Sách bài tập Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Với giải sách bài tập Hóa 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa 11 Bài 8.

1 1,315 09/09/2023


Giải SBT Hóa 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Bài 8.1 trang 26 SBT Hóa học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ.

(b) Hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm các nguyên tố carbon và hydrogen là hydrocarbon.

(c) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các carbide,...).

(d) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hữu cơ.

(e) Phổ hồng ngoại cho phép xác định loại nhóm chức có trong phân tử hữu cơ.

(g) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion.

Lời giải:

a) sai. Nguyên tố hydrogen không nhất thiết có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ (CCl4).

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Sai. Phổ hồng ngoại không cho phép xác định số lượng nhóm chức.

e) Đúng.

g) Đúng.

Bài 8.2 trang 26 SBT Hóa học 11: Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ?

A. Acetic acid.

B. Urea.           

C. Ammonium cyanate.            

D. Ethanol.

Lời giải:

NH4(OCN) không phải HCHC. Đáp án C.

Bài 8.3 trang 26 SBT Hóa học 11: Trường hợp nào dưới đây khoanh đúng nhóm chức carboxylic acid của ethanoic acid?

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 8.4 trang 26 SBT Hóa học 11: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2 817 cm1 và 1 731 cm1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?

A. CH3C(O)CH2CH3.   

B. CH2=CHCH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2CHO. 

D. CH3CH=CHCH2OH.

Lời giải:Các hấp thụ đặc trưng ở 2 817 cm1 và 1 731 cmchứng tỏ trong X có nhóm chức COOH hoặc CHO. Đáp án C.

Bài 8.5 trang 27 SBT Hóa học 11: Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1 750 - 1 600 cm1?

A. Alcohol.           B. Ketone. 

C. Ester.               D. Aldehyde.

Lời giải:

Vùng hấp thụ nhóm Alcohol là 3 650 – 3 200 cm-1. Đáp án A

Bài 8.6 trang 27 SBT Hóa học 11: Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ?

A. Vì biết được nhóm chức thì biết được thành phần các nguyên tố hoá học có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

B. Vì nhóm chức không bị biến đổi khi phân tử hữu cơ tham gia phản ứng.

C. Vì nhóm chức tham gia vào các phản ứng trong cơ thể sống. 

D. Vì nhóm chức gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 8.7 trang 27 SBT Hóa học 11: Phân tử của mỗi chất AB và D chứa một trong các nhóm chức: alcohol, ketone hoặc carboxylic acid. Biết rằng trên phổ IR, A cho các hấp thụ đặc trưng ở 2 690 cm−1 và 1 715 cm−1; B chỉ có hấp thụ đặc trưng ở 3 348 cm−1 còn D cho hấp thụ đặc trưng ở 1 740 cm −1. Cho biết nhóm chức có trong phân tử mỗi chất AB và D.

Lời giải:

Vùng hấp thụ nhóm Alcohol là 3 650 – 3 200 cm-1.

Vùng hấp thụ nhóm Ketone là 1 740 – 1 670 cm-1.

Vùng hấp thụ nhóm Carboxylic là 3 000 – 2 500 cm-1 và 1 750 – 1 680 cm-1.

A chứa Carboxylic

B chứa Alcohol

D chứa Ketone

Bài 8.8 trang 27 SBT Hóa học 11: Cho dãy chuyển hoá sau:

    CaO   (1)      CaC2       (2)   C2H2   (3)  CH3CHO

calcium oxide   calcium carbide   acetylene   acetaldehyde

Trong các chuyển hoá trên, chuyển hoá nào được thực hiện bằng phản ứng hoá học:

a) giữa hai chất vô cơ?

b) giữa hai chất hữu cơ?

c) giữa chất vô cơ và chất hữu cơ?

Lời giải:

a) (1) là chuyển hoá giữa hai chất vô cơ.

b) (3) là chuyển hoá giữa hai chất hữu cơ.

c) (2) là chuyển hoá từ chất vô cơ thành chất hữu cơ.

Bài 8.9 trang 27 SBT Hóa học 11: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy hỗn hợp alkane lỏng (C10 – C15) như mô tả trong Hình 8.1.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 2)

a) Chất lỏng không màu alkane trong ống chữ U là chất gì? Cho biết vai trò của nước đá trong thí nghiệm trên.

b) Vì sao sau khi đốt alkane một thời gian thì thấy nước vôi trong vẩn đục?

c) Thí nghiệm này chứng tỏ những nguyên tố nào có mặt trong alkane

Lời giải:

a) Chất lỏng trong ống chữ U là nước. Do trong thành phần của alkane có hydrogen, khi đốt cháy tạo thành nước (hơi). Hơi nước gặp lạnh bị ngưng tụ tạo thành chất lỏng không màu. Nước đá có tác dụng làm lạnh để ngưng tụ hơi nước.

b) Trong thành phần của alkane có carbon, khi bị đốt cháy tạo thành khí carbon dioxide. Khí carbon dioxide phản ứng với nước vôi trong tạo thành CaCO3 không tan, làm vẩn đục nước vôi trong:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

c) Thí nghiệm trên tạo thành H2O và CO2, chứng tỏ trong thành phần của alkane bị đốt cháy có chứa các nguyên tố C và H.

Bài 8.10 trang 28 SBT Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn chất A tạo thành CO2 và H2O.

a) Trình bày phương pháp nhận ra sự có mặt của CO2 và H2O trong sản phẩm cháy.

b) Những nguyên tố nào chắc chắn có mặt trong chất A? Nguyên tố nào có thể có trong thành phần chất A? Cần thêm dữ kiện nào để chắc chắn điều này?

c) Trên phố IR của A thấy có hấp thụ ở 1 720 cm−1. Nhóm chức nào có thể có trong phân tử chất A?

Lời giải:

a) Dẫn sản phẩm cháy qua ống chứa Cu(OH)2 khan (màu trắng), sự xuất hiện của Cu(OH)2.5H2O (màu xanh) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có H2O. Tiếp tục dẫn sản phẩm cháy qua ống nước vôi trong (chứa Ca(OH)2), sự xuất hiện của CaCO3 (khiến nước vôi trong vẩn đục) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có CO2.

b) Nguyên tố chắc chắn có mặt trong chất A là C và H. Nguyên tố có thể có trong chất A là O. Để biết chắc chắn có hay không có O trong chất A, cần so sánh khối lượng của chất A và khối lượng của C và H trong CO2 và H2O. Nếu khối lượng chất A lớn hơn thì chứng tỏ trong A có O.

c) Trên phổ IR của A thấy có hấp thụ ở 1 720 cm1 chứng tỏ trong phân tử chất A có thể có nhóm chức carboxylic acid hoặc ester hoặc ketone hoặc aldehyde.

Bài 8.11 trang 28 SBT Hóa học 11: Phổ IR của chất A được cho như Hình 8.2.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 3)

A có thể là chất nào trong số các chất sau: 

(1) CH3CH2–COOH, (2) CH3CH2CH2–CHO, (3) CH3CH2NH–CH2CH3 và (4) CH3COCH2CH3? Giải thích.

Lời giải:

Do phổ có số sóng 3281 cm-1 chứng tỏ trong A có nhóm O-H hoặc N-H.

Vậy A là (3) CH3CH2NH–CH2CH3

Bài 8.12 trang 28 SBT Hóa học 11: Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau:

Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau

a) Khoanh vào nhóm nguyên tử tạo thành nhóm chức acid hoặc nhóm chức ester có trong phân tử các chất trên.

b) Giải thích vì sao formic acid và methyl formate có thể thể hiện được tính chất hoá học đặc trưng của nhóm chức aldehyde.

Lời giải:

a) Các nhóm chức acid hoặc ester được khoanh:

Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau

b) Do trong phân tử formic acid và methyl formate có nhóm chức aldehyde nên chúng thể hiện được tính chất của một aldehyde.

Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau

Xem thêm giải Sách bài tập Hóa học 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Bài 12: Alkane

Bài 13: Hydrocarbon không no

1 1,315 09/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: