B. H2SO4 < H2O < NaOH.

C. NaOH < H2O < H2SO4.   D. H2O < H2SO4 < NaOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dung dịch H2SO4 có pH < 7; nước có pH = 7; dung dịch NaOH có pH > 7.

Bài 9.10 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl (dụng cụ, hoá chất có đủ).

Lời giải:

Lấy mỗi dung dịch ra một ít làm mẫu thử. Cho 3 mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch HCl.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là dung dịch NaOH.

- Còn lại là dung dịch NaCl không làm quỳ tím chuyển màu.

Bài 9.11 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Có ba dung dịch: giấm ăn, nước đường, nước xà phòng. Hãy trình bày cách nhận biết 3 dung dịch trên (dụng cụ, hoá chất có đủ).

Lời giải:

Lấy mỗi dung dịch ra một ít làm mẫu thử. Cho 3 mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ là giấm ăn.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là nước xà phòng.

- Còn lại là nước đường không làm quỳ tím chuyển màu.

Bài 9.12 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Để điều chế dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide), người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Cho 0,28 g CaO tác dụng hoàn toàn với 100 g nước. Tính nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được.

Lời giải:

nCaO=0,2856= 0,005 mol

Phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2

Số mol: 0,005 0,005 mol

Khối lượng Ca(OH)2 tạo thành là: 0,005.74 = 0,37 gam.

Khối lượng dung dịch thu được là: 100 + 0,28 = 100,28 gam.

Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được:

C%=mctmdd.100%=0,37100,28.100%=0,369%.

Bài 9.13 trang 30 Sách bài tập KHTN 8: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào 50 mL dung dịch H2SO4. Khi H2SO4 được trung hoà hoàn toàn thì thấy dùng hết 40 mL dung dịch NaOH.

a) Viết PTHH của phản ứng.

b) Tính nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu.

c) Nêu cách để nhận biết thời điểm H2SO4 được trung hoà hoàn toàn.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.

b) Số mol NaOH đã phản ứng là: nNaOH = 0,04.1 = 0,04 (mol).

Xét phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Số mol: 0,04 → 0,02 mol

Vậy nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu là:

CM(H2SO4)=nH2SO4VH2SO4=0,020,05=0,4(M).

c) Nhỏ 1 - 2 giọt phenolphthalein vào dung dịch H2SO4. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào, vừa nhỏ vừa lắc. Đến khi thấy dung dịch xuất hiện màu hồng, lắc không thấy mất màu thì đó là thời điểm H2SO4 được trung hoà hoàn toàn.

Bài 9.14 trang 30 Sách bài tập KHTN 8: Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 g dung dịch kiềm M(OH)n có nồng độ 1,71%. Để M(OH)n phản ứng hết thì cần dùng 20 mL dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hoá trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

Lời giải:

Số mol HCl đã phản ứng là: nHCl = CM(HCl).VHCl = 1.0,02 = 0,02 (mol).

Xét phản ứng: nHCl + M(OH)n → MCln + nH2O

Số mol: 0,02 → 0,02n mol

Khối lượng của M(OH)n đã phản ứng: mM(OH)n=mdd.C%100=100.1,71100=1,71(gam).

Gọi khối lượng nguyên tử M là x. Ta có:

0,02n.(x+17n) = 1,71

Hay 0,02x = 1,37n

Ta có bảng giá trị:

n

1

2

3

x

68,5

137

205,5

Giá trị phù hợp là n = 2 và x = 137. Kim loại Ba.

Bài 9.15 trang 30 Sách bài tập KHTN 8: Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)3 để thu được Al2O3. Phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau:

2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O

Để thu được 1 tấn Al2O3 thì cần nhiệt phân bao nhiêu tấn Al(OH)3, biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 90%?

Lời giải:

Trong 1 tấn Al2O3 có 106102 mol

Theo phương trình hoá học của phản ứng:

2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O

Số mol: 10651 ← 106102

Vậy theo lí thuyết, cần 10651 mol Al(OH)3 cho phản ứng nhiệt phân.

Thực tế: vì hiệu suất phản ứng là 90% do đó số mol Al(OH)3 thực tế cần là:

10651.10090=2,18.104(mol)

Khối lượng Al(OH)3 thực tế cần là: m = 2,18.104.78 = 1700400 gam = 1,7 tấn.

Bài 9.16 trang 30 Sách bài tập KHTN 8: Sau khi dùng xà phòng, tay thường bị nhờn. Người ta có thể dùng nước chanh rửa lại để hết nhờn. Hãy giải thích tại sao có thể dùng nước chanh để rửa sạch xà phòng gây nhờn.

Lời giải:

Xà phòng nhờn vì có base. Khi rửa tay bằng nước chanh (có acid), phản ứng trung hoà xảy ra, kiềm phản ứng hết nên tay sẽ hết nhờn.

Bài 9.17 trang 30 Sách bài tập KHTN 8: pH của một số chất như sau:

Chất

Dịch dạ dày

Nước chanh

Nước soda

Nước cà chua

Nước táo

Sữa

Nước tinh khiết

Huyền phù Al(OH)3

pH

1

2

3

4

5

6

7

9

Dựa vào bảng pH trên hãy giải thích:

a) Tại sao đối với những người bị viêm dạ dày, khi đói, nếu uống nước hoa quả (chanh, táo,...) hoặc nước soda thì sẽ thấy bụng đau, khó chịu?

b) Người bị viêm dạ dày khi đói sẽ rất đau vì dịch dạ dày tiết ra làm đau chỗ loét. Tại sao dùng thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau?

Lời giải:

a) Khi đói, dịch dạ dày nhiều (nồng độ acid trong dạ dày cao). Nếu uống thêm nước hoa quả hoặc nước soda thì sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày nên càng thấy khó chịu.

b) Al(OH)3  phản ứng trung hoà acid trong dịch dạ dày, làm giảm nồng độ acid, do đó thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 3,479 10/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: