Chương III Thông tư 194/2010/TT-BTC: Thủ tục thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa; thủ tục thành lập, di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan
Số hiệu: | 194/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/01/2011 |
Ngày công báo: | 05/01/2011 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Khu vực thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ để giải quyết ách tắc hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển quốc tế;
b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Khu vực thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;
b) Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định;
c) Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container;
d) Có diện tích từ 01 ha trở lên;
e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản sao;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản sao;
e) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản sao;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản sao;
e) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan) đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho, bãi;
c) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 58 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo qui định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp.
1. Tổng cục Hải quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp được phép thành lập và kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan. Nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính thu hồi quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị ngừng hoạt động;
b) Quá thời hạn sáu tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
c) Doanh nghiệp đã được phép hoạt động nhưng không duy trì được các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, hướng dẫn tại điểm c, d khoản 1 Điều 58 Thông tư này.
3. Việc mở rộng, thu hẹp địa điểm làm thủ tục hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng được các điều kiện thành lập địa điểm quy định tại Điều 58 Thông tư này.
1. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng được Tổng cục Hải quan công nhận:
a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục Hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục Hải quan) hoặc ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan);
b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2;
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
c.2) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
d) Nếu địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi.
2. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng được Tổng cục Hải quan công nhận:
a) Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi;
b) Điểm điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nằm trong khu kinh tế cửa khẩu;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
3. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất do doanh nghiệp đề nghị được Cục Hải quan tỉnh, thành phố công nhận:
a) Chân công trình hoặc kho của công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình.
b) Nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn, hàng hóa không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung.
c) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất.
4. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS) do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng được Tổng cục Hải quan công nhận:
a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi;
b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
1. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra tập trung:
a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:
a.1) Văn bản đề nghị thành lập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính;
a.2) Sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có liên quan trên địa bàn: 01 bản sao;
a.3) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;
a.4) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
a.5) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm chủ đầu tư:
b.1) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b.2) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;
b.3) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
b.4) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao;
b.5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao;
b.6) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
2. Hồ sơ thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS):
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao;
e) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao;
g) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
3. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu:
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao;
e) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao;
g) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
4. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Doanh nghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề nghị công nhận: 01 bản chính.
1. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS), địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm)
a) Xin chủ trương thành lập địa điểm
a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: sự cần thiết phải thành lập, sự phù hợp với quy hoạch chung về giao thông, kinh tế trên địa bàn (kèm sơ đồ quy hoạch đã được phê duyệt), vị trí địa điểm dự kiến thành lập, diện tích...
a.2) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp có nhu cầu thành lập đối với trường hợp doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến đề xuất báo cáo Tổng cục Hải quan.
a.3) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời, nếu không nhất trí thì nêu rõ lý do.
b) Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện nêu tại Điều 62 Thông tư thì lập hồ sơ theo quy định tại Điều 63 Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm).
Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế kho, bãi; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập).
Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập theo quy định.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thu hồi Quyết định thành lập địa điểm nêu trên khi không còn nhu cầu hoạt động hoặc không đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan.
d) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định mở rộng hoặc thu hẹp các địa điểm nêu trên khi có đề nghị của doanh nghiệp.
2. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị công nhận đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định công nhận, nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Điều kiện thành lập kho ngoại quan
Điều kiện thành lập kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Vị trí thành lập kho ngoại quan
a.1) Kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
a.2) Trường hợp kho ngoại quan đã thành lập trước đây nằm ngoài khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan xem xét quyết định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế.
b) Diện tích
b.1) Kho ngoại quan phải đạt tối thiểu 1.000 m2 trở lên (không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ khác: đường nội bộ, nhà làm việc...).
b.2) Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ lạnh, lạnh đông,...) diện tích kho ngoại quan có thể nhỏ hơn 1.000 m2.
b.3) Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) thì không yêu cầu diện tích kho.
c) Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh
c.1) Đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì không yêu cầu phải có tường rào.
c.2) Đối với kho ngoại quan nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
d) Phần mềm quản lý và camera giám sát
d.1) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho và được nối mạng với hải quan quản lý kho ngoại quan.
d.2) Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và lưu giữ tại kho đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập gồm:
a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu số 23-ĐXTL/KNQ/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: 01 bản sao;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu);
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan nằm trong tổng thể khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp.
3. Trình tự thành lập
a) Xin chủ trương thành lập kho ngoại quan
a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập kho, bãi ngoại quan có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: địa điểm thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất.
a.2) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các kho ngoại quan đã thành lập trên địa bàn, khu vực dự kiến thành lập kho ngoại quan để báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xét duyệt.
a.3) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và hồ sơ xin chủ trương thành lập kho ngoại quan, nếu phù hợp thì Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng dẫn rõ vấn đề cần thiết để doanh nghiệp thực hiện; nếu không phù hợp thì văn bản trả lời nêu rõ lý do để doanh nghiệp biết.
b) Sau khi nhận được sự thống nhất chủ trương của Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu thành lập kho ngoại quan nêu trên thì lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập kho ngoại quan).
c) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành:
c.1) Kiểm tra hồ sơ;
c.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
c.3) Báo cáo kết quả và đề xuất gửi Tổng cục Hải quan.
d) Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập kho ngoại quan khi đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định chấm dứt hoạt động kho ngoại quan trong các trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp có văn bản đề nghị dừng hoạt động kho ngoại quan.
2. Trong một năm chủ kho ngoại quan ba lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Trong thời hạn sáu tháng, doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động hoặc không có hàng hoá gửi kho ngoại quan mà không có lý do chính đáng.
1. Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích kho, bãi ngay tại địa điểm xây dựng của kho ngoại quan đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, hoặc có nhu cầu di chuyển kho ngoại quan từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới nhưng vẫn nằm trong một khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đang quản lý kho ngoại quan, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho bãi;
c) Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan.
3. Trường hợp chuyển đổi hoạt động kho ngoại quan đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài khu vực đã thành lập kho ngoại quan thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị dừng hoạt động kho ngoại quan cũ và làm thủ tục thành lập kho ngoại quan mới gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định chấm dứt hoạt động kho ngoại quan cũ và quyết định thành lập kho ngoại quan mới.
Thủ tục chuyển đổi chủ kho ngoại quan thực hiện như sau:
1. Chủ cũ kho ngoại quan có đơn xin chuyển đổi chủ kho ngoại quan;
2. Chủ mới kho ngoại quan làm thủ tục chuyển đổi chủ kho ngoại quan. Hồ sơ chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Thông tư này, trừ văn bản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 65 nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho hiện hành;
3. Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi kho của chủ kho, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế kho, bãi nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho hiện hành.
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF OUTSIDE-BORDER GATE CUSTOMS CLEARANCE PLACES AND INLAND PLACES FOR INSPECTION OF IMPORTS AND EXPORTS; AKD PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION OR NARROWING OF BONDED WAREHOUSES
Section 1: PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF INLAND CLEARANCE DEPOTS AND OUTSIDE-BORDER GATE CUSTOMS CLEARANCE PLACES
Article 58. Establishment conditions
1. Areas where inland clearance depots will be established must satisfy the following conditions:
a/ They have been included in the inland clearance depot planning publicized by the Ministry of Transport under Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP. for dealing with congestions of imports and exports at international seaports;
b/ They are at least 10 ha large each;
c/ They assure working conditions for customs offices, such as working offices, places for goods inspection, places for installing equipment (electronic scales, screeners, etc.). and warehouses to store exhibits used in violations;
d/ Warehouses and storing yards have fences separating them and surrounding areas and are furnished with cameras, electronic scales and other equipment for fast customs clearance. Goods brought out of and into warehouses and storing yards must be managed with the aid of computers connected to the customs supervision system.
2. Areas where outside-border gate clearance places will be established must satisfy the following conditions:
a/ They have been included in the Finance Ministry's planning on out side-border gate clearance places;
b/ They are in geographical areas with industrial parks, export-processing zones, non-tariff zones or other special economic zones or with many industrial production factories with regular and stable import and export activities;
c/ They are convenient and suitable for transportation of goods in containers;
d/ They are at least 1 ha large each;
e/ They satisfy other conditions specified at Points c and d. Clause 1 of this Article.
Article 59. Establishment dossiers
1. A dossier of request for the establishment of an inland clearance depot:
a/ A written request for such establishment: 1 original:
b/ The Transport Ministry's written approval of such establishment (except clearance depots under planning publicized by the Ministry of Transport): 1 original;
c/ The business registration certificate showing the business line of forwarding and transporting imports and exports and/or dealing in warehouses and storing yards: I copy;
d/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
e/ The operation regulation: 1 original.
2. A dossier of request for the establishment of an outside-border gate clearance place:
a/ A written request for such establishment: 1 original;
b/ The written approval of such establishment issued by the provincial-level People's Committee of the locality where such outside-border gate customs clearance place is located: 1 original;
c/ The business registration certificate showing the business line of forwarding*and transporting imports and exports and/or dealing in warehouses and storing yards: 1 copy;
d/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
e/ The operation regulation: I original.
Article 60. Dossier processing order and establishment decision
1. Enterprises shall submit dossiers of request for establishment of inland clearance depots or outside-border gate customs clearance places (below collectively referred to as customs clearance places) to provincial-level Customs Departments of localities where such customs clearance places arc planned to be located.
2. Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Customs Department shall:
a/ Examine the dossier;
b/ Make survey visits to warehouses and storing yards;
c/ Assess the satisfaction of conditions specified in Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP and guided in Article 58 of this Circular; and send proposals and a report enclosed with the dossier to the General Department of Customs.
3. Within 30 working days after receiving the report enclosed with the dossier, the General Department of Customs shall complete the evaluation, report on evaluation results and submit them to the Minister of Finance in order to decide on the establishment of a customs clearance place under Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP. In case establishment conditions are not fully met, the Ministry of Finance shall issue a written reply to the enterprise.
Article 61. Customs management of customs clearance places
1. The Genera! Department of Customs shall inspect the observance of the customs law by enterprises licensed to establish and deal in customs clearance places. Any violations shall be handled under law or reported to the Minister of Finance in order to revoke decisions establishing customs clearance places.
2. The Minister of Finance shall decide to revoke the decision establishing a customs clearance place in the following cases:
a/ The enterprise requests in writing termination of operation;
b/ Past 6 months after the issuance of the decision, the enterprise fails to put the place into operation without plausible reasons;
c/ The licensed enterprise fails to maintain the conditions specified in Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP or guided at Points c and d, Clause 1, Article 58 of this Circular;
3. The expansion or narrowing of customs clearance places shall be considered and decided by directors of provincial-level Customs Departments at the proposal of enterprises provided that all establishment conditions specified in Article 58 of this Circular are satisfied.
Section 2: PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF INLAND PLACES FOR PHYSICAL INSPECTION OF IMPORTS AND EXPORTS
Article 62. Establishment conditions
1. For concentrated goods inspection places established by customs offices or warehousing enterprises and recognized by the General Department of Customs:
a/ Location: connected to the head office of a district-level Customs Department (for a goods inspection place of one district-level Customs Department) or in the locality in which regular import and export activities are carried out, transport is convenient and suitable to the transport of goods in container; and not more than 20 km from the managing district-level Customs Department (for a goods inspection place of more than one district-level Customs Department);
b/ Area: A goods inspection place of one district-level Customs Department must be at least 5,000 m2 in area; a goods inspection place of more than one district-level Customs Department must be at least 10,000 m2 in area;
c/ Physical foundations and equipment:
c.1/ Working conditions for the customs office must be ensured, such as working office, place for goods inspection, place for installing equipment (electronic scales, screeners, etc.), and warehouses of material evidence involved in violations);
c.2/ A warehouse or storing yard must have fences separating it from the surrounding area and a surveillance camera system;
c.3/ Goods brought into or out of a warehouse or storing yard must be managed by computers connected to the customs office.
d/ For a place established by an enterprise, such enterprise shall register the business line of forwarding goods and warehousing.
2. For border places for gathering and inspecting imports and exports within border-gate economic zones established by warehousing enterprises and recognized by the General Department of Customs:
a/ The enterprise shall register the business line of forwarding and warehousing;
b/ Such a place must be located in the border-gate economic zone;
c/ Working conditions for the customs office arc ensured, such as working office, place for goods inspection, place for installing equipment (electronic scales, screeners, etc.), and warehouses of material evidence involved in violations);
d/ A warehouse or storing yard must have fences separating it from the surrounding area and a surveillance camera system;
e/ Goods brought into or out of a warehouse or storing yard must be managed by computers connected to the customs office.
3. For goods inspection places at construction sites or construction sites' warehouses and production places proposed by enterprises and recognized by provincial-level Customs Departments:
a/ The construction site or construction site's warehouse is a place for gathering equipment, machines and supplies imported for the construction of a plant or work;
b/ The enterprise's production plant or factory is the place for gathering imports and exports subject to specific preservation, packing, sanitation, technology and safely requirements, and goods which cannot be physically inspected at border gates or concentrated inspection places;
c/ The enterprise shall arrange the ground and means for goods inspection at construction sites or production places.
4. For container freight stations (CFS) established by warehousing enterprises and recognized by the General Department of Customs:
a/ The enterprise registers the business line of forwarding and warehousing;
b/ Such CFS is in the locality in which regular import and export activities are carried out, transport is convenient and suitable to the transport of goods in container; and not more than 20 km from the managing district-level Customs Department;
c/ Working conditions for the customs office are ensured, such as working office, place for goods inspection, place for installing customs inspection equipment, and warehouses of material evidence involved in violations);
d/ A warehouse or storing yard must have fences separating it from the surrounding area and a surveillance camera system;
e/ Goods brought into or out of a warehouse and storing yard must be managed by computers connected to the customs office's supervision system.
Article 63. Establishment dossiers
1. A dossier for the establishment of a concentrated goods inspection place comprises:
a/ For a concentrated goods inspection place established by the customs office:
a.1/ The provincial-level Customs Department's written request for such establishment: 1 original;
a. 2/ Apian of the traffic network and relevant industrial parks and economic zones in the locality: 1 copy;
a.3/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
a.4/ The working regulation: 1 original;
a.5/ The land use right certificate.
b/ For a concentrated goods inspection place established by the enterprise:
b.1/ The enterprise's written request for such establishment: 1 original;
b.2/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
b.3/ The working regulation: 1 original;
b.4/ The land use right certificate: 1 copy;
b.5/ The business registration certificate, indicating the business line of forwarding and (or) warehousing: I copy;
b.6/ The provincial-level Customs Department's report on inspection results and proposal.
2. A dossier for the establishment of a CFS comprises:
a/ The enterprise's written request for such establishment: 1 original;
b/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
c/ The working regulation: 1 original;
d/ The land use right certificate: 1 copy;
e/ The business registration certificate, indicating the business line of forwarding and (or) warehousing: 1 copy;
f/ The provincial-level Customs Department's report on inspection results and proposal.
3. A dossier for the establishment of a border place for exports inspection within a border-gate economic zone comprises:
a/ The enterprise's written request for such establishment: 1 original;
b/ The construction econo-technical study report: 1 copy;
c/ The working regulation: 1 original;
d/ The land use right certificate: 1 copy;
e/ The business registration certificate. indicating the business line of forwarding and (or) warehousing: 1 copy;
f/ The provincial-level Customs Department's report on inspection results and proposal.
4. For goods inspection places at construction sites or construction sites' warehouses and production places, the enterprise shall send 1 original of the written request for recognition to the provincial-level Customs Department.
Article 64. Order of establishment
1. For concentrated goods inspection places, CFSs, and border places for gathering and inspecting exports within border-gate economic zones (below collectively referred to as places)
a/ Request for approval of the establishment of a place
a.1/ An enterprise wishing to establish a place shall send a written request to the General Department of Customs (through a provincial-level Customs Department), indicating the necessity of such establishment, conformity with the general traffic and economic master plan in the locality (enclosed with the approved plan), the location in which the place will be established, the area of the place, etc.;
a.2/ Within 5 working days after receiving the enterprise's written request, the provincial-level Customs Department shall consider the request and repoirt its proposal to the General Department of Customs;
a.3/ Within 5 working days after receiving the provincial-level Customs Department's report, the General Department of Customs shall issue a written reply. In case of refusal, it shall clearly state the reason.
b/ After obtaining approval of the General Department of Customs, the enterprise building the warehouse or storing yard that fully satisfies the conditions specified in Article 62 of this Circular shall make a dossier under Article 63 of this Circular and send it to the General Department of Customs (through the provincial-level Customs Department of the locality in which the place will be established).
Within 10 working days alter receiving the enterprise's complete dossier, the provincial-level Customs Department shall examine the dossier; make survey visits to the warehouse and storing yard; assess the satisfaction of the establishment conditions, and send a report with its proposal to the General Department of Customs (if the establishment conditions are satisfied).
Within 10 working days after receiving the provincial-level Customs Department's report enclosed with the establishment dossier, the General Director of Customs shall issue a decision on the establishment of the place or issue a written reply if the enterprise fails to fully satisfy the prescribed establishment conditions;
c/ The General Director of Customs shall revoke the above decision when the place's operation is no longer necessary or the place fails to meet customs management requirements;
d/ Directors of provincial-level Customs Departments shall consider and decide to expand or narrow the above places at the request of enterprises.
2. For goods inspection places being construction sites or construction sites' warehouses or production places:
An enterprise shall send a written request for recognition of a place to a provincial-level Customs Department. Within 5 working days after receiving the enterprise's complete dossier, the provincial-level Customs Department shall examine the dossier; make survey visits to the warehouse and storing yard and issue a decision recognizing the place. In case of refusal, it shall issue a written reply to the enterprise clearly stating the reason.
Section 3. PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION AND NARROWING OF BONDED WAREHOUSES
Article 65. Procedures for establishment of bonded warehouses
1. Conditions for the establishment of bonded warehouses
Conditions for the establishment of bonded warehouses are specified in Clause 3, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, and the following requirements must also be met:
a/ Location of a bonded warehouse
a.1/ A bonded warehouse must be established within an area specified in Clause 2, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP;
a.2/ For a previously established bonded warehouse outside the area specified in Clause 2, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, the General Department of Customs shall make consideration and decision suitable to practical conditions.
b/ Area
b.1/ The area of a bonded warehouse must be at least 1,000 in2 (excluding the storing yard and other auxiliary works such as internal roads, working office, etc.);
b.2/ The area of a special-use warehouse (such as gold, silver and gem warehouses; and warehouses of goods subject to cold preservation, etc.) may be smaller than 1,000 m~;
b.3/ Special-use bonded storing yards (such as material timber, iron and steel storing yards, etc.) are not subject to any area requirement.
c/ Fences separating a bonded warehouse from the surrounding area
c.1/ Fences are not required for a bonded warehouse within a border gate or port area with fences separating it from the surrounding area and under the customs office's control, inspection and supervision;
c.2/ For a bonded warehouse outside the above area, fences arc required to separate it from the surrounding area to meet customs control, inspection and supervision requirements.
d/ Management software and surveillance cameras
d.1/The owner of a bonded warehouse must have accounting books and computers installed with software for monitoring and managing goods warehoused, ex-warehoused, kept and left in stock, and connected to the network of the bonded warehouse-managing customs office;
d.2/ At a bonded warehouse, cameras must be installed for supervising goods ex-warehoused, warehoused and kept in stock that meet the customs office's monitoring, supervision and data search requirements when necessary.
2. An establishment dossier comprises:
a/ An application for the establishment of a bonded warehouse (made according to form No. 23-DXTL/KNQ/2010, Appendix III to this Circular);
b/ The business registration certificate, indicating the warehousing function: 1 copy;
c/ The design plan of the warehouse and storing yard zone, showing its boundary with the outside, locations of warehouses, internal roads, fire and explosion prevention and fighting systems, security system, the warehouse office and working place of the customs office (when requested by the customs office);
d/ Lawful documents proving the right to use warehouses, storing yards, technical infrastructure, management software, surveillance cameras, etc., enclosed with the design plan of the bonded warehouse and storing yard zone within the border gate and industrial park area.
3. Order of establishment
a/ Request for approval of the establishment of a bonded warehouse
a.1/ An enterprise wishing to establish a bonded warehouse or storing yard shall send a written request to the provincial-level Customs Department and the General Department of Customs (through the provincial-level Customs Department), indicating the location, area and conditions on physical foundations;
a.2/ Within 5 working days after receiving the enterprise's request, the provincial-level Customs Department shall examine the dossier and, based on the operation of bonded warehouses already established in the locality or area in which the bonded warehouse will be established, report and propose the request to the General Department of Customs for approval;
a.3/ Within 10 working days after receiving the provincial-level Customs Department's report and proposal and the dossier of request for approval of the establishment of a bonded warehouse, if the dossier is valid, the General Department of Customs shall issue a written reply and provide the enterprise with guidance on necessary matters; if the dossier is invalid, it shall issue a written reply clearly stating the reason to the enterprise.
b/ After obtaining the General Department of Customs' approval, the enterprise building the warehouse or storing yard that fully meets the above establishment conditions and requirements shall make a dossier and send it to the General Department of Customs (through the provincial-level Customs Department of the locality in which the bonded warehouse will be established);
c/ Within 10 working days after receiving the enterprise's complete and valid dossier, the provincial-level Customs Department shall:
c.1/ Examine the dossier;
c.2/ Make survey visits to the warehouse and storing yard;
c.3/ Report on results and make proposals to the General Department of Customs.
d/ Within 7 working days after receiving the provincial-level Customs Department's report and proposal and the dossier of application for the establishment of a bonded warehouse, the General Director of Customs shall establish the bonded warehouse if it fully meets the conditions specified in Clause 3, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, and Clause 1 of this Article.
Article 66. Termination of operation of bonded warehouses
The General Director of Customs may terminate the operation of a bonded warehouse in the following cases:
1. The enterprise requests in writing such termination;
2. Within a year, the warehouse owner has thrice committed customs-related administrative violations and paid fines at a level beyond the sanctioning competence of the head of a district-level Customs Department under the Ordinance on Handling of Administrative Violations, or is examined for penal liability.
3. After 6 months, the enterprise fails to put its bonded warehouse into operation or has no goods consigned in its warehouse without a plausible reason.
Article 67. Procedures for relocation, expansion or narrowing of bonded warehouses
1. An enterprise (hat wishes to expand the area of warehouses or storing yards at the place for building a bonded warehouse the establishment of which has been decided by the General Department of Customs, or wishes to relocate a bonded warehouse from the place already decided by the General Department of Customs to a new place in the same area specified in Clause 2, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, shall make and send a dossier to the provincial-level Customs Department managing the bonded warehouse. The dossier comprises:
a/ An application for relocation, expansion or narrowing of the bonded warehouse;
b/ The plan of warehouses and storing yards to be relocated, expanded or narrowed;
c/ Lawful documents proving the right to use warehouses and storing yards to be relocated or expanded.
2. After receiving the enterprise's complete and valid dossier, the provincial-level Customs Department shall:
a/ Examine the dossier;
b/ Make survey visits to warehouses and storing yards;
c/ Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the director of the provincial-level Customs Department shall decide to relocate, expand or narrow the bonded warehouse or issue a written reply to the enterprise in case the conditions for relocating, expanding or narrowing the warehouse are not fully satisfied.
3. In case an established bonded warehouse is relocated to another place outside its present area, the enterprise shall request in writing termination of the operation of the old warehouse and carry out procedures for the establishment of a new one. then send the request to the provincial-level Customs Department for consideration and reporting to the General Department of Customs in order to terminate the operation of the old warehouse and establish a new one.
Article 68. Change of bonded warehouse owners
Procedures for the change of a bonded warehouse owner shall be carried out as follows:
1. The warehouse's old owner shall make an application for the change of the warehouse owner;
2. The warehouse's new owner shall carry out procedures for changing the warehouse owner. Change dossiers comply with Clause 2, Article 65 of this Circular, except the document specified at Point c, Clause 2 of Article 65 if there is no change in the current state of the warehouse:
3. The provincial-level Customs Department shall receive the warehouse owner's dossier of application for the change of warehouse owner and report and propose such to the General Department of Customs for decision without having to make survey visits to warehouses and storing yards again if there is no change in the actual state of warehouses.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực