Phần III Thông tư 194/2010/TT-BTC: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Số hiệu: | 194/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/01/2011 |
Ngày công báo: | 05/01/2011 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
9. Hàng hoá phi mậu dịch khác.
Người khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là một trong các đối tượng sau đây:
1. Chủ hàng;
2. Đại lý làm thủ tục hải quan nếu chủ hàng ký hợp đồng với đại lý;
3. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản.
Trong trường hợp ủy quyền, người nhận uỷ quyền được nhân danh mình khai, ký tên, đóng dấu vào tờ khai hải quan.
1. Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư này): 01 bản sao;
c) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
e) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu (theo Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại);
g) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản sao;
h) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.6 khoản 2 Điều 11 Thông tư này: 01 bản chính;
k) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản sao;
l) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
2. Giấy tờ phải xuất trình gồm:
a) Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 69 Thông tư này);
b) Hợp đồng ký với đại lý hải quan (áp dụng đối với trường hợp tại khoản 2 Điều 70 Thông tư này);
c) Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
3. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
1 Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình): 01 bản sao có chứng thực;
e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản sao có chứng thực;
g) Giấy phép xuất khẩu hàng hoá (đối với trường hợp xuất khẩu hàng cấm, hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
h) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
2. Giấy tờ phải xuất trình: Hợp đồng ký với đại lý hải quan (đối với trường hợp tại khoản 2 Điều 70 Thông tư này).
3. Hồ sơ để xác định hàng hoá xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định.
Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại
a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có trách nhiệm gửi bản chính tờ khai hải quan (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan nơi tạm nhập để thanh khoản hồ sơ theo quy định và lưu bản sao tờ khai cùng hồ sơ hải quan.
b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan nơi tạm xuất thì sau khi đã làm thủ tục tái nhập người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
CUSTOMS PROCEDURES FOR NONCOMMERCIAL IMPORTS AND EXPORTS
Article 69. Non-commercial imports and exports
Non-commercial imports and exports (below referred to as non-commercial goods) include:
1. Overseas organizations' and individuals' donations and gifts to Vietnamese organizations and individuals; or those consigned by Vietnam-based organizations and individuals to overseas organizations and individuals;
2. Goods of Vietnam-based diplomatic representative missions and international organizations and their staff;
3. Goods as humanitarian aid;
4. Temporarily imported and exported goods of individuals entitled to tax exemption by the Vietnamese State;
5. Free sample goods;
6. Temporarily imported and exported working tools and means of agencies, organizations or people on entry or exit for a specified period;
7. Movable assets of organizations and individuals;
8. Personal luggage of people on entry consigned under bills of lading, and hand luggage of people on entry which is in excess of duty-free quota;
9. Other non-commercial goods.
Article 70. Customs declarants
For non-commercial goods, customs declarants may be:
1. Goods owners;
2. Customs clearance agents, if goods owners sign contracts with agents: or.
3. Persons authorized in writing by goods owners.
In case of authorization, authorized persons may, in their names, declare, sign and append stamps in customs declarations.
Article 71. Customs dossiers for imports
1. Papers to be submitted include:
a/ The declaration of non-commercial goods: 2 originals;
b/ The bill of lading (except hand luggage in excess of duty-free quota specified at Point 8, Article 69 of this Circular): I copy;
c/ The written authorization specified in Clause 3, Article 70 of this Circular: 1 original;
d/ A competent agency's certification of humanitarian aid, in case of import of goods as humanitarian aid: 1 original;
e/ The police office's decision or notice allowing overseas Vietnamese to return to settle in Vietnam; or Vietnamese passport or its substitute paper which remains valid for these people to permanently reside in the country, with the entry certification stamp of the border-gate immigration management agency: 1 certified copy enclosed with the original for comparison (under the Finance Ministry's Circular No. 16/ 2008/TT-BTC of February 13, 2008, guiding import and temporary import of motorbikes for non -commercial purposes);
f/ A competent state agency's written permission for the transfer of the organization's assets from abroad into Vietnam: 1 copy:
g/ The import permit (in case of import of banned goods or goods subject to conditional import): 1 original;
h/ The certificate of origin, for the cases specified at Point e.6, Clause 2. Article 11 of this Circular: 1 original;
i/ The notice or decision or the agreement to give or donate goods: I copy;
j/ Other papers required by law on a case-by-case basis.
2. Papers to be produced include:
a/ The carrier's notice of goods receipt (except hand luggage in excess of duty-free quota specified in Clause 8, Article 69 of this Circular);
b/ The contract signed with the customs agent (applicable to the case specified in Clause 2, Article 70 of this Circular);
c/ The duty-free goods quota book, for diplomatic missions, international organizations and their foreign staff.
3. Dossiers for identifying non-commercial imports not liable to duty are customs dossiers specified in this Article.
Article 72. Customs dossiers for exports
1. Papers to be submitted include:
a/ The declaration of non-commercial goods: 2 originals;
b/ The written authorization prescribed in Clause 3. Article 70 of this Circular: 1 original;
c/ A competent agency's written permission for export of goods as humanitarian aid and the certification of humanitarian aid, in case of export of goods as humanitarian aid: 1 original;
d/ A competent state agency's written permission for overseas settlement (in case of export of movable assets of individuals and families): 1 certified copy;
e/ A competent state agency's written permission for the transfer of the organization's assets abroad: 1 certified copy;
f/ The export permit (in case of export of banned goods or goods subject to conditional export): 1 original;
g/ Other papers required by law on a case-by-case basis.
2. Papers to be produced are contracts signed with customs agents (in the case specified in Clause 2, Article 70 of this Circular).
3. Dossiers for identifying non-commercial exports not liable to duty are customs dossiers specified in this Article.
Article 73. Customs procedures
1. Customs declarants shall declare and submit customs dossiers. Customs offices shall receive, register and carefully examine the dossiers.
2. The forms and extent of physical inspection of non-commercial goods comply with inspection principles specified in the Customs Law and Decree No. 154/2005/ND-CP, as decided by directors of district-level Customs Departments.
Particularly, goods eligible for privileges and immunities comply with Article 38 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
3. Duties, fees and other charges comply with current law.
4. Customs clearance for non-commercial goods
The customs officer shall sign and append a stamp "Cleared from customs procedures" in the customs declaration at the final stage.
5. Monitoring and liquidation of working tools and means of agencies, organizations and people on entry or exit for non-commercial purposes which are temporarily imported or re-exported for a specified period
a/ Upon the time for re-export, the customs declarant shall carry out procedures for re-export of working tools and means and liquidate dossiers at the district-level Customs Department at which such tools and means are temporarily imported. When they are re-exported at a district-level Customs Department other than that at which they are temporarily-imported, after carrying out re-export procedures, the district-level Customs Department shall send the original customs declaration (kept at the customs office) to the district-level Customs Department at which such tools and means are temporarily imported for dossier liquidation under regulations and keep the copy of this declaration together with the customs dossier;
b/ Upon the time for re-import, the customs declarant shall carry out procedures for re-import of working tools and means and liquidate dossiers at the district-level Customs Department at which such tools and means are temporarily exported. When they are re-imported at a district-level Customs Department other than that at which they are temporarily exported, after carrying out re-import procedures, the customs declarant shall directly contact the district-level Customs Department at which such tools and means are temporarily exported for dossier liquidation under regulations;
c/ Past the prescribed time limit, the customs declarant who fails to re-export or re-import working tools and means shall be handled under current regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực