Chương 1 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN: Quy định chung
Số hiệu: | 28/2012/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Việt Thanh |
Ngày ban hành: | 12/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 27/01/2013 |
Ngày công báo: | 22/01/2013 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN).
4. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).
5. Tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm (sau đây gọi tắt là tổ chức thử nghiệm đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN.
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity and method to assess the conformity with standards and technical regulations.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to organizations, individuals and regulatory bodies related to assessment of the conformity, declaration of standard conformity and declaration of technical-regulation conformity.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1. Declaration of standard conformity means the self-declaration made by an organization or individual whose products, goods, services, process, environment are conformable to respective standards.
2. Declaration of technical-regulation conformity means the self-declaration made by an organization or individual whose products, goods, services, process, environment are conformable to respective technical regulations.
3. The certifying organization means the organization that already registered the certifying operation as prescribed in the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN dated April 08, 2009, of the Minister of science and technology, guiding the requirements, orders of and procedures for registering operation of conformity assessment (hereinafter abbreviated to the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN) and Circular No. 08/2009/TT-BKHCN) and Circular No. 10/2011/TT-BKHCN dated June 30, 2011, of the Minister of science and technology amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN (hereinafter abbreviated to the Circular No. 10/2011/TT-BKHCN).
4. The appointed certifying organization means the organization that already registered as prescribed in Clause 3 of this Article and appointed by competent agencies to certify technical-regulation conformity .
5. The registered testing organization means the organization that already registered the testing operation as prescribed in the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN and Circular No. 10/2011/TT-BKHCN.
Article 4. Standard conformity marking and technical-regulation conformity marking
1. Standard conformity marking and use of standard conformity marking
The registered certifying organization may prescribe the standard conformity marking including form, structure, and expression and use the standard conformity marking to issue to objects certified standard conformity and must satisfy the following basic requirements:
a) It must clear, not confuse with other markings;
b) It must express full signs of respective standard used as basis for certifying the standard conformity.
In case where the declaration of standard conformity is made on the basis of assessment results produced by the declarant, it not required to provide for form, structure, expression and the standard conformity marking is not allowed using.
2. Technical-regulation conformity marking and use of technical-regulation conformity marking
a) The technical-regulation conformity marking has form, size as prescribed in Annex I of this Circular;
b) The technical-regulation conformity marking is used directly on products, goods or packages or in technical documents or on labels stuck on products, goods at apparent and readable positions;
c) The technical-regulation conformity marking must be ensured to not be erased easily and not be able to take it off then stick again;
d) The technical-regulation conformity marking may be enlarged or shrunk but the basic proportion and size of the technical-regulation conformity marking must be complied with provision in Annex I of this Circular and may be recognizable with naked eyes;
dd) The technical-regulation conformity marking must be designed and expressed in a same color and recognizable.
Article 5. Methods to assess the conformity
1. The conformity assessment is conducted according to one of the following methods:
a) Method 1: test on typical sample;
b) Method 2: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from market;
c) Method 3: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area in association with assessment of the manufacture process;
d) Method 4: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area and the market in association with assessment of the manufacture process;
dd) Method 5: test on typical sample and assess the manufacture process; supervise through testing on sample collected from manufacture area or the market in association with assessment of the manufacture process;
e) Method 6: assess and supervise the management system;
g) Method 7: test on and assess a batch of products, goods
h) Method 8: test or verify all products, goods
2. Content, orders and principle of using the methods to assess the conformity are prescribed in the Annex II of this Circular.
Article 6. Applying methods to assess the conformity
1. Methods to assess the standard conformity area applied to each kind of specific product, goods, service, the process, environment which are selected by organizations certifying the standard conformity or the organization or individual that makes the declaration of standard conformity according to the methods to assess the conformity specified in Article 5 of this Circular. The selected method to assess the conformity must be suitable to the assessed object so as to ensure the reliability of the result of assessment of conformity.
2.
The methods to assess the technical-regulation conformity applicable to specific products, goods, services, process, and environment are prescribed in the respective technical regulations
3. The methods to assess the conformity must be specified on certificate of the technical-regulation conformity.