Chương V Thông tư 28/2016/TT-BYT: Điều tra bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 28/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 04/09/2016 | Số công báo: | Từ số 905 đến số 906 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Thể thao, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn về hồ sơ, nội dung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
2. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
3. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
4. Điều tra bệnh nghề nghiệp
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
1. Đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp do:
a) Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp vượt quá khả năng điều tra của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp do lãnh đạo Bộ Y tế thành lập đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
1. Thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 15 Thông tư này gồm:
a) 01 đại diện Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Lãnh đạo y tế Bộ, ngành làm trưởng đoàn;
b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang điều tra;
d) 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) 01 đại diện Liên đoàn lao động tỉnh;
e) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bộ, ngành;
g) Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
2. Thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm b Khoản 1 và đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này gồm:
a) 01 đại diện lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế làm trưởng đoàn;
b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang điều tra;
d) 01 đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế;
đ) 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thực hiện điều tra;
e) Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ hoặc Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, bao gồm:
a) 01 đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế làm trưởng đoàn;
b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp của Viện thuộc hệ y tế dự phòng làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang điều tra;
d) 01 đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
1. Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều hành các hoạt động của đoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn điều tra;
b) Tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất. Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
2. Các thành viên đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về kết quả công việc mà mình được phân công;
b) Có quyền bảo lưu ý kiến. Ý kiến bảo lưu phải được ghi đầy đủ vào biên bản điều tra.
3. Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra.
1. Thời hạn điều tra: Không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành.
2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:
a) Xem xét hiện trường cơ sở lao động;
b) Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (thực hiện lấy mẫu về các yếu tố có hại tại nơi làm việc để phân tích, nhận định làm căn cứ xác định yếu tố gây bệnh);
c) Xem xét hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
d) Phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
đ) Tổ chức khám và làm xét nghiệm cần thiết đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu cần);
e) Các nội dung khác do Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định trong trường hợp cần thiết.
3. Công bố Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp:
Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp tại cơ sở bị điều tra, thành phần cuộc họp bao gồm:
a) Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, chủ trì cuộc họp;
b) Các thành viên đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản;
d) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể người lao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;
đ) Người yêu cầu, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp;
e) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có);
g) Lập biên bản cuộc họp với đầy đủ chữ ký của những thành viên đã tham dự họp. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu điều tra hoặc tổ chức, cá nhân bị điều tra không đồng ý với nội dung biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;
h) Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp phải gửi biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ sở sử dụng lao động và các nạn nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
1. Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
2. Vật chứng, tài liệu có liên quan.
3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
4. Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
5. Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
6. Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
7. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
9. Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn điều tra.
1. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thành lập thì Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra thành lập thì kinh phí hoạt động của Đoàn điều tra do tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra chi trả.
OCCUPATIONAL DISEASE INVESTIGATION
Article 14. Cases of occupational disease investigation
1. First occupational disease investigation shall be carried out in the following cases:
a) The investigation is requested by a worker who has not received occupational disease benefits according to regulations of law on occupational hygiene and safety;
b) The investigation is requested by the employer;
c) There are many cases of acute occupational diseases or many people having a disease at the same time in the same workplace;
d) The working environment monitoring result exceeds the permissible limits but no workers are diagnosed with occupational diseases, or working environment monitoring and health checkup for workers are not carried out;
dd) The investigation is requested by a social insurance authority;
2. Occupational disease reinvestigation shall be carried out in the following cases:
a) The occupational disease investigation result is appealed against;
b) The reinvestigation is requested by a competent authority;
3. Final occupational disease investigation shall be carried out where the result of reinvestigation is appealed against.
Article 15. The power to establish an investigation team
1. First investigation team:
a) Director of the Provincial Department of Health, heads of regulatory bodies who establish the investigation team at the request of inspectors of Provincial Department of Health or heads of health authorities in the cases specified in Clause 1 Article 14 of this Circular;
b) Director of Health Environment Management Agency – the Ministry of Health shall establish an investigation team in the cases specified in Point c and Point d Clause 1 of this Article or the cases beyond the capacity of the investigation team mentioned in Point a of this Clause.
2. Director of Health Environment Management Agency shall establish a reinvestigation team in the cases specified in Clause 2 Article 14 of this Circular.
3. The Ministry of Health shall establish a final investigation team in the cases specified in Clause 3 Article 14 of this Circular.
Article 16. Composition of an investigation team
1. A first investigation team consists of:
a) A chief who is a senior inspector of Provincial Department of Health or head of a health authority of a Ministry;
b) 01 secretary who is a physician who has a degree in occupational diseases;
c) 01 physician whose specialty is related to the occupational disease under investigation;
d) 01 representative of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
dd) 01 representative of the Provincial Confederation of Labor;
e) 01 representative of the social insurance authority of the province or a Ministry;
g) Other members decided by the chief.
2. A first investigation team specified in Point b Clause 1 and reinvestigation team specified in Clause 2 Article 15 of this Circular consists of:
a) A chief who is a senior official of Health Environment Management Agency – the Ministry of Health;
b) 01 secretary who is a physician who has a degree in occupational diseases;
c) 01 physician whose specialty is related to the occupational disease under investigation;
d) 01 representative of the Legal Department – the Ministry of Health;
dd) 01 representative of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the investigation takes place;
e) Other members decided by the chief.
3. The Minister of Health shall establish a final investigation team at the request of the chief inspector of the Ministry of Health or Director of Health Environment Management Agency. Such final investigation team consists of:
a) A chief who is a senior inspector of the Ministry of Health;
b) 01 secretary who is a physician specialized in occupational diseases of an institution which belongs to the defensive medicine system;
c) 01 physician whose specialty is related to the occupational disease under investigation;
d) 01 representative of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
dd) 01 representative of Social Security Administration of Vietnam;
e) Other members decided by the chief.
Article 17. Responsibilities of investigation team members
1. The chief of an investigation team has the responsibility to:
a) Organize activities of the investigation team and assign tasks to its members;
b) Hold discussions to reach consensus among the members. If such consensus cannot be reached, the chief shall make a decision and take responsibility for it;
c) Disclose the investigation record.
2. Investigation team members have the responsibility to:
a) Perform the tasks given by the chief and take responsibility for their performance;
b) Offer their dissenting opinions. Dissenting opinions shall be fully written in the investigation record.
3. Not reveal information and documents obtained during the investigation before the investigation record is disclosed.
Article 18. Time limit and procedures for investigation and disclosing investigation records
1. Time limit: 45 days from the effective date of the decision to establish an investigation team.
2. Investigation procedures:
a) Examine the workplace;
b) Collect evidence and documents about the occupational diseases (take samples of harmful elements for analysis);
c) Examine documents about occupational hygiene, workers’ health and occupational diseases at the workplace;
d) Interview workers, the employers and other persons at the workplace related to the management of occupational hygiene, workers’ health and occupational diseases;
dd) Carry out examinations and necessary tests if workers are suspected of having occupational diseases (if necessary);
e) Other contents decided by the chief of the investigation team.
3. Disclosing the investigation record:
The investigation team shall hold a meeting right after the investigation is done to disclose the investigation record. The meeting shall be attended by:
a) The chief who will chair the meeting;
b) Investigation team members;
c) The employer or a person authorized by the employer in writing;
d)The representative of the internal trade union or provisional trade union or a person selected by the workers if a trade union is not established;
dd) The requester, witnesses, and persons having relevant responsibility and interests;
e) Representative of the supervisory body of the employer (if any);
g) The minutes of the meeting shall bear signatures of the participants. The person who does not concur with the investigation record may have his/her dissenting opinion written on the record but it still has to bear his/her signature and seal (if any). Other recommendations of the investigation team shall be followed;
h) The investigation record and minutes of the meeting shall be sent to authorities whose representatives are participants in the investigation team, the social insurance authority, the workplace and patients within 05 working days from the day on which the investigation record is disclosed.
Article 19. Occupational disease investigation documents
1. Workplace examination record.
2. Relevant evidence and documents.
3. Documents about occupational hygiene, workers’ health and occupational diseases at the workplace.
4. Records of interviews with workers, the employers and other persons at the workplace related to the management of occupational hygiene, workers’ health and occupational diseases.
5. Examination and test result (if any).
6. The investigation record.
7. The minutes of the meeting for disclosing the investigation record.
8. Other documents relevant to the investigation.
9. Occupational disease investigation documents shall be retained for 15 years at the workplace and the authorities whose representatives are participants in the investigation team.
1. The State shall cover the costs of operation of occupational disease investigation teams established by regulatory bodies.
2. The person or organization that requests the investigation shall pay for the costs of the investigation team established at their request.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực