Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT cải tạo môi trường chăn nuôi nuôi trồng thủy sản
Số hiệu: | 23/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo MT nuôi thủy sản
Theo Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT thì trình tự cấp chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản như sau:
- Cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nghiên cứu sản phẩm.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp sản phẩm được cấp phép trước ngày 30/6/2011 thì được lưu hành đến ngày 30/6/2016.
Riêng sản phẩm được cấp phép kể từ ngày 30/6/2011 thì được lưu hành cho đến khi sản phẩm đó đủ thời hạn lưu hành 05 năm.
Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/08/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2015/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUẢN LÝ SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2003;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007;
Căn cứ Luật Hóa chất năm 2007;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về sản xuất, kinh doanh; kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm và kiểm định; đăng ký lưu hành; quản lý chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất (trừ các hóa chất trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia ngành nông nghiệp), chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường) và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm mới là sản phẩm có công thức chứa hoạt chất mới, có sự kết hợp mới của các hoạt chất, có dạng bào chế mới làm thay đổi chất lượng sản phẩm, có công dụng mới, có đối tượng sử dụng mới.
2. Chứng chỉ chất lượng sản phẩm nhập khẩu là phiếu phân tích chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập nước xuất khẩu cấp.
1. Phí, lệ phí trong công tác quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Chi phí khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định được thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định với cơ sở có sản phẩm cần khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định theo quy định của pháp luật.
Điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở có hoạt động gia công, san chia đóng gói lại) được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 38 Pháp lệnh thú y và khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 52 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Riêng khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 38 Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khỏe do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp; người trực tiếp quản lý sản xuất, người kiểm nghiệm phải có chứng chỉ hành nghề về sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
Điều kiện kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu) được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh Thú y và khoản 1 Điều 54, khoản 3 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Riêng khoản 1, khoản 3 Điều 39 Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Người quản lý, người trực tiếp bán hàng phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường; chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu phải có chứng chỉ hành nghề nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và khoản 5 Điều 52 Pháp lệnh Thú y. Riêng điểm đ khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:
Có đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm. Trong trường hợp cơ sở không đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phân tích các chỉ tiêu cần khảo nghiệm thì phải có hợp đồng với cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư);
c) Bản chính thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-2a hoặc Mẫu KN-2b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) chứng chỉ hành nghề của chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật.
Đối với trường hợp đăng ký lại nếu hồ sơ không có nội dung thay đổi so với đăng ký trước chỉ cần nộp bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở).
2. Trình tự công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Cơ sở có nhu cầu đăng ký công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;
c) Trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở đăng ký;
d) Trong trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở không đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở về nội dung không phù hợp và thời gian yêu cầu báo cáo khắc phục. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi xem xét đánh giá báo cáo khắc phục; nếu cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục.
đ) Trong trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ cho ý kiến về việc công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm trong thời gian 05 ngày làm việc.
e) Trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm. Trường hợp Bộ không chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký và nêu rõ lý do.
g) Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm có hiệu lực 05 năm. Trước khi Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm hết hiệu lực 06 tháng, cơ sở có nhu cầu đăng ký lại, lập hồ sơ đăng ký công nhận lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Các trường hợp phải khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Sản phẩm mới sản xuất trong nước trước khi đăng ký lưu hành;
b) Sản phẩm nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam do nước ngoài sản xuất chưa có tên trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Nội dung khảo nghiệm, thử nghiệm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học (đối với nuôi trồng thủy sản bao gồm các chỉ tiêu vi sinh vật tổng số, động thực vật phù du, sinh vật đáy và vi sinh vật gây bệnh cho đối tượng khảo nghiệm, thử nghiệm) trong môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm.
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch (áp dụng đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất hoặc có thành phần hạn chế sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản); dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch (áp dụng đối với sản phẩm là khoáng chất tự nhiên); tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm (theo Mẫu KN-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư); Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;
c) Bản mô tả thông tin kỹ thuật của sản phẩm (theo Mẫu KN-4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Bản chính Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;
đ) Bản chính Đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-5a hoặc Mẫu KN-5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
e) Bản chính Hợp đồng khảo nghiệm, thử nghiệm;
g) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp (áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu).
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở có nhu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường lựa chọn cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận, lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;
c) Trong thời gian 12 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm theo các Quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tổ chức Hội đồng khoa học đánh giá đề cương khảo nghiệm;
d) Nếu kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ và đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ cho ý kiến về việc cho phép khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm trong thời gian 05 ngày làm việc;
đ) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi phê duyệt đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm, ban hành Quyết định khảo nghiệm, thử nghiệm và phân công đơn vị giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm;
e) Nếu kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ và đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm không đạt yêu cầu hoặc không được Bộ chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký và nêu rõ lý do;
g) Cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm theo đề cương đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phê duyệt.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm
a) Hình thức kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm không quá 02 lần trong thời gian khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm hoặc kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết.
b) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phê duyệt.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm
a) Cơ quan giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm là cơ quan quản lý về chăn nuôi hoặc thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương nơi được bố trí khảo nghiệm, thử nghiệm.
b) Nội dung giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm: Thực hiện theo đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đã được phê duyệt.
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc khi kết thúc quá trình khảo nghiệm, thử nghiệm cơ quan giám sát hoạt động khảo nghiệm, thử nghiệm báo cáo kết quả giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm theo Mẫu KN-6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
5. Xử lý và khắc phục sau kiểm tra, giám sát
a) Căn cứ vào báo cáo đề xuất của đoàn kiểm tra, cơ quan giám sát. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định việc chỉnh sửa các nội dung, biện pháp khắc phục, quy định thời gian khắc phục.
b) Cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm và cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm, thử nghiệm thực hiện việc chỉnh sửa, khắc phục các nội dung do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định, báo cáo kết quả khắc phục về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi theo đúng thời gian quy định.
c) Tổ chức kiểm tra lại việc thực hiện các nội dung cần chỉnh sửa, khắc phục trong khảo nghiệm, thử nghiệm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định.
d) Hồ sơ kiểm tra, giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi được lưu giữ tại Cục Chăn nuôi; Hồ sơ kiểm tra, giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được lưu giữ tại Tổng cục Thủy sản và được đưa vào hồ sơ khi thẩm định công nhận sản phẩm đã qua khảo nghiệm, thử nghiệm để Hội đồng khoa học chuyên ngành có căn cứ đánh giá.
1. Các trường hợp phải kiểm nghiệm: Sản phẩm chưa có trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam khi đăng ký lưu hành, nhập khẩu để khảo nghiệm.
2. Nội dung kiểm nghiệm: Phân tích đầy đủ các thành phần chính (thành phần có hoạt tính xử lý, cải tạo môi trường) trong sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc đăng ký và các thành phần khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định (nếu có).
3. Cơ sở thực hiện kiểm nghiệm: Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1. Kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong các trường hợp sau:
a) Khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng.
b) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm định: giám định lại chất lượng sản phẩm đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc đang lưu hành trên thị trường.
3. Tiến hành thực hiện kiểm định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phối hợp với cơ quan có thẩm quyền và cơ sở kiểm định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, công nhận tổ chức đoàn kiểm tra, thu mẫu, giám định lại chất lượng sản phẩm và thực hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển kết quả kiểm định cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
4. Cơ sở thực hiện kiểm định: Cơ sở kiểm định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phù hợp với nội dung kiểm định.
1. Đăng ký lưu hành sản phẩm lần đầu:
a) Sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Sản phẩm mới sản xuất trong nước, sản phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam đã được khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
c) Sản phẩm đáp ứng các quy định tại Phụ lục IIA hoặc Phụ lục IIB ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
2. Đăng ký lưu hành lại sản phẩm: Sản phẩm đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam khi có sự thay đổi một trong các trường hợp sau phải đăng ký lại: Thay đổi thành phần, công thức; thay đổi dạng bào chế; thay đổi đối tượng sử dụng; thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất mà làm thay đổi chất lượng sản phẩm; thay đổi khi đánh giá lại chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của sản phẩm.
3. Đăng ký gia hạn lưu hành sản phẩm: Sản phẩm trước khi hết hiệu lực lưu hành 06 tháng, khi cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành tiếp.
4. Đăng ký thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành
Sản phẩm đang được phép lưu hành tại Việt Nam khi có một trong những thay đổi sau:
a) Thay đổi loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp;
b) Thay đổi hình thức trình bày nhãn;
c) Thay đổi hoặc bổ sung quy cách, bao bì đóng gói;
d) Thay đổi trụ sở chính hoặc địa điểm sản xuất;
đ) Thay đổi hình thức, màu sắc của sản phẩm nhưng chất lượng của sản phẩm không thay đổi.
1. Hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm lần đầu:
a) Giấy đăng ký lưu hành sản phẩm (theo Mẫu ĐKLH-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư); Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;
c) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) chứng chỉ hành nghề sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản;
d) Bản chính Tiêu chuẩn cơ sở (hoặc bản sao chụp Tiêu chuẩn công bố áp dụng (có xác nhận của cơ sở));
đ) Nhãn của sản phẩm có xác nhận của cơ sở (theo hướng dẫn tại Mẫu ĐKLH-2, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) (in mầu, 02 bản);
e) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) kết quả kiểm tra, đánh giá và phân loại điều kiện cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Bản chính thuyết minh quy trình sản xuất (theo Mẫu ĐKLH-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) đối với sản phẩm sản xuất trong nước;
h) Bản chính hoặc bản sao (có xác nhận của cơ sở) Báo cáo kết quả nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm và Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng đối với sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học;
i) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm (theo Mẫu KN-7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) áp dụng đối với sản phẩm đã qua khảo nghiệm, thử nghiệm;
k) Bản chính kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm áp dụng đối với sản phẩm đăng ký theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
l) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với sản phẩm nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký lưu hành lại:
a) Các hồ sơ theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này;
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) Giấy chứng nhận lưu hành hoặc văn bản chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm lại sản phẩm (theo Mẫu KN-7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
3. Hồ sơ đăng ký gia hạn lưu hành sản phẩm:
a) Các hồ sơ theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này;
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) Giấy chứng nhận lưu hành hoặc văn bản chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm, Báo cáo quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm (theo Mẫu ĐKLH-4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành:
a) Các hồ sơ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều này;
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) Giấy chứng nhận lưu hành hoặc văn bản chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Giấy đề nghị thay đổi thông tin sản phẩm (theo Mẫu ĐKLH-5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
Đối với trường hợp cơ sở đăng ký nhiều sản phẩm trong một lần đăng ký, các giấy tờ quy định tại điểm b, c và e khoản 1 Điều này chỉ cần nộp 01 bản.
1. Cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lần đầu, lưu hành lại, gia hạn lưu hành, thay đổi thông tin sản phẩm đang được lưu hành lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi).
2. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ.
3. Đối với trường hợp đăng ký lưu hành lần đầu, đăng ký lưu hành lại.
a) Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm: Thẩm định hồ sơ theo mẫu phiếu thẩm định Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; Tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nghiên cứu sản phẩm.
b) Nếu kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá của Hội đồng đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ trưởng cho ý kiến về việc công nhận sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường. Bộ cho ý kiến trong thời gian 05 ngày làm việc.
c) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành từng sản phẩm đăng ký (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Trong trường hợp không được Bộ chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo cho cơ sở bằng văn bản, nêu rõ lý do và không trả lại hồ sơ.
4. Đối với trường hợp gia hạn lưu hành sản phẩm.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định hồ sơ (theo mẫu phiếu thẩm định Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) và đánh giá kết quả kiểm nghiệm, báo cáo quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Nếu kết quả thẩm định và đánh giá đạt yêu cầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận lưu hành từng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản cho cơ sở đăng ký gia hạn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành từng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi cho cơ sở đăng ký gia hạn (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo cho cơ sở bằng văn bản, nêu rõ lý do và không trả lại hồ sơ.
5. Đối với trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành
Trong thời gian 08 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ (theo mẫu phiếu thẩm định Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Nếu kết quả thẩm định hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận lưu hành từng sản phẩm đã thay đổi thông tin cho cơ sở đăng ký (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Thông báo cho cơ sở bằng văn bản, nêu rõ lý do nếu không cấp Giấy chứng nhận lưu hành và không trả lại hồ sơ.
6. Hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm
a) Hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm đăng ký lần đầu và đăng ký lại là 05 năm.
b) Hiệu lực Giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm đăng ký gia hạn là 03 năm.
c) Hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm đăng ký thay đổi thông tin sản phẩm bằng hiệu lực lưu hành còn lại của sản phẩm trước khi thay đổi thông tin.
7. Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành.
a) Định kỳ hàng tháng, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi ban hành danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam và công bố trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
b) Định kỳ quý I hàng năm, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi rà soát, tổng hợp, ban hành danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam và công bố trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
1. Sản phẩm chứa hoạt chất cấm sử dụng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Sản phẩm gây tác hại đến sản xuất, môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người được Hội đồng khoa học đánh giá lại theo quy định;
3. Sản phẩm đang lưu hành nhưng không phù hợp theo quy định của quốc tế trong đó Việt Nam là thành viên tham gia;
4. Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm hết hiệu lực lưu hành nhưng cơ sở không đăng ký gia hạn lưu hành;
5. Sản phẩm đã được đăng ký lưu hành nhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm này đã chấm dứt hoạt động;
6. Sản phẩm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm đã đăng ký lưu hành;
7. Sản phẩm nhập khẩu bị rút Giấy chứng nhận lưu hành tại nước xuất khẩu.
Căn cứ vào một trong các trường hợp nêu trên, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ quyết định việc đưa ra khỏi danh mục sản phẩm, xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Bộ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công bố sản phẩm bị đưa ra khỏi danh mục được phép lưu hành đồng thời đăng tải trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra việc kiểm tra của các địa phương về điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở và phối hợp với cơ quan quản lý địa phương thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi, thuỷ sản tại địa phương kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
2. Trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất;
b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý.
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra:
a) Thông tin, cảnh báo về sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Kết quả kiểm tra, khảo sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có khiếu nại về chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc đăng ký lưu hành;
c) Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức kiểm tra: Đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra quyết định thành lập.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng liên quan đến điều kiện sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất; Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý chất lượng sản phẩm;
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm; Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình;
c) Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có căn cứ theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này thì lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra. Mức giới hạn sai số cho phép khi thực hiện kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.
2. Các trường hợp kiểm tra:
a) Các trường hợp phải kiểm tra chất lượng: Sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chất lượng (trừ các sản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này);
b) Các trường hợp không phải kiểm tra chất lượng: hàng mẫu, hàng giới thiệu tại triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; các sản phẩm nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ kiểm tra: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành. Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm (chỉ cho phép nhập khẩu sản phẩm còn trên 2/3 hạn sử dụng);
b) Kiểm tra mẫu nhãn hàng hóa và dấu hợp quy áp dụng đối với sản phẩm đã công bố hợp quy và sự phù hợp với hồ sơ nhập khẩu: Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn (gồm cả nhãn phụ) bao gồm tên sản phẩm, tên địa chỉ của cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ của sản phẩm và các nội dung khác quy định cho từng loại sản phẩm; kiểm tra cảm quan sản phẩm;
c) Thu mẫu kiểm tra chất lượng trong trường hợp: Sản phẩm đã có khiếu nại, tố cáo hoặc có nghi ngờ về kết quả đánh giá sự phù hợp; qua kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường của cơ quan kiểm tra phát hiện sản phẩm có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc đăng ký lưu hành. Mức giới hạn sai số cho phép khi thực hiện kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xử lý kết quả kiểm tra
Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu thực hiện theo tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo Mẫu KTCL-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) (02 bản);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán (Contract), Danh mục sản phẩm kèm theo (Packing list);
c) Bản sao chứng thực Chứng chỉ chất lượng (C/A - Certificate of Analysis);
d) Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả sản phẩm; mẫu nhãn hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy nếu sản phẩm đã được công bố hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định.
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi);
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng
ký chưa đầy đủ, hợp lệ;
c) Trong thời gian 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định hồ sơ theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 18 Thông tư này. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo Mẫu KTCL-2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) tới cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan để được làm thủ tục thông quan cho lô hàng;
d) Trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 18 Thông tư này, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu, nêu rõ nội dung không đáp ứng và thời gian yêu cầu cơ sở nhập khẩu khắc phục (theo Mẫu KTCL-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này). Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ cấp Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi cơ sở nhập khẩu có bằng chứng về hành động khắc phục đạt yêu cầu;
đ) Trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu thuộc đối tượng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 18 Thông tư này, Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, thông báo cho cơ sở và Hải quan để tiến hành khai hải quan. Khi được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng cơ sở được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong Giấy đăng ký kiểm tra, giữ nguyên hiện trạng hàng hoá, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng trước khi có kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thu mẫu kiểm nghiệm, phân tích chất lượng và thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm cho cơ sở. Trường hợp kết quả sản phẩm nhập khẩu không đạt chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi xử lý theo quy định tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản địa phương thực hiện kiểm tra chất lượng tại các cơ sở trên địa bàn quản lý.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.
2. Đối tượng kiểm tra:
a) Sản phẩm bị triệu hồi hoặc bị trả về. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
b) Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cơ sở có sản phẩm cần kiểm tra, xác nhận chất lượng thực hiện đăng ký theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
3. Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng; quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
4. Nội dung kiểm tra: Theo yêu cầu của cơ sở hoặc kiểm tra sự phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
5. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm khi có đề nghị của cơ sở xuất khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo Mẫu KTCL-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán, tiêu chuẩn công bố áp dụng, mẫu nhãn sản phẩm và các hồ sơ khác có liên quan;
c) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;
d) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) kết quả kiểm tra, đánh giá và phân loại điều kiện cơ sở đạt loại A hoặc B.
6. Trình tự thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm khi có đề nghị của cơ sở xuất khẩu:
a) Cơ sở đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi;
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ;
c) Trong thời gian 10 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ, thông báo cho cơ sở kế hoạch thu mẫu kiểm tra; tổ chức thu mẫu hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản địa phương tiến hành thu mẫu kiểm tra; chuyển mẫu cho cơ sở kiểm nghiệm để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;
d) Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay khi có phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của cơ sở kiểm nghiệm theo Mẫu KTCL-2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đạt chất lượng hoặc Mẫu KTCL-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nếu kết quả kiểm tra không đạt chất lượng.
1. Căn cứ theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận, hợp tác về chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản với cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi hoặc thuỷ sản của các nước (nước xuất khẩu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập đoàn, kế hoạch và nội dung kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam.
2. Kinh phí thực hiện kiểm tra: do ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo quy định hiện hành.
Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, cụ thể như sau:
1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.
a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, dược sỹ; có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.
b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng trung cấp chăn nuôi thú y, thú y. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp;
c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y.
2. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng cử nhân hóa học hoặc sinh học hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng trung cấp sinh học hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp;
c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hóa sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã có chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hoá sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp.
3. Điều kiện về sức khỏe
Điều kiện về sức khỏe đối với người hành nghề thú y được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
1. Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực sau: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Chăn nuôi cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi. Chứng chỉ hành nghề cấp theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
4. Cơ quan quản lý chăn nuôi cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;
b) Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Sơ yếu lý lịch;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về thời gian đã thực hành tại cơ sở áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư này;
e) Văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác áp dụng đối với trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức.
2. Hồ sơ gia hạn chứng chỉ hành nghề:
a) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-2 Phụ lục I Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;
b) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề
a) Người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề nêu tại Điều 24 Thông tư này.
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề cho người đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề sẽ thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp và nêu rõ lý do.
d) Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là 05 năm. Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp chứng chỉ hành nghề muốn tiếp tục hành nghề phải gửi 01 hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Trình tự gia hạn chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b và c Khoản 3 Điều này.
1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, xuất khẩu hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý địa phương thực hiện.
3. Thẩm định hồ sơ và công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận lưu hành, rà soát, tổng hợp và ban hành Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng trên website của Tổng cục Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
4. Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
5. Trình Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa sản phẩm ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
6. Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia liên quan đến sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
7. Kiểm tra, thanh tra về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên phạm vi cả nước; kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
8. Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.
1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.
2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi nhập khẩu, xuất khẩu hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý địa phương thực hiện.
3. Thẩm định hồ sơ và công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi; thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận lưu hành, rà soát, tổng hợp và ban hành Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam và công bố trên website của Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
4. Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi.
5. Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa sản phẩm ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
6. Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia liên quan đến sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi.
7. Kiểm tra, thanh tra về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên phạm vi cả nước; kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.
8. Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.
1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường theo Thông tư này trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan trực thuộc trong công tác quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên địa bàn quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo kết quả trong công tác quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
4. Phân công, chỉ đạo Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản địa phương thực hiện các nội dung sau:
a) Cơ quan quản lý thủy sản thực hiện quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Cơ quan quản lý về chăn nuôi thực hiện quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi.
b) Tổ chức thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường; kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên địa bàn quản lý theo quy định.
c) Kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nhập khẩu, xuất khẩu khi được Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi ủy quyền.
d) Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
đ) Chủ trì và phối hợp cơ quan quản lý liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tại cùng một thời điểm.
e) Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi ủy quyền.
h) Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên địa bàn tỉnh gửi về Tổng cục Thuỷ sản, Cục Chăn nuôi định kỳ 06 tháng/1 lần theo phân công quản lý và báo cáo tổng hợp hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra (nếu có).
1. Xây dựng đề cương và thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm theo đúng đề cương được duyệt.
2. Bảo mật số liệu, thông tin liên quan đến sản phẩm khảo nghiệm, thử nghiệm.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm; có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.
4. Trường hợp kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm không chính xác, gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh và người chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí khảo nghiệm, thử nghiệm cho cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm, thử nghiệm và bồi thường thiệt hại trong quá trình sản xuất do khảo nghiệm, thử nghiệm sai gây ra.
5. Thông báo cho Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trong trường hợp giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi được công nhận.
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bị triệu hồi, bị trả về, trong lưu thông và phân phối.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp tài liệu kỹ thuật, hồ sơ có liên quan, mẫu sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi làm nhiệm vụ.
4. Chỉ được sản xuất, kinh doanh các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam.
5. Lưu trữ các hồ sơ trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo quy định.
6. Cơ sở sản xuất phải có quy định bằng văn bản, thực hiện đầy đủ các quy định, bao gồm: kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, tái chế sản phẩm; sắp xếp, bảo quản, chế độ kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình sản xuất, bảo quản; vận hành thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, xử lý nước thải, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
7. Cơ sở sản xuất phải kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố, đăng ký trước khi xuất xưởng và lưu mẫu sản phẩm trong thời gian tối thiểu bằng hạn sử dụng của sản phẩm cộng thêm 06 tháng.
8. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải cung cấp Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành khi lưu thông sản phẩm trên thị trường cho cơ sở kinh doanh, phân phối và khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền.
9. Phải thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về cơ quan quản lý khi có yêu cầu.
11. Nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
12. Thông báo cho cơ quan quản lý về chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản địa phương trong trường hợp: thay đổi địa điểm sản xuất, giải thể hoặc không sản xuất sản phẩm đã đăng ký.
13. Thông báo cho cơ quan quản lý về chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản địa phương nội dung và địa điểm thực hiện triển khai mô hình áp dụng sản phẩm trong thực tế sản xuất trên địa bàn quản lý của địa phương.
1. Các cơ sở đã được công nhận là cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tại Quyết định số 18/2002/QÐ-BTS ngày 03/6/2002 ban hành Quy chế khảo nghiệm, thử nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải đăng ký công nhận lại cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định tại Thông tư này.
2. Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được cấp phép lưu hành trước ngày 30/6/2011 được tiếp tục lưu hành đến ngày 30/6/2016. Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được cấp phép lưu hành kể từ ngày 30/6/2011 được tiếp tục lưu hành cho đến khi sản phẩm đó đủ thời hạn lưu hành 05 năm. Trước khi hết thời hạn chuyển tiếp ít nhất 03 tháng, cơ sở có nhu cầu tiếp tục lưu hành sản phẩm này phải thực hiện đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 3 Điều 13 và khoản 4 Điều 14 Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 8 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế các nội dung liên quan đến sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ- BTS ngày 03/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế đăng ký lưu hành thuốc thuỷ sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản và Quyết định số 18/2002/QÐ - BTS ngày 03/6/2002 ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
3. Các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì được dẫn chiếu áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi để kịp thời trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 23/2015/TT-BNNPTNT |
Hanoi, June 22, 2015 |
MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND TREATMENT PRODUCTS USED IN LIVESTOCK PRODUCTION AND AQUACULTURE
Pursuant to the Fisheries Law in 2003;
Pursuant to the Law on Product and Goods Quality in 2007;
Pursuant to the Law on Chemicals in 2007;
Pursuant to the Law on Commerce in 2005;
Pursuant to the Law on Land in 2014;
Pursuant to the Law on Enterprise in 2014;
Pursuant to the Ordinance on Veterinary Medicine in 2004;
Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine and the Government's Decree No. 119/2008/NĐ-CP dated November 28, 2008 amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP;
Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2006/NĐ-CP dated August 30, 2006 regulating trademarks of goods;
Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality;
Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated November 26, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the request of Director General of Vietnam Directorate of Fisheries, the Director of the Department of Livestock Production,
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on management of environmental remediation and treatment products used in livestock production and aquaculture.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Governing scope: This Circular regulates production, trading, experimentation, testing, examination and verification; registration for circulation; quality management for bio-preparations, cultures, chemicals (except chemicals prescribed in the lists of national reserve goods in agricultural sector), environmental remediation and treatment products used in livestock production and aquaculture (hereinafter referred to as environmental remediation and treatment products) and responsibilities of relevant organizations and individuals.
2. Regulated entities: This Circular applies to organizations, individuals related to production, trading, experimentation, testing, examination and verification of environmental remediation and treatment products within Vietnam’s territory.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, some terms are construed as follows:
1. New product means the product with formula containing new active ingredients, new combination, and new dosage forms that result in change of product quality, give new uses and have new users.
2. Certificate of analysis means product quality analysis sheet issued by competent agencies or independent laboratory of exporting country.
Article 3. Fees, charges and other expenses
1. Fees, charges arising from the management of environmental remediation and treatment products are prescribed according to current regulations of the Ministry of Finance.
2. Expenses for experimentation, testing, examination and verification shall be based on the negotiation between facilities conducting experimentation, testing, examination and verification (hereinafter referred to as the testing facility) and facilities having products in need of experimentation, testing, examination and verification (hereinafter referred to as the farming facility) according to the law provisions.
CONDITIONS OF FACILITIES INVOLVED IN PRODUCTION AND TRADING OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND TREATMENT PRODUCTS (HEREINAFTER REFERRED TO AS THE PRODUCTION AND TRADING FACILITY)
Article 4. Conditions of production facility
Conditions of production facility (including facilities that carry out processing, portioning and packing) are prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 of Article 38 of the Ordinance on Veterinary Medicine, and Clauses 2, 4, 5, 6, 7, 8, Article 52 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine. Particularly, Clauses 1, 5, 6, Article 38 of the Ordinance on Veterinary Medicine are detailed as follows:
1. Have Certificate of enterprise registration or Certificate of investment registration;
2. Persons who directly involved in production must have health certificate issued by medical centers from commune level and over; persons who directly involved in production, testing must obtain the certificate of production and testing practice for environmental remediation and treatment products
Article 5. Conditions of trading facilities
Conditions for trading environmental remediation and treatment products (including import, export facilities) are prescribed in Article 39 of the Ordinance on Veterinary Medicine and Clause 1, Article 54, Clause 3, Article 55 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of the Ordinance on Veterinary Medicine. Particularly, Clauses 1, 3, Article 39 of the Ordinance on Veterinary Medicine are detailed as follows:
1. Have Certificate of enterprise registration or Certificate of investment registration;
2. Managers, sale persons must obtain certificate of business practice for environmental remediation and treatment products; owners or technical staff of import, export facilities must obtain certificate of import, export practice for environmental remediation and treatment products;
EXPERIMENTATION, TESTING, EXAMINATION AND VERIFICATION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND TREATMENT PRODUCTS
Article 6. Conditions of facilities conducting experimentation and testing
Conditions of the testing facility are prescribed in Clause 2, Article 55 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine. Particularly, Point dd, Clause 2, Article 55 of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP are detailed as follows:
Have adequate tools, facilities and equipment meeting requirements of experimentation and testing; In case the testing facility does not have adequate tools, facilities and equipment for analysis of key factors, they may sign a contract with other facilities appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 7. Documentation, sequence in recognition of facilities' satisfaction of experimentation and testing conditions
1. Documentation includes:
a) Request form for recognition of the testing facility (according to Form No. KN-1 in Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by facilities) of one of the following papers: Public Service Provider Establishment Decision; Certificate of enterprise registration (or Certificate of business registration); Investment registration certificate (or investment license)
c) Explanation of conditions of the testing facility (original) (according to Form KN-2a or Form KN-2b prescribed in Appendix 1 enclosed herewith);
d) Copy of practice certificate (with confirmations by the testing facility) of facility owners or technical manager;
In case of re-registration, only copy is required (with confirmations by the testing facility) if content of documentation remains unchanged versus previous registration.
2. Sequence in recognition of the facilities’ satisfaction of experimentation and testing conditions:
a) Facilities that need registration for recognition of satisfaction of experimentation and testing conditions must formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if registration documentation is ineligible;
c) Within two working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation and assessment of conditions of the testing facility;
d) In case conditions of facilities are found unsatisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notification to the testing facility about non-conformities and issue a written request for remedial work. Within two working days since receipt of remedial report from the facility, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out consideration of the remedial report and conduct examination of remedied issues if necessary;
dd) In case conditions of the testing facility are found satisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make the submission to the Ministry for consideration within five working days.
e) Within two working days after receipt of written approval from the Minister, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written recognition that the facility meets all conditions for experimentation and testing (hereinafter referred to as the Recognition). Otherwise, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice to the facility specifying reasons.
g) This Recognition shall be effective for five years. Six months before the Recognition expires, if the facility needs extension of the Recognition, it can make re-registration as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 8. Cases subject to experimentation and testing, content of experimentation and testing
1. Cases subject to experimentation and testing:
a) New products (domestically produced) prior to registration for circulation;
b) Products imported into Vietnam for the first time and not on the list of environmental remediation and treatment products used in livestock production and aquaculture and permissible for circulation in Vietnam;
2. Content of experimentation and testing:
a) Inspect components and quality of products under the announced standard;
b) Assess characteristics, uses of the products through assessment of variation of physical, chemical and biological criteria (for aquaculture, it also includes criteria of total microbial count, plankton, benthos and microorganisms) in the environment of livestock production and aquaculture; assess other technical criteria as specified in product documentation.
c) Assess safety level for human health, farmed subjects and environment during the use: Product component residues in the environment and animals during the harvest (applicable to products with chemical components or components limited for use in livestock production and aquaculture; residues of heavy metal in the environment and animals during the harvest (applicable to products as natural minerals); rate of survival and growth of farmed subjects.
Article 9. Documentation and sequence of conducting experimentation and testing
1. Documentation:
a) Request form for experimentation and testing (according to Form KN-3 in Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by the facility) of one of the following papers: Certificate of Business registration (or Certificate of Enterprise registration); Investment registration certificate (or Investment Certificate); Public Service Provider Establishment Decision;
a) Description of technical specifications of products (according to Form KN-4 in Appendix I enclosed herewith);
d) Product quality test sheet (original);
dd) Outline of experimentation and testing (original) (according to Form KN-5a or Form KN-5b prescribed in Appendix 1 enclosed herewith);
e) Contract for experimentation and testing (original);
g) Certificate of free sale (original or certified copy) issued by competent state agencies of countries of origin (applicable to imported products);
2. Sequence of implementation
a) The farming facility in need of experimentation and testing of the environmental remediation and treatment products may choose the testing facility recognized by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production and formulate a set of documentation as prescribed in Clause 1 of this Article sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentattion is ineligible;
c) Within 12 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation under technical standards; In case the technical standards are not available, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall organize a Council of Science for assessment of the outline of experimentation and testing;
d) In case results of examination and assessment of the documentation and outline of experimentation and testing are found satisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock shall make submission to the Ministry for suggestions on permission for experimentation and testing of the product within five working days;
dd) Within two working days since receipt of consent of the Minister, Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production shall ratify the outline of experimentation and testing, promulgate decision on experimentation and testing and assign supervision of experimentation and testing;
In case results of examination and assessment of the documentation and outline of experimentation and testing are found unsatisfactory or not approved by the Ministry, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice specifying the reasons;
g) The testing facility shall carry out experimentation and testing according to the outline approved by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
3. Inspecting experimentation and testing
a) Fashion of inspection: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of experimentation and testing no more than two times during the experimentation and testing of the product or conduct unexpected inspection if necessary.
b) Content of inspection: in accordance with the outline of experimentation and testing approved by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;
4. Supervision of experimentation and testing
a) Agency supervising activities of experimentation and testing (hereinafter referred to as the monitoring agency) is the agency that administers livestock production or aquaculture and is subordinate to the Service of Agriculture and Rural development in the locality where experimentation and testing take place.
b) Content of supervision of experimentation and testing is instructed in accordance with the approved outline of experimentation and testing;
c) Within five working days since the end of the process of experimentation and testing, the monitoring agency shall make the report (according to Form KN-6) to Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
5. Post-monitoring handling and remedy
a) Based on proposals from Inspectorate, monitoring agency; Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Production shall decide modification of content, remedial measures and regulations on remedying time.
b) The testing facility and the farming facility shall carry out modification and remedial work as decided by Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production and make the report according to the prescribed time.
c) Organize re-inspection of the issues decided by Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or Director of the Department of Livestock Production;
d) Documentation of inspection and supervision of experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in livestock production or aquaculture shall be kept at the Department of Livestock production or Vietnam Directorate of Fisheries respectively and shall be included in the documentation of assessment and recognition of products that shall be submitted to the Council of Science as foundations for assessment.
Article 10. Analysis of products
1. Cases subject to analysis upon registration for circulation or importation: Products that are not on the list of environmental remediation and treatment products permissible for circulation in Vietnam;
2. Content of analysis: Conduct thorough analysis of key components (containing active ingredients for environmental remediation and treatment) of the product under applied or registered standards and other components under corresponding technical regulations (if any).
3. Facility conducting analysis (hereinafter referred to as the analyzing facility) is the facility that is appointed under the Ministry of Agriculture and Rural Development’s Circular No. 16/2011/TT-BNNPTNT dated April 01, 2011 regulating assessment, appointment and administration of laboratories in the sector of agriculture and rural development.
Article 11. Examination and verification of products
1. The environmental remediation and treatment products shall be subject to examination and verification in the following cases:
a) Upon complaints or denunciation of quality;
b) At the request of competent state agencies;
2. Content of examination and verification: Re-conduct examination and verification of quality of the products that have undergone experimentation, testing and analysis, or in circulation.
3. Implementation of examination and verification: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall cooperate with competent agencies and the examining and verifying facility (facility that conducts examination and verification of products) appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing inspection, collection of specimen, re-verification of product quality and handling within authority or transferring the result to competent agencies for handling according to applicable regulations.
4. The examining and verifying facility is appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with content of examination and verification.
SEQUENCE, PROCEDURES FOR REGISTRATION FOR CIRCULATION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND TREATMENT PRODUCTS
Article 12. First registration, re-registration for circulation, extension of circulation and change of information about products in circulation
1. First registration for circulation:
a) Products are the result of a research work recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development as an advance in biological technology according to the Circular No. 23/2010/TT-BNNPTNT dated April 07, 2010 on recognition of advances in biological technology of the sector of agriculture and rural development;
b) New products (domestically produced), products (imported into Vietnam for the first time) that have undergone experimentation and testing as prescribed in Article 9 hereof;
c) Products that meet provisions as set out in Appendix IIA or Appendix IIB enclosed herewith and corresponding national technical regulations (if any)
2. Re-registration for circulation: Products eligible for circulation in Vietnam shall be subject to re-registration in one of the following cases: Changes of components, formula, dosage forms, users, and methods, production process resulting in change of product quality; changes resulting from re-assessment of product quality, efficiency and safety level of products.
3. Registration for extension of circulation: Six months before circulation of the product expires;
4. Registration for changes of information about products in circulation
Products eligible for circulation in Vietnam shall be subject to re-registration in one of the following changes;
a) Change of business type, business name;
b) Change of label’s presentation;
c) Amendments or supplements made to specifications, packages;
d) Change of head office or production location;
dd) Change of looks, color of products without change of quality
Article 13. Documentation for first registration for circulation, re-registration for circulation, registration for extension of regulation and change of information about products in circulation
1. Documentation of first registration:
a) Registration form for circulation of product (according to Form ĐKLH-1 in Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by the facility) of one of the following papers: Certificate of Business registration (or Certificate of Enterprise registration); Investment registration certificate (or Investment Certificate); Public Service Provider Establishment Decision;
c) Copy (with confirmations by the facility) of practice certificate for production or importation of environmental remediation and treatment products used in livestock production or aquaculture;
d) Facility standard (original) or applied standard (copy) with confirmations by the facility;
dd) Label of product with confirmations by the facility (according to Form ĐKLH-2 in Appendix I prescribed in Appendix 1 enclosed herewith);
e) Result of inspection, assessment and classification of facility conditions (copy with confirmations by the facility) as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
g) Explanation of production process (original) (according to Form ĐKLH-e in Appendix I prescribed in Appendix 1 enclosed herewith) for domestically produced products;
h) Report on results of research, production and experimentation, and Decision on recognition of advances in biological technologies issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development (original or copy with confirmations by the facility) with respect to products as result of research works recognized as advances in biological technology by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
i) Report on result of experimentation and testing of products (original) (according to Form KN-7 prescribed in Appendix 1 enclosed herewith) applicable to products that have undergone experimentation and testing;
k) Result of analysis of products applicable to products registered in accordance with Points a, c, Clause 1, Article 12 hereof;
l) Certificate of free sale (original or certified copy) issued by competent state agencies of producing countries (applicable to imported products) as prescribed in Point c, Clause 1, Article 12 hereof.
2. Documentation of re-registration:
a) Requirements as prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, Clause 1 hereof;
b) Certificate of free sale (copy with confirmations by the facility) issued by competent agencies;
c) Report on result of re-conducting experiment and testing (original) (according to Form KN-7 in Appendix I enclosed herewith);
3. Documentation of registration for extension of circulation:
a) Requirements as prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, Clause 1 hereof;
b) Certificate of free sale (copy with confirmations by the facility) issued by competent agencies;
c) Report on result of re-conducting experiment and testing (according to Form KN-7 in Appendix I enclosed herewith);
4. Registration for changes of information about products in circulation:
a) Requirements as prescribed in Points b, d, dd, e, Clause 1 hereof;
b) Certificate of free sale (copy with confirmations by the facility) issued by competent agencies;
c) Written request for changes of information about the product (according to Form ĐKLH-5 in Appendix I enclosed herewith);
In case registration is made for multiple products, only one copy of the papers as prescribed in Points b, c, e, Clause 1, Article 01 hereof is required.
Article 14. Sequence of certifying first registration, re-registration, registration for extension of circulation and change of information about products in circulation
1. Facilities that need to make first registration, re-registration, registration for extension of circulation, change of information about products in circulation should formulate one (01) set of documentation as prescribed in Article 13 hereof sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production).
2. Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
3. First registration, re-registration
a) Within 20 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for carrying out examination and verification of the documentation according to Form as prescribed in Appendix III enclosed herewith; organize a council to assess results of experimentation, testing and analysis of products.
b) If result of examination, verification and assessment of the documentation conducted by the Council is found satisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall give comments on recognition of the product. Comments made by the Ministry shall be given within five working days.
c) Within two working days since receipt of written approval from the Minister, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue certificate of free sale for individual registered products (according to Form in Appendix IV enclosed herewith).
d) Otherwise, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice to the facility specifying the reasons.
4. Registration for extension of circulation:
Within 10 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for:
a) Organizing examination and verification of the documentation (according to Form in Appendix III enclosed herewith) and assessment of result of experimentation, and reporting the process of production, trading and use of products. If result of examination, verification and assessment is found satisfactory, Director General of Vietnam Directorate of Fisheries or the Director of the Department of Livestock Production shall issue certificate of free sale to each environmental remediation and treatment product used in aquaculture or in livestock production respectively to the facility that registers extension of circulation (according to Form in Appendix IV enclosed herewith);
b) Otherwise, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice to the facility specifying the reasons.
5. Registration for changes of information about products in circulation:
Within 08 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for:
a) Conducting examination and verification of the documentation (according to Form in Appendix IIII enclosed herewith); Issuing certificate of free sale of each product to the facility (according to Form in Appendix IV enclosed herewith) if result of examination, verification of the documentation is found satisfactory;
b) Making written notice to the facility specifying the reasons for not issuing certificate of free sale;
6. Validity of certificate of free sale:
a) Validity of certificate of free sale for products subject to first registration and re-registration is five years.
b) Validity of certificate of free sale for products subject to registration for extension of circulation is three years.
c) Validity of certificate of free sale for products subject to registration for changes of information about products is the rest of the validity of the product before change of information.
7. List of environmental remediation and treatment products eligible for circulation;
a) On a monthly basis, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall promulgate an additional list of environmental remediation and treatment products eligible for circulation in Vietnam and make public announcement on the website of Vietnam Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) Every first quarter of year, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make checks, compilation and promulgation of the list of environmental remediation and treatment products eligible for circulation in Vietnam and make public announcement on the website of Vietnam Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 15. Products taken out of the list eligible for circulation
1. Products that contain banned active ingredients according to applicable regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
2. Products that cause harm to production, environment, food safety and human health and are subject to re-assessment by the Council of Science as prescribed;
3. Products that are in circulation but not in conformity with the international regulations to which Vietnam is committed;
4. Certificate of free sale that expires but facility owner fails to make registration for extension of circulation;
5. Products that have been registered for circulation but their production and trading facility has stopped its operation;
6. Products that violate industrial property rights;
7. Imported products with certificate of free sale being revoked in exporting country;
Based on one of the aforesaid cases, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make submission to the Ministry for decision on removal from the list eligible for circulation in Vietnam. Based on the Ministry's approval, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make public announcement of the products taken out of the list on the website of Vietnam Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
INSPECTION OF CONDITIONS OF THE PRODUCTION AND TRADING FACILITY
Article 16. Inspection of conditions of the production and trading facility
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall administer inspection of the facility’s production and trading conditions conducted by localities and coordinate with local management agencies in conducting inspection of the production and trading facility as planned or unexpectedly;
b) Local state management agencies for livestock production and aquaculture shall conduct inspection of conditions of the production and trading facility in the administrative division.
2. Sequence and content of inspection as instructed in the Ministry of Agriculture and Rural Development’s Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT dated December 03, 2014 regulating inspection of facilities involved in production and trading of agricultural materials, inspection and certification of satisfaction of food safety conditions for facilities involved in production and trading of agricultural, forestry and fisheries products.
Article 17. Product quality inspection
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of responsibilities of local management agencies for the management of quality of domestically produced products, and irregular inspection of products at the trading facility;
b) Management agencies for livestock production and aquaculture at provincial level shall conduct quality inspection at the trading facility in the administrative division within management.
2. Foundations for inspection:
a) Information and warnings about exported products that are not in conformity with the conditions as prescribed in Article 32 of the Law on Product and goods quality;
b) Result of inspection and survey of product quality, or upon complaints about quality of products in circulation not in conformity with applied standards, corresponding national technical regulation or registration for circulation;
c) Annual inspection plan approved by competent agencies;
3. Fashion of inspection: Inspectorate established under the decision by the inspection agency;
4. Content of inspection:
a) Inspect compliance with requirements, provisions prescribed in corresponding national technical regulation related to production conditions and state management measures for product quality in production; inspect compliance with other provisions prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development on product quality management;
b) Inspect conformity assessment results, presentation of label, standard and conformity marks, and documents accompanying product; If necessary, the inspection agency can employ an expert to carry out assessment of requirements of corresponding technical regulations; Such expert must be independent, objective, and responsible to the law for his/her own assessment;
c) During the inspection conducted at the production facility, upon finding that the product shows no signs of quality assurance or has foundations as prescribed in Points a, b, Clause 2 of this Article, take the specimen for analysis; the specimen must be sent to the analyzing facility appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development for analysis of product quality. Result of analysis is legal foundations for the inspection agency to deal with during the inspection. Permissible tolerance when performing quality inspection is instructed in Appendix V enclosed herewith;
5. Sequence and procedures for inspection are instructed in accordance with Clause 3, Article 29 of the Law on Product and goods quality.
6. Handling of result of inspection of quality of domestically produced products is instructed in accordance with Article 30 of the Law on Product and goods quality, and Article 6 of the Government’s Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008 providing guidance on the Law on Product and Goods quality.
Article 18. Imported product quality inspection
1. Inspection agency: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production, or state management agencies empowered by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
2. Cases subject to inspection:
a) Cases subject to inspection: Products being imported into Vietnam must be subject to quality inspection (except products as prescribed in Point b, Clause 2 of this Article);
b) Cases not subject to quality inspection: samples, products for demonstration at exhibitions, trade fairs, products as gifts; temporarily imported goods for re-exportation; goods in transit; goods in bonded warehouses; goods manufactured for foreign traders by Vietnamese enterprises; imported products decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development in case of necessity.
3. Foundations for inspection: technical standards, applied standards, regulations on goods labels and other law provisions.
4. Content of inspection:
a) Check content of certificate of analysis of the batch of imported goods against requirements set out in technical standards, applied standards and applicable regulations. Inspect shelf life of products (only products of more than two-thirds of shelf life are eligible for importation);
b) Inspect labels of products and regulation conformity marks applicable to products declared as conformable and conformity with import documentation: Check essential information written on labels (including secondary labels) including product names, name and address of facilities responsible for the product; origin of products and other information as prescribed; conduct organoleptic inspection;
c) Take specimen for inspection of product quality in following cases: Products receiving complaints, denunciation or under suspicion of conformity assessment results; Products with quality found not in conformity with applicable standards and corresponding technical regulations, or registration for circulation through result of surveying or inspecting quality of products in circulation conducted by the inspection agency. Permissible tolerance when performing quality inspection as instructed in Appendix V enclosed herewith;
5. Handling of inspection result
Handling of result of product quality inspection is instructed in accordance with Article 36 of the Law on Product and goods quality.
Article 19. Documentation and sequence of imported product quality inspection
1. Documentation:
a) Registration form for quality inspection (according to Form KTCL-1 n Appendix I enclosed herewith) (two copies);
b) Copy (with confirmations by the facility) of the following papers: Purchase Agreement, Packing list;
c) Certificate of Analysis (certified copy);
d) Other relevant documents: bill of lading (copy with confirmations by the facility); invoices; declaration of imported goods; certificate of origin; photos or product description; labels of imported goods (stamped with regulation conformity mark if the product is declared as conformable to the regulation) and secondary labels (if primary labels lack information as prescribed)
2. Sequence of implementation
a) Facilities that register imported product quality inspection should formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
c) Within three working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for carrying out examination and verification of the documentation as prescribed in Points a, b, Clause 4, Article 18 hereof. If the documentation is eligible, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make notification about result of state inspection of imported product quality (according to Form KTCL-2 in Appendix I enclosed herewith) to importers and customs authorities for performing customs clearance procedures for the batch;
d) If the documentation fails to meet requirements set out in Points a, b, Clause 4, Article 18 hereof, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make the notice to the importer specifying non-conformities and remedial time (according to Form KTCL-3 in Appendix I enclosed herewith). Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written notice about satisfaction of quality (of the batch of imported goods) only if the importer provides proof of satisfactory remedial work;
dd) If imported products fall within the cases as prescribed in Point c, Clause 4, Article 18 hereof, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make written confirmations of the registration note for quality inspection and make notice to the importer and customs authorities for performing customs declaration. Upon receipt of confirmed registration note, the importers is permitted to transfer the batch to the address specified in the registration note, keeps the batch intact without production, trading or using before result of quality inspection is available. Within no more than ten working days, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out collection of specimen, analysis of quality and notify the result to the importer. If quality of imported products is found unsatisfactory, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall handle in accordance with Article 36 of the Law on product and goods quality.
Article 20. Quality inspection for products in circulation
1. Inspection agency:
a) Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct inspection of responsibilities of local management agencies for the management of quality of products in circulation, and irregular inspection of products at the production and trading facility;
b) Management agencies for livestock production and aquaculture at local level shall conduct quality inspection at the trading facility in the administrative division.
2. Content, sequence and procedures for inspection of quality of environmental remediation and treatment products in circulation are instructed in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology regulating state inspection for quality of products in circulation.
Article 21. Exported product quality inspection
1. Inspection agency: Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production or state management agencies empowered by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.
2. Subjects under inspection:
a) Products subject to recall Sequence, procedures and content of inspection are instructed in accordance with Article 17 hereof.
b) Exported products that need inspection, confirmation or certification by competent agencies in Vietnam. Facilities that have products in need of quality inspection, confirmation must make registration as prescribed in Clauses 5, 6 of this Article.
3. Foundations for inspection: applied standards, regulations of exporting countries, contracts or International Agreement, international agreements for mutual recognition with regard to conformity assessments with relevant countries and territories.
4. Content of inspection: at the request of the facility or conduct inspection in accordance with regulations of importing countries, contracts or International Agreement, international agreements for mutual recognition with regard to conformity assessments with relevant countries and territories.
5. Registration documentation for product quality inspection at the request of exporters includes:
a) Registration form for quality inspection (according to Form KTCL-1 n Appendix I enclosed herewith);
b) Copy (with confirmations by the facility) of the following papers: Purchase Agreement, applied standards, product labels and other relevant documents;
c) Copy (with confirmations by the facility) of either of the following papers: Certificate of Business registration (or Certificate of Enterprise registration); Investment Certificate; Public Service Provider Establishment Decision;
d) Copy (with confirmations by the facility) of result of inspection, assessment and classification of facility conditions as A or B.
6. Sequence of product quality inspection at the request of exporters:
a) Facilities that register exported product quality inspection should formulate one (01) set of documentation sent directly or by post to Vietnam Directorate of Fisheries (for products used in aquaculture) or to the Department of Livestock production (for products used in livestock production);
b) Within two working days since receipt of documentation, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
c) Within 10 working days since receipt of eligible documentation, Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall carry out examination and verification of the documentation, make notification to the facility about plans for collection of specimen; organize collection of specimen or empower local agencies charged with managing livestock production and aquaculture to carry out collection of specimen for inspection, transfer the specimen to the analyzing facility for analysis of product quality;
d) Make notification of result of exported product quality inspection upon receipt of analysis sheet issued by the analyzing facility according to Form KTCL-2 in Appendix I enclosed herewith (if result is satisfactory) or to Form KTCL-3 (if result is not satisfactory).
Article 22. Inspection of facilities involved in production of environmental remediation and treatment products in exporting countries
1. Based on International Agreement or cooperation in livestock production or aquaculture with relevant management agencies from exporting countries, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to establish the inspectorate, formulate plans for physical inspection of the production facilities in the exporting counties that have products exported to Vietnam.
2. Budget for inspection shall be allocated by state budget according to applicable regulations.
ISSUANCE OF PRACTICE CERTIFICATE
Article 23. Conditions on issuance of practice certificate
Conditions on issuance of certificates of practice of production, trading, importation, exportation, experimentation and testing of environmental remediation and treatment productions are instructed in accordance with Article 64 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine, particularly as follows:
1. Conditions of degrees in production, trading, importation, exportation, experimentation and testing of environmental remediation and treatment productions used in livestock production.
a) Owners or technical personnel of the facility involved in the production and analysis of environmental remediation and treatment products used in livestock production must obtain at least engineering degree in veterinary medicine, livestock production, and pharmacy degree; have at least two years of experience in the area registered for practice.
b) Owners of shops selling environmental remediation and treatment products used in livestock production must obtain at least vocational certificates in livestock production, veterinary medicine. Sale persons must obtain at least training certificate in the area registered for practice issued by state management agencies.
c) Owners or technical personnel of the testing facility (in livestock production) must obtain at least engineering degree in veterinary medicine, livestock production; have at least two years of experience in the area registered for practice.
d) Owners or technical personnel of importers and exporters of environmental remediation and treatment products used in livestock production must obtain at least engineering degree in veterinary medicine, livestock production.
2. Conditions of degrees in production, trading, importation, exportation, experimentation and testing of environmental remediation and treatment productions used in aquaculture.
a) Owners or technical personnel of facilities involved in production and analysis of environmental remediation and treatment products used in aquaculture must obtain at least Bachelor of science degree in chemistry or biology or engineering degree in aquaculture and have at least two years of experience in the area registered for practice.
b) Owners of shops selling environmental remediation and treatment products must obtain at least vocational certificates in biology or aquaculture. Sale persons must obtain at least training certificate in the area registered for practice issued by state management agencies for aquaculture at provincial level;
c) Owners or technical personnel of the testing facilities must obtain at least Bachelor of science degree in biology or biochemistry or engineering degree in aquaculture along with training certificate and have at least two years of experience in the area registered for practice.
d) Owners or technical personnel of importers and exporters must obtain at least Bachelor of science degree in biology or biochemistry or engineering degree in aquaculture along with training certificate in the area registered and issued by state management agencies at provincial level.
3. Conditions on health
Conditions on health of persons who practice veterinary medicine are instructed in accordance with Clause 2, Article 64 of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP.
4. Conditions on issuance of practice certificates to foreigners are instructed in accordance with Clause 3, Article 64 of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP.
Article 24. Agencies to award practice certificate
1. Vietnam Directorate of Fisheries shall award practice certificates in the following areas: production, trading, importation, exportation, experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in aquaculture according to Form CCHN-3 in Appendix I enclosed herewith.
2. The Department of Livestock production shall award practice certificates in the following areas: production, trading, importation, exportation, experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in livestock production according to Form CCHN-3 in Appendix I enclosed herewith.
3. Administration agencies for aquaculture at provincial level shall award practice certificates in trading of environmental remediation and treatment products used in aquaculture according to Form CCHN-4 in Appendix 1 enclosed herewith.
4. Administration agencies for livestock production at provincial level shall award practice certificates in trading of environmental remediation and treatment products used in livestock production according to Form CCHN-4 in Appendix 1 enclosed herewith.
Article 25. Sequence and procedures for issuance of practice certificate
1. Documentation for issuance of the first practice certificate:
c) Written request for issuance of practice certificates (according to FormCCHN-1 in Appendix I enclosed herewith) accompanied by two color 4x6 photos;
b) Degrees, certificates (certified copy);
c) Resume;
d) Health certificates bearing confirmations issued by medical facility from district level and higher;
dd) Written confirmations issued by the production facility, testing facility of the period of practice at the facility applicable to the cases as prescribed in Points a, c, Clauses 1, 2 of Article 23 hereof;
e) Written approval of head of the agency where the applicant works applicable to the case that applicants are officials, public servants.
2. Documentation for extension of practice certificate:
a) Written request for extension of practice certificates (according to Form CCHN-2 in Appendix I enclosed herewith) accompanied by two color 4x6 photos;
b) Awarded practice certificate (certified copy);
c) Health certificates bearing confirmations issued by medical facility from district level and higher;
3. Sequence of issuance of practice certificate
a) Persons who are in need of practice certificate must formulate one (01) set of documentation as prescribed in Clause 1 of this Article sent directly or by post to competent agencies for issuance of practice certificate as stated in Article 24 hereof.
b) Within two working days since receipt of documentation, competent agencies for issuance of practice certificates shall issue a written request for supplements if the documentation is ineligible;
c) Within two working days since receipt of documentation, competent agencies shall award the practice certificate to the applicant if the documentation is ineligible; In case the practice certificate can not be awarded, competent agencies shall issue a written notice to the applicant specifying the reasons.
d) Validity of practice certificate is five years. One month before the practice certificate expires, any person who needs extension of practice must make submission of one set of documentation as prescribed in Clause 2 of this Article to competent agencies for issuance of practice certificate. Sequence of extension of practice certificate is prescribed in Points b, c, Clause 3 of this Article.
Chapter VII
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT PARTIES
Article 26. Vietnam Directorate of Fisheries
1. Perform state management for environmental remediation and treatment products used in aquaculture across the country; Direct and provide professional instructions on management of environmental remediation and treatment products used in aquaculture;
2. Conduct quality inspection for imported, exported environmental remediation and treatment products used in aquaculture or empower local management agencies to do the job;
3. Carry out examination and verification of documentation and recognize the facility meets conditions on experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in aquaculture; carry out examination and verification of documentation and award certificate of free sale, make checks, compilation and promulgation of the list of environmental remediation and treatment products eligible for circulation in Vietnam and post on the website of Vietnam Directorate of Fisheries and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
4. Award practice certificates in production, experimentation, testing, and importation, exportation of environmental remediation and treatment products used in aquaculture;
5. Make submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development for taking the products out of the list of environmental remediation and treatment products used in aquaculture eligible for circulation in Vietnam;
6. Make submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation of National technical regulations relating to environmental remediation and treatment products used in aquaculture;
7. Conduct inspection of environmental remediation and treatment products across the country; conduct inspection of responsibilities of local management agencies for management of environmental remediation and treatment products used in aquaculture;
8. Organize instruction and execution of this Circular;
Article 27. Department of Livestock production
1. Perform state management for environmental remediation and treatment products used in livestock production across the country; Direct and provide professional instructions on management of environmental remediation and treatment products used in livestock production;
2. Conduct quality inspection for imported, exported environmental remediation and treatment products used in livestock production or empower local management agencies to do the job;
3. Carry out examination and verification of documentation and recognize the facility meets conditions on experimentation and testing of environmental remediation and treatment products used in livestock production; carry out examination and verification of documentation and award certificate of free sale, make checks, compilation and promulgation of the list of environmental remediation and treatment products eligible for circulation in Vietnam and post on the website of the Department of Livestock production and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
4. Award practice certificates in production, experimentation, testing, importation, exportation of environmental remediation and treatment products used in livestock production;
5. Make submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development for taking the products out of the list of environmental remediation and treatment products used in livestock production eligible for circulation in Vietnam according to the law provisions;
6. Make submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation of National technical regulations relating to environmental remediation and treatment products used in livestock production;
7. Conduct inspection of environmental remediation and treatment products across the country; conduct inspection of responsibilities of local management agencies for management of environmental remediation and treatment products used in livestock production;
8. Organize instruction and execution of this Circular;
Article 28. Service of Agriculture and Rural Development
1. Perform state management for environmental remediation and treatment products as prescribed hereof in the administrative division within management;
2. Direct, instruct, inspect and monitor the management of environmental remediation and treatment products by subordinate agencies in the administrative division within management;
3. Organize investigation, inspection and handling of violations within competence and report result of management of environmental remediation and treatment products after completion of investigation and inspection;
4. Assign and direct local management agencies for livestock production and aquaculture to perform the followings:
a) Aquaculture management agencies shall perform management of environmental remediation and treatment products used in aquaculture. Livestock production management agencies shall perform management of environmental remediation and treatment products used in livestock production.
b) Organize statistical work, inspection, assessment and classification of the production and trading facility; carry out quality inspection for environmental remediation and treatment products in the administrative division as prescribed;
c) Conduct quality inspection for imported, exported environmental remediation and treatment products as authorized by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;
d) Award practice certificates in trading of environmental remediation and treatment products;
dd) Preside over and cooperate with relevant management agencies in organizing investigation and inspection of the production and trading facility at the same time;
e) Organize training and disseminate regulations of the law on production and trading of environmental remediation and treatment products;
g) Conduct other tasks relating to environmental remediation and treatment products as authorized by Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;
h) Compile and report production and trading, quality of environmental remediation and treatment products in the administrative division to Vietnam Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production on a six-month basis as assigned; conduct general reports, annually or unexpectedly at the request of Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production; Report result of investigation, inspection and handling of violations after completion of investigation and inspection (if any);
Article 29. Testing facility
1. Formulate outline and conduct experimentation and testing according to approved outline;
2. Keep confidential figures and information about test products;
3. Take responsibility for result of experimentation, testing and keeping records for at least five years;
4. Compensate the farming facility for expenses for experimentation and testing as well as the losses caused during the production;
5. Make notification to Vietnam Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production in case of dissolution or no longer operating in the recognized area;
Article 30. Production and trading facility
1. Strictly comply with provisions as prescribed hereof and other relevant regulations;
2. Take responsibility to the law and consumers for quality of products produced, imported, recalled during circulation and distribution;
3. Be subject to inspection and investigation by competent state agencies; Provide technical documents, relevant papers, product samples and create favorable conditions for the inspection agency to fulfill its tasks;
4. Be permitted to produce and trade environmental remediation and treatment products that are eligible for circulation in Vietnam.
5. Keep records during production and trading as prescribed;
6. The production facility must have regulations and comply fully with such regulations including: quality control for raw materials, semi-finished products, finished products, product recycling; arrangement, storage, regular inspection regime, early handling of problems arising during the production, storage; operation of equipment, factory clean-up, wastewater treatment, labor safety, fire, explosion prevention and fighting;
7. Production facility must conduct quality inspection according to the announced standards, make registration before delivery and keep product sample for a period at least equal to product shelf life plus six months;
8. When putting the product into circulation, importers and exporters must provide authenticated copy of certificate of free to the production and distribution facility or at the request of competent inspection agency.
9. Carry out declaration and putting up price according to the law provisions;
10. Report production and trading of environmental remediation and treatment products to the management agency on request;
11. Pay fees, charges as prescribed in Article 3 hereof;
12. Make written notification to local management agencies for livestock production or aquaculture in case of change of production location, dissolution or no longer producing registered product;
13. Make written notification to local management agencies for livestock production or aquaculture about content and location for putting the production model into practice in the administrative division;
Chapter VIII
Article 31. Transitional provisions
1. Any facility recognized as the testing facility as prescribed in the Decision No. 18/2002/QÐ-BTS dated June 03, 2002 promulgating regulations on experimentation and testing of aquatic breeds, feeds, drugs, chemicals and biological preparations used in aquaculture, within 12 months since the effective date of this Circular must carry out registration for re-recognition of the testing facility as prescribed hereof.
2. Any environmental remediation and treatment product used in livestock production, aquaculture that is issued certificate of free sale before June 30, 2011 shall be eligible for circulation up to June 30, 2016. Any environmental remediation and treatment product used in livestock production, aquaculture that is issued certificate of free sale since June 30, 2011 shall be eligible for circulation until the product completes its five-year circulation time limit. At least three months before the transitional time limit expires, any facility that needs extension of circulation of this product must carry out registration as prescribed in Clause 3, Article 13, and Clause 4, Article 14 hereof.
Article 32. Implementary clause
1. This Circular takes effect since August 06, 2015.
2. This Circular shall replace provisions on environmental remediation and treatment products used in aquaculture as prescribed in the Ministry of Fisheries’ Decision No. 03/2007/QĐ- BTS dated April 03, 2007 promulgating regulations on registration for circulation of aquaculture drugs, environmental remediation and treatment products used in aquaculture, and the Decision No. 18/2002/QÐ - BTS dated June 03, 2002 promulgating regulations on experimentation of aquatic breeds, feeds, drugs, chemicals and biological preparations used in aquaculture.
Article 33. Implementation
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Vietnam Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production for early submission to the Minister of Agriculture and Rural Development for amendments and supplements./.
|
PP THE MINISTER |
Appendix V: PERMISSIBLE LEVELS FOR PRODUCT QUALITY INSPECTION
(Enclosed with Circular No. 23/2015/TT-BNNPTNT dated June 22, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development)
No. |
Group of indicators |
Quality requirements |
1 |
All constituents of the product other than live useful organism and enzymes |
± 10% tolerance compared to the content on certificate of free sale, no banned chemicals found. |
2 |
Live useful organism and enzymes |
Not lower than 90% of the content on certificate of free sale, no pathogenic microorganisms causing diseases to animals/aquatic enimals, or environmental pollution found. |
3 |
Net weight, actual volumn on the lable |
± 5% tolerance compared to information on the label |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực