Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 28/2012/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Việt Thanh |
Ngày ban hành: | 12/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 27/01/2013 |
Ngày công báo: | 22/01/2013 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2012/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN).
4. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).
5. Tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm (sau đây gọi tắt là tổ chức thử nghiệm đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN.
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
1. Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
2. Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:
a) Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục được xử lý như sau:
1. Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn không đầy đủ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này tới tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
2. Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này). Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp hoặc có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp chuẩn (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp chuẩn).
b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
1. Lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp phù hợp với đối tượng của công bố hợp chuẩn để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp chuẩn trong quá trình lưu thông, sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
c) Thông báo bằng văn bản cho Chi cục về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận đã đăng ký;
b) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
5. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Cung cấp bản sao y bản chính Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
7. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn.
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.
Hồ sơ công bố hợp quy gửi tới cơ quan chuyên ngành được xử lý như sau:
1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
2. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:
a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);
b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.
2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.
4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
6. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Cung cấp bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
8. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.
1. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo hoạt động công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý;
b) Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp, quản lý;
c) Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho các cơ quan chuyên ngành;
d) Định kỳ hằng năm, tổng hợp tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý; đột xuất, khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình công bố hợp quy về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy;
b) Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện việc theo dõi tình hình công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở báo cáo của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; theo dõi việc chỉ định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
3. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hoạt động công bố hợp quy; định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan về tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phối hợp quản lý;
b) Tổng hợp tình hình hoạt động công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành và định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.
4. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình về tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:
- Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).
c) Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp quy để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).
5. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp chuẩn; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp chuẩn;
b) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:
- Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).
c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp chuẩn để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này) theo quy định tại điểm a, b khoản này.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
1. Dấu hợp quy có hình dạng được mô tả tại Hình 1.
Hình 1. Hình dạng của dấu hợp quy
2. Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy quy định tại Hình 2.
Hình 2. Kích thước cơ bản của dấu hợp quy
Chú thích:
H = 1,5 a
h = 0,5 H
C = 7,5 H
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
I. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 1
Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
II. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 2 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực HTQLCL, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, đồng thời báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hóa được đánh giá giám sát.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 2:
Phương thức 2 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ rủi ro về an toàn, sức khỏe, môi trường ở mức thấp;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
III. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 3 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 3:
Phương thức 3 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá theo phương thức 2;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa về bản chất ít hoặc không bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Khó có biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
IV. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của thông báo về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 4:
Phương thức 4 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 3;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất ổn định trong quá trình sản xuất và bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Có biện pháp cho phép thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
V. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 5 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ thông báo sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 5:
Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Cần sử dụng một phương thức có độ tin cậy cao như phương thức 4, nhưng cho phép linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giám sát để giảm được chi phí;
b) Cần sử dụng một phương thức được áp dụng phổ biến nhằm hướng tới việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp.
VI. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 6 bao gồm:
1.1. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý:
- Hệ thống quản lý được đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Báo cáo kết quả đánh giá đối chiếu với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.2. Kết luận về sự phù hợp:
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện hệ thống quản lý được đánh giá giám sát.
1.3. Giám sát hệ thống quản lý.
- Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
- Kết quả giám sát là căn cứ để quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ, hủy bỏ sự phù hợp của hệ thống quản lý.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6:
Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
VII. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 7 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 7:
Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Sản phẩm, hàng hóa đuợc phân định theo lô đồng nhất;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
VIII. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 8 bao gồm:
1.1. Xác định sản phẩm, hàng hóa cần được thử nghiệm hoặc kiểm định;
1.2. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa:
a) Việc thử nghiệm hoặc kiểm định sản phẩm, hàng hóa do phòng thử nghiệm, phòng kiểm định đã đăng ký lĩnh vực hoạt động có năng lực tiến hành tại nơi sản xuất, nơi lắp đặt, nơi sử dụng hoặc tại phòng thử nghiệm, phòng kiểm định.
Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm, phòng kiểm định được công nhận.
b) Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm, kiểm định và phương pháp thử nghiệm, kiểm định được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm định so với yêu cầu.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm hoặc kiểm định phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng của Phương thức 8:
Phương thức 8 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng./.
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG VIỆC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Kế hoạch kiểm soát chất lượng:
Mẫu 1. KHKSCL
28/2012/TT-BKHCN.
2. Bản công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN.
3. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 3. TBTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
4. Báo cáo tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 4. BCTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
5. Báo cáo đánh giá hợp chuẩn/hợp quy:
Mẫu 5. BCĐG
28/2012/TT-BKHCN.
Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….
Các quá trình sản xuất cụ thể |
Kế hoạch kiểm soát chất lượng |
||||||
Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát |
Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật |
Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu |
Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra |
Phương pháp thử/kiểm tra |
Biểu ghi chép |
Ghi chú |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………., ngày …… tháng …… năm ..…. |
Mẫu 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số …………………………. Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………………………… Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………………… E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………… CÔNG BỐ: Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... ) …………………………..………………………………………..………………………………………… ……………………………………………………………………..……………………………………….. Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) …………………………..………………………………………..………………………………………… ……………………………………………………………………..……………………………………….. Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...): ……………………………………………………..………………………………………………………… ……………………………………………………..………………………………………………………… ……………………………………………………..………………………………………………………… .....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.
|
|
|
…………., ngày …… tháng …… năm ….
|
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….../TB-…… |
………, ngày … tháng …. năm ….. |
TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
……. (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) …… xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy số …. ngày …….. tháng …… năm …….. của:…………………………… (tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………………………………
địa chỉ tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………
cho sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật...): ……………………………………………………………………………………………….
phù hợp tiêu chuẩn (số hiệu, ký hiệu, tên gọi tiêu chuẩn)/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi quy chuẩn kỹ thuật) và có giá trị đến ngày ….. tháng …… năm ……. (hoặc ghi: có giá trị 3 năm kể từ ngày …… tháng ……. năm ….).
Thông báo này ghi nhận sự cam kết của tổ chức, cá nhân. Thông báo này không có giá trị chứng nhận cho sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(Tên tổ chức, cá nhân) …… phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.
Nơi nhận: |
Đại diện có thẩm quyền của |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………….. |
………, ngày … tháng …. năm ….. |
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Từ ngày....tháng.... năm….. đến ngày.... tháng.... năm.....)
STT |
Số tiếp nhận |
Tên tổ chức, cá nhân công bố |
Tên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường |
Tiêu chuẩn/quy chuẩn |
Loại hình đánh giá |
Ghi chú |
|
Bên thứ nhất (tên tổ chức chứng nhận đã đăng ký/được chỉ định) |
Bên thứ ba (tự đánh giá) |
|
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy đã tiếp nhận:…………………………………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: |
Đại diện có thẩm quyền của |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……........... |
………, ngày … tháng …. năm ….. |
1. Ngày đánh giá:.....................................................................................................................
2. Địa điểm đánh giá:................................................................................................................
3. Tên sản phẩm:......................................................................................................................
4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:....................................................................
5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:.......................................................................................
6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:....................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
7. Các nội dung khác (nếu có):..................................................................................................
8. Kết luận:
Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.
Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.
Người đánh giá |
Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân |
THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 28/2012/TT-BKHCN |
Hanoi, December 12, 2012 |
PROVIDING FOR DECLARATION OF STANDARD CONFORMITY AND DECLARATION OF TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY AND METHOD TO ASSESS CONFORMITY WITH STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS
Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on product and goods quality dated November 21, 2007;
Pursuant to the Government’s Decree No.127/2007/ND-CP dated August 01, 2007, detailing implementation of a number of Articles of Law on Standards and Technical Regulations;
Pursuant to the Government’s Decree No.132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing implementation of a number of Articles of Law on product and goods quality;
Pursuant to the Government’s Decree No.28/2008/ND-CP dated March 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of science and technology;
At the proposal of General Director of Directorate for Standards, Metrology and Quality;
The Minister of science and technology provides for declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity and method to assess the conformity with standards and technical regulations.
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity and method to assess the conformity with standards and technical regulations.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to organizations, individuals and regulatory bodies related to assessment of the conformity, declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1. Declaration of standard conformity means the self-declaration made by an organization or individual whose products, goods, services, process, environment are conformable to respective standards.
2. Declaration of technical-regulation conformity means the self-declaration made by an organization or individual whose products, goods, services, process, environment are conformable to respective technical regulations.
3. The certifying organization means the organization that already registered the certifying operation as prescribed in the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN dated April 08, 2009, of the Minister of science and technology, guiding the requirements, orders of and procedures for registering operation of conformity assessment (hereinafter abbreviated to the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN) and Circular No. 08/2009/TT-BKHCN) and Circular No. 10/2011/TT-BKHCN dated June 30, 2011, of the Minister of science and technology amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN (hereinafter abbreviated to the Circular No. 10/2011/TT-BKHCN).
4. The appointed certifying organization means the organization that already registered as prescribed in Clause 3 of this Article and appointed by competent agencies to certify technical-regulation conformity .
5. The registered testing organization means the organization that already registered the testing operation as prescribed in the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN and Circular No. 10/2011/TT-BKHCN.
Article 4. Standard conformity marking and technical-regulation conformity marking
1. Standard conformity marking and use of standard conformity marking
The registered certifying organization may prescribe the standard conformity marking including form, structure, and expression and use the standard conformity marking to issue to objects certified standard conformity and must satisfy the following basic requirements:
a) It must clear, not confuse with other markings;
b) It must express full signs of respective standard used as basis for certifying the standard conformity.
In case where the declaration of standard conformity is made on the basis of assessment results produced by the declarant, it not required to provide for form, structure, expression and the standard conformity marking is not allowed using.
2. Technical-regulation conformity marking and use of technical-regulation conformity marking
a) The technical-regulation conformity marking has form, size as prescribed in Annex I of this Circular;
b) The technical-regulation conformity marking is used directly on products, goods or packages or in technical documents or on labels stuck on products, goods at apparent and readable positions;
c) The technical-regulation conformity marking must be ensured to not be erased easily and not be able to take it off then stick again;
d) The technical-regulation conformity marking may be enlarged or shrunk but the basic proportion and size of the technical-regulation conformity marking must be complied with provision in Annex I of this Circular and may be recognizable with naked eyes;
dd) The technical-regulation conformity marking must be designed and expressed in a same color and recognizable.
Article 5. Methods to assess the conformity
1. The conformity assessment is conducted according to one of the following methods:
a) Method 1: test on typical sample;
b) Method 2: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from market;
c) Method 3: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area in association with assessment of the manufacture process;
d) Method 4: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area and the market in association with assessment of the manufacture process;
dd) Method 5: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area or the market in association with assessment of the manufacture process;
e) Method 6: assess and supervise the management system;
g) Method 7: test on and assess a batch of products, goods
h) Method 8: test or verify all products, goods
2. Content, orders and principle of using the methods to assess the conformity are prescribed in the Annex II of this Circular.
Article 6. Applying methods to assess the conformity
1. Methods to assess the standard conformity area applied to each kind of specific product, goods, service, the process, environment which are selected by organizations certifying the standard conformity or the organization or individual that makes the declaration of standard conformity according to the methods to assess the conformity specified in Article 5 of this Circular. The selected method to assess the conformity must be suitable to the assessed object so as to ensure the reliability of the result of assessment of conformity.
2.
The methods to assess the technical-regulation conformity applicable to specific products, goods, services, process, and environment are prescribed in the respective technical regulations
3. The methods to assess the conformity must be specified on certificate of the technical-regulation conformity.
DECLARATION OF STANDARD CONFORMITY
Article 7. Principles for declaration of standard conformity
1. Objects of declaration of standard conformity include products, goods, services, process, environment specified in the respective standards. Declaration of standard conformity is a voluntary operation.
2. Declaration of conformity with respective standard is based on:
a) Result of certifying the standard conformity which is performed by the registered certifying organization or:
b) Result of self-assessment by the organization or individual that makes the declaration of standard conformity.
The test in serve for assessing the standard conformity must be conducted at the registered testing organizations.
Article 8. Orders of declaration of standard conformity
Declaration of standard conformity is conducted according to the following steps:
1. Step 1: Assessing the object conformity of declaration of standard conformity with the respective standard (hereinafter abbreviated to assessing the standard conformity).
a) The registered certifying organizations (third party) or the organization or individual that makes the declaration of standard conformity (first party) shall assess the standard conformity.
The assessment of conformity shall comply with methods of assessing the conformity specified in clause 1 article 6 of this Circular;
b) The result of assessment of standard conformity specified in point a Clause 1 of this Article is basis for making declarations of standard conformity.
2. Step 2: Applications for registration of the declaration of standard conformity are registered at the Sub-Departments for Standards, Metrology and Quality in provinces or central-affiliated cities where the manufacturer is registered (hereinafter abbreviated to Sub-Departments).
Article 9. Application for registration of the declaration of standard conformity
The product owner shall make 02 (two) sets of application for registration of the declaration of standard conformity, in which 01 (one) application shall be submitted directly or through post office to the Sub-Departments and 01 (one) application shall be kept by the product owner. An application includes documents as follows:
1. In case of declaration of standard conformity based on result of certifying the standard conformity of the registered certifying organizations (the third party), application for registration of the declaration of standard conformity includes:
a) Declaration of standard conformity (made according to Form 2. CBHC/HQ specified in Annex III of this Circular);
b) Original copies of documentary evidences about business operation of the product owner (written enterprise registration or the Business registration certificate or Business household registration certificate or investment certificate or decision on establishment or other papers as prescribed by law);
c) Original copy of the applied standard;
d) Original copy of the standard conformity certificate issued by the registered certifying organizations, enclosed with standard conformity marking specimen.
While processing the application, if it is necessary, the copies may be considered or compared with the originals or the authenticated copies may be required for supplementation.
2. In case of declaration of standard conformity based on result of self assessment of the first party, application for registration of the declaration of standard conformity includes:
a) Declaration of standard conformity (made according to Form 2. CBHC/HQ specified in Annex III of this Circular);
b) Original copies of documentary evidences about business operation of the product owner (written enterprise registration or the Business registration certificate or Business household registration certificate or investment certificate or decision on establishment or other papers as prescribed by law);
c) Original copy of the applied standard;
d) In case where the product owner has not yet been granted the certificate of standard conformity about management system (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...) by the registered certifying organizations, the application must include the production process enclosed with plan on quality control formulated and applied (according to form 1. KHKSCL specified in Annex III of this Circular) and plan on supervising the management system;
dd) In case where the product owner has been granted the certificate of standard conformity about management system (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...) by the registered certifying organizations, the application must include copy of valid original of certificate of conforming standards about management system;
e) Report on assessing the standard conformity (made according to form 5. BCDG specified in Annex III of this Circular), enclosed with original copy of the test result of sample within 12 months calculated to time of submitting application for registration of the declaration of standard conformity made by the registered testing organizations.
While processing the application, if it is necessary, the copies may be considered or compared with the originals or the authenticated copies may be required for supplementation.
Article 10. Processing of applications for registration of the declaration of standard conformity
Application for registration of the declaration of standard conformity send to the Sub-Department is proccessed as follows:
1. If the application for registration of the declaration of standard conformity fail to be sufficient as prescribed in Article 9 of this Circular, within 03 (three) working days after receiving application for registration of the declaration of standard conformity, Sub-Departments shall notify in writing to request for supplementation of kinds of papers as prescribed in Article 9 of this Circular to The product owner. Within 15 (fifteen) working days after Sub-Departments send the written request, if the application for registration of the declaration of standard conformity are not supplemented fully as prescribed, the Sub-Departments have right to stop processing such application.
2. If the application for registration of the declaration of standard conformity are sufficient as prescribed in Article 9 of this Circular, within 05 (five) working days after receiving application for registration of the declaration of standard conformity, Sub-Departments shall examine the validity of applications for registration of the declaration of standard conformity to solve as follows:
a) If application for registration of the declaration of standard conformity is sufficient and valid, the Sub-Department shall issue a notification of receipt of the application for registration of the declaration of standard conformity to the applicant (made according to Form 3. TBTNHS specified in Annex III of this Circular). The notification of receipt of the application for registration of the declaration of standard conformity is valid according to value of certificate of standard conformity which is issued by the registered certifying organizations or it will be valid in 03 (three) years after head of the product owner has signed for certifying the report of assessing the standard conformity (in case of self-assessment).
b) If application for registration of the declaration of standard conformity is sufficient but invalid, the Sub-Department shall issue a written notice to the applicant about reason for rejection of the application.
Article 11. Responsibilities of the product owner
1. To select methods to assess the conformity so as to ensure the reliability of assessment result.
2. To maintain continuously and take responsibility for the conformity of products, goods, services, process and environment as registered for declaration of standard conformity; maintain the quality control, testing and supervision on a periodical basis at the premises of the product owner.
3. When detecting the non-conformity of products, goods, services, process, and environment having the declaration of standard conformity, during the circulation and use, the product owner must:
a) Temporarily stop ex-warehousing and conduct recall of unconformable products and goods circulating on the market in case such unconformable products and goods have high risks of causing danger for users; stop the operation, exploitation of relevant process, services and environment as necessary;
b) To conduct measures to overcome the non-conformity;
c) To inform in writing to Sub-Departments about result of overcoming the non-conformity before continue putting the products, goods, services, process, environment into use, circulation, exploitation, and business.
4. To make and store applications for registration of the declaration of standard conformity as follows:
a) In case of declaration of standard conformity based on result of certifying the standard conformity of the registered certifying organizations (the third party), a stored application for registration of the declaration of standard conformity includes originals, copies of papers as prescribed in Clause 1 Article 6 and documents about assessment and supervision by the registered certifying organizations;
b) In case of declaration of standard conformity based on result of self-assessment by the product owner (first party), a stored application for registration of the declaration of standard conformity includes originals, copies of papers as prescribed in Clause 2 Article 9 and documents about self-assessment by the product owner under the supervision plan.
5. To provide documents to prove assurance of conformity of products, goods, services, process and environment with the respective standard as required by competent state agencies.
6. To provide original copy of notice on receiving application for registration of the declaration of standard conformity to the product owner business in products, goods, services, process and environment.
7. To make another declaration when there is any change about content of the registered application for registration of the declaration of standard conformity or any change about feature, utility, characteristic of products, goods, or services having the declaration of standard conformity.
DECLARATION OF TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY
Article 12. Principles for declaration of technical-regulation conformity
1. Objects of declaration of technical-regulation conformity include products, goods, services, process, environment specified in the national technical regulations promulgated by Ministries managing sectors and fields or specified in the local technical regulations promulgated by People’s Committees of provinces and central-affiliated cities. Declaration of technical-regulation conformity is a compulsory operation.
2. Declaration of conformity with technical regulations is based on one of two following cases:
a) Result of certifying the technical-regulation conformity as prescribed in the respective technical regulations and performed by the appointed certifying organizations;
b) Result of self-assessment by the organization or individual that makes the declaration of technical-regulation conformity.
The test in serve for assessing the technical-regulation conformity must be conducted at the registered testing organizations.
3. In case where products and goods is managed by many different technical regulations, the declaration of technical-regulation conformity must be registered at respective receiving authorities and only permitted to use technical-regulation conformity marking when such products and goods have been implemented fully measures of management as prescribed in the respective technical regulations.
Article 13. Orders of declaration of technical-regulation conformity
Declaration of technical-regulation conformity is conducted according to the following steps:
1. Step 1: Assessing the object conformity of declaration of technical-regulation conformity with the respective technical regulations (hereinafter abbreviated to assessing the technical-regulation conformity).
a) The registered certifying organizations (third party) or the organization or individual that makes the declaration of technical-regulation conformity (first party) shall assess the technical-regulation conformity.
The assessment of technical-regulation conformity shall comply with methods of assessing the conformity specified in the respective technical regulations.
In case of using the result of assessment of conformity made by a foreign organization of assessing the conformity, the foreign organization of assessing the conformity must be recognized as prescribed by law or appointed by competent state regulatory bodies;
b) The result of assessment of technical-regulation conformity will be basis for the organization or individual making the declaration of technical-regulation conformity.
2. Step 2: Register the declaration of technical-regulation conformity at receiving authorities which are appointed by Ministries managing sectors, fields and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter abbreviated to the receiving authorities).
Article 14. Application for registration of the declaration of technical-regulation conformity
The product owner shall make 02 (two) sets of application for registration of the declaration of technical-regulation conformity, in which 01 (one) application shall be submitted directly or through post office to the receiving authorities and 01 (one) application shall be kept by the product owner. An application includes documents as follows:
1. In case of declaration of technical-regulation conformity based on result of certifying the technical-regulation conformity of the appointed certifying organizations (the third party), application for registration of the declaration of technical-regulation conformity includes:
a) Declaration of technical-regulation conformity (made according to Form 2. CBHC/HQ specified in Annex III of this Circular);
b) Original copies of documentary evidences about business operation of the product owner (written enterprise registration or the Business registration certificate or Business household registration certificate or investment certificate or decision on establishment or other papers as prescribed by law);
c) Original copy of certificate of conforming to the respective technical regulations issued by the appointed certifying organization, enclosed with marking specimen of technical-regulation conformity which is issued to the product owner by the appointed certifying organizations;
While processing the application, if it is necessary, the copies may be considered or compared with the originals or the notarized copies may be required for supplementation;
2. In case of declaration of standard conformity based on result of self assessment of the the first party, application for registration of the declaration of technical-regulation conformity includes:
a) Declaration of technical-regulation conformity (made according to Form 2. CBHC/HQ specified in Annex III of this Circular);
b) Original copies of documentary evidences about business operation of the product owner (written enterprise registration or the Business registration certificate or Business household registration certificate or investment certificate or decision on establishment or other papers as prescribed by law);
c) In case where the product owner has not yet been granted the certificate of conforming with standards about management system (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...) by the registered certifying organizations, the application must include the production process enclosed with plan on quality control formulated and applied (according to form 1. KHKSCL specified in Annex III of this Circular) and plan on supervising the management system;
d) In case where the product owner has been granted the certificate of conforming with standards about management system (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...) by the registered certifying organizations, the application must include the copy of valid original of certificate of conforming standards about management system;
dd) Original copy of the test result of sample within 12 months calculated to time of submitting application for registration of the declaration of technical-regulation conformity made by the registered testing organizations;
e) Report on assessing the technical-regulation conformity (made according to Form 5. BCDG specified in Annex III of this Circular) enclosed with marking specimen of technical-regulation conformity and relevant documents;
While processing the application, if it is necessary, the copies may be considered or compared with the originals or the notarized copies may be required for supplementation.
Article 15. Processing of application for registration of the declaration of technical-regulation conformity
Application for registration of the declaration of technical-regulation conformity send to the Sub-Department is proccessed as follows:
1. If the application for registration of the declaration of technical-regulation conformity fail to be sufficient as prescribed in Article 14 of this Circular, within 03 (three) working days after receiving application for registration of the declaration of standard conformity, the receiving authorities shall notify in writing to request for supplementation of kinds of papers as prescribed to the product owner. Within 15 (fifteen) working days after the receiving authorities send the written request, if the application for registration of the declaration of technical-regulation conformity are not supplemented fully as prescribed, the receiving authorities have right to stop processing such application.
2. If the application for registration of the declaration of technical-regulation conformity are sufficient as prescribed in Article 14 of this Circular, within 05 (five) working days after receiving application for registration of the declaration of technical-regulation conformity, the receiving authorities shall examine the validity of applications for registration of the declaration of standard conformity:
a) If application for registration of the declaration of standard conformity is sufficient and valid, the receiving authorities shall issue a notification of receipt of the application for registration of the declaration of technical-regulation conformity to the product owner (made according to Form 3. TBTNHS specified in Annex III of this Circular).
The notification of receipt of the application for registration of the declaration of technical-regulation conformity is valid according to value of certificate of technical-regulation conformity which is issued by the appointed certifying organizations or it will be valid in 03 (three) years after the head of the product owner has signed for certifying the report of assessing the technical-regulation conformity (in case of self-assessment);
b) If application for registration of the declaration of technical-regulation conformity is sufficient but invalid, the receiving authorities shall issue a written notice to the product owner about reason for rejection of the application.
Article 16. Responsibilities of the product owner
1. To inform on suitable media about their declaration of technical-regulation conformity to ensure that persons using such products and goods can access to information easily.
2. To maintain continuously and take responsibility for the conformity of products, goods, services, process and environment whose conformity with technical regulation has been declared; maintain the quality control, testing and supervision on a periodical basis.
3. To use technical-regulation conformity marking for products and goods whose conformity with technical regulation has been declared as prescribed in clause 2 Article 4 of this Circular before putting them into circulation on market. To make logbook and annually report use of technical-regulation conformity marking to the appointed certifying organizations.
4. When detecting the non-conformity of products, goods, services, process, and environment having the declaration of technical-regulation conformity, during the circulation and use, the product owner must:
a) Timely inform in writing about the non-conformity to the receiving authorities;
b) Temporarily stop ex-warehousing and conduct recall of unconformable products and goods circulating on the market in case such unconformable products and goods have high risks of causing danger for users; stop the operation, exploitation of relevant process, services and environment as necessary;
c) To conduct measures to overcome the non-conformity;
d) To inform in writing to the receiving authorities about result of overcoming the non-conformity before continue putting the products, goods, services, process, environment into use, circulation, exploitation, and business.
5. To make and store applications for registration of the declaration of technical-regulation conformity to do as basis for examination, inspection of the state regulatory bodies as follows:
a) In case of declaration of technical-regulation conformity based on result of certifying the technical-regulation conformity of the appointed certifying organizations (the third party), a stored application for registration of the declaration of technical-regulation conformity includes originals, copies of papers as prescribed in Clause 1 Article 14 and documents assessment and supervision by the appointed certifying organizations;
b) In case of declaration of technical-regulation conformity based on result of self-assessment by the product owner (first party), a stored application for registration of the declaration of technical-regulation conformity includes originals, copies of papers as prescribed in Clause 2 Article 14 and documents about self-assessment by the product owner under the supervision plan.
6. To provide documents to prove assurance of conformity of products, goods, services, process and environment with the respective technical regulations as required by competent state agencies.
7. To provide original copy of certificate of technical-regulation conformity, notice on receiving application for registration of the declaration of technical-regulation conformity to the product owner.
8. To make another declaration when there is any change about content of the registered application for registration of the declaration of technical-regulation conformity or any change about feature, utility, characteristic of products, goods, or services having the declaration of technical-regulation conformity.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 17. Responsibilities of regulatory bodies
1. Responsibilities of Ministries managing sectors and fields, and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities:
a) To direct activities involving declaration of technical-regulation conformity as prescribed in this Circular when promulgating respective technical regulations for management;
b) To direct focal agencies in charge of managing activities in declaration of technical-regulation conformity in the assigned fields; notify list of focal agencies for the relevant organizations and individuals for implementation and send list to the Ministry of science and technology for coordination and management;
c) To assign duty for receiving application for registration of the declaration of technical-regulation conformity to the receiving authorities;
d) Annually, to sum up situation of appointing the organizations for assessing the conformity, notify the Ministry of Science and Technology for coordination in management; or irregularly, as required, to sum up and report on receipt of declarations of technical-regulation conformity to the Ministry of Science and Technology for summing up and reporting to the Prime Minister.
2. Responsibility of the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall act as an appointed focal agency as prescribed in point b Clause 1 of this Article:
a) To help the Ministry of Science and Industry for unified management and guiding activities involving assessment of the conformity, declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity;
b) To coordinate with focal agencies at Central level under Ministries managing sectors and fields, the Departments of science and technology in provinces and central-affiliated cities, in urging, guiding implementation of declaration of standard conformity, declaration of technical-regulation conformity as prescribed in this Circular;
c) To monitor receipt of declarations of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity for products, goods, services, process, environment under management responsibility of Ministry of science and technology on the basis of reports of Sub-Departments of Standard, Metrology and Quality; to monitor the appointment of Ministries managing sectors, fields about activities of assessing the conformity.
3. Responsibilities of the appointed focal agencies, as prescribed in point b Clause 1 of this Article, and under Ministries managing sectors and fields, and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities:
a) Monitoring and managing activities of registration for declaration of technical-regulation conformity conducted by the receiving authorities; coordinating with the Directorate for Standards, Metrology and Quality in managing activities of declaration of technical-regulation conformity; annually, summing up and reporting to send to Ministries managing sectors, fields and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities, involving situation of appointment of assessing the conformity, concurrently sending them to the Directorate for Standards, Metrology and Quality for coordination in management;
b) Summing up receipt of declarations of technical-regulation conformity conducted by the receiving authorities and annually, or irregularly as required, reporting to the relevant Ministries managing sectors, fields and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
4. Responsibilities of the receiving authorities which are appointed by the Ministries managing sectors and fields, and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities:
a) Receiving and managing applications for registration of declaration of technical-regulation conformity; cancelling, suspending results of receiving applications for registration of the declaration of technical-regulation conformity for products, goods, services, process, environment managed by the national technical regulations which are promulgated by Ministries managing sectors and fields and the local technical regulations related to fields under their management;
b) To post publicly on their websites about receipt of declarations of technical-regulation conformity with the following contents:
- Name of the organization or individual making the declaration of technical-regulation conformity;
- Products and goods having the declaration of technical-regulation conformity;
- Number of technical regulations;
- Assessment type: The first party (name of the product owner) or third party (name of the appointed certifying organizations).
c) To coordinate with the Sub-Department of Standards, Metrology and Quality;
d) Annually or irregularly as required, to sum up and report to the focal agencies about list of products, goods, services, process and environment which have been registered for declaration of technical-regulation conformity (made according to Form 4. BCTNHS specified in Annex III of this Circular).
5. Responsibilities of Sub-Departments of Standards, Metrology and Quality, under Departments of science and technology in provinces and central-affiliated cities:
a) To receive registration and management of applications for registration of declaration of standard conformity; cancel, suspend results of receiving applications for declaration of standard conformity in localities and post publicly on websites of Departments of science and technology or Sub-Departments of Standards, Metrology and Quality about receipt of declarations of standard conformity;
b) To receive applications for registration and manage applications for registration of declaration of technical-regulation conformity; cancel, suspend results of receiving applications for registration of the declaration of technical-regulation conformity for products, goods, services, process, environment managed by the national technical regulations which are promulgated by the Ministry of Science and Technology and the local technical regulations related to fields under their management; post publicly on websites of Departments of science and technology or Sub-Departments of Standards, Metrology and Quality on localities about receipt of declarations of technical-regulation conformity with the following contents:
- Name of the organization or individual making the declaration of technical-regulation conformity;
- Products and goods having the declaration of technical-regulation conformity;
- Number of technical regulations;
- Assessment type: The first party (name of the product owner) or third party (name of the appointed certifying organizations).
c) To coordinate with the receiving authorities in localities in providing information about declaration of standard conformity to facilitate for examination on quality of products and goods;
d) Annually or irregularly as required, to sum up and report to the Directorate for Standards, Metrology and Quality about receipt of applications for registration of declaration of standard conformity, declaration of technical-regulation conformity (made according to Form 4. BCTNHS specified in Annex III of this Circular) as prescribed in point a, b this Clause.
Article 18. Examination, inspection and handling of violations
1. The competent state regulatory bodies shall conduct examination, inspection and handling of violations in declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity as prescribed in this Circular and other relevant current regulations.
2. Organizations and individuals infringing regulations on declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity, depend on nature and seriousness of violations shall be handled as prescribed by relevant current law.
Article 19. Provisions of implementation
This Circular takes effect on January 27, 2013, and replaces the Decision No. 24/2007/QD-BKHCN dated September 28, 2007, of the Minister of science and technology, on promulgating regulation on certifying standard conformity, certifying technical-regulation conformity and declaration of standard conformity, declaration of technical-regulation conformity.
Article 20. Organization of implementation
1. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall carry out implementation of this Circular.
2. The General Director of Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize implementation of this Circular.
3. In the course of implementation, any arising problems should be reported timely in writing to the Ministry of science and technology for research, amendment and supplementation.
|
FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY |
SHAPE AND SIZE OF TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY MARKING (Enclosed with the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, of the Minister of Science and Technology)
SHAPE AND SIZE OF TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY MARKING
1. Technical-regulation conformity marking has the shape as described at picture 1.
Picture 1. Shape of technical-regulation conformity marking
2. The basic size for designing technical-regulation conformity marking specified in picture 2.
Picture 2. The basic size of technical-regulation conformity marking
Notes:
H = 1.5 a
h = 0.5 H
C = 7.5 H
CONTENT, ORDER AND PRINCIPLE OF USING METHODS TO ASSESS THE CONFORMITY (Enclosed with the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, of the Minister of Science and Technology)
CONTENT, ORDERS AND PRINCIPLE OF USING THE METHODS TO ASSESS THE CONFORMITY
I. Method 1: test on typical sample
Method 1 by test on typical sample of products and goods to conclude about the conformity. Conclusion about the conformity is valid for model, type of products and goods which are taken sample for test.
1. Content and order of implementing the main activities in Method 1 include:
Taking sample:
Taking typical samples for products and goods. Typical sample of products and goods is sample representing for a specific model or type of products or goods produced according to a same design, in a same condition and made of same raw materials.
Quantity of samples must be full for testing and storing sample.
1.2. Assessing the conformity of the testing sample:
Samples of products and goods are conducted test at laboratory already registered for operational sector of testing as prescribed by law, may include laboratory of producers. To prioritize for using of laboratory already appointed and recognized.
Characteristics of products, goods for testing and method of testing shall be stipulated in the respective standards and technical regulations.
1.3. Processing of results of assessing the conformity
To consider characteristics of products, goods through result of testing samples in comparison with requirements of the respective standards and technical regulations.
1.4. Conclusion about the conformity
To conclude about the conformity of products and goods in comparison with requirements of the respective standards and technical regulations. Products and goods will be considered as conformable if all criteria of the testing sample are conformable with the prescribed level of the respective standards and technical regulations.
2. Principle of using the method 1
Method 1 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) Design of products and goods allow defining clearly products and goods according to each typical model, type;
b) Fail to consider requirements to ensure maintenance of quality stability.
II. Method 2: Test on typical samples and assessment on the production process; supervision through testing samples taken on the market
Method 2 bases on result of test on typical samples and assessment of the manufacture process to conclude about the conformity of products and goods. Assessment of supervision is conducted after that and conducted through test on samples of products and goods taken on the market.
1. Content and order of implementing the main activities in Method 2 include:
Taking sample:
Conducting as prescribed in item 1.1 of method 1.
1.2. Assessing the conformity of the testing sample:
Conducting as prescribed in item 1.2 of method 1.
1.3. Assessing the conformity of the production process:
Assessment of production process must consider full conditions of control of producers related to forming products with the aim to ensure maintenance of stability of quality of products and goods. Conditions for control include:
a) Control of technical dossiers of products (design documents, technical standards of products);
b) Control of all production process from input, through intermediate stages, till as finishing products included process of packing, loading and unloading, storage in warehouses and transport of products;
c) Control of quality of raw materials, semi-products and finished products;
d) Control of technological equipment and equipment for metrology, examination and testing;
dd) Control of professional skill qualification of workers and technical officers;
e) Other necessary technical contents.
In case where producers have gotten certificate of quality control system of the certifying organizations registered in sector of certifying or recognized for sector of producing products and goods which are assessed, It is not required to assess the process of production. However, if there is proof about failing to maintain validity of quality control system, the certifying organizations should conduct assessment of the production process, concurrently report to the Directorate for Standards, Metrology and Quality.
1.4. Processing of results of assessing the conformity:
To consider characteristics of products, goods through result of testing samples in comparison with requirements of the respective standards and technical regulations.
To consider the conformity of the production process in comparison with requirements specified in item 1.3 of this method.
1.5. Conclusion about the conformity
To conclude about the conformity of products and goods in comparison with requirements of the respective standards and technical regulations. Products and goods shall be considered as conformable if they ensure full two following conditions:
a) All criteria of the testing sample are conformable to the prescribed level of the respective standards and technical regulations.
b) The result of assessment of production process is conformable to requirement.
Conclusion about the conformity of products and goods will be valid maximally in 3 years, and provided that such products and goods are assessed supervision.
1.6. Supervision:
During valid time of conclusion about the conformity, products and goods must be assessed and supervised through test of samples taken on the market. Frequency of assessment and supervision must ensure not exceeding 12 months once.
The test of samples of products and goods is conducted as prescribed in items 1.1, 1.2 and 1.3 of method 1.
Result of assessing supervision will be used as basis for deciding on maintenance, suspension or cancellation of conclusion about the conformity.
2. Principle of using the method 2
Method 2 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) Products and goods under subject of having risks involving safety, health and environment at low level.
b) Design of products and goods allow defining clearly products and goods according to each typical model, type;
c) The maintenance of stability and quality characteristics of products and goods should be paid attention during the production;
d) Quality of products and goods able to be changed during course of distribution and circulation on the market;
dd) Organizations and individuals producing and trading in products and goods have effective measures to recall products and goods from the market when detecting unconformable products and goods during supervision.
III. Method 3: test on typical samples and assess the manufacture process; supervise through testing on samples collected from manufacture area in association with assessment of the manufacture process
Method 3 bases on result of test on typical samples and assessment of production process to conclude about the conformity. Assessment of supervision will be conducted through test of samples of products and goods taken from manufacture area in association with assessment of the manufacture process.
1. Content and order of implementing the basic activities in Method 3 include:
Taking sample:
Conducting as prescribed in item 1.1 of method 1.
1.2. Assessing the conformity of the testing sample:
Conducting as prescribed in item 1.2 of method 1.
1.3. Assessing the conformity of the production process:
Conducting as prescribed in item 1.3 of method 2.
1.4. Processing of results of assessing the conformity:
Conducting as prescribed in item 1.4 of method 2.
1.5. Conclusion about the conformity
Conducting as prescribed in item 1.5 of method 2.
1.6. Supervision:
During valid time of conclusion about the conformity, products and goods must be assessed and supervised through test of samples taken at the production area in association with assessment of the production process. Frequency of assessment and supervision must ensure not exceeding 12 months once.
The test of samples of products and goods is conducted as prescribed in items 1.1, 1.2 and 1.3 of method 1.
The assessment of the production process is conducted as prescribed in items 1.3 of method 2.
Result of assessing supervision will be used as basis for deciding on maintenance, suspension or cancellation of conclusion about the conformity.
2. Principle of using the method 3
Method 3 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) Products and goods under subject of having risks causing loss of safety, health and environment at a level higher than products and goods assessed under the method 2;
b) Design of products and goods allow defining clearly products and goods according to each typical model, type;
c) The maintenance of stability and quality characteristics of products and goods should be paid attention during the production;
d) Quality of products and goods, on nature, is not changed or changed a little during distribution and circulation on the market;
dd) It is difficult to have effective measures to recall products and goods from the market when detecting unconformable products and goods during supervision.
IV. Method 4: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area and the market in association with assessment of the manufacture process
Method 4 bases on result of test on typical samples and assessment of production process to conclude about the conformity. Assessment of supervision after that will be conducted through test of samples of products and goods taken from manufacture area and market in association with assessment of the manufacture process.
1. Content and order of implementing the basic activities in the Method include:
Taking sample:
Conducting as prescribed in item 1.1 of Method 1.
1.2. Assessing the conformity of the testing samples:
Conducting as prescribed in item 1.2 of Method 1.
1.3. Assessing the conformity of the production process:
Conducting as prescribed in item 1.3 of Method 2.
1.4. Processing of results of assessing the conformity:
Conducting as prescribed in item 1.4 of Method 2.
1.5. Conclusion about the conformity
Conducting as prescribed in item 1.5 of Method 2.
1.6. Supervision:
During valid time of notice about the conformity, products and goods must be assessed and supervised through test of samples taken at the production area and market in association with assessment of the production process. Frequency of assessment and supervision must ensure not exceeding 12 months once.
The test of samples of products and goods is conducted as prescribed in items 1.1, 1.2 and 1.3 of method 1.
The assessment of the production process is conducted as prescribed in items 1.3 of method 2.
Result of assessing supervision will be used as basis for deciding on maintenance, suspension or cancellation of conclusion about the conformity.
2. Principle of using the method 4:
Method 4 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) Products and goods under subject of having risks causing loss of safety, health and environment at a level higher than products and goods assessed under the method 3;
b) Design of products and goods allow defining clearly products and goods according to each typical model, type;
c) The maintenance of stability and quality characteristics of products and goods should be paid attention during the production;
d) Quality of products and goods is able to lose stability during production, and able to be changed during distribution and circulation on the market;
dd) There are measures allowing recall of products and goods from the market when detecting unconformable products and goods during supervision.
V. Method 5: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area or the market in association with assessment of the manufacture process.
Method 5 based on result of test on typical samples and assessment of production process to conclude about the conformity. The assessment of supervision is conducted through test on samples taken at production area or on market in association with assessment of the manufacture process.
1. Content and order of implementing the basic activities in Method 5 include:
Taking sample:
Conducting as prescribed in item 1.1 of Method 1.
1.2. Assessing the conformity of the testing samples:
Conducting as prescribed in item 1.2 of Method 1.
1.3. Assessing the conformity of the production process:
Conducting as prescribed in item 1.3 of Method 2.
1.4. Processing of results of assessing the conformity:
Conducting as prescribed in item 1.4 of Method 2.
1.5. Conclusion about the conformity
Conducting as prescribed in item 1.5 of Method 2.
1.6. Supervision:
During valid time of conclusion about the conformity, products and goods must be assessed and supervised through test of samples taken at the production area or on market in association with assessment of the production process. Frequency of assessment and supervision must ensure not exceeding 12 months once.
The test of samples of products and goods is conducted as prescribed in items 1.1, 1.2 and 1.3 of method 1.
The assessment of the production process is conducted as prescribed in items 1.3 of method 2.
Result of assessing supervision will be used as basis for deciding on maintenance, suspension or cancellation of notice about the conformity.
2. Principle of using the method 5:
Method 5 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) It is necessary to use a method with high reliability as method 4, but it is allowed to be flexible in using supervision measures to cut down costs;
b) It is necessary to use a method which is applied popularly aiming to direct to mutual recognition of results of assessing the conformity.
VI. Method 6: Assessing and supervising the management system
Method 6 bases on assessment of the management system to conclude about the conformity of management system with the respective standards and technical regulations.
1. Content and order of implementing the main activities in Method 6 include:
1.1. Assessing the conformity of management system:
- The management system is assessed under the respective standards and technical regulations.
- Report on result of assessment in comparison with the respective standards and technical regulations.
1.2. Conclusion about the conformity
Base on result of assessment, conclusion about the conformity of management system with the respective standards and technical regulations.
Conclusion about the conformity of management system which is valid maximally 3 years, and provided that management system is assessed and supervised.
1.3. Supervision of management system.
- Supervision through assessment of management system with frequency of assessment and supervision must ensure not exceeding 12 months once.
- Result of assessment is basis for deciding on further maintenance, suspension, cancellation of the conformity of management system.
2. Principle of using the method 6:
Method 6 is used to assess the conformity of process, service, environment with management system under the respective standards and technical regulations.
VII. Method 7: test on and assess a batch of products, goods
The method 7 bases on result of test on samples of products and goods which are taken according to method of statistical probability for a batch of products and goods to give out conclusion about the conformity of batches. Conclusion about the conformity will be valid for the specific batch of products and goods, and it is not required to conduct the following supervision measures.
1. Content and order of implementing the main activities in Method 7 include:
Taking sample:
The test sample is sample taken under method of statistical probability, ensures the representative nature for all batch.
Quantity of samples must be full for testing and storing sample.
1.2. Assessing the conformity of the testing samples:
Conducting as prescribed in item 1.2 of Method 1.
1.3. Processing of results of assessing the conformity:
To consider characteristics of products, goods through result of testing samples in comparison with the respective standards and technical regulations.
1.4. Conclusion about the conformity:
The batch of products and goods will be considered as conformable if quantity of the testing samples with result of non-conformity is in the allowed limitation.
The batch of products and goods will be considered as unconformable with regulations if quantity of the testing samples with result of non-conformity exceeds the allowed limitation.
2. Principle of using the method 7:
The method 7 is used to assess the conformity of products and goods with the following conditions:
a) Products and goods are divided under identical batches;
b) Fail to consider requirements to ensure maintenance of quality stability.
VIII. Method 8: test or verify all products, goods
Method 8 bases on result of testing or verifying all products, goods to conclude the conformity before putting into circulation and use. Conclusion about the conformity will be valid for each single product or goods, and it is not required to conduct the following supervision measures.
1. Content and order of implementing the main activities in Method 8 include:
1.1. Defining the products, goods which need to be tested or verified;
1.2. Assessing the conformity of products, goods:
a) Testing or verifying products and goods is conducted by laboratories, the verifying rooms which have been registered for the capable operational sector at production place, installment place, use place or laboratories, the verifying rooms.
To prioritize for using of laboratories, the verifying rooms already recognized.
b) Characteristics of products, goods which need to be tested, verified, and method of testing, verifying shall be stipulated in the respective standards and technical regulations.
1.3. Processing of results of assessing the conformity:
Consider characteristics of products and goods through result of testing or result of verifying in comparison with requirement.
1.4. Conclusion about the conformity:
Products and goods will be considered as conformable if all criteria of the tested or verified products and goods are conformable with the prescribed level of the respective standards and technical regulations.
2. Principle of using the method 8:
The method 8 is used to assess the conformity of products, goods with strict requirements on safety before putting into circulation and use.
THE FORMS USED IN DECLARATION OF STANDARD CONFORMITY AND DECLARATION OF TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY
(Enclosed with the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, of the Minister of Science and Technology)
1. Plan on quality control:
Form 1. KHKSCL
28/2012/TT-BKHCN.
2. Declaration of conformity:
Form 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN.
3. Notification of receipt of the application for registration of the declaration of conformity:
Form 3. TBTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
4. Report on receipt of applications for registration of declaration of conformity:
Form 4. BCTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
5. Report on assessing the standard conformity and technical-regulation conformity:
Form 5. BCDS
28/2012/TT-BKHCN.
Form 1. KHKSCL
28/2012/TT-BKHCN
PLAN ON QUALITY CONTROL
Products/goods/services/process/environment: ……………………………….
The specific production processes |
Plan on quality control |
||||||
Criteria of supervision and control |
Standards/ technical regulations |
Frequency of taking sample/ size of sample |
Equipment for testing/examination |
Methods of test/examination |
The recording table |
Note |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………., date........month........year ..…. |
Form 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
DECLARATION OF CONFORMITY No. ………………………….. Name of product owner: ……… …………………………………………………………………….. Address: ……………………………………………………..………………………………………… Telephone number: ………………………….. Facsimile: ………………………………………… E-mail: ……………………………………………………..…………………………………………… HEREBY DECLARES THAT: Products, goods, process, services, environment (name, model, type, label, technical characteristic,… ) …………………………..………………………………………..……………………………………… ……………………………………………………………………..……………………………………. conforming to standard/technical regulations (number, sign, name) …………………………..………………………………………..……………………………………… ……………………………………………………………………..…………………………………….. Added information (based on declaration of standard conformity or declaration of technical-regulation conformity, and method to assess the conformity. ……………………………………………………..……………………………………………………… ……………………………………………………..……………………………………………………… ……………………………………………………..……………………………………………………… .....(Name of product owner) …….. hereby commits and takes responsibility for the conformity of………. (products, goods, process, services, environment)… which are produced, traded, preserved, transported, used and exploited by it/him/her.
|
|
|
…………., date........month........year …. (Signature, position, seal)
|
Form 3. TBTNHS
28/2012/TT-BKHCN
NAME OF SUPERIOR REGULATORY BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: …….../TB-…… |
………, date........month........year ….. |
NOTICE
OF RECEIVING APPLICATION FOR REGISTRATION OF THE DECLARATION OF CONFORMITY
……. (Name of receiving authority)……….. certifies that application for registration of the declaration of standard conformity/ the technical-regulation conformity No. ......... dated ........... of ............. (name of product owner)…………………
Address of product owner: ………………………………………………………………………
has been received.
For products, goods, process, services, environment (name, model, type, label, technical characteristic,…): ………………………………………………………………
conforming to standard (number, sign, name of standard) /technical regulations (number, sign, name of technical regulations) and be valid till date ……………….. (or state: Be valid in 3 years from date ……………..).
This notice records the commitment of product owner. This notice has no value to certify that products, goods, services, process, environment are conformable to the respective standards/ technical regulations.
(Name of product owner) …………must entirely be responsible for the conformity of products, goods, process, services, and environment, which are produced, traded, preserved, transported, used and exploited by it/him/her.
Receivers: |
Competent representative of receiving authority |
Form 4. BCTNHS
28/2012/TT-BKHCN
NAME OF SUPERIOR REGULATORY BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: …….../TB-…… |
………, date........month........year ….. |
REPORT
OF RECEIVING APPLICATION FOR REGISTRATION OF THE DECLARATION OF CONFORMITY
(From date ….. month …….. year ……… to date ….. month …….. year ………)
No. |
The receiving number |
Name of product owner |
Name of products, goods, process, services, environment |
Standards/ technical regulations |
Assessment type |
Note |
|
The first party (name of the registered/apointed certifying organization |
The third party (self assessment) |
|
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
Total applications for registration of declaration of conformity already received: …………………………………………………………
Receivers: |
Competent representative of receiving authority |
Form 5. BCDG
28/2012/TT-BKHCN
NAME OF SUPERIOR REGULATORY BODY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: ……...…… |
………, date........month........year ….. |
REPORT
ON ASSESSING THE STANDARD CONFORMITY AND TECHNICAL-REGULATION CONFORMITY
1. Assessment date: .........................................................................................................
2. Assessment place: .......................................................................................................
3. Product name: ..............................................................................................................
4. Number of standards / technical regulations applied: ..................................................
5. Name of organization testing the product: ................................................................
6. Assessment on result of testing according to the applied standards / technical regulations and the effectiveness of application, implementation of the production process: ............................................................................. ....................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
7. Other content (if any): .................................... .................................... ........................
8. Conclusion:
Product conforms to standard/technical regulations.
Product fails to conform to standard/technical regulations.
The assessing person (signature and full name) |
Certified by head of product owner |