Chương XXX Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Số hiệu: | 219/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 01/03/2014 | Số công báo: | Từ số 237 đến số 238 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật Thuế GTGT
Các loại hình dịch vụ như nhà nghỉ khách sạn, massage, karaoke, vũ trường; tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm TTHC thuế, hải quan... sẽ được tính thuế GTGT theo tỉ lệ 5% trên doanh thu.
Đây là nội dung được ban hành tại Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP .
Thông tư đưa ra rất nhiều nội dung hướng dẫn chi tiết Luật Thuế GTGT, trong đó có đến 89 ví dụ cho từng trường hợp, cụ thể:
- VD 5: Công ty CP VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh; VC ký hợp đồng cho công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi không chịu thuế GTGT.
- VD 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
Thông tư có hiệu lực từ 01/01/2014, thay thế Thông tư 06/2012/TT-BTC, Thông tư 65/2013/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:
a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;
b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.
2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.
1. Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
2. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
1. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:
a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
d) Truy tố bị can trước Tòa án.
3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác liên quan đến vụ án.
1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:
a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.
1. Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.
1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
2. Việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này.
3. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật.
2. Khi có thông báo của thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưng cầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng bệnh của người bị bắt buộc chữa bệnh.
Căn cứ kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
3. Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.
4. Các hoạt động tố tụng, việc chấp hành hình phạt đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của Bộ luật này.
PROCEDURES FOR THE ENFORCEMENT OF CIVIL COMMITMENT
Article 447. Circumstances and authority to enforce civil commitment
1. Investigation authorities, procuracies and courts, as per the progress of legal proceedings, shall requisition forensic psychiatric assessment on the grounds that the perpetrators of acts dangerous to society do not have criminal capacity as per Article 21 of the Cirminal Law.
2. The procuracy shall rely on the findings of the forensic psychiatric assessment to make decisions on the enforcement of civil commitment during the stage of investigation and prosecution. Similar decisions during the stage of adjudication and sentence enforcement shall fall into the authority of the Court.
Article 448. Investigative activities against person with uncertain criminal capacity
1. Investigation authorities must clarify these matters on the grounds that the person causing danger to society does not have criminal capacity:
a) The acts endangering society occurred;
b) Mental conditions and illness of the person endangering society;
c) Whether the person endangering society loses sense of awareness or ability to control his actions.
2. Investigation authorities, when conducting legal proceedings, must assure the presence of a defense counsel after the person endangering society is determined to succumb to mental illness or other diseases that deprive him of sense of awareness or ability to control actions. A representative of the mentally ill person can participate in legal proceedings when necessary.
Article 449. Enforcement of civil commitment during the stage of investigation
1. When the forensic psychiatric assessment, as requisitioned by investigation authorities, finds the suspect mentally ill or deprived of sense of awareness or ability to control actions due to other diseases, investigation authorities shall propose in writing civil commitment with findings of the assessment to the equivalent Procuracy for approval.
In 03 days upon the receipt of the written proposition from investigation authorities and findings of the assessment, the Procuracy shall decide to enforce medical treatments against the suspect or request the investigation authorities to requisition further or repeated assessments if considering existing grounds insufficient.
2. If the Procuracy decides to enforce civil commitment, the investigation authorities must decide to suspend or terminate investigative activities against the suspect.
Article 450. Decisions by the Procuracy during the stage of prosecution
1. After receiving the case file and investigative findings, the Procuracy, if finding grounds of the suspect’s possession of no criminal capacity, shall requisition a forensic psychiatric assessment.
2. The procuracy shall consider the findings of the assessment to make one of these decisions:
a) Suspend the case and enforce civil commitment;
b) Dismiss the case and enforce civil commitment;
c) Return the case file for further investigation;
d) Prosecute the suspect before a Court.
3. Apart from civil commitment, the Procuracy can handle other issues of the case.
Article 451. Decisions by the Court during the stage of adjudication
1. The court, after accepting the case and grasping grounds that the suspect or defendant does not possess criminal capacity, shall requisition forensic psychiatric assessment.
2. The court shall consider the findings of the assessment and make one of these decisions:
a) Suspend or dismiss the case and enforce civil commitment;
b) Return case files for repeated or further investigation;
c) Grant exemption of criminal liabilities or penalties, and enforce civil commitment;
d) Try the case.
3. The court, apart from its decision to enforce civil commitment, can handle matters of compensation or other issues of the case.
Article 452. Enforcement of civil commitment against persons incarcerated
1. The prison, detention center or criminal sentence enforcement unit of the provincial Police office shall propose the provincial People’s Court or military Court of the military zone, at the place of a prisoner's imprisonment, to requisition forensic psychiatric assessment on the grounds that such prisoner allegedly succumbs to mental illness or other diseases bereaving him of abilities of perception or action control.
2. The president of the provincial People’s Court or military Court of the military zone, at the place of the prisoner’s imprisonment, shall consider the findings of the forensic psychiatric assessment and decide to suspend the execution of the jail sentence and enforce civil commitment.
The said person, when cured, shall continue serving time if it is unjustifiable to excuse the jail sentence.
Article 453. Complaints, appeals and protests
1. The filing and handling of complaints against a Procuracy's decisions to enforce civil commitment shall abide by Chapter XXXIII of this Law.
2. The filing of appeals or protests to a Court's rulings on the enforcement of civil commitment shall follow the stipulations for appeals or protests to the rulings of a first-instance court in this Law.
3. A decision to enforce civil commitment shall mantain its effect until it is replaced by another decision or rendered void.
Article 454. Termination of civil commitment
1. Civil commitment shall transpire at a mandatory mental treatment facility designated by the Procuracy or Court according to the laws.
2. When the head of the mandatory mental treatment facility announces the successful healing of a person forced to undergo medical treatments, the authority proposing such treatments or the Procuracy or Court enforcing the treatments shall requisition a forensic psychiatric assessment of the conditions of the said person.
The procuracy or court shall consider the assessment's findings on the treated person and decide to terminate civil commitment.
3. The authority proposing civil commitment or the Procuracy or Court must promptly send the decision to terminate treatments to the treatment facility and the representative of the person forced to receive treatments.
4. Legal proceedings and sentences suspended can only be resumed according to this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn