Chương I Thông tư 194/2010/TT-BTC: Hướng dẫn chung về kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế
Số hiệu: | 194/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/01/2011 |
Ngày công báo: | 05/01/2011 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan để quyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra, kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với đối tượng kiểm tra;
2. Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về thanh tra.
Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan.
1. Tuỳ theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan mà xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan toàn diện hoặc chuyên sâu, gồm:
a) Kiểm tra tất cả hoạt động xuất nhập khẩu, của một doanh nghiệp, trong một giai đoạn;
b) Kiểm tra việc xuất nhập khẩu một mặt hàng, của một hoặc nhiều doanh nghiệp, trong một giai đoạn;
c) Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra trị giá) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, của một doanh nghiệp, trong một giai đoạn;
d) Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, của một doanh nghiệp, trong một giai đoạn.
2. Khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp, đoàn thanh tra chỉ tiến hành thanh tra trong phạm vi kế hoạch thanh tra được phê duyệt. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra và Điều 154 Thông tư này.
Người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; người được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh; người được chủ hàng ủy quyền làm thủ tục hải quan là đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế.
Đối tượng kiểm tra của kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế gồm:
1. Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan.
2. Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan, do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử.
3. Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện.
1. Nội dung kiểm tra sau thông quan gồm:
a) Kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;
d) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra.
1. Giải trình là việc doanh nghiệp liên quan làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế.
2. Người yêu cầu giải trình: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn thanh tra thuế, thanh tra viên thuộc đoàn thanh tra thuế.
3. Hình thức yêu cầu giải trình: bằng văn bản, nêu rõ nội dung, thời gian phải giải trình, tài liệu phải cung cấp.
4. Hình thức giải trình: khi giải trình, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức giải trình bằng văn bản hoặc đối thoại trực tiếp với cơ quan hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hình thức giải trình bằng văn bản thì văn bản giải trình phải có các tài liệu, chứng từ chứng minh đi kèm. Văn bản, tài liệu, chứng từ giải trình phải được gửi tới người yêu cầu giải trình trong thời hạn ghi trong văn bản yêu cầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hình thức đối thoại thì nơi đối thoại có thể là trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở doanh nghiệp, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp. Nội dung đối thoại được ghi nhận bằng biên bản làm việc, kèm tài liệu. Trong trường hợp doanh nghiệp chọn đối thoại, giải trình tại trụ sở cơ quan hải quan thì doanh nghiệp đăng ký ngày, thời điểm giải trình với cơ quan hải quan.
1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Người quyết định xác minh là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Trưởng phòng thanh tra thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chánh thanh tra Tổng cục Hải quan; trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan; trưởng đoàn thanh tra thuế.
3. Đối tượng xác minh là các tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc người xác minh làm việc trực tiếp với người được xác minh theo giấy giới thiệu của lãnh đạo đơn vị xác minh. Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc. Biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ việc.
5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện.
1. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, thanh tra thuế trong phạm vi toàn quốc trong trường hợp:
a) Vấn đề phát sinh tại nhiều địa phương;
b) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất;
c) Các vấn đề liên quan thực hiện chính sách lớn, các vấn đề nhạy cảm, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao;
d) Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm mà Hải quan địa phương không phát hiện hoặc không tiến hành kiểm tra;
e) Các trường hợp điển hình cần làm điểm làm cơ sở chỉ đạo cho toàn ngành;
g) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, thanh tra thuế trong phạm vi địa bàn quản lý.
a) Trường hợp doanh nghiệp không thuộc địa bàn quản lý, nhưng hàng hóa được làm thủ tục hải quan tại đơn vị mình, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện theo trình tự như sau:
a.1) Tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Nếu phạm vi kiểm tra liên quan đến các lô hàng mà doanh nghiệp làm thủ tục ở địa phương khác thì có thể đề nghị đơn vị liên quan phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu, kể cả việc trực tiếp đến đơn vị hải quan đó nghiên cứu, sao chụp hồ sơ.
a.2) Nếu cần thiết phải kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp thì báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để phân công đơn vị thực hiện.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý, nhưng hàng hoá được làm thủ tục hải quan tại đơn vị khác.
Khi đơn vị hải quan địa bàn tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, thanh tra thuế thì các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin dữ liệu, sao gửi hồ sơ khi được đơn vị kiểm tra yêu cầu.
3. Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 của điều này, trước khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp hoặc thanh tra thuế, Tổng cục Hải quan thông báo về các doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan kiểm tra hoặc thanh tra cho Cục trưởng Cục Hải quan địa phương biết.
Trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra được quyền thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, thanh tra, cụ thể:
1. Ký giấy giới thiệu, giấy mời;
2. Ký văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc đang kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu;
3. Trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước liên quan về chính sách, pháp luật liên quan đến vụ việc;
4. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
POST-CUSTOMS CLEARANCE EXAMINATION AND TAX INSPECTION
GENERAL GUIDANCE ON POST-CUSTOMS CLEARANCE EXAMINATION AND TAX INSPECTION
Article 139. Principles of post-customs clearance examination and tax inspection
1. The risk management method shall be applied to post-customs clearance examination to decide on examination or non-examination, pre-examination or post-examination, scheduled examination, sample examination or examination based on signs of violation of examined subjects;
2. Tax inspection complies with the Law on Tax Administration and the inspection law.
Article 140. Purposes of post-customs clearance examination and tax inspection
Post-customs clearance examination and tax inspection aim to determine the accuracy and truthfulness of goods declaration, tax calculation and payment and law observance by enterprises, providing a basis for retrospective collection of tax amounts, determination of the level of priority in customs management of enterprises' imports and exports and handling of violations of the tax and customs laws.
Article 141. Scope of post-customs clearance examination and tax inspection
1. Depending on the requirements of each post-customs clearance examination, such examination may be conducted in a comprehensive or intensive manner, covering:
a/ Examination of all import and export activities of an enterprise in a certain period;
b/ Examination of the import or export of a goods item of one or many enterprises in a certain period;
c/ Examination of one or many import or export items of an enterprise in terms of one or many aspects (value, for instance) in a certain period;
d/ Examination of one or many modes of importation or exportation of an enterprise in a certain period.
2. When conducting tax inspection at enterprises, inspection teams may only inspect activities under approved inspection plans. In the course of inspection, any necessary modification or supplementation to the inspection plan shall be made under the inspection law and Article 154 of this Circular.
Article 142. Subjects of post-customs clearance examination and tax inspection
Importers or exporters; persons entrusted to import or export goods; agents to carry out customs procedures, postal and express delivery service providers; and persons authorized by goods owners to carry out customs procedures are subject to post-customs clearance examination and tax inspection.
Article 143. Objects of post-customs clearance examination and tax inspection
Objects of post-customs clearance examination and tax inspection include:
1. Customs dossiers filed at enterprises and customs offices where concerned goods are cleared.
2. Vouchers and documents related to cleared imports and exports, such as accounting books and documents, financial statements and related documents and data, filed by enterprises in hard or soft copies.
3. Goods and places of production, when necessary and where conditions permit.
Article 144. Contents of post-customs clearance examination and tax inspection
1. A post-customs clearance examination covers:
a/ The completeness, lawfulness and validity of customs dossiers;
b/ The accuracy of tax bases and declarations of payable, exempt and refundable tax amounts and tax amounts not to be collected;
c/ The observance of other tax regulations;
d/ The observance of the customs law.
2. When conducting inspection, inspection teams shall comply with requirements, contents and time limit indicated in inspection decisions. Any necessary changes in the contents of inspection decisions shall be made under the inspection law.
Article 145. Explanation in post-customs clearance examination and tax inspection
1. Explanation means a concerned enterprise's clarification of questionable or unreasonable issues or signs of violation of law as required by post-customs clearance examination or tax inspection.
2. Explanation requesters include directors of Sub-Departments for Post-Customs Clearance Examination, the director of the Department for Post-Customs Clearance Examination, heads of post-customs clearance examination teams and tax inspection teams, and inspectors of tax inspection teams.
3. Form of explanation request: in writing, specifying issues to be explained, time for explanation and documents to be supplied.
Form of explanation: Enterprises may choose to give written explanations or verbal explanations directly to customs offices.
When an enterprise chooses to give written explanation, it shall enclose with this explanation supporting documents, which shall be sent to the explanation requester within the time limit specified in the written request for explanation.
When an enterprise chooses to make verbal explanation, it may choose the venue for such explanation, either the customs office or its office. Verbal explanations shall be recorded in a working minutes, enclosed with supporting documents. An enterprise choosing to make verbal explanation at a customs office shall register the date and time of explanation with that customs office.
Article 146. Verification in post-customs clearance examination and tax inspection
1. Verification means a customs office's request for concerned or capable organizations and individuals to clarify questionable or unreasonable issues or signs of violation of law,
2. Verification deciders include directors of Sub-Departments for Post-Customs Clearance Examination, heads of inspection divisions under provincial-level Customs Departments, directors of provincial-level Customs Departments, the director of the Department for Post-Customs Clearance Examination, the Chief Inspector of the General Department of Customs and heads of post-customs clearance examination teams and tax inspection teams.
3. Subject to verification are concerned organizations and individuals.
4. Verification may be requested and replied in writing; or verifiers may work directly with verified persons according to letters of reference of leaders of verifying organizations. Verification results shall be recorded in a working minutes which serves as a basis for considering the case.
5. In case of direct verification, customs offices may do so on their own or request customs offices with favorable conditions to do so.
Article 147. Assignment of responsibilities for post-customs clearance examination at offices of enterprises and tax inspection
1. The General Department of Customs shall conduct post-customs clearance examination at offices of enterprises and tax inspection nationwide with regard to:
a/ A problem arising in different localities;
b/ An issue being implemented inconsistently by localities;
c/ Issues related to the implementation of major policies, sensitive issues and modes of importation and exportation and imports and exports of high risk;
d/ Cases showing signs of violation which local Customs offices fail to detect or examine;
e/ Typical cases which can serve as demonstration cases for guidance in. the entice sector;
f/ Other cases approved by the General Director of Customs.
2. Provincial-level Customs Departments shall conduct post-customs clearance examination at offices of enterprises and tax inspection within localities under their management.
a/ When a customs office detects signs of violation by an enterprise which carries out customs procedures at this customs office, but is not based in the locality under its management, it shall:
a.1/ Conduct post-customs clearance examination at its office. If such examination involves goods lots which have been cleared at customs offices of other localities, it may request such customs offices to provide information and data or may even directly go to those customs offices to study and copy dossiers.
a.2/ Report to the General Director of Customs for assignment of a customs office to conduct examination or tax inspection at the office of the enterprise when necessary.
b/ In case an enterprise is based in the locality under a customs office but its goods have been cleared at another customs office:
When the customs office in the locality in which the enterprise is based conducts post-customs clearance examination at the office of the enterprise or tax inspection, concerned customs offices shall provide information, data and make and send dossier copies when requested by the examining customs office.
3. For the cases specified in Clause 1 of this Article, before conducting post-customs clearance examination at the office of the enterprise or tax inspection, the General Department of Customs shall notify enterprises which will be examined or inspected by it to directors of provincial-level Customs Department.
Article 148. Powers of heads of examination or inspection teams
The head of an examination or inspection team may perform a number of tasks of his/her examination or inspection team, specifically:
1. Signing letters of reference and invitations;
2. Signing written requests for provision of dossiers, documents and data by organizations and individuals involved in the case subject to examination;
3. Discussing directly or in writing with concerned state management agencies on policies and laws related to the case;
4. Other powers provided by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực