Chương III Thông tư 28/2016/TT-BYT: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 28/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 04/09/2016 | Số công báo: | Từ số 905 đến số 906 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Thể thao, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn về hồ sơ, nội dung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
2. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
3. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
4. Điều tra bệnh nghề nghiệp
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
1. Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này.
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
1. Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
2. Thành phần Hội đồng hội chẩn:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thành phần sau:
a) 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;
d) 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;
e) Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.
3. Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định.
EXAMINATION FOR OCCUPATIONAL DISEASES
Article 6. Subjects of screening
1. Workers specified in Clause 1 Article 2 of this Circular.
2. Workers that are not specified in Clause 1 of this Article must be reassigned to jobs posing a risk of occupational diseases.
1. The screening time is specified in Clause 1 Article 21 of the Law on Occupational hygiene and safety.
2. In cases of suspicion of acute occupational diseases or at the request of the employer or workers, the screening time shall be decided by the requester.
Article 8. Screening documents
1. The pre-employment health checkup sheet according to the template provided in Appendix 2 enclosed herewith; if a worker started to work before the effective date of this Circular, the latest checkup result shall be used.
2. The health checkup book according to the template provided in Appendix 3 enclosed herewith.
3. Valid copies of any of the following documents:
a) Working environment monitoring result. If the worker is exposed to microorganisms and working environment monitoring is carried out before the effective date of Decree No. 44/2016/NĐ-CP, the document shall be enclosed with a microorganism exposure assessment sheet issued by a competent authority before July 01, 2016;
b) A confirmation of exposure to acute occupational disease elements according to the template provided in Appendix 5 enclosed herewith in case of an acute occupational disease is acquired before the level of exposure to harmful elements is determined;
4. A valid copy of the discharge note or medical record summary related to the occupational disease (if any).
Article 9. Occupational disease screening procedures and contents
1. Screening examination procedures:
a) Before starting the examination, the employer or worker shall send the documents specified in Article 8 of this Circular to the examining facility;
b) After adequate documents are received, the examining facility shall inform the employer or worker of the time, location and contents of the examination;
c) First screening examinations shall be carried out in accordance with Clause 2 of this Article;
d) At the end of the examination, the examining facility shall write sufficient information on the health checkup books and aggregate result of the examination according to the template in Appendix 10 enclosed herewith;
dd) Where a worker is diagnosed with an occupational disease, the examining facility shall compile a occupational disease dossier according to the template in Appendix 7 enclosed herewith and prepare a occupational disease report according to the template in Appendix 9 enclosed herewith;
e) After the examination is done, the examining facility shall return the documents mentioned in Point d and dd Clause 1 of this Article to the employer or worker within 20 working days.
2. Screening examination contents
a) Obtain personal information, health status, medical history of the worker and his/her family, duration of exposure to harmful elements;
b) Carry out the examination in accordance with Appendix 4 enclosed herewith to discover the occupational diseases on the List of occupational diseases covered by insurance specified in Circular No. 15/2016/TT-BYT;
c) Female workers shall be provided with pelvic examination;
d) Carry out other examinations related to harmful elements of the working environment where necessary;
dd) Where workers have been provided with periodic health checkup in accordance with Circular No. 14/2013/TT-BYT, the health checkup result shall be used together with other contents specified in Point b and d Clause 2 of this Article;
e) Regarding occupational diseases that are not on the List of occupational diseases covered by insurance, full specialist consultations shall be given as prescribed by physicians;
Article 10. Consultations for occupational disease diagnosis
1. A consultation shall be held for diagnosis of asbestosis, bronchus disease, disease caused by exposure to vibration and the cases beyond the capacity of the physicians.
2. Consultation council:
The head of the examining facility shall issue a decision on establishment of a consultation council which consists of:
a) 01 representative of the examining facility as the chairperson;
b) 01 physician specialized in occupational diseases;
c) 01 physician whose specialty is related to the occupational disease that needs consulting;
d) 01 secretary appointed by the chairperson;
e) Where necessary, the chairperson shall decide whether to invite other specialists.
3. The consultation conclusion shall be written on the consultation record according to the template provided in Appendix 8 enclosed herewith.
4. Where a case is beyond the professional capacity of the examining facility, the consultation record and occupational disease dossier shall be transferred to an upper-level facility for diagnosis.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực