Chương VI Thông tư 28/2016/TT-BYT: Trách nhiệm thực hiện
Số hiệu: | 28/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 04/09/2016 | Số công báo: | Từ số 905 đến số 906 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Thể thao, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn về hồ sơ, nội dung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
2. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
3. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
4. Điều tra bệnh nghề nghiệp
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khai báo thông tin trung thực về tiền sử bệnh tật, tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình khám sức khỏe.
2. Tham gia khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, các đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp (nếu mắc) do người sử dụng lao động tổ chức.
3. Thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, các chỉ định khám và điều trị của bác sĩ sau mỗi lần khám.
4. Lưu giữ hồ sơ quản lý sức khỏe trong các trường hợp thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ (Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, báo cáo từng trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, các giấy tờ liên quan đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để làm cơ sở cho việc khám, chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp nếu mắc sau thời gian ngừng tiếp xúc; chuyển hồ sơ quản lý sức khỏe cho cơ quan mới trong trường hợp chuyển cơ quan công tác.
1. Lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động khi người lao động chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ.
2. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
3. Tạo điều kiện cho người lao động đi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.
4. Hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khả năng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh không có khả năng điều trị.
5. Thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định.
6. Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Trường hợp có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở có trách nhiệm:
a) Khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này;
b) Thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra;
c) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
1. Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động khi có yêu cầu về: lập kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theo quy định.
2. Tổ chức hội chẩn bệnh nghề nghiệp (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp.
3. Tham gia hội đồng giám định y khoa các cấp để giám định bệnh nghề nghiệp (khi có yêu cầu).
4. Tổng hợp và báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế hoặc y tế Bộ, ngành trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện công tác khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và tự tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý.
2. Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế đồng thời gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) danh sách các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoạt động.
3. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động.
4. Tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợp tình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế), báo cáo gửi trước ngày 15 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và điều tra bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác khám bệnh nghề nghiệp;
b) Các yếu tố có hại trong môi trường lao động;
c) Số cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
đ) Tình hình bệnh nghề nghiệp;
e) Tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
3. Công bố các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
4. Chỉ đạo các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng và các trường Đại học Y, Dược xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo về bệnh nghề nghiệp.
5. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.
RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION
Article 21. Responsibility of workers
1. Provide truthful information about their medical history and occupational exposure during the health checkup.
2. Attend pre-employment health checkup, screening and periodic examinations (if acquired) held by the employer.
3. Follow instructions, prescriptions of physicians.
4. Retain medical records after resignation or retirement (occupational disease dossier, occupational disease reports, documents about examination and treatments at health facilities) as the basis for examination, diagnosis and assessment of occupational diseases if acquired after exposure is stopped; submit medical records to the new employer in case of change of the workplace.
Article 22. Responsibility of the employer
1. Compile, manage and retain medical records and occupational disease dossiers of workers while they are still working at the workplace; return them to workers when they move to another workplace, resign or retire.
2. Cooperate with health facilities capable of occupational disease diagnosis to provide pre-employment health checkup, screening and periodic examinations for workers.
3. Enable workers to receive treatment and recovery as prescribed by law.
4. Complete documents and have workers diagnosed with occupational diseases to undergo assessment within 20 working days after treatment or recovery (for curable occupational diseases) or after screening (for incurable diseases).
5. Improve the working conditions and prevent occupational diseases; provide personal protective equipment and perquisites for workers as prescribed.
6. Give tasks suitable for workers’ health.
7. Provide information, documents and cooperate with occupational disease investigation teams.
8. Submit periodic and ad hoc reports to local health authorities as prescribed by regulations of law on occupational hygiene and safety.
9. Where a worker is found having an occupational disease, the employer shall:
a) Report the disease in accordance with this Circular;
b) Inform other workers of the occupational disease in order to prevent it;
c) Hold a meeting to disclose the investigation record.
Article 23. Responsibilities of the examining facility
1. Cooperate with the employer in planning and carrying out pre-employment health checkup, screening and periodic examinations for workers.
2. Organize occupational disease consultations (if necessary) and take legal responsibility for results thereof.
3. Participate in medical assessment councils on request.
4. Submit biannual and annual reports on occupational disease examination to the Provincial Department of Health or the Ministry of Health before July 05 and January 10 as instructed in Appendix 9 and Appendix 12 enclosed herewith.
Article 24. Responsibility of Provincial Departments of Health
1. Instruct examining facilities to provide pre-employment health checkup, screening and periodic examinations for workers and carry out occupational disease investigations within their provinces.
2. Publish the list of licensed examining facilities on the website of the Provincial Department of Health and send it to Health Environment Management Agency within 03 working days from the day on which a facility is licensed.
3. Carry out periodic and surprise inspections at licensed examining facilities.
4. Submit biannual and annual reports on occupational disease examination to Ministry of Health (Health Environment Management Agency) before July 15 and January 15 as instructed in Appendix 9 and Appendix 12 enclosed herewith.
Article 25. Responsibility of Health Environment Management Agency – The Ministry of Health
1. Give instructions and carry out pre-employment health checkup, screening, periodic examinations for workers and occupational disease investigations nationwide.
2. Develop an occupational disease database which contains information about:
a) Infrastructure, equipment and human resources serving occupational disease examination;
b) Harmful elements at workplaces;
c) Number of workplaces where workers have occupational diseases;
d) Number of workers having occupational diseases;
dd) Developments of occupational diseases;
e) Provision of benefits for workers having occupational diseases.
3. Publish the list of licensed examining facilities on the website of the Ministry of Health.
4. Instruct defensive medicine institutes, medicine and pharmacy universities to develop and provide training courses in occupational diseases.
5. Cooperate with relevant units in providing guidelines for implementation of this Circular and carrying out inspections examining facilities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực