Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về thủy sản

Với giải sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 7 Bài 14.

1 804 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức

Giải SBT Công nghệ 7 trang 43

Câu 1 trang 43 SBT Công nghệ 7: Đánh dấu ٧ vào ô Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức (ảnh 1) trước các phát biểu đúng về vai trò của thủy sản.

 

1. Cung cấp thực phẩm cho con người.

 

2. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

 

3. Cung cấp lương thực cho con người.

 

4. Bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

5. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

 

6. Tạo thêm công việc cho người lao động.

 

7.Phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của con người.

Trả lời:

٧

1. Cung cấp thực phẩm cho con người.

٧

2. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

 

3. Cung cấp lương thực cho con người.

٧

4. Bảo vệ chủ quyền biển đảo.

٧

5. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

٧

6. Tạo thêm công việc cho người lao động.

٧

7.Phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của con người.

Câu 2 trang 43 SBT Công nghệ 7: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?

A. Ruốc cá hồi.

B. Xúc xích.

C. Cá thu đóng hộp.

D. Tôm nõn.

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Xúc xích được làm từ thịt.

Câu 3 trang 43 SBT Công nghệ 7: Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?

A. Tôm.

B. Cua đồng.

C. Rắn.

D. Ốc.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Giải thích: Rắn không phải là động vật thủy sản.

Câu 4 trang 43 SBT Công nghệ 7: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.

A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.

B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.

C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.

D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Vai trò của nuôi thủy sản đối với con người là cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.

Giải SBT Công nghệ 7 trang 44

Câu 5 trang 44 SBT Công nghệ 7: Điền vai trò của thủy sản vào các ảnh dưới đây cho phù hợp.

Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức (ảnh 1)

  a) ……………………………                b) ………………………………

Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức (ảnh 1)

  c) ……………………………..              d) ………………………………

Trả lời:

Hình

Vai trò của thủy sản

a

Cung cấp thực phẩm cho con người

b

Phục vụ vui chơi, giải trí

c

Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu

d

Bảo vệ chủ quyền biển đảo

Câu 6 trang 44 SBT Công nghệ 7: Bộ phận nào trên cơ thể của cá được sử dụng làm thực phẩm cho con người và bộ phận nào được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi? Đánh dấu X vào cột trong bảng sau phù hợp.

STT

Cơ quan, bộ phận của cá

Sử dụng làm thực phẩm cho người

Sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi

1

Đầu cá

 

 

2

Vây cá

 

 

3

Vảy cá

 

 

4

Thịt cá

 

 

5

Nội tạng cá

 

 

Trả lời:

STT

Cơ quan, bộ phận của cá

Sử dụng làm thực phẩm cho người

Sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi

1

Đầu cá

X

X

2

Vây cá

 

X

3

Vảy cá

 

X

4

Thịt cá

X

 

5

Nội tạng cá

 

X

Giải SBT Công nghệ 7 trang 45

Câu 7 trang 45 SBT Công nghệ 7: Đánh dấu ٧ vào ô Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức (ảnh 1) trước các phát biểu đúng về ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản.

Trả lời:

٧

1. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

 

2. Bảo tồn đa dạng sinh học.

٧

3. Cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho con người.

٧

4. Bảo vệ chủ quyền biển đảo.

٧

5. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

٧

6. Tạo công việc cho người lao động.

 

7. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 8 trang 45 SBT Công nghệ 7: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?

A. Sử dụng thuốc nổ.

B. Sử dụng kích điện.

C. Khai thác trong mùa sinh sản.

D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.

Trả lời:

Đáp án đúng: D

Giải thích: khai thác thủy sản nghiêm cấm các hành vi: sử dụng thuốc nổ, sử dụng kích điện, khai thác trong mùa sinh sản.

Câu 9 trang 45 SBT Công nghệ 7: Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn lợi thủy sản? Đánh dấu ٧ vào ô Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 14: Giới thiệu về thủy sản - Kết nối tri thức (ảnh 1) trước các phát biểu đúng.

 

1. Cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.

 

2. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa tôm, cá sinh sản.

 

3. Khai thác tối đa các loài thủy sản quý hiếm.

 

4. Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt.

 

5. Bảo vệ môi trường biển và sông, hồ, nơi sinh sống của các loài thủy sản.

 

6. Cần có kế hoạch thả các loại thủy sản quý hiếm vào các ao, hồ tự nhiên.

Trả lời:

٧

1. Cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.

٧

2. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa tôm, cá sinh sản.

 

3. Khai thác tối đa các loài thủy sản quý hiếm.

٧

4. Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt.

٧

5. Bảo vệ môi trường biển và sông, hồ, nơi sinh sống của các loài thủy sản.

٧

6. Cần có kế hoạch thả các loại thủy sản quý hiếm vào các ao, hồ tự nhiên.

Câu 10 trang 45 SBT Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số loài thủy sản hiện có ở địa phương em. Nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống con người và nền kinh tế.

Trả lời:

* Một số loài thủy sản hiện có ở địa phương em: cá, tôm

* Ý nghĩa của chúng đối với đời sống con người và nền kinh tế:

- Cung cấp thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

- Tạo việc làm cho người lao động

- Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người.

Xem thêm lời giải sách bài tập Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 15: Nuôi cá ao

Bài 16: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh

Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Bài 2: Làm đất trồng cây

Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

1 804 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: