Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTNMT: Trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt phương án và phương án bổ sung
Số hiệu: | 38/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 30/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 17/08/2015 |
Ngày công báo: | 31/07/2015 | Số công báo: | Từ số 875 đến số 876 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 và Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP có phương án hoặc phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc cùng một cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì lập phương án hoặc phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 hoặc Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án trong trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) bản phương án theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án bổ sung trong trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) bản phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận;
d) 01 (một) bản sao phương án kèm theo quyết định đã được phê duyệt.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
2. Thời hạn thẩm định phương án, phương án bổ sung tối đa là 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, thời hạn thẩm định phương án thực hiện theo thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Kết quả thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung được trả trực tiếp tại cơ quan thẩm định, phê duyệt hoặc qua đường bưu điện.
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, trình tự, thủ tục thẩm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi là cơ quan thường trực thẩm định phương án) thực hiện các nội dung sau:
a) Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ được coi là hợp lệ khi có cả ý kiến đồng thuận của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
b) Thành lập hội đồng thẩm định: Thành phần hội đồng thẩm định phải bao gồm cả thành phần hội đồng thẩm định phương án quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5B ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổ chức các hoạt động kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện trong trường hợp có đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
d) Tổ chức họp hội đồng thẩm định: Biên bản họp hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thẩm định phương án, phương án bổ sung được thực hiện theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Hoạt động của hội đồng thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) quy định tại Mục 2 Chương này. Trình tự thẩm định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định phương án có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án tiến hành các hoạt động: kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện phương án, phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của phương án, phương án bổ sung;
c) Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản 2 Điều này, cơ quan thường trực thẩm định phương án tổ chức họp hội đồng thẩm định. Biên bản họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét phương án, phương án bổ sung, phiếu đánh giá phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6A, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân;
đ) Sau khi nhận thông báo kết quả thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
- Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung phương án, phương án bổ sung trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 Thông tư này. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo kết quả thẩm định. Thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện không tính vào thời gian thẩm định, phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. Quá thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải lập lại phương án, phương án bổ sung;
- Lập lại phương án, phương án bổ sung và nộp lại trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 8 Thông tư này; trình tự thẩm định được thực hiện như đối với trường hợp nộp hồ sơ lần đầu.
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án, phương án bổ sung thực hiện theo trình tự, thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực thẩm định phương án thực hiện các nội dung sau:
a) Kiểm tra, rà soát sự phù hợp, đầy đủ của hồ sơ và các nội dung sau khi tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định;
b) Đồng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án, phương án bổ sung. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu tại Phụ lục số 9B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Nếu phương án, phương án bổ sung được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai và nộp lại phương án, phương án bổ sung cho cơ quan thẩm định, phê duyệt xem xét, ra quyết định phê duyệt với số lượng quy định như sau:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 (một) bản kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện phương án, phương án bổ sung 01 (một) bản; tổ chức, cá nhân 01 (một) bản;
- Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 (một) bản kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; tổ chức, cá nhân 01 (một) bản.
b) Nếu phương án, phương án bổ sung được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, sau khi chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai phương án, phương án bổ sung kèm theo văn bản giải trình cụ thể và gửi đến cơ quan thẩm định, phê duyệt với số lượng tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
c) Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan phê duyệt ban hành quyết định phê duyệt và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của phương án, phương án bổ sung. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt phương án, quyết định phê duyệt phương án bổ sung và mẫu xác nhận vào mặt sau phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục số 9A, Phụ lục số 9C, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt kèm theo phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt cho tổ chức, cá nhân và các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này; gửi 01 (một) quyết định phê duyệt đến quỹ bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án, phương án bổ sung với các quy định hiện hành.
2. Tính phù hợp của nội dung phương án, phương án bổ sung với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các quy hoạch khai thác khoáng sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi trường (nếu có) của địa phương.
3. Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.
1. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định cho từng phương án, phương án bổ sung.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về kết quả thẩm định.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai và kết luận theo đa số.
4. Kết quả thẩm định được thể hiện theo 01 (một) trong 03 (ba) trường hợp sau đây:
a) Thông qua: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự cuộc họp có phiếu đánh giá nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó có Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa;
c) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu đánh giá không thông qua.
1. Trách nhiệm của Ủy viên hội đồng:
a) Nghiên cứu phương án, phương án bổ sung và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan tổ chức thẩm định cung cấp;
b) Tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình (nếu có);
c) Viết bản nhận xét gửi cơ quan thẩm định trước cuộc họp chính thức của hội đồng thẩm định ít nhất 01 (một) ngày làm việc; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp chính thức của hội đồng thẩm định;
d) Ghi phiếu đánh giá;
đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
e) Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
2. Quyền hạn của Ủy viên hội đồng:
a) Đề nghị cơ quan thẩm định cung cấp các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá;
b) Đề xuất với cơ quan thẩm định tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp việc thẩm định;
c) Được tham dự các cuộc họp của hội đồng thẩm định và các hoạt động khác để phục vụ thẩm định;
d) Trao đổi trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại cuộc họp của hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định;
đ) Được hưởng thù lao theo quy định hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định.
3. Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Chủ tịch hội đồng có thêm các trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều hành các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
c) Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về các kết luận đưa ra trong cuộc họp theo trách nhiệm và quyền hạn được giao.
4. Phó Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và của Chủ tịch hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền.
1. Rà soát tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị thẩm định phương án, phương án bổ sung.
2. Dự thảo quyết định thành lập hội đồng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Liên hệ, đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên hội đồng thẩm định.
4. Tổ chức các cuộc họp của hội đồng thẩm định và các hoạt động khác của hội đồng thẩm định.
5. Thông báo bằng văn bản đến chủ dự án về kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định.
6. Tổ chức rà soát nội dung phương án, phương án bổ sung sau khi được tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung; gửi văn bản đề nghị một số thành viên hội đồng thẩm định tiếp tục cho ý kiến nhận xét về phương án, phương án bổ sung trong trường hợp cần thiết.
7. Dự thảo quyết định phê duyệt phương án, phương án bổ sung trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Có sự tham gia (có mặt tại cuộc họp hoặc tham gia họp trực tuyến) tối thiểu từ 2/3 (hai phần ba) trở lên số lượng thành viên hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định không đủ kiều kiện họp khi không có mặt của Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng (trường hợp được ủy quyền khi Chủ tịch hội đồng vắng mặt).
2. Có sự tham gia của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân hoặc người được ủy quyền.
3. Tổ chức, cá nhân đã nộp phí thẩm định phương án, phương án bổ sung theo quy định của pháp luật.
ORDER, PROCEDURES, CONTENTS OF APPRAISAL AND APPROVAL OF PLAN AND ADDITIONAL PLAN
Section 1. Order and procedures for appraisal and approval of plan and additional plan
Article 3. Dossier to request the appraisal and approval of plan and additional plan
1. The organizations and individuals specified under Point a, Clause 1, Article 5 and Point a, Clause 2, Article 5 of Decree No. 19/2015/ND-CP having plan or additional plan and report on environmental impact assessment of the same organ having authority to approve it shall make a plan or additional plan under the form specified in Annex 02 or 04 issued with this Circular and submit it with dossier for appraisal and approval for report on environmental impact assessment. The written request for appraisal and approval is under the form specified in Annex 1B issued with this Circular.
2. In case the dossier for appraisal and approval for the plan is not subject to the provisions in Clause 1 of this Article:
a) A written request under the form specified in Annex 1A issued with this Circular;
b) 07 (seven) plans under the form specified in Annex 02 issued with this Circular;
c) 01 (one) copy of report on environmental impact assessment or registration of satisfaction of environmental standard or the simple environmental protection scheme or the detailed environmental protection scheme approved or certified.
3. In case the dossier for appraisal and approval for the additional plan is not subject to the provisions in Clause 1 of this Article:
a) A written request under the form specified in Annex 1A issued with this Circular;
b) 07 (seven) additional plans under the form specified in Annex 04 issued with this Circular;
c) 01 (one) copy of report on environmental impact assessment or environmental protection plan or commitment to environmental protection or registration of satisfaction of environmental standard or simple environmental protection scheme or detailed environmental protection scheme approved or certified.
d) 01 (one) copy of plan attached to the approved decision.
Article 4. Receipt of dossier and time limit for appraisal
1. The dossier for appraisal and approval for plan or additional plan shall be submitted directly or by post to the organs specified in Clause 1, Article 7 of Decree No. 19/2015/ND-CP.
2. The time limit for appraisal and approval for plan or additional plan is no more than 35 (thirty five) working days after receiving valid dossier. In cases specified in Clause 1, Article 3 of this Circular, the time limit shall comply with the one for appraisal of report on environmental impact assessment.
3. The result of appraisal and approval for the plan or additional plan shall be returned directly at the appraising or approving organ or by post.
Article 5. Appraisal for the plan or additional plan
1. In cases specified in Clause 1, Article 3 of this Circular, the order and procedures for appraisal shall comply with the order and procedures for appraisal of report on environmental impact assessment. The standing organ appraising the report on environmental impact assessment shall coordinate with the standing organ appraising the plan or additional plan (hereafter referred to as the standing organ appraising the report) shall carry out the following contents:
a) Reviews the validity of dossier: The dossier is deemed valid when it has the consent of the standing organ appraising the plan;
b) Establishes the appraisal board: The composition of such board shall include the composition of plan appraisal board specified in Clause 2, Article 7 of Decree No. 19/2015/ND-CP. The decision on establishment of appraisal board of report on environmental impact assessment and plan or additional plan is made under the form specified in Annex 5B issued with this Circular.
c) Organizes inspection at site, verification of information and data; takes sample for analysis and verification; consults the relevant organizations and individuals; hire experts and occupational-social organizations for counter-argument in case of requirement of the standing organ appraising the plan.
d) Organizes meeting of appraisal board: The minutes of appraisal board is made under the form specified in Annex 6B issued with this Circular.
2. In cases not subject to the provisions in Clause 1 of this Article, the appraisal of plan or additional plan shall comply with the provisions in Clause 2, Article 7 of Decree No. 19/2015/ND-CP. The activities of the appraisal board of plan or additional plan (hereafter referred to as appraisal board) are specified in Section 2 of this Chapter. The appraisal order is as follows:
a) Within 10 (ten) working days after receiving dossier, the standing organ appraising the plan shall establish the appraisal board. The decision on establishment of appraisal board is made under the form specified in Annex No.5A issued with this Circular. In case the dossier is incomplete or invalid, within 5 (five) working days, the standing organ appraising the plan shall notify in writing the organizations or individuals for completion of their dossiers.
b) In case of necessity, within 12 (twelve) working days after the establishment of appraisal board, the standing organ appraising plan shall carry out its inspection at the site and verify information and data; take sample for analysis and verification at location of plan or additional plan implementation and adjacent area; consult the relevant organizations and individuals; hire experts and occupational-social organizations for counter-argument in case of requirement of the standing organ appraising the plan or additional plan.
c) Within 07 (seven) working days after the completion of contents specified under Point a or b, Clause 2 of this Article, the standing organ appraising plan shall hold a meeting of appraisal board. The minutes of meeting, comment of plan or additional plan, plan or additional plan assessment form is made under the form specified in Annex 6A, 7 and 8 issued with this Circular;
d) Within 06 (six) working days after the meeting of appraisal board, the standing organ appraising plan shall give a written notice of the appraisal result to the organizations or individuals.
dd) After receiving the written notice of the appraisal result, the organizations or individuals shall
- Modify and complete the contents of plan or additional plan in case specified under Point b, Clause 4, Article 8 of this Circular. The time limit for modification or addition does not exceed 06 (six) months after the issuance of written notice of appraisal result. The time of modification and completion shall not be included in the time of appraisal and approval specified in Clause 2, Article 4 of this Circular. In case the time of modification or addition of dossier is over, the organizations or individuals have to prepare the plan or additional plan again;
- Prepare the plan or additional plan again and re-submit it in cases specified under Point C, Clause 4, Article 8 of this Circular. The order of appraisal is done like the case of first submission of dossier.
Article 6. Approval for plan or additional plan
1. In cases specified under Clause 1, Article 5 of this Circular, the order and procedures for approving plan or additional plan shall comply with the order and procedures for approving the report on environmental impact assessment. The standing organ appraising the report on environmental impact assessment shall coordinate with the standing organ appraising plan to implement the following contents:
a) Verifying and reviewing the consistency and completion of dossier and contents after the organizations or individuals have modified and completed it according to the conclusion of the appraisal board;
b) Jointly submitting the report on environmental impact assessment and the plan or additional plan to the competent authorities for approval. The decision on approving the report on environmental impact assessment and the plan or additional plan is prepared under the form specified in Annex No. 9B issued with this Circular.
2. In cases not subject to the provisions in Clause 1 of this Article:
a) If the plan or additional plan is adopted without modification or addition, the organizations or individuals shall affix seal on adjoining edges of pages the plan or additional plan and return it to the organ in charge of appraisal and approval for review and decision on approval with the number prescribed as follows:
- In cases under the appraisal and approval authority of the Ministry of Natural Resources and Environment, the number of dossier must be sufficient to be sent to the addresses: the Ministry of Natural Resources and Environment: 01 (one) copy with 01 (one) CD recording all data; the Department of Natural Resources and Environment of the area where the plan or additional plan is done: 01 (one) copy; organizations or individuals: 01 (one) copy;
- In cases under the approval authority of the People’s Committee of provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as provincial-level People’s Committee), the number of dossier must be sufficient to be sent to the addresses: provincial-level People’s Committee: 01 (one) copy with 01 (one) CD recording all data; organizations or individuals: 01 (one) copy;
b) If the plan or additional plan is adopted provided that it must be modified or added. After modification or additions, organizations or individuals shall affix seal on adjoining edges of pages of the plan or additional plan and send it with a written explanation to the organ in charge of appraisal and approval with the number specified under Point a, Clause 2 of this Article;
c) Within 15 (fifteen) working days after receiving dossiers for approval, the approving organ shall issue the approval decision and certify on the back side of cover of the plan or additional plan. Where the dossier does not meet the conditions for approval, the competent authorities shall state the reason in writing. The decision on plan or additional plan approval and the form of certification on the back side of cover is under the form specified in Annex 9A, 9C and 10 issued with this Circular.
3. The approving organ shall send the approval decision attached to the plan or additional plan approved to the organizations, individuals and organs specified in Clause 2 of this Article and send 01 (one) approval decision to the environmental protection fund which receives the deposit for environmental remediation and restoration.
Section 2. Contents of appraisal and activities of appraisal board
Article 7. Contents of appraisal of plan or additional plan
1. The legal grounds and consistency with the structure and contents of the plan or additional plan.
2. The consistency of contents of plan or additional plan with the requirements for environmental protection, mineral mining planning, land use planning and environmental planning (if any) of the locality
3. The grounds for calculating volume of items and expenditure of environmental remediation and restoration; correct and complete calculation of volume and estimation of expenditure and consistency of method of deposit.
Article 8. Principles for operation and conclusion of appraisal board
1. The appraisal board is established to appraise each plan or additional plan.
2. The appraisal board shall give advice to the appraising organs, approve the plan or additional plan and take responsibility before law and appraising organ and approve the result of appraisal.
3. The appraisal board works on the principles of public discussion and comes to the conclusion unanimously.
4. The appraisal conclusion is shown accordinig to 01 (one) in 03 (three) cases as follows:
a) Adoption: when all members of appraisal board participating in the meeting have unanimous approval evaluation form without any modification or addition;
b) Adoption provided that there must be modification or addition: when there are at least 2/3 (two thirds) of number of board members attending the meeting have their approval evaluation form or adoption with required modification or addition including the Chairman or authorized Vice Chairman having his/her consent evaluation form to adopt or adopt with required modification or addition;
c) No adoption: when there is more than 1/3 (one third) of of number of board members attending the meeting have their disapproval evaluation form.
Article 9. Responsibility and powers of members of appraisal board
1. Responsibility of board members:
a) Study the plan or additional plan and relevant dossiers and documents provided by the appraisal organizing organ;
b) Participate in the meetings of the appraisal board, investigation and survey organized during the implementation (if any);
c) Write comments and send them to the appraising organs before the official meeting of the appraisal board at least 01 (one) working day in advance; present their opinions at the official meeting of the appraisal board;
d) Record the evaluation form;
dd) Manage documents provided as prescribed by law and return such documents upon the requirements of the appraisal organizing organ after completion of duties;
e) Take responsibility before the appraising or approving organs and before law for their comments or evaluation and assigned work contents during the appraisal;
2. Powers of board members:
a) Request the appraising organs to provide documents related to the dossier for appraisal for study and evaluation;
b) Recommend the appraising organ for organizing specialized meetings and conferences and other activities for direct service of appraisal;
c) Attend the meetings of the appraisal board and other activities for the purpose of appraisal;
d) Directly discuss with organizations or individuals at the meetings of the appraisal board; reserve their opinions in case they are different from the conclusion of the appraisal board;
dd) Receive remuneration under the current regulations upon implementation of duties; receive their traveling expenses, accommodation and other expenses as prescribed by law upon participation in activities of the appraisal board.
3. In addition to responsibilities and powers specified in Clause 1 and 2 of this Article, the Chairman of appraisal board has additional responsibilities and powers as follows:
a) Directs the meetings of the appraisal board;
b) Deals with opinions presented in the meetings of the appraisal board and give conclusions thereof.
c) Signs minutes of meetings and takes responsibility before the appraising or approving the conclusions given in the meetings under his/her assigned responsibilities and powers.
4. The Vice Chairman of the appraisal board has his/here responsibilities and powers like the members of the appraisal board as specified in Clause 1 and 2 of this Article and like the Chairman of the appraisal board in case authorized by the Chairman.
Article 10. Responsibilities of the standing organ appraising plan
1. Reviews the valiadity of dossier for appraising the plan or additional plan.
2. Drafts the decision on establishment of appraisal board and submits to the competent level for review and decision.
3. Contacts and requires organizations or individuals to additionally provide relevant documents in case of necessity and distribute them to the other members of the appraisal board.
4. Organizes the meetings of appraisal board and other its activities.
5. Notifies in writing the project owner of the appraisal result and the requirements related to the completion of appraisal dossier.
6. Reviews the contents of plan or additional plan after it is modified or added; distributes documents to request some members of the board to give their comments about the plan or additional plan in case of necessity.
7. Drafts the decision on approving the plan or additional plan and submits it to the competent level for consideration and decision.
Article 11. Conditions of official meeting of the appraisal board
1. There is an attendance (presence at the meeting or online attendance) of at least from 2/3 (two thirds) or more of a number of members of appraisal board under the establishment decision. The appraisal board shall not hold a meeting upon the absence of the Chairman or the Vice Chairman (in case authorized by the Chairman upon his/her absence).
2. There is an attendace of legal representative of organizations, individuals or authorized person.
3. Organizations or individuals have paid the appraisal fees of plan or additional plan as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực