Chương V Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT: Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh và kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường
Số hiệu: | 23/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo MT nuôi thủy sản
Theo Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT thì trình tự cấp chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản như sau:
- Cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nghiên cứu sản phẩm.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp sản phẩm được cấp phép trước ngày 30/6/2011 thì được lưu hành đến ngày 30/6/2016.
Riêng sản phẩm được cấp phép kể từ ngày 30/6/2011 thì được lưu hành cho đến khi sản phẩm đó đủ thời hạn lưu hành 05 năm.
Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/08/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra việc kiểm tra của các địa phương về điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở và phối hợp với cơ quan quản lý địa phương thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi, thuỷ sản tại địa phương kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
2. Trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất;
b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý.
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra:
a) Thông tin, cảnh báo về sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Kết quả kiểm tra, khảo sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có khiếu nại về chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc đăng ký lưu hành;
c) Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức kiểm tra: Đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra quyết định thành lập.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng liên quan đến điều kiện sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất; Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý chất lượng sản phẩm;
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm; Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình;
c) Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có căn cứ theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này thì lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra. Mức giới hạn sai số cho phép khi thực hiện kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.
2. Các trường hợp kiểm tra:
a) Các trường hợp phải kiểm tra chất lượng: Sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chất lượng (trừ các sản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này);
b) Các trường hợp không phải kiểm tra chất lượng: hàng mẫu, hàng giới thiệu tại triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; các sản phẩm nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ kiểm tra: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành. Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm (chỉ cho phép nhập khẩu sản phẩm còn trên 2/3 hạn sử dụng);
b) Kiểm tra mẫu nhãn hàng hóa và dấu hợp quy áp dụng đối với sản phẩm đã công bố hợp quy và sự phù hợp với hồ sơ nhập khẩu: Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn (gồm cả nhãn phụ) bao gồm tên sản phẩm, tên địa chỉ của cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ của sản phẩm và các nội dung khác quy định cho từng loại sản phẩm; kiểm tra cảm quan sản phẩm;
c) Thu mẫu kiểm tra chất lượng trong trường hợp: Sản phẩm đã có khiếu nại, tố cáo hoặc có nghi ngờ về kết quả đánh giá sự phù hợp; qua kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường của cơ quan kiểm tra phát hiện sản phẩm có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc đăng ký lưu hành. Mức giới hạn sai số cho phép khi thực hiện kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xử lý kết quả kiểm tra
Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu thực hiện theo tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo Mẫu KTCL-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) (02 bản);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán (Contract), Danh mục sản phẩm kèm theo (Packing list);
c) Bản sao chứng thực Chứng chỉ chất lượng (C/A - Certificate of Analysis);
d) Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả sản phẩm; mẫu nhãn hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy nếu sản phẩm đã được công bố hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định.
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng
ký chưa đầy đủ, hợp lệ;
c) Trong thời gian 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định hồ sơ theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 18 Thông tư này. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo Mẫu KTCL-2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) tới cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan để được làm thủ tục thông quan cho lô hàng;
d) Trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 18 Thông tư này, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu, nêu rõ nội dung không đáp ứng và thời gian yêu cầu cơ sở nhập khẩu khắc phục (theo Mẫu KTCL-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này). Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ cấp Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi cơ sở nhập khẩu có bằng chứng về hành động khắc phục đạt yêu cầu;
đ) Trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu thuộc đối tượng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 18 Thông tư này, Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, thông báo cho cơ sở và Hải quan để tiến hành khai hải quan. Khi được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng cơ sở được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong Giấy đăng ký kiểm tra, giữ nguyên hiện trạng hàng hoá, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng trước khi có kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thu mẫu kiểm nghiệm, phân tích chất lượng và thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm cho cơ sở. Trường hợp kết quả sản phẩm nhập khẩu không đạt chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi xử lý theo quy định tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản địa phương thực hiện kiểm tra chất lượng tại các cơ sở trên địa bàn quản lý.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.
2. Đối tượng kiểm tra:
a) Sản phẩm bị triệu hồi hoặc bị trả về. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
b) Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cơ sở có sản phẩm cần kiểm tra, xác nhận chất lượng thực hiện đăng ký theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
3. Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng; quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
4. Nội dung kiểm tra: Theo yêu cầu của cơ sở hoặc kiểm tra sự phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
5. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm khi có đề nghị của cơ sở xuất khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo Mẫu KTCL-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán, tiêu chuẩn công bố áp dụng, mẫu nhãn sản phẩm và các hồ sơ khác có liên quan;
c) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;
d) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) kết quả kiểm tra, đánh giá và phân loại điều kiện cơ sở đạt loại A hoặc B.
6. Trình tự thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm khi có đề nghị của cơ sở xuất khẩu:
a) Cơ sở đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi;
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ;
c) Trong thời gian 10 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ, thông báo cho cơ sở kế hoạch thu mẫu kiểm tra; tổ chức thu mẫu hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản địa phương tiến hành thu mẫu kiểm tra; chuyển mẫu cho cơ sở kiểm nghiệm để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;
d) Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay khi có phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của cơ sở kiểm nghiệm theo Mẫu KTCL-2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đạt chất lượng hoặc Mẫu KTCL-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nếu kết quả kiểm tra không đạt chất lượng.
1. Căn cứ theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận, hợp tác về chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản với cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi hoặc thuỷ sản của các nước (nước xuất khẩu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập đoàn, kế hoạch và nội dung kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam.
2. Kinh phí thực hiện kiểm tra: do ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo quy định hiện hành.
INSPECTION OF CONDITIONS OF THE PRODUCTION AND TRADING FACILITY
Article 16. Inspection of conditions of the production and trading facility
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall administer inspection of the facility’s production and trading conditions conducted by localities and coordinate with local management agencies in conducting inspection of the production and trading facility as planned or unexpectedly;
b) Local state management agencies for livestock production and aquaculture shall conduct inspection of conditions of the production and trading facility in the administrative division.
2. Sequence and content of inspection as instructed in the Ministry of Agriculture and Rural Development’s Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT dated December 03, 2014 regulating inspection of facilities involved in production and trading of agricultural materials, inspection and certification of satisfaction of food safety conditions for facilities involved in production and trading of agricultural, forestry and fisheries products.
Article 17. Product quality inspection
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of responsibilities of local management agencies for the management of quality of domestically produced products, and irregular inspection of products at the trading facility;
b) Management agencies for livestock production and aquaculture at provincial level shall conduct quality inspection at the trading facility in the administrative division within management.
2. Foundations for inspection:
a) Information and warnings about exported products that are not in conformity with the conditions as prescribed in Article 32 of the Law on Product and goods quality;
b) Result of inspection and survey of product quality, or upon complaints about quality of products in circulation not in conformity with applied standards, corresponding national technical regulation or registration for circulation;
c) Annual inspection plan approved by competent agencies;
3. Fashion of inspection: Inspectorate established under the decision by the inspection agency;
4. Content of inspection:
a) Inspect compliance with requirements, provisions prescribed in corresponding national technical regulation related to production conditions and state management measures for product quality in production; inspect compliance with other provisions prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development on product quality management;
b) Inspect conformity assessment results, presentation of label, standard and conformity marks, and documents accompanying product; If necessary, the inspection agency can employ an expert to carry out assessment of requirements of corresponding technical regulations; Such expert must be independent, objective, and responsible to the law for his/her own assessment;
c) During the inspection conducted at the production facility, upon finding that the product shows no signs of quality assurance or has foundations as prescribed in Points a, b, Clause 2 of this Article, take the specimen for analysis; the specimen must be sent to the analyzing facility appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development for analysis of product quality. Result of analysis is legal foundations for the inspection agency to deal with during the inspection. Permissible tolerance when performing quality inspection is instructed in Appendix V enclosed herewith;
5. Sequence and procedures for inspection are instructed in accordance with Clause 3, Article 29 of the Law on Product and goods quality.
6. Handling of result of inspection of quality of domestically produced products is instructed in accordance with Article 30 of the Law on Product and goods quality, and Article 6 of the Government’s Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008 providing guidance on the Law on Product and Goods quality.
Article 18. Imported product quality inspection
1. Inspection agency: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production, or state management agencies empowered by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
2. Cases subject to inspection:
a) Cases subject to inspection: Products being imported into Vietnam must be subject to quality inspection (except products as prescribed in Point b, Clause 2 of this Article);
b) Cases not subject to quality inspection: samples, products for demonstration at exhibitions, trade fairs, products as gifts; temporarily imported goods for re-exportation; goods in transit; goods in bonded warehouses; goods manufactured for foreign traders by Vietnamese enterprises; imported products decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development in case of necessity.
3. Foundations for inspection: technical standards, applied standards, regulations on goods labels and other law provisions.
4. Content of inspection:
a) Check content of certificate of analysis of the batch of imported goods against requirements set out in technical standards, applied standards and applicable regulations. Inspect shelf life of products (only products of more than two-thirds of shelf life are eligible for importation);
b) Inspect labels of products and regulation conformity marks applicable to products declared as conformable and conformity with import documentation: Check essential information written on labels (including secondary labels) including product names, name and address of facilities responsible for the product; origin of products and other information as prescribed; conduct organoleptic inspection;
c) Take specimen for inspection of product quality in following cases: Products receiving complaints, denunciation or under suspicion of conformity assessment results; Products with quality found not in conformity with applicable standards and corresponding technical regulations, or registration for circulation through result of surveying or inspecting quality of products in circulation conducted by the inspection agency. Permissible tolerance when performing quality inspection as instructed in Appendix V enclosed herewith;
5. Handling of inspection result
Handling of result of product quality inspection is instructed in accordance with Article 36 of the Law on Product and goods quality.
Article 19. Documentation and sequence of imported product quality inspection
1. Documentation:
a) Registration form for quality inspection (according to Form KTCL-1 n Appendix I enclosed herewith) (two copies);
b) Copy (with confirmations by the facility) of the following papers: Purchase Agreement, Packing list;
c) Certificate of Analysis (certified copy);
d) Other relevant documents: bill of lading (copy with confirmations by the facility); invoices; declaration of imported goods; certificate of origin; photos or product description; labels of imported goods (stamped with regulation conformity mark if the product is declared as conformable to the regulation) and secondary labels (if primary labels lack information as prescribed)
2. Sequence of implementation
a) Facilities that register imported product quality inspection should formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
c) Within three working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for carrying out examination and verification of the documentation as prescribed in Points a, b, Clause 4, Article 18 hereof. If the documentation is eligible, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make notification about result of state inspection of imported product quality (according to Form KTCL-2 in Appendix I enclosed herewith) to importers and customs authorities for performing customs clearance procedures for the batch;
d) If the documentation fails to meet requirements set out in Points a, b, Clause 4, Article 18 hereof, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make the notice to the importer specifying non-conformities and remedial time (according to Form KTCL-3 in Appendix I enclosed herewith). Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice about satisfaction of quality (of the batch of imported goods) only if the importer provides proof of satisfactory remedial work;
dd) If imported products fall within the cases as prescribed in Point c, Clause 4, Article 18 hereof, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make written confirmations of the registration note for quality inspection and make notice to the importer and customs authorities for performing customs declaration. Upon receipt of confirmed registration note, the importers is permitted to transfer the batch to the address specified in the registration note, keeps the batch intact without production, trading or using before result of quality inspection is available. Within no more than ten working days, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out collection of specimen, analysis of quality and notify the result to the importer. If quality of imported products is found unsatisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall handle in accordance with Article 36 of the Law on product and goods quality.
Article 20. Quality inspection for products in circulation
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of responsibilities of local management agencies for the management of quality of products in circulation, and irregular inspection of products at the production and trading facility;
b) Management agencies for livestock production and aquaculture at local level shall conduct quality inspection at the trading facility in the administrative division.
2. Content, sequence and procedures for inspection of quality of environmental remediation and treatment products in circulation are instructed in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology regulating state inspection for quality of products in circulation.
Article 21. Exported product quality inspection
1. Inspection agency: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production or state management agencies empowered by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
2. Subjects under inspection:
a) Products subject to recall Sequence, procedures and content of inspection are instructed in accordance with Article 17 hereof.
b) Exported products that need inspection, confirmation or certification by competent agencies in Vietnam. Facilities that have products in need of quality inspection, confirmation must make registration as prescribed in Clauses 5, 6 of this Article.
3. Foundations for inspection: applied standards, regulations of exporting countries, contracts or International Agreement, international agreements for mutual recognition with regard to conformity assessments with relevant countries and territories.
4. Content of inspection: at the request of the facility or conduct inspection in accordance with regulations of importing countries, contracts or International Agreement, international agreements for mutual recognition with regard to conformity assessments with relevant countries and territories.
5. Registration documentation for product quality inspection at the request of exporters includes:
a) Registration form for quality inspection (according to Form KTCL-1 n Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by the facility) of the following papers: Purchase Agreement, applied standards, product labels and other relevant documents;
c) Copy (with confirmations by the facility) of either of the following papers: Certificate of Business registration (or Certificate of Enterprise registration); Investment Certificate; Public Service Provider Establishment Decision;
d) Copy (with confirmations by the facility) of result of inspection, assessment and classification of facility conditions as A or B.
6. Sequence of product quality inspection at the request of exporters:
a) Facilities that register exported product quality inspection should formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
c) Within 10 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation, make notification to the facility about plans for collection of specimen; organize collection of specimen or empower local agencies charged with managing livestock production and aquaculture to carry out collection of specimen for inspection, transfer the specimen to the analyzing facility for analysis of product quality;
d) Make notification of result of exported product quality inspection upon receipt of analysis sheet issued by the analyzing facility according to Form KTCL-2 in Appendix I enclosed herewith (if result is satisfactory) or to Form KTCL-3 (if result is not satisfactory).
Article 22. Inspection of facilities involved in production of environmental remediation and treatment products in exporting countries
1. Based on International Agreement or cooperation in livestock production or aquaculture with relevant management agencies from exporting countries, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to establish the inspectorate, formulate plans for physical inspection of the production facilities in the exporting counties that have products exported to Vietnam.
2. Budget for inspection shall be allocated by state budget according to applicable regulations.