Chương III Thông tư 28/2011/TT-BTC: Nộp thuế
Số hiệu: | 28/2011/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/02/2011 | Ngày hiệu lực: | 14/04/2011 |
Ngày công báo: | 06/04/2011 | Số công báo: | Từ số 173 đến số 174 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
3. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo, quyết định của cơ quan thuế.
1. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam.
2. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ:
a) Người nộp thuế chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
b) Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào ngân sách nhà nước.
c) Việc quản lý ngoại tệ nộp thuế thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:
a) Tại Kho bạc nhà nước;
b) Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;
d) Tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thuận lợi và kịp thời.
2. Thủ tục nộp thuế:
Người nộp thuế nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nơi thu tiền thuế có trách nhiệm hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
a) Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt:
- Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc nhà nước chưa thực hiện Dự án hiện đại hoá thu nộp ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
- Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại Kho bạc nhà nước đã thực hiện Dự án hiện đại hoá thu nộp ngân sách nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng được phép thu tiền mặt thì các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
b) Trường hợp người nộp thuế nộp bằng chuyển khoản: Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế hoặc phải cấp chứng từ nộp tiền thuế cho người nộp thuế (đối với trường hợp Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đã thực hiện Dự án hiện đại hoá thu nộp ngân sách nhà nước).
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các thông tin trên chứng từ thu ngân sách nhà nước như: mã số thuế của người nộp thuế, mục lục NSNN, kỳ thuế...để chuyển cho Kho bạc nhà nước và cơ quan thuế.
3. Kho bạc nhà nước trên địa bàn có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ quy định là 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT.
Các khoản thanh toán không có hợp đồng kinh tế như: thanh toán cho các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, các khoản chi ban quản lý dự án, chi giải phóng mặt bằng, chi đối với các dự án do dân tự làm... không thuộc phạm vi khấu trừ thuế GTGT quy định tại Thông tư này.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập các chứng từ đề nghị chi NSNN gửi KBNN để kiểm soát, thanh toán theo quy định hiện hành và bổ sung thêm việc kê khai chi tiết tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị nhận thầu để KBNN thực hiện khấu trừ thuế GTGT.
Sau khi KBNN thực hiện kiểm soát và phê duyệt các chứng từ thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT, KBNN thực hiện lập chứng từ nộp tiền vào NSNN theo mẫu quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào hồ sơ chứng từ thanh toán được phê duyệt và chứng từ nộp tiền vào NSNN, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán cho nhà thầu (bằng tổng số thanh toán trừ đi số thuế GTGT phải nộp), đồng thời thực hiện hạch toán thu NSNN (đối với khoản khấu trừ thuế GTGT). Kho bạc nhà nước trả chủ đầu tư để trả cho nhà thầu một liên chứng từ nộp tiền vào NSNN. Số thuế GTGT do Kho bạc nhà nước khấu trừ theo chứng từ nộp tiền vào NSNN này được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế là đơn vị nhận thầu. Chủ đầu tư thực hiện theo dõi việc giao nhận giấy nộp tiền với người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp nếu chủ đầu tư thấy cần thiết phải lưu 1 liên chứng từ nộp tiền để đối chiếu với nhà thầu, thì chủ đầu tư chụp để lưu tại đơn vị.
Kho bạc nhà nước trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế địa phương trong việc thu thuế GTGT các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn bảo đảm việc thu thuế được thuận lợi, kịp thời và đúng quy định.
4. Trường hợp thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế:
a) Thực hiện bằng hình thức trích chuyển tài khoản: căn cứ vào Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/LT ban hành kèm theo Thông tư này, Kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản có trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế để nộp ngân sách nhà nước.
b) Thực hiện bằng hình thức kê biên tài sản, bán tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế để thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan thực hiện cưỡng chế phải thực hiện các thủ tục kê biên, bán tài sản theo quy định để thu đủ tiền thuế, tiền phạt nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Khi đã nhận tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế, tiền phạt phải nộp ngay trong ngày toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã thu vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp thu tiền thuế, tiền phạt bằng tiền mặt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển toàn bộ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền thuế, tiền phạt.
6. Tổ chức trả các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự in chứng từ khấu trừ để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế. Việc in chứng từ khấu trừ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính.
1. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền phạt theo thứ tự sau đây: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt.
Trong mỗi một loại tiền thuế, tiền phạt, thứ tự thanh toán được thực hiện theo thứ tự thời gian phát sinh của khoản tiền thuế, tiền phạt; khoản phát sinh trước được thanh toán trước.
2. Cơ quan thuế hướng dẫn và yêu cầu người nộp thuế nộp tiền theo đúng thứ tự thanh toán nêu trên. Khi thu tiền thuế, tiền phạt, Kho bạc nhà nước căn cứ chứng từ nộp tiền thuế để hạch toán thu ngân sách nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế nộp tiền không đúng thứ tự thanh toán nêu trên thì cơ quan thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, gửi Kho bạc nhà nước để điều chỉnh. Sau khi nhận được Liên giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN do Kho bạc nhà nước chuyển đến, cơ quan thuế lập thông báo về việc hạch toán lại các khoản tiền thuế, tiền phạt nộp NSNN theo mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền phạt do cơ quan thuế điều chỉnh.
Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể trên chứng từ nộp tiền số tiền nộp cho từng khoản thì cơ quan thuế hạch toán số tiền thuế, tiền phạt đã thu theo thứ tự thanh toán nêu trên, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tất cả các khoản tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế được nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
4. Đối với trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế uỷ quyền cho cơ quan Kho bạc nhà nước các cấp mở tài khoản chuyên thu ngân sách nhà nước tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
Cuối ngày làm việc, Kho bạc nhà nước phải chuyển kịp thời, đầy đủ toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phát sinh trên tài khoản chuyên thu vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước mở tại Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin, dữ liệu trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc hạch toán thu ngân sách nhà nước được chính xác, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu giữa Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế và người nộp thuế.
Kho bạc nhà nước có trách nhiệm hạch toán thu ngân sách nhà nước và chuyển chứng từ phản ánh chi tiết các khoản nộp ngân sách nhà nước cho cơ quan thuế.
1. Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
a) Kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản, xác nhận trên chứng từ nộp thuế bằng điện tử trong trường hợp thực hiện nộp thuế bằng giao dịch điện tử.
b) Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.
c) Cơ quan thuế thực hiện bù trừ trong trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa được bù trừ với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ trên Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN.
2. Ngày đã nộp thuế thuộc năm nào thì hạch toán số thu ngân sách năm đó.
1. Trường hợp được gia hạn nộp thuế:
Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn;
b) Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phải ngừng hoạt động hoặc giảm sản xuất, kinh doanh, tăng chi phí đầu tư ở nơi sản xuất, kinh doanh mới;
c) Do chính sách của nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.
d) Người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thực hiện thi công các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán nên không có nguồn để nộp thuế dẫn đến còn nợ thuế.
e) Người nộp thuế thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chưa giải phóng được mặt bằng, chưa bàn giao đất dẫn đến không có nguồn nộp ngân sách nhà nước các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phát sinh đối với diện tích đất được giao nhưng chưa giải phóng được mặt bằng, chưa bàn giao đất (nếu có).
g) Gặp khó khăn đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Phạm vi số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn nộp; thời gian gia hạn nộp thuế:
a) Người nộp thuế gặp khó khăn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng tối đa không vượt quá trị giá vật chất bị thiệt hại. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cụ thể :
- Nếu tài sản của người nộp thuế thiệt hại từ 50% trở xuống thì gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tương ứng với tỷ lệ thiệt hại nhưng tối đa không vượt quá trị giá vật chất bị thiệt hại trong thời hạn một năm.
- Nếu tài sản của người nộp thuế thiệt hại trên 50% thì gia hạn nộp toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt nhưng tối đa không vượt quá trị giá vật chất bị thiệt hại trong thời hạn hai năm.
b) Người nộp thuế gặp khó khăn theo quy định tại điểm b, c, g khoản 1 Điều này thì được gia hạn một phần hoặc toàn bộ tiền thuế, tiền phạt phát sinh do các nguyên nhân nêu tại các điểm đó. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
c) Người nộp thuế gặp khó khăn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì được gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tương ứng với số tiền từ nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa thanh toán. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
d) Người nộp thuế gặp khó khăn theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì được gia hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phát sinh đối với diện tích đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chưa được giải phóng mặt bằng. Số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được gia hạn tương ứng với số tiền thuế còn nợ NSNN của diện tích đất chưa được giải phóng mặt bằng, chưa bàn giao. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
3. Thủ tục gia hạn nộp thuế:
a) Để được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Điều này, người nộp thuế phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt theo mẫu số 02/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn nộp thuế, số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn, thời hạn đề nghị gia hạn, kế hoạch và cam kết việc nộp số tiền thuế, tiền phạt;
- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về lý do đề nghị gia hạn nộp thuế.
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này ngoài văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt thì phải có:
Biên bản kiểm kê giá trị thiệt hại tài sản do người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản, hàng hóa lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
Xác nhận của công an cấp xã, phường hoặc chủ tịch UBND cấp xã, phường nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ về việc xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ trên địa bàn;
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này ngoài văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt thì phải có Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di chuyển địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này ngoài văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt thì phải có:
Bản chụp có xác nhận của người nộp thuế các văn bản: Hợp đồng kinh tế ký với chủ đầu tư, biên bản nghiệm thu, bàn giao (nếu có);
Văn bản xác nhận của chủ đầu tư, trong đó thể hiện: tổng vốn đầu tư, số tiền nợ của chủ đầu tư, công trình được đầu tư bằng nguồn vốn đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước.
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm e khoản 1 Điều này ngoài văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt thì phải có:
Văn bản xác nhận của UBND cấp huyện về việc dự án chưa thực hiện do còn phần diện tích đất được giao chưa giải phóng được mặt bằng, chưa bàn giao đất.
b) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực tế khó khăn của người nộp thuế để ra văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế.
Văn bản chấp thuận đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu số 03/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này.
Văn bản không chấp thuận đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu số 04/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan thuế; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì không được gia hạn nộp thuế.
c) Đối với trường hợp đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn của người nộp thuế, kiểm tra hồ sơ, có ý kiến đề xuất và chuyển hồ sơ đề nghị gia hạn lên cơ quan thuế cấp trên để trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, người nộp thuế không bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định; nếu không nộp thuế thì người nộp thuế sẽ bị xử phạt hành chính đối vi hành vi vi phạm pháp luật thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Tiền thuế, tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, phí xăng dầu.
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
- Trường hợp người nộp thuế được hoàn trả đồng thời có nghĩa vụ phải nộp các khoản thu khác, nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan thuế nơi hoàn trả để xem xét giải quyết. Cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này để vừa giải quyết hoàn thuế đồng thời kết hợp thu số tiền thuế, tiền phạt còn nợ ngân sách nhà nước, gửi người nộp thuế.
Trường hợp hoàn các khoản thuế (trừ thuế GTGT, thuế TNCN) mà người nộp thuế đăng ký thuế tại một địa phương nhưng nộp thuế tại nhiều địa phương khác thì người nộp thuế được kê khai quyết toán thuế và làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế nơi đăng ký kê khai thuế.
Đối với các khoản hoàn trả tại các địa phương được phân bổ theo tỷ lệ tính số thuế phải nộp tại nơi có trụ sở chính và các địa phương khác, khi thực hiện bù trừ các khoản thu ngân sách nhà nước trên Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước thì chỉ được bù trừ tương ứng với số tiền hoàn trả được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên tại địa phương nơi có trụ sở chính và các địa phương khác.
- Sau khi thực hiện bù trừ, nếu vẫn còn số thuế phải hoàn trả, cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/LHT ban hành kèm theo Thông tư này (số tiền trên Lệnh hoàn trả phải bằng số tiền nêu tại Điều 3 của Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN), gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
Trường hợp hoàn các khoản thuế (trừ thuế GTGT, thuế TNCN) mà người nộp thuế đăng ký thuế tại một địa phương nhưng nộp thuế tại nhiều địa phương khác, người nộp thuế được kê khai quyết toán thuế và làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế nơi đăng ký kê khai thuế thì cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, trong đó tách riêng khoản phải hoàn trả của từng địa phương (mỗi địa phương phản ánh trên 1 dòng), gửi cho Kho bạc nhà nước đồng cấp trên địa bàn để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng người nộp thuế không đề nghị bù trừ số còn phải nộp trên Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế thực hiện bù trừ trên Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN, gửi người nộp thuế.
b) Trừ vào số tiền thuế, tiền phạt phải nộp của lần nộp tiếp theo.
Việc bù trừ giữa số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế phải nộp của lần nộp tiếp theo của cùng một loại thuế được thực hiện tự động trong hệ thống quản lý của cơ quan thuế.
c) Hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
Thủ trưởng cơ quan thuế ra Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế; căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/LHT ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
3. Việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa cho người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện:
a) Việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa cho người được pháp luật coi là đã chết được thực hiện:
Trường hợp di sản đã được chia thì việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa của người chết được thực hiện cho những người hưởng thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại, nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa của người chết được thực hiện cho người quản lý di sản.
Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng được hoàn trả tiền thuế nộp thừa của người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa của người chết để lại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
b) Việc hoàn trả số tiền thuế nộp thừa của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện cho người được tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.
c) Phương thức hoàn trả số thuế nộp thừa cho người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công được cá nhân uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập ứng trước tiền để hoàn thuế cho cá nhân có số thuế nộp thừa và thực hiện quyết toán với cơ quan thuế như sau:
a) Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế (mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này), nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện như sau:
- Trường hợp trên bảng kê 05A/BK-TNCN chỉ có cá nhân nộp thừa thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo quy định tại khoản 5 Điều này.
- Trường hợp trên bảng kê 05A/BK-TNCN có tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thừa lớn hơn tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thiếu thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo quy định tại khoản 5 Điều này.
b) Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế, nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân được bù trừ với nghĩa vụ khấu trừ của tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ cũng có số thuế nộp thừa thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này cho cả 2 nghĩa vụ này, gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa (số thuế bằng không (0)) thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
- Trường hợp nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ quyết toán thay không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa (số thuế bằng không (0)) thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế còn phải nộp hoặc nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước để thực hiện bù trừ theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này, trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
6. Đối với trường hợp giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm a và c khoản 2 Điều này, người nộp thuế phải thực hiện thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế theo quy định tại Chương VII Thông tư này.
Article 22. Tax payment time limit
1. Taxpayers are obliged to fully and timely remit tax into the state budget.
2. In case taxpayers calculate tax, the tax payment deadline is the last day of the time limit for submission of tax declaration dossiers.
3. In case tax agencies calculate or assess tax, the tax payment time limit is the time limit indicated in tax agencies' notices or decisions.
Article 23. Currency for tax payment
1. Tax shall be paid in Vietnam dong.
2. When tax is paid in foreign currencies:
a/ Taxpayers may pay tax only in freely convertible foreign currencies under the State Bank's regulations.
b/ Foreign-currency tax amounts shall be converted into Vietnam dong at the exchange rate announced by the State Bank and effective at the time tax amounts are remitted into the state budget.
c/ Foreign-currency tax amounts shall be managed under the Finance Ministry's regulations.
Article 24. Places and procedures for tax payment
1. Taxpayers shall remit tax amounts into the state budget:
a/ At state treasuries;
b/ At tax agencies which receive tax declaration dossiers;
c/ Through organizations or individuals authorized by tax agencies to collect tax;
d/ At commercial banks or other credit institutions and service institutions as provided by law.
State treasuries, commercial banks, credit institutions, tax agencies, and organizations authorized to collect tax shall arrange places, facilities and personnel for tax collection so that taxpayers can conveniently and promptly remit tax amounts into the state budget.
2. Tax payment procedures:
Taxpayers can remit tax amounts into the state budget in cash or by account transfer.
Tax agencies, state treasuries, commercial banks and credit institutions collecting tax shall guide taxpayers in making documents for remittance of money into the state budget for cash payment or account transfer. Taxpayers shall give full and detailed information in tax receipts under the Finance Ministry's regulations.
a/ In case taxpayers remit tax in cash: - If taxpayers pay tax directly at state treasuries which has not implemented the project on modernization of state budget collection and remittance systems, such state treasuries shall give certification of collected tax amounts in tax receipts.
- If taxpayers pay tax in cash at state treasuries which has implemented the project on modernization of state budget collection and remittance systems, tax agencies, organizations or individuals authorized by tax agencies to collect tax, commercial banks and credit institutions licensed to collect cash shall, when receiving tax amounts, issue tax receipts to taxpayers under the Finance Ministry's regulations.
b/ In case taxpayers remit tax by account transfer: State treasuries, commercial banks or credit institutions shall transfer money from taxpayers' accounts into state budget revenue accounts. They shall give certification in tax payment documents of taxpayers or issue tax receipts to taxpayers (in case they have implemented the project on modernization of state budget collection and remittance systems).
Commercial banks and credit institutions shall give adequate information in state budget revenue documents such as tax identification numbers of taxpayers, state budget index, tax period, etc., for transfer to state treasuries and taxpayers.
3. Local state treasuries shall credit the VAT amount for remittance into the state budget which equals 2% of the amount paid for the volume of VAT-liable state-funded capital construction works or work items in localities and VAT-liable ODA projects.
Payments made without economic contracts, such as payment for project management jobs directly performed by investors, expenses for project management units, expenses for ground clearance, and expenses for people-implemented projects, etc., are not subject to VAT credit under this Circular.
Investors shall make documents requesting state budget spending and send them to state treasuries for control and payment under current regulations and provide the names, addresses and tax identification numbers of contracting units for state treasuries to credit VAT.
After controlling and approving payment documents for VAT-liable state-funded capital construction works and VAT-liable ODA projects, state treasuries shall make state budget remittance documents according to the form provided in the Finance Ministry's Circular No. 128/2008/TT-BTC of December 24, 2008.
Based on approved payment documents and state budget remittance documents, state treasuries shall make payment to contractors (which equals the total payment minus the payable VAT amount), and account the credited VAT amount as state budget revenue. Stale treasuries shall return a copy of the state budget remittance document to investors for return to contractors. The VAT amount credited by a state treasury based on this document shall be deducted in the payable VAT amount of the taxpayer being contracting unit. Investors shall monitor the handover and receipt of payment documents with goods and service providers. When necessary, investors shall keep a copy of payment documents for comparison with those of contractors.
Local state treasuries shall closely coordinate with local tax agencies in collecting VAT on state-funded capital construction works in localities, ensuring convenient, prompt and lawful tax collection.
4. Application of tax coercion measures:
a/ Coercion by account transfer: Based on decisions coercing the implementation of tax-related administrative decisions enclosed with state budget collection orders made according to form No. 01/LT provided in this Circular, state treasuries, banks, and credit institutions at which organizations and individuals open their accounts shall deduct and transfer money from coerced taxpayers' accounts to the state budget.
b/ Distraint or sale of assets of coerced taxpayers for collection of sufficient tax amounts and fines: Coercing agencies shall carry out procedures for distraint and sale of assets under regulations to fully collect tax amounts and fines.
5. Agencies or organizations shall remit all tax amounts and fines they collect in a day into the state budget in the same day.
When tax amounts and fines are collected in cash in mountainous, deep-lying, remote, island and travel-inconvenient areas, the whole tax amounts and fines shall be remitted into the state budget within 5 working days after being collected.
6. Organizations which pay PIT-liable incomes and withhold PIT under law may themselves print withholding documents for issuance to individuals subject to tax withholding. Such documents shall be printed under the Finance Ministry's guidance on issuance, use and management of PIT withholding documents printed out from computers.
Article 25. Payment of taxes and fines
1. A taxpayer that has concurrently a tax arrear, tax amount to be retrospectively collected, arising tax amount and fine shall indicate them in the tax or fine payment document in the following order: tax arrear, tax amount to be retrospectively collected, arising tax amount and fine.
For each type of tax amount and fine, the order of payment follows chronologic order in which such amount and fine arise.
2. Tax agencies shall guide and request taxpayers to make payment in the above order. When collecting taxes and fines, state treasuries shall base on tax receipts to account state budget revenues and notify such to tax agencies. If taxpayers make payment not in the above order of payment, tax agencies shall make written requests for adjustment of state budget revenues and send them to state treasuries for adjustment. After receiving state treasuries' requests for adjustment of state budget revenues, tax agencies shall make notices of the accounting of tax amounts and fines remitted into the state budget according to form No. 01/NOPT provided in this Circular, send them to taxpayers for information on adjusted tax amounts and fines.
When taxpayers fail to indicate in payment documents the sum of money paid for each amount, tax agencies shall account collected tax amounts and fines in the above order of payment, and send notices thereof to taxpayers, made according to form No. 01/NOPT provided in this Circular.
3. All tax amounts and fines for violations of tax laws shall be remitted into state budget revenue accounts.
4. In case taxpayers remit tax amounts into the state budget through commercial banks, credit institutions or service institutions under law, tax agencies shall authorize state treasuries at all levels to open specialized state budget revenue accounts at commercial banks or credit institutions for collecting taxes, charges, fees and other state budget revenues.
At the end of a working day, state treasuries shall promptly and fully transfer state budget revenues on specialized state budget revenue accounts to their state budget revenue accounts opened at the State Bank under the Law on the State Bank of Vietnam.
Commercial banks shall provide adequate and accurate information and data in state budget remittance documents, ensuring accurate accounting of state budget revenues and facilitating comparison of data between state treasuries, tax agencies and taxpayers.
State treasuries shall account state budget revenues and transfer documents detailing state budget remittances to tax agencies.
Article 26. Determination of dates of tax payment
1. The date of tax payment is the date when:
a/ A state treasury, bank or credit institution gives certification in a state budget remittance document, in case tax is paid by account transfer, or in an electronic tax receipt, in case tax is paid electronically.
b/ A state treasury, tax agency, or authorized tax-collecting organization or individual certifies tax collection in the document on in-cash tax collection.
c/ A tax agency makes clearing in case a taxpayer has an overpaid tax amount or fine cleared against the owed tax amount or fine indicated in the decision on tax refund-cum-state budget revenue clearing.
2. Tax shall be accounted as a state budget revenue of the year in which the date of tax payment falls.
Article 27. Tax payment extension
1. Cases eligible for tax payment extension:
Taxpayers may have payment of tax amounts or fines they still owe extended if they are unable to pay tax within the specified time limit in the following cases:
a/ They suffer material damage caused by natural disasters, fires or accidents;
b/ They relocate their business places at the request of competent state agencies, resulting in halt of operation or reduction of production and business activities and increase of investment costs in the new business places;
c/ Amendment of state policies directly affects their production and business results;
d/ They operate in capital construction domains, build works with state budget funds already included in state budget expenditure estimates but for which state budget capital has not been paid, so they do not have money for tax payment;
e/ They implement projects on infrastructure investment or housing and land trading for which the State allocates or leases land or auctions land use rights but the ground has not been cleared and land has not been allocated, so they do not have money for remitting into the state budget the land use levy or land rent for the allocated land area (if any).
f/ They meet with other special difficulties, as decided by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Finance.
2. Tax amounts and fines eligible for extension; extension duration:
a/ Taxpayers defined at Point a, Clause 1 of this Article may have payment of part or whole of the owed tax amounts or fines extended, counted to the time of occurrence of natural disasters, fires or accidents, which must not exceed the damaged material value. The extension duration must not exceed 2 years after the expiration of the tax payment time limit. Specifically:
- If taxpayers' assets suffer damage of 50% or less, extension will be granted for tax amounts and fines based on the rate of damage, which must not exceed the damaged material value, within one year.
- If taxpayers' assets suffer damage of over 50%, extension will be granted for the whole tax amounts and fines, which must not exceed the damaged material value, within 2 years.
b/ Taxpayers defined at Points b, c and f. Clause I of this Article may have payment of part or whole of tax amounts or fines arising for the reasons specified at these Points extended. The extension must not exceed one year after the expiration of the tax payment time limit.
c/ Taxpayers defined at Point d, Clause 1 of this Article may enjoy extension of tax amounts and fines corresponding to the unpaid state budget amounts. The extension must not exceed one year after the expiration of the tax payment time limit.
d/ Taxpayers defined at Point e, Clause 1 of this Article may have land use levy or land rent extended for the land area which is allocated or leased by the State or for which land use rights are auctioned but the ground has not yet been cleared. The land use levy or land rent eligible for extension corresponds to the tax amount still owed to the state budget for the land area not yet cleared or allocated. The extension must not exceed one year after the expiration of the tax payment time limit.
3. Procedures for tax payment extension:
a/ To enjoy tax payment extension under this Article, taxpayers shall submit dossiers of request for tax or fine payment extension to their managing tax agencies. A dossier comprises:
- A written request for extension of tax or fine payment, made according to form No. 02/NOPT provided in this Circular, indicating reasons for extension, tax amount or fine requested for extension, extension duration, plan and commitment for payment of the tax amount or fine;
- A document proving the reasons for extension or a competent agency's certification of the reasons for such extension.
+ In the case specified at Point a, Clause 1 of this Article, in addition to a written request for extension of tax or fine payment, a dossier must comprise:
A statement of value of damaged assets, made by the damage sufferer's at-law representative who shall take responsibility for the accuracy of data;
Certification of the occurrence of a natural disaster, fire or accident, given by the commune-level police or the chairperson of the commune-level People's Committee of the locality in which the natural disaster, fire or accident occurs;
+ In the case specified at Point b. Clause 1 of this Article, in addition to a written request for extension of tax or fine payment, a competent state agency's decision on relocation of the enterprise's business place is required.
+ In the case specified at Point d, Clause 1 of this Article, in addition to a written request for extension of tax or fine payment, the following are required:
The taxpayer-certified copies of the economic contract signed with the investor and takeover test and handover record (if any);
The investor's written certification, indicating total investment capital, the investor's debt, work invested with capital already included in the state budget expenditure estimate.
+ In the case specified at Point e, Clause 1 of this Article, in addition to a written request for extension of tax or fine payment, the district-level People's Committee's written certification that the project is not yet implemented because ground has not been cleared for part of the allocated land area or land has not been allocated.
b/ Within 10 working days after receiving a taxpayer's complete dossier of request for tax payment extension, the managing tax agency shall examine the dossiers and the taxpayer's difficulties in order to issue a written approval or disapproval of such extension.
A written approval of tax payment extension shall be made according to form No. 03/NOPT provided in this Circular.
A written disapproval of tax payment extension shall be made according to form No. 04/NOPT provided in this Circular.
In case a dossier of request for tax payment extension is incomplete, within 3 working days after receiving the dossier, the tax agency shall issue a notice to the taxpayer for completing the dossier within 5 working days. If failing to complete the dossier at the request of the tax agency, the taxpayer will not be entitled to tax payment extension.
c/ In the case specified at Point f, Clause 1 of this Article, the managing tax agency shall, when receiving a taxpayer's dossier of request for tax or fine payment extension, examine the dossier, make recommendations and transfer the dossier to the superior tax agency which shall submit it to the Ministry of Finance for further submission to the Prime Minister.
4. Within the time limit eligible for tax payment extension, a taxpayer will not be administratively sanctioned for its/his/her act of late tax payment for the tax amount eligible for extension. Past this time limit, the taxpayer shall remit tax into the state budget under regulations; if failing to do so, the taxpayer shall be administratively sanctioned for its/his/her violations of tax laws or examined for penal liability under law.
Article 28. Handling of overpaid tax amounts and Tines
1. A tax amount or fine shall be regarded has having been overpaid when:
a/ The taxpayer's paid tax amount or fine is larger than the payable tax amount or fine, for each type of tax.
b/ The taxpayer's paid tax amount is larger than the payable tax amount according to tax finalization.
c/ The taxpayer's tax amount is eligible for refund under the laws on VAT, excise tax, PIT and petrol and oil charges.
2. Taxpayers may handle overpaid tax amounts or fines by:
a/ Clearing overpaid tax amounts or fines against tax amounts or fines still owed, even clearing among different taxes.
- In case a taxpayer entitled to tax refund is also obliged to pay other amounts, if he/she requests clearing of refundable amounts against payable amounts, he/she shall make a written request for refund of state budget revenue according to form No. 01/DNHT provided in this Circular, indicating his/her request for refund of the payable amount, and send it to the tax agency which will refund the tax amount or fine for settlement. The tax agency shall issue a decision on tax refund-cum-state budget revenue clearing according to form No. 02/ QDHT provided in this Circular for tax refund and collection of the owed tax amount or fine, and send this decision to the taxpayer.
In case a taxpayer registers tax in a locality but pays tax in different localities, if requesting refund of tax amounts (except VAT and PIT), he/she may declare tax finalization and carry out tax refund procedures at the tax agency with which he/she registers tax declaration.
For amounts to be refunded in localities which are distributed based on the rate of tax amounts to be paid in the locality in which a taxpayer is headquartered and other localities, when clearing state budget revenues under a decision on tax refund-cum-state budget revenue clearing, clearing may only be made correspondingly to the refundable amounts to be distributed at me above rate in the locality in which a taxpayer is headquartered and other localities.
- After clearing, if there remain refundable tax amounts, the tax agency shall issue an order of refund of state budget revenues according to form No. 01/LHT provided in this Circular (the amount in this order must equal the amount mentioned in Article 3 of the decision on tax refund-cum- state budget revenue clearing), and send this order to the state treasury of the same level for refund of tax amounts to the taxpayer.
In case a taxpayer registers tax in a locality but pays tax in different localities, if requesting refund of tax amounts (except VAT and PIT), he/she may declare tax finalization and carry out tax refund procedures at the tax agency with which he/she registers tax declaration, the tax agency shall make an order of refund of state budget revenues, separating the tax amount to be refunded by each locality (on a separate line), and send this order to the state treasury of the same level in the locality for refund of tax amounts to the taxpayer.
- When the tax agency detects that a taxpayer entitled to tax refund is still obliged to pay other taxes but he/she does not request clearing of the payable tax amount in the written request for refund of state budget revenues, the tax agency shall make clearing in the decision on tax refund- cum- state budget revenue clearing, and send it to the taxpayer.
b/ Clearing overpaid tax amounts or fines against subsequent payable tax amounts or fines
Clearing overpaid tax amounts or fines against subsequent payable tax amounts or fines for the same tax shall be automatically made in tax agencies' managerial systems.
c/ Refunding overpaid tax amounts or fines then taxpayers no longer owe tax amounts or fines
The head of the tax agency shall issue a tax refund decision according to form No. 01/QDHT provided in this Circular and send it to the taxpayer and, based on this decision, make in order of refund of state budget revenues according to form No. 01/LHT provided in this Circular and send it to the state treasury of the same level for refund of tax amounts or fines to the taxpayer.
3. Refund of overpaid tax amounts to taxpayers who are declared as deceased, missing or having lost civil act capacity
a/ Refund of overpaid tax amounts to persons declared by law as deceased:
In case the bequeathed asset has been divided, the deceased's overpaid tax amount shall be refunded to his/her heirs within the value of such asset, which must not exceed part of the asset they are entitled to receive, unless otherwise agreed.
In case the bequeathed asset has not yet been divided, the deceased's overpaid tax amount shall be refunded to the asset manager.
In case the State, an agency or organization inherits the bequeathed asset according to testament, it will also be entitled to refund of the deceased's overpaid tax amount like individual heirs.
In case there is no heir according to testament or law or there is an heir who refuses to receive the bequeathed asset, the refund of the deceased's overpaid tax amount complies with the civil law.
b/ Overpaid tax amounts of persons declared as missing or having lost civil act capacity shall be refunded to persons assigned by the court to manage assets of persons declared as missing or having lost civil act capacity within the value of the assets.
c/ Methods of refunding overpaid tax amounts of persons who are declared as deceased, missing or having lost civil act capacity comply with Clause 2 of this Article.
4. Payers of incomes from salaries and wages that are authorized by individuals to finalize PIT shall, when making tax finalization, clear overpaid or deficit tax amounts, withhold payable tax amounts and refund tax amounts to persons with overpaid tax amounts. Income payers shall advance money for refunding tax amounts to persons with overpaid tax amounts and make tax finalization with tax agencies as follows:
a/ In case a tax finalization declaration (form No. 05/KK-TNCN provided in this Circular) indicates the income payer's obligation to make tax finalization on behalf of the person with overpaid tax amount, the income payer shall:
- Clear, or request refund of, the overpaid tax amount under Clause 5 of this Article, in case there are only persons with overpaid tax amounts in the tax finalization declaration (form No. 05A/BK-TNCN).
- Withhold tax amounts of persons with deficit tax amounts for refunding tax amounts to persons with overpaid tax amounts, in case the tax finalization declaration (form No. 05A/BK-TNCN) indicates that the total tax amount of persons with overpaid tax amounts is larger than the total tax amount of persons with deficit tax amounts. After clearing, the income payer shall clear, or request refund of, tax amounts under Clause 5 of this Article.
b/ In case a tax finalization declaration indicates the income payer's obligation to make finalization for persons with deficit tax amounts, the income payer shall withhold tax amounts of persons with deficit tax amounts to refund persons with overpaid tax amounts. After clearing, it shall clear or request refund of tax amounts under Article 5 of this Article.
5. Income payers' obligation to finalize tax on behalf of individuals shall be cleared against their obligation to withhold incomes
- In case there are overpaid tax amounts for both the obligation to make on-behalf tax finalization and the obligation to withhold incomes, the income payer shall make a written request for refund of state budget revenues according to form No. 01/DNHT provided in this Circular for both obligations and send the request to the managing tax agency for refund of overpaid tax amounts.
- In case there are overpaid tax amounts for the obligation to make on-behalf tax finalization and there are no payable or overpaid tax amounts (the tax amount is 0) for the obligation to withhold incomes, the income payer shall make a written request for refund of state budget revenues according to form No. 01/DNHT provided in this Circular and send the request to the managing tax agency for refund of tax amounts under regulations.
- In case there are overpaid tax amounts for the obligation to withhold incomes and there are no payable or overpaid tax amounts (the tax amount is 0) for the obligation to make on-behalf tax finalization, the income payer shall make a written request for refund of state budget revenues according to form No. 01/DNHT provided in this Circular and send the request to the managing tax agency for refund of tax amounts under regulations.
- In case there are overpaid tax amounts for the obligation to make on-behalf tax finalization and there are payable tax amounts for the obligation to withhold incomes, or there are payable tax amounts for the obligation to make on-behalf tax finalization and there are overpaid tax amounts for the obligation to withhold incomes, the income payer shall make a written request for refund of state budget revenues for clearing according to form No. 01/DNHT provided in this Circular, clearly the requesting clearing against the payable amounts, and send the request to the managing tax agency for refund of tax amounts under regulations.
6. In the cases of handling of overpaid tax amounts under Points a and c. Clause 2 of this Article, taxpayers shall carry out tax refund and clearing procedures under Chapter VII of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực