Chương IV Thông tư 40/2021/TT-BTC: Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Số hiệu: | 40/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 01/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2021 |
Ngày công báo: | 27/06/2021 | Số công báo: | Từ số 649 đến số 650 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó, quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai (Nội dung này hướng dẫn quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019) như sau:
- Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng.
Trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn khai thuế theo quý. (Áp dụng theo nguyên tắc của doanh nghiệp)
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.
Xem chi tiết tại Thông tư 40/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Hướng dẫn chi tiết quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc cơ quan thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
4. Tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo lộ trình quy định. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để triển khai đề án hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn có mã của cơ quan thuế đảm bảo phục vụ công tác quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.Bổ sung
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc Chi cục Thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát việc xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng Chi cục Thuế để làm căn cứ xác định doanh thu và mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại từng địa bàn.
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
4. Triển khai và báo cáo Tổng cục Thuế kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế, người nộp thuế. Việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra cụ thể như sau:
a) Cục Thuế có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 10% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế khoán dự kiến. Kết quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế hộ khoán.
b) Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, Cục Thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 5% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế khoán dự kiến cho năm sau và điều chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế.
c) Nội dung kiểm tra thực tế của Cục Thuế gồm: kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; kiểm tra thực tế đối với ít nhất 2% số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro cao theo quy định.
5. Thực hiện phê duyệt và công khai thông tin hộ khoán trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo việc công khai được minh bạch, tăng cường khả năng giám sát của người dân và các cơ quan, ban ngành địa phương.Bổ sung
Chi cục Thuế ngoài việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thường xuyên còn có trách nhiệm trong công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:
1. Tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và tra cứu thông tin công khai về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định.
2. Thực hiện trình tự xác định doanh thu và mức thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này bao gồm các công việc chính như: xác định doanh thu, mức thuế khoán; niêm yết công khai thông tin về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế; lập và duyệt Sổ bộ thuế; thực hiện điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán trong trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thay đổi về hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ chức khảo sát doanh thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
3. Thực hiện kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở dữ liệu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan. Đối với những trường hợp rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng Chi cục Thuế về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và định kỳ đến ngày 01 tháng 11 hằng năm phải chốt xong cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho việc lập sổ bộ thuế khoán của năm tiếp theo. Cơ sở dữ liệu riêng được xây dựng trên cơ sở thông tin từ: hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; số liệu quản lý thu thuế thực tế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; kết quả khảo sát doanh thu kinh doanh hằng năm do cơ quan thuế thực hiện; kết quả kiểm tra thực tế hằng năm đối với việc xây dựng doanh thu và mức thuế khoán do cơ quan thuế thực hiện; các thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; tình hình thực tế tại địa bàn, mức tăng trưởng kinh tế trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nộp Ngân sách Nhà nước tại địa bàn,...
5. Báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
6. Phối hợp với cơ quan thuế tại địa bàn khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu, cung cấp thông tin về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
RESPONSIBILITIES OF TAX AUTHORITY FOR TAX ADMINISTRATION OF HOUSEHOLD BUSINESSES AND INDIVIDUAL BUSINESSES
Article 17. Responsibilities of GDT
1. Establish risk criteria applied to household businesses and individual businesses.
2. Provide detailed guidance on update of the database about household businesses and individual businesses at Provincial Departments of Taxation and sub-departments of taxation.
3. Supervise tax authorities and taxpayers implementing tax policies and tax administration of household businesses and individual businesses
4. Organize the use of electronic invoices with codes of tax authorities by household businesses and individual businesses following established roadmap. Cooperate with the People’s Committees of provinces in implementation of the scheme for use of electronic invoices generated by cash registers that transmit data to tax authorities. Develop the database of electronic invoices with codes of tax authorities to serve risk-based tax administration of household businesses, individual businesses, relevant organizations and individuals.
Article 18. Responsibilities of Provincial Departments of Taxation
1. Instruct and supervise tax administration of household businesses and individual businesses by sub-departments of taxation.
2. Provide instructions and control the development of the database of each sub-department of taxation as the basis for determination of presumptive revenue and fixed tax payable by household businesses and individual businesses in their areas.
3. Plan inspection of implementation of tax policies and tax administration of household businesses and individual businesses by sub-departments of taxation and taxpayers Supervise tax authorities and taxpayers.
4. Carry out inspection and submit reports on inspection of sub-departments of taxation and taxpayers to GDT. To be specific:
a) Provincial Departments of Taxation shall inspect at least 10% of the sub-departments of taxation in accordance with regulations on risk management in determination of estimated presumptive revenue and fixed tax. The inspection results produced by the Provincial Department of Taxation are the basis of the sub-department of taxation to prepare and approve its tax books.
b) In performance of collection duties, Provincial Department of Taxation shall inspect at least 5% of the sub-departments of taxation in the first, second and third quarter. The inspection result is the basis for determination of presumptive revenue and fixed tax of the next year and adjustment of presumptive revenue and fixed tax for the remaining time of the current year.
c) Inspection contents: inspection of the database; comparison of business registration and taxpayer registration information; field inspection at least 2% of the household businesses, individual businesses and relevant organizations in the area. 100% of the high-risk household businesses and individual businesses shall be inspected as per regulations.
5. Approve and disclose information about fixed tax payers on the website of tax authorities to ensure transparency, improve supervision by the people and local authorities.
Article 19. Responsibilities of sub-departments of taxation
In addition to perform its collection duty, sub-departments of taxation also have the following responsibilities for tax administration of household businesses and individual businesses:
1. Inform, assist household businesses and individual businesses in declaring tax, submission of tax declaration dossiers, paying tax and looking up information about household businesses and individual businesses as per regulations.
2. Perform the tasks specified in Article 13 of this Circular such as: determine presumptive revenue and fixed tax; disclose information about fixed tax payers; consult with Tax Advisory Council; prepare and approve tax books; adjust presumptive revenue and fixed tax in case household businesses and individual businesses make changes to their business operation; carry out survey about revenue of household businesses and individual businesses paying fixed tax.
3. Carry out periodic and planned inspections at tax authorities on the basis of the database about household businesses, individual businesses and relevant organizations. In case of high risk or suspected violations, carry out inspection at the premises of the taxpayer.
4. Develop its own database to serve tax administration of household businesses and individual businesses; periodically finalize data by November 01 every year as the basis for preparation of fixed tax books of the next year. The database of the sub-department of taxation shall be developed according to information from: tax declaration dossiers submitted by household businesses and individual businesses; data about collected tax from household businesses and individual businesses; result of annual revenue survey carried out by tax authorities; result of annual inspection of presumptive revenue and fixed tax; information from relevant state authorities; reality in the area, economic growth in the area; the elements that affect collection state budget in the area, etc.
5. Request the People’s Committee to consider requiring local authorities to cooperate with tax authorities in tax administration of household businesses and individual businesses in their areas.
6. Cooperate with tax authorities of other areas in inspection, control, comparison, provision of information about household businesses and individual businesses.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực