Chương III Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT: Khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường
Số hiệu: | 23/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo MT nuôi thủy sản
Theo Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT thì trình tự cấp chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản như sau:
- Cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nghiên cứu sản phẩm.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp sản phẩm được cấp phép trước ngày 30/6/2011 thì được lưu hành đến ngày 30/6/2016.
Riêng sản phẩm được cấp phép kể từ ngày 30/6/2011 thì được lưu hành cho đến khi sản phẩm đó đủ thời hạn lưu hành 05 năm.
Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/08/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và khoản 5 Điều 52 Pháp lệnh Thú y. Riêng điểm đ khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:
Có đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm. Trong trường hợp cơ sở không đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phân tích các chỉ tiêu cần khảo nghiệm thì phải có hợp đồng với cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư);
c) Bản chính thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-2a hoặc Mẫu KN-2b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) chứng chỉ hành nghề của chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật.
Đối với trường hợp đăng ký lại nếu hồ sơ không có nội dung thay đổi so với đăng ký trước chỉ cần nộp bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở).
2. Trình tự công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Cơ sở có nhu cầu đăng ký công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;
c) Trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở đăng ký;
d) Trong trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở không đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở về nội dung không phù hợp và thời gian yêu cầu báo cáo khắc phục. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi xem xét đánh giá báo cáo khắc phục; nếu cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục.
đ) Trong trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ cho ý kiến về việc công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm trong thời gian 05 ngày làm việc.
e) Trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm. Trường hợp Bộ không chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký và nêu rõ lý do.
g) Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm có hiệu lực 05 năm. Trước khi Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm hết hiệu lực 06 tháng, cơ sở có nhu cầu đăng ký lại, lập hồ sơ đăng ký công nhận lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Các trường hợp phải khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Sản phẩm mới sản xuất trong nước trước khi đăng ký lưu hành;
b) Sản phẩm nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam do nước ngoài sản xuất chưa có tên trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Nội dung khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học (đối với nuôi trồng thủy sản bao gồm các chỉ tiêu vi sinh vật tổng số, động thực vật phù du, sinh vật đáy và vi sinh vật gây bệnh cho đối tượng khảo nghiệm, thử nghiệm) trong môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm.
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch (áp dụng đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất hoặc có thành phần hạn chế sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản); dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch (áp dụng đối với sản phẩm là khoáng chất tự nhiên); tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm (theo Mẫu KN-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư); Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;
c) Bản mô tả thông tin kỹ thuật của sản phẩm (theo Mẫu KN-4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Bản chính Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;
đ) Bản chính Đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-5a hoặc Mẫu KN-5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
e) Bản chính Hợp đồng khảo nghiệm, thử nghiệm;
g) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp (áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu).
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở có nhu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường lựa chọn cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận, lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;
c) Trong thời gian 12 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm theo các Quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tổ chức Hội đồng khoa học đánh giá đề cương khảo nghiệm;
d) Nếu kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ và đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ cho ý kiến về việc cho phép khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm trong thời gian 05 ngày làm việc;
đ) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi phê duyệt đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm, ban hành Quyết định khảo nghiệm, thử nghiệm và phân công đơn vị giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm;
e) Nếu kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ và đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm không đạt yêu cầu hoặc không được Bộ chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký và nêu rõ lý do;
g) Cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm theo đề cương đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phê duyệt.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm
a) Hình thức kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm không quá 02 lần trong thời gian khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm hoặc kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết.
b) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phê duyệt.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm
a) Cơ quan giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm là cơ quan quản lý về chăn nuôi hoặc thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương nơi được bố trí khảo nghiệm, thử nghiệm.
b) Nội dung giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm: Thực hiện theo đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đã được phê duyệt.
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc khi kết thúc quá trình khảo nghiệm, thử nghiệm cơ quan giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm báo cáo kết quả giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm theo Mẫu KN-6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
5. Xử lý và khắc phục sau kiểm tra, giám sát
a) Căn cứ vào báo cáo đề xuất của đoàn kiểm tra, cơ quan giám sát. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định việc chỉnh sửa các nội dung, biện pháp khắc phục, quy định thời gian khắc phục.
b) Cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm và cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm, thử nghiệm thực hiện việc chỉnh sửa, khắc phục các nội dung do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định, báo cáo kết quả khắc phục về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi theo đúng thời gian quy định.
c) Tổ chức kiểm tra lại việc thực hiện các nội dung cần chỉnh sửa, khắc phục trong khảo nghiệm, thử nghiệm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định.
d) Hồ sơ kiểm tra, giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi được lưu giữ tại Cục Chăn nuôi; Hồ sơ kiểm tra, giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được lưu giữ tại Tổng cục Thủy sản và được đưa vào hồ sơ khi thẩm định công nhận sản phẩm đã qua khảo nghiệm, thử nghiệm để Hội đồng khoa học chuyên ngành có căn cứ đánh giá.
1. Các trường hợp phải kiểm nghiệm: Sản phẩm chưa có trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam khi đăng ký lưu hành, nhập khẩu để khảo nghiệm.
2. Nội dung kiểm nghiệm: Phân tích đầy đủ các thành phần chính (thành phần có hoạt tính xử lý, cải tạo môi trường) trong sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc đăng ký và các thành phần khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định (nếu có).
3. Cơ sở thực hiện kiểm nghiệm: Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1. Kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong các trường hợp sau:
a) Khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng.
b) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm định: giám định lại chất lượng sản phẩm đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc đang lưu hành trên thị trường.
3. Tiến hành thực hiện kiểm định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phối hợp với cơ quan có thẩm quyền và cơ sở kiểm định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, công nhận tổ chức đoàn kiểm tra, thu mẫu, giám định lại chất lượng sản phẩm và thực hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển kết quả kiểm định cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
4. Cơ sở thực hiện kiểm định: Cơ sở kiểm định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phù hợp với nội dung kiểm định.
EXPERIMENTATION, TESTING, EXAMINATION AND VERIFICATION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND TREATMENT PRODUCTS
Article 6. Conditions of facilities conducting experimentation and testing
Conditions of the testing facility are prescribed in Clause 2, Article 55 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine. Particularly, Point dd, Clause 2, Article 55 of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP are detailed as follows:
Have adequate tools, facilities and equipment meeting requirements of experimentation and testing; In case the testing facility does not have adequate tools, facilities and equipment for analysis of key factors, they may sign a contract with other facilities appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 7. Documentation, sequence in recognition of facilities' satisfaction of experimentation and testing conditions
1. Documentation includes:
a) Request form for recognition of the testing facility (according to Form No. KN-1 in Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by facilities) of one of the following papers: Public Service Provider Establishment Decision; Certificate of enterprise registration (or Certificate of business registration); Investment registration certificate (or investment license)
c) Explanation of conditions of the testing facility (original) (according to Form KN-2a or Form KN-2b prescribed in Appendix 1 enclosed herewith);
d) Copy of practice certificate (with confirmations by the testing facility) of facility owners or technical manager;
In case of re-registration, only copy is required (with confirmations by the testing facility) if content of documentation remains unchanged versus previous registration.
2. Sequence in recognition of the facilities’ satisfaction of experimentation and testing conditions:
a) Facilities that need registration for recognition of satisfaction of experimentation and testing conditions must formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if registration documentation is ineligible;
c) Within two working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation and assessment of conditions of the testing facility;
d) In case conditions of facilities are found unsatisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notification to the testing facility about non-conformities and issue a written request for remedial work. Within two working days since receipt of remedial report from the facility, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out consideration of the remedial report and conduct examination of remedied issues if necessary;
dd) In case conditions of the testing facility are found satisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make the submission to the Ministry for consideration within five working days.
e) Within two working days after receipt of written approval from the Minister, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written recognition that the facility meets all conditions for experimentation and testing (hereinafter referred to as the Recognition). Otherwise, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice to the facility specifying reasons.
g) This Recognition shall be effective for five years. Six months before the Recognition expires, if the facility needs extension of the Recognition, it can make re-registration as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 8. Cases subject to experimentation and testing, content of experimentation and testing
1. Cases subject to experimentation and testing:
a) New products (domestically produced) prior to registration for circulation;
b) Products imported into Vietnam for the first time and not on the list of environmental remediation and treatment products used in livestock production and aquaculture and permissible for circulation in Vietnam;
2. Content of experimentation and testing:
a) Inspect components and quality of products under the announced standard;
b) Assess characteristics, uses of the products through assessment of variation of physical, chemical and biological criteria (for aquaculture, it also includes criteria of total microbial count, plankton, benthos and microorganisms) in the environment of livestock production and aquaculture; assess other technical criteria as specified in product documentation.
c) Assess safety level for human health, farmed subjects and environment during the use: Product component residues in the environment and animals during the harvest (applicable to products with chemical components or components limited for use in livestock production and aquaculture; residues of heavy metal in the environment and animals during the harvest (applicable to products as natural minerals); rate of survival and growth of farmed subjects.
Article 9. Documentation and sequence of conducting experimentation and testing
1. Documentation:
a) Request form for experimentation and testing (according to Form KN-3 in Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by the facility) of one of the following papers: Certificate of Business registration (or Certificate of Enterprise registration); Investment registration certificate (or Investment Certificate); Public Service Provider Establishment Decision;
a) Description of technical specifications of products (according to Form KN-4 in Appendix I enclosed herewith);
d) Product quality test sheet (original);
dd) Outline of experimentation and testing (original) (according to Form KN-5a or Form KN-5b prescribed in Appendix 1 enclosed herewith);
e) Contract for experimentation and testing (original);
g) Certificate of free sale (original or certified copy) issued by competent state agencies of countries of origin (applicable to imported products);
2. Sequence of implementation
a) The farming facility in need of experimentation and testing of the environmental remediation and treatment products may choose the testing facility recognized by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production and formulate a set of documentation as prescribed in Clause 1 of this Article sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentattion is ineligible;
c) Within 12 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation under technical standards; In case the technical standards are not available, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall organize a Council of Science for assessment of the outline of experimentation and testing;
d) In case results of examination and assessment of the documentation and outline of experimentation and testing are found satisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock shall make submission to the Ministry for suggestions on permission for experimentation and testing of the product within five working days;
dd) Within two working days since receipt of consent of the Minister, Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production shall ratify the outline of experimentation and testing, promulgate decision on experimentation and testing and assign supervision of experimentation and testing;
In case results of examination and assessment of the documentation and outline of experimentation and testing are found unsatisfactory or not approved by the Ministry, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice specifying the reasons;
g) The testing facility shall carry out experimentation and testing according to the outline approved by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
3. Inspecting experimentation and testing
a) Fashion of inspection: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of experimentation and testing no more than two times during the experimentation and testing of the product or conduct unexpected inspection if necessary.
b) Content of inspection: in accordance with the outline of experimentation and testing approved by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;
4. Supervision of experimentation and testing
a) Agency supervising activities of experimentation and testing (hereinafter referred to as the monitoring agency) is the agency that administers livestock production or aquaculture and is subordinate to the Service of Agriculture and Rural development in the locality where experimentation and testing take place.
b) Content of supervision of experimentation and testing is instructed in accordance with the approved outline of experimentation and testing;
c) Within five working days since the end of the process of experimentation and testing, the monitoring agency shall make the report (according to Form KN-6) to Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
5. Post-monitoring handling and remedy
a) Based on proposals from Inspectorate, monitoring agency; Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Production shall decide modification of content, remedial measures and regulations on remedying time.
b) The testing facility and the farming facility shall carry out modification and remedial work as decided by Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production and make the report according to the prescribed time.
c) Organize re-inspection of the issues decided by Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production;
d) Documentation of inspection and supervision of experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in livestock production or aquaculture shall be kept at the Department of Livestock production or Vietnam Directorate of Fisheries respectively and shall be included in the documentation of assessment and recognition of products that shall be submitted to the Council of Science as foundations for assessment.
Article 10. Analysis of products
1. Cases subject to analysis upon registration for circulation or importation: Products that are not on the list of environmental remediation and treatment products permissible for circulation in Vietnam;
2. Content of analysis: Conduct thorough analysis of key components (containing active ingredients for environmental remediation and treatment) of the product under applied or registered standards and other components under corresponding technical regulations (if any).
3. Facility conducting analysis (hereinafter referred to as the analyzing facility) is the facility that is appointed under the Ministry of Agriculture and Rural Development’s Circular No. 16/2011/TT-BNNPTNT dated April 01, 2011 regulating assessment, appointment and administration of laboratories in the sector of agriculture and rural development.
Article 11. Examination and verification of products
1. The environmental remediation and treatment products shall be subject to examination and verification in the following cases:
a) Upon complaints or denunciation of quality;
b) At the request of competent state agencies;
2. Content of examination and verification: Re-conduct examination and verification of quality of the products that have undergone experimentation, testing and analysis, or in circulation.
3. Implementation of examination and verification: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall cooperate with competent agencies and the examining and verifying facility (facility that conducts examination and verification of products) appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing inspection, collection of specimen, re-verification of product quality and handling within authority or transferring the result to competent agencies for handling according to applicable regulations.
4. The examining and verifying facility is appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with content of examination and verification.