Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 07/2016/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các mã số trong số định danh cá nhân; thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;…
I. Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các mã số trong số định danh cá nhân
Việc thu thập thông tin về công dân được Thông tư 07 quy định như sau:
Thu thập thông tin về công dân được thực hiện theo thứ tự tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Trường hợp không thu thập được thông tin về công dân thì thu thập thông tin từ công dân theo trình tự sau:
1. Công an cấp xã phát Phiếu thu thập thông tin dân cư đến từng hộ gia đình và hướng dẫn kê khai thông tin.
2. Người được thu thập thông tin điền vào Phiếu thu thập thông tin dân cư và ký xác nhận.
3. Công an cấp xã thu Phiếu thu thập thông tin dân cư và đối chiếu với sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.
4. Theo Thông tư số 07/2016 Bộ Công an, công an cấp xã chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư cho Công an cấp huyện.
5. Công an cấp huyện kiểm tra, phân loại phiếu:
II. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Các trường hợp được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo Thông tư 07/2016/BCA:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác cấp, đổi, cấp lại, quản lý thẻ Căn cước công dân;
- Công an các đơn vị, địa phương được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an và phòng, chống tội phạm;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
- Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định trên có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
III. Cấp, quản lý thẻ căn cước công dân
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau theo Thông tư số 07 năm 2016 Bộ Công an:
- Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân;
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, CMND 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo Điều 15 của Thông tư 07/2016.
- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.
- Thông tư số 07/2016/TT-BCA quy định cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;
- Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.
Thông tư 07 có hiệu lực từ ngày 20/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2016/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2015/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Căn cứ Luật căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân.
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân (sau đây viết gọn là Nghị định số 137/2015/NĐ-CP) về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các mã số trong số định danh cá nhân; thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương.
1. Cán bộ, đơn vị quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, quản lý, thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, quản lý, thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Thu thập thông tin về công dân được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP. Trường hợp không thu thập được thông tin về công dân từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác hoặc thông tin về công dân từ các nguồn nêu trên không thống nhất thì thu thập thông tin từ công dân theo trình tự sau đây:
1. Công an xã, phường, thị trấn thực hiện phát Phiếu thu thập thông tin dân cư đến từng hộ gia đình và hướng dẫn kê khai thông tin.
2. Người được thu thập thông tin điền vào Phiếu thu thập thông tin dân cư và ký xác nhận.
3. Công an xã, phường, thị trấn thu Phiếu thu thập thông tin dân cư và đối chiếu với sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch. Trường hợp thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác thì Cảnh sát khu vực, Công an viên ký xác nhận, trình Trưởng Công an xã, phường, thị trấn ký, đóng dấu. Trường hợp thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác thì yêu cầu công dân kê khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ xác thực thông tin, Cảnh sát khu vực, Công an viên ký xác nhận, trình Trưởng Công an xã, phường, thị trấn ký, đóng dấu.
4. Công an xã, phường, thị trấn chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư cho Công an cấp huyện.
5. Công an cấp huyện kiểm tra, phân loại phiếu:
a) Đối với phiếu đạt yêu cầu, Công an cấp huyện tiến hành scan để chuyển dữ liệu điện tử lên Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu Công an cấp huyện.
b) Đối với phiếu không đạt yêu cầu thì trả lại cho Công an xã, phường, thị trấn để thu thập bổ sung thông tin. Phiếu không đạt yêu cầu là phiếu thiếu một trong các thông tin: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính: nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, chủ hộ; số sổ hộ khẩu; chữ ký của người khai; chữ ký của Cảnh sát khu vực, Công an viên; chữ ký và dấu của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn.
1. Tại Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thực hiện thu thập thông tin về công dân như sau:
a) Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra thông tin về công dân đến yêu cầu đăng ký thường trú. Trường hợp thông tin về công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ đăng ký thường trú hướng dẫn công dân kê khai Phiếu thu thập thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra và ký xác nhận.
b) Đối với trường hợp đủ điều kiện đăng ký thường trú, cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra, ký xác nhận vào Phiếu thu thập thông tin dân cư và đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính trình Trưởng Công an cấp huyện ký, đóng dấu, nhập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu Công an cấp huyện.
2. Tại Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh thì thực hiện thu thập thông tin về công dân như sau:
a) Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra thông tin về công dân đến yêu cầu đăng ký thường trú. Trường hợp thông tin về công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ đăng ký thường trú hướng dẫn công dân kê khai Phiếu thu thập thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra và ký xác nhận.
b) Đối với trường hợp đủ điều kiện đăng ký thường trú, cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra, ký xác nhận vào Phiếu thu thập thông tin dân cư, đề xuất Trưởng Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh ký, đóng dấu và chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư lên Công an cấp huyện.
c) Công an cấp huyện tiến hành nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu Công an cấp huyện.
1. Cập nhật thông tin về công dân từ kết quả công tác đăng ký, quản lý cư trú:
a) Tại Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thực hiện cập nhật thông tin về công dân như sau:
- Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập nhật, in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra thông tin, ký xác nhận và đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;
- Sau khi nhận kết quả phê duyệt, cán bộ đăng ký thường trú thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
b) Tại Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh thì thực hiện cập nhật thông tin về công dân như sau:
- Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập nhật, in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra thông tin, ký, đóng dấu và chuyển hồ sơ cho Công an cấp huyện;
- Công an cấp huyện thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
2. Cập nhật thông tin về công dân khi công dân có yêu cầu thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kiểm tra giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập nhật, in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra thông tin, ký xác nhận và đề xuất thủ trưởng cơ quan phê duyệt;
b) Sau khi nhận kết quả phê duyệt, cán bộ cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chuyển hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu để lưu.
3. Cập nhật thông tin về công dân từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác như sau:
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ dữ liệu quốc gia về dân cư khi có sự thay đổi thông tin về công dân. Việc cập nhật thông tin về công dân thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác
1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông tin về công dân phát hiện có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu thì thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông tin về công dân tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin; lập biên bản về việc phát hiện có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân kèm theo giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có) và báo cáo thủ trưởng cơ quan phê duyệt;
b) Sau khi thủ trưởng cơ quan phê duyệt, cán bộ cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chỉnh sửa thông tin về công dân thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông tin về công dân thực hiện như sau:
a) Tiếp nhận yêu cầu đề nghị chỉnh sửa thông tin về công dân và các giấy tờ, tài liệu liên quan;
b) Đề nghị tổ chức, cá nhân kê khai Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư;
c) Kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin cần chỉnh sửa. Trường hợp có căn cứ để chỉnh sửa thông tin về công dân thì báo cáo thủ trưởng cơ quan phê duyệt. Trường hợp không có căn cứ để chỉnh sửa thông tin về công dân thì trả lời cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.
d) Sau khi thủ trưởng cơ quan phê duyệt, thực hiện chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
1. Các mã số trong số định danh cá nhân bao gồm:
a) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các mã số quy định tại khoản 1 Điều này được bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác trong Công an nhân dân để thu thập, cập nhật, chia sẻ thông tin về công dân.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trong quá trình cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm kiểm tra, thu thập các thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân từ Tờ khai căn cước công dân và Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.
b) Trường hợp thông tin về công dân có thay đổi khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm lập Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân và thực hiện như sau:
- Nếu thông tin về công dân do cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin về công dân và báo cáo thủ trưởng cơ quan mình để quyết định cập nhật thông tin về công dân.
- Nếu thông tin về công dân có sự thay đổi do sai sót trong quá trình cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin về công dân và báo cáo thủ trưởng cơ quan mình để làm thủ tục đề xuất thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định chỉnh sửa thông tin về công dân.
3. Các thông tin về công dân có thay đổi phải được cập nhật, chỉnh sửa kịp thời, chính xác, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân quyết định thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; kết nối Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác để thu thập, cập nhật, chia sẻ thông tin về công dân.
1. Các trường hợp được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác cấp, đổi, cấp lại, quản lý thẻ Căn cước công dân;
b) Công an các đơn vị, địa phương được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an và phòng, chống tội phạm;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
d) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và được thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó ký tên, đóng dấu;
b) Công dân có nhu cầu khai thác thông tin thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và xuất trình một trong các giấy tờ sau của bản thân: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác thông tin, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời cho cơ quan, tổ chức, công dân biết và nêu rõ lý do.
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân cư trú tại địa phương.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an có thẩm quyền cho phép khai thác các thông tin về công dân trên phạm vi toàn quốc.
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân;
b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu;
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.
c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.
Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;
e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.
2. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều này.
Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin ghi trên thẻ Căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân;
4. Công dân nộp lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.
1. Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này. Riêng việc xuất trình sổ hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác.
Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.
2. Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, chiến sỹ đó (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu); đối với đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không được sử dụng con dấu riêng thì người cấp giấy giới thiệu là thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó được sử dụng con dấu riêng;
Người cấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm cấp đúng đối tượng theo quy định.
3. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định thì việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện như đối với công dân khác.
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:
1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:
a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;
b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.
2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.
3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.
Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân tiến hành tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc tại cơ quan, đơn vị, trường học, địa bàn nếu xét thấy cần thiết.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại có xác nhận của Công an cấp xã nơi người đó cư trú.
Hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được sắp xếp, lưu giữ theo quy định tại tàng thư căn cước công dân của Công an cấp tỉnh nơi công dân thường trú để quản lý và khai thác.
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thu thập, cập nhật, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Tổ chức sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và các đơn vị có liên quan bảo đảm kinh phí hoạt động, trang cấp vật tư, phương tiện, biểu mẫu phục vụ công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
6. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
1. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát đề xuất mô hình tổ chức, biên chế, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương về kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Cục Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và Tổng cục Cảnh sát bố trí kinh phí thường xuyên phục vụ xây dựng và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân; tổ chức thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin về dân cư trong phạm vi quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Đào tạo, bồi dưỡng, đề xuất biên chế đội ngũ cán bộ phục vụ công tác xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân trong phạm vi quản lý.
3. Tổ chức công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân tại địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân trong phạm vi quản lý.
5. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân tại địa bàn quản lý và báo cáo về Bộ Công an.
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về dân cư trong phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an xã, phường, thị trấn về thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân của công dân trong địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định.
1. Thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Đề xuất Công an cấp huyện thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Nắm tình hình biến động thông tin về công dân, số người trong diện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại địa phương.
4. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2016.
2. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo Luật căn cước công dân thì tiếp tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 về Chứng minh nhân dân và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
BẢNG DANH MỤC MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NƠI CÔNG DÂN ĐĂNG KÝ KHAI SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an)
STT |
Tên đơn vị hành chính |
Mã |
1 |
Hà Nội |
001 |
2 |
Hà Giang |
002 |
3 |
Cao Bằng |
004 |
4 |
Bắc Kạn |
006 |
5 |
Tuyên Quang |
008 |
6 |
Lào Cai |
010 |
7 |
Điện Biên |
011 |
8 |
Lai Châu |
012 |
9 |
Sơn La |
014 |
10 |
Yên Bái |
015 |
11 |
Hòa Bình |
017 |
12 |
Thái Nguyên |
019 |
13 |
Lạng Sơn |
020 |
14 |
Quảng Ninh |
022 |
15 |
Bắc Giang |
024 |
16 |
Phú Thọ |
025 |
17 |
Vĩnh Phúc |
026 |
18 |
Bắc Ninh |
027 |
19 |
Hải Dương |
030 |
20 |
Hải Phòng |
031 |
21 |
Hưng Yên |
033 |
22 |
Thái Bình |
034 |
23 |
Hà Nam |
035 |
24 |
Nam Định |
036 |
25 |
Ninh Bình |
037 |
26 |
Thanh Hóa |
038 |
27 |
Nghệ An |
040 |
28 |
Hà Tĩnh |
042 |
29 |
Quảng Bình |
044 |
30 |
Quảng Trị |
045 |
31 |
Thừa Thiên Huế |
046 |
32 |
Đà Nẵng |
048 |
33 |
Quảng Nam |
049 |
34 |
Quảng Ngãi |
051 |
35 |
Bình Định |
052 |
36 |
Phú Yên |
054 |
37 |
Khánh Hòa |
056 |
38 |
Ninh Thuận |
058 |
39 |
Bình Thuận |
060 |
40 |
Kon Tum |
062 |
41 |
Gia Lai |
064 |
42 |
Đắk Lắk |
066 |
43 |
Đắk Nông |
067 |
44 |
Lâm Đồng |
068 |
45 |
Bình Phước |
070 |
46 |
Tây Ninh |
072 |
47 |
Bình Dương |
074 |
48 |
Đồng Nai |
075 |
49 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
077 |
50 |
Hồ Chí Minh |
079 |
51 |
Long An |
080 |
52 |
Tiền Giang |
082 |
53 |
Bến Tre |
083 |
54 |
Trà Vinh |
084 |
55 |
Vĩnh Long |
086 |
56 |
Đồng Tháp |
087 |
57 |
An Giang |
089 |
58 |
Kiên Giang |
091 |
59 |
Cần Thơ |
092 |
60 |
Hậu Giang |
093 |
61 |
Sóc Trăng |
094 |
62 |
Bạc Liêu |
095 |
63 |
Cà Mau |
096 |
PHỤ LỤC 2
BẢNG DANH MỤC MÃ CÁC QUỐC GIA NƠI CÔNG DÂN ĐĂNG KÝ KHAI SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA Ngày 01/02/2016 của Bộ Công an)
STT |
Tên nước |
Mã |
STT |
Tên nước |
Mã |
1 |
Afghanistan |
101 |
100 |
Litva (Lít-va) |
200 |
2 |
Ai Cập |
102 |
101 |
Luxembourg (Lúc-xem-bua) |
201 |
3 |
Albania |
103 |
102 |
Macedonia (Mã Cơ Đốn) (Ma-xê-đô-ni-a) |
202 |
4 |
Algérie (An-giê-ri) |
104 |
103 |
Madagascar |
203 |
5 |
Andorra (An-đô-ra) |
105 |
104 |
Malawi (Ma-la-uy) |
204 |
6 |
Angola (Ăng-gô-la) |
106 |
105 |
Malaysia (Mã Lai Tây Á) (Ma-lay-xi-a) |
205 |
7 |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
107 |
106 |
Maldives (Man-di-vơ) |
206 |
8 |
Antigua và Barbuda (An-ti-goa và Bác-bu-da) |
108 |
107 |
Mali |
207 |
9 |
Áo |
109 |
108 |
Malta (Man-ta) |
208 |
10 |
Ả Rập Saudi (Ả Rập Xê-út) |
110 |
109 |
Maroc |
209 |
11 |
Argentina |
111 |
110 |
Quần đảo Marshall |
210 |
12 |
Armenia (Ác-mê-ni-a) |
112 |
111 |
Mauritanie (Mô-ri-ta-ni) |
211 |
13 |
Azerbaijan (A-giéc-bai-gian) |
113 |
112 |
Mauritius (Mô-ri-xơ) |
212 |
14 |
Cộng hòa Azerbaijan |
114 |
113 |
Mexico (Mê-hi-cô) |
213 |
15 |
Cộng hòa Ấn Độ |
115 |
114 |
Micronesia (Mi-crô-nê-di) |
214 |
16 |
Bahamas (Ba-ha-mát) |
116 |
115 |
Moldova (Môn-đô-va) |
215 |
17 |
Bahrain (Ba-ranh) |
117 |
116 |
Monaco (Mô-na-cô) |
216 |
18 |
Ba Lan |
118 |
117 |
Mông Cổ |
217 |
19 |
Bangladesh (Băng-la-đét) |
119 |
118 |
Montenegro (Môn-tê-nê-grô) |
218 |
20 |
Barbados (Bác-ba-đốt) |
120 |
119 |
Mozambique (Mô-dăm-bích) |
219 |
21 |
Belarus (Bê-la-rút) |
121 |
120 |
Myanma (Mi-an-ma) |
220 |
22 |
Belize (Bê-li-xê) |
122 |
121 |
Namibia (Na-mi-bi-a) |
221 |
23 |
Benin (Bê-nanh) |
123 |
122 |
Nam Sudan |
222 |
24 |
Bhutan (Bu-tan) |
124 |
123 |
Nam Phi |
223 |
25 |
Bỉ |
125 |
124 |
Nauru (Nau-ru) |
224 |
26 |
Bolivia (Bô-li-vi-a) |
126 |
125 |
Na Uy |
225 |
27 |
Bosna và Hercegovina (Bốt-xni-a và Héc-dê-gô-vi-na) |
127 |
126 |
Nepal (Nê-pan) |
226 |
28 |
Botswana |
128 |
127 |
New Zealand (Niu Di-lân) (Tân Tây Lan) |
227 |
29 |
Bồ Đào Nha |
129 |
128 |
Nicaragua (Ni-ca-ra-goa) |
228 |
30 |
Bờ Biển Ngà (Cốt-đi-voa) |
130 |
129 |
Niger (Ni-giê) |
229 |
31 |
Brasil (Bra-xin) |
131 |
130 |
Nigeria (Ni-giê-ri-a) |
230 |
32 |
Brunei (Bru-nây) |
132 |
131 |
Nga |
231 |
33 |
Bulgaria (Bungari) |
133 |
132 |
Nhật Bản |
232 |
34 |
Burkina Faso (Buốc-ki-na Pha-xô) |
134 |
133 |
Oman (Ô-man) |
233 |
35 |
Burundi |
135 |
134 |
Pakistan (Pa-kít-xtan) |
234 |
36 |
Cabo Verde (Cáp Ve) |
136 |
135 |
Palau (Pa-lau) |
235 |
37 |
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất |
137 |
136 |
Panama (Pa-na-ma) |
236 |
38 |
Cameroon (Ca-mơ-run) |
138 |
137 |
Papua New Guinea (Pa-pua Niu Ghi-nê) |
237 |
39 |
Campuchia |
139 |
138 |
Paraguay (Pa-ra-goay) |
238 |
40 |
Canada (Ca-na-đa; Gia Nã Đại) |
140 |
139 |
Peru (Pê-ru) |
239 |
41 |
Chile (Chi-lê) |
141 |
140 |
Pháp (Pháp Lan Tây) |
240 |
42 |
Colombia (Cô-lôm-bi-a) |
142 |
141 |
Phần Lan |
241 |
43 |
Comoros (Cô-mo) |
143 |
142 |
Philippines (Phi-líp-pin) |
242 |
44 |
Cộng hòa Congo (Công-gô; Congo-Brazzaville) |
144 |
143 |
Qatar (Ca-ta) |
243 |
45 |
Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo-Kinshasa) |
145 |
144 |
Romania (Ru-ma-ni, Lỗ Ma Ni) |
244 |
46 |
Costa Rica (Cốt-xta Ri-ca) |
146 |
145 |
Rwanda (Ru-an-đa) |
245 |
47 |
Croatia (Crô-a-ti-a) |
147 |
146 |
Saint Kitts và Nevis (Xanh Kít và Nê-vít) |
246 |
48 |
Cộng hòa Croatia |
148 |
147 |
Saint Lucia (San-ta Lu-xi-a) |
247 |
49 |
Cuba (Cu-ba) |
149 |
148 |
Saint Vincent và Grenadines (Xanh Vin-xen và Grê-na-din) |
248 |
50 |
Djibouti (Gi-bu-ti) |
150 |
149 |
Samoa (Xa-moa) |
249 |
51 |
Dominica (Đô-mi-ni-ca) |
151 |
150 |
San Marino (San Ma-ri-nô) |
250 |
52 |
Cộng hòa Dominicana (Đô-mi-ni-ca-na) |
152 |
151 |
São Tomé và Príncipe (Sao Tô-mê và Prin-xi-pê) |
251 |
53 |
Đan Mạch |
153 |
152 |
Séc (Tiệp) |
252 |
54 |
Đông Timor (Ti-mo Lex-te) |
154 |
153 |
Sénégal (Xê-nê-gan) |
253 |
55 |
Đức |
155 |
154 |
Serbia (Xéc-bi-a) |
254 |
56 |
Ecuador (Ê-cu-a-đo) |
156 |
155 |
Seychelles (Xây-sen) |
255 |
57 |
El Salvador (En Xan-va-đo) |
157 |
156 |
Sierra Leone (Xi-ê-ra Lê-ôn) |
256 |
58 |
Eritrea (Ê-ri-tơ-ri-a) |
158 |
157 |
Singapore (Xinh-ga-po) |
257 |
59 |
Estonia (E-xtô-ni-a) |
159 |
158 |
Slovakia (Xlô-va-ki-a) |
258 |
60 |
Ethiopia (Ê-t(h)i-ô-pi-a) |
160 |
159 |
Slovenia (Xlô-ven-ni-a) |
259 |
61 |
Fiji (Phi-gi) |
161 |
160 |
Solomon (Xô-lô-môn) |
260 |
62 |
Gabon (Ga-bông) |
162 |
161 |
Somalia (Xô-ma-li) |
261 |
63 |
Gambia (Găm-bi-a) |
163 |
162 |
Sri Lanka (Xri Lan-ca) |
262 |
64 |
Ghana (Ga-na) |
164 |
163 |
Sudan (Xu-đăng) |
263 |
65 |
Grenada (Grê-na-đa) |
165 |
164 |
Suriname (Xu-ri-nam) |
264 |
66 |
Gruzia (Gru-di-a) |
166 |
165 |
Swaziland (Xoa-di-len) |
265 |
67 |
Guatemala (Goa-tê-ma-la) |
167 |
166 |
Syria (Xi-ri) |
266 |
68 |
Guinea-Bissau (Ghi-nê Bít-xao) |
168 |
167 |
Tajikistan (Tát-gi-kít-xtan) |
267 |
69 |
Guinea Xích Đạo (Ghi-nê Xích Đạo) |
169 |
168 |
Tanzania (Tan-da-ni-a) |
268 |
70 |
Guinea (Ghi-nê) |
170 |
169 |
Tây Ban Nha |
269 |
71 |
Guyana (Gai-a-na) |
171 |
170 |
Tchad (Sát) |
270 |
72 |
Haiti (Ha-i-ti) |
172 |
171 |
Thái Lan |
271 |
73 |
Hà Lan (Hòa Lan) |
173 |
172 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
272 |
74 |
Hàn Quốc (Nam Hàn) |
174 |
173 |
Thụy Điển |
273 |
75 |
Hoa Kỳ (Mỹ) |
175 |
174 |
Thụy Sĩ (Thụy Sỹ) |
274 |
76 |
Honduras (Hôn-đu-rát) (Ôn-đu-rát) |
176 |
175 |
Togo (Tô-gô) |
275 |
77 |
Hungary (Hung-ga-ri) |
177 |
176 |
Tonga (Tông-ga) |
276 |
78 |
Hy Lạp |
178 |
177 |
Triều Tiên |
277 |
79 |
Iceland (Ai xơ len) |
179 |
178 |
Trinidad và Tobago (Tri-ni-đát và Tô-ba-gô) |
278 |
80 |
Indonesia (In-đô-nê-xi-a) |
180 |
179 |
Trung Quốc |
279 |
81 |
Iran |
181 |
180 |
Trung Phi |
280 |
82 |
Iraq (I-rắc) |
182 |
181 |
Tunisia (Tuy-ni-di) |
281 |
83 |
Ireland (Ai-len) |
183 |
182 |
Turkmenistan (Tuốc-mê-ni-xtan) |
282 |
84 |
Israel (I-xra-en) |
184 |
183 |
Tuvalu |
283 |
85 |
Jamaica (Gia-mai-ca) |
185 |
184 |
Úc (Ốt-xrây-li-a) |
284 |
86 |
Jordan (Gioóc-đan-ni) |
186 |
185 |
Uganda (U-gan-đa) |
285 |
87 |
Kazakhstan (Ca-dắc-xtan) |
187 |
186 |
Ukraina (U-crai-na) |
286 |
88 |
Kenya (Kê-nhi-a) |
188 |
187 |
Uruguay (U-ru-goay) |
287 |
89 |
Kiribati |
189 |
188 |
Uzbekistan (U-dơ-bê-kít-xtan) |
288 |
90 |
Kuwait (Cô-oét) |
190 |
189 |
Vanuatu (Va-nu-a-tu) |
289 |
91 |
Síp |
191 |
190 |
Việt Nam |
000 |
92 |
Kyrgyzstan (Cư-rơ-gư-xtan) |
192 |
191 |
Thành Vatican (Va-ti-căng)/Tòa Thánh |
290 |
93 |
Lào |
193 |
192 |
Venezuela (Vê-nê-xu(y)-ê-la) |
291 |
94 |
Latvia (Lat-vi-a) |
194 |
193 |
Ý (I-ta-li-a) |
292 |
95 |
Lesotho (Lê-xô-thô) |
195 |
194 |
Yemen (Y-ê-men) |
293 |
96 |
Li ban (Li-băng) |
196 |
195 |
Zambia (Dăm-bi-a) |
294 |
97 |
Liberia (Li-bê-ri-a) |
197 |
196 |
Zimbabwe (Dim-ba-bu-ê) |
295 |
98 |
Libya (Li-bi) |
198 |
|
|
|
99 |
Liechtenstein (Lích-ten-xtai) |
199 |
|
|
|
PHỤ LỤC 3
MÃ THẾ KỶ SINH, MÃ GIỚI TÍNH, MÃ NĂM SINH PHỤC VỤ VIỆC CẤP SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA Ngày 01/02/2016 của Bộ Công an)
1. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
2. Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 07/2016/TT-BCA |
Hanoi, February 01, 2016 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF LAW ON CITIZEN IDENTIFICATION AND DECREE NO. 137/2015/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2015 DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF, AND PROVIDING MEASURES FOR IMPLEMENTING, THE LAW ON CITIZEN IDENTIFICATION
Pursuant to the Law on Citizen Identification dated November 20, 2014;
Pursuant to the Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Citizen Identification;
Pursuant to the Decree No. 106/2014/ND-CP dated November 17, 2014 defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Public Security;
At the request of the Director of the General Department of Police;
The Minister of Public Security promulgates the Circular detailing a number of articles of Law on Citizen Identification and Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Citizen Identification.
This Circular details a number of articles of Law on Citizen Identification and Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Citizen Identification (hereinafter referred to as Decree No. 137/2015/ND-CP), on collection, update and modification of the National Population Database’s information; the codes included in the personal identification numbers; collection, update, modification and usage of Citizen Identification Database's information; issuance and management of Citizen Identification Cards and responsibilities of the subordinate and local public security forces.
1. Officials and units who manage and operate the National Population Database and Citizen Identification Database, manage, issue, replace and reissue Citizen Identification Cards.
2. Local and subordinate public security forces.
3. Other entities, organizations and individuals related to the National Population Database and Citizen Identification Database, management, issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards.
COLLECTION, UPDATE AND MODIFICATION OF THE NATIONAL POPULATION DATABASE’S INFORMATION AND, THE CODES INCLUDED IN THE PERSONAL IDENTIFICATION NUMBERS
Article 3. Collection of citizen information
Collection of citizen information shall be carried out under the procedures prescribed by Clause 3, Article 4 of Decree No. 137/2015/ND-CP. In case citizen information are not available in residential records, household archives, citizen identification archives, Residential Database, Citizen Identification Database, Civil Registration Database, specialized database, other national databases, or citizen information available in the aforementioned sources are inconsistent, the collection of citizen information shall be carried out in the following order:
1. The Commune Public Security hands out Population Information Collection forms to every household and instruct them in filling in those forms.
2. Those who receive Population Information Collection forms fill in and sign those forms.
3. The Commune Public Security collects Population Information Collection forms and compares them with residential and civil registration records. In case of citizen information being sufficient and accurate, a neighborhood police officer or beat officer will sign the form and hand it to the Head of Commune Public Security who will sign and stamp that form. In case of citizen information being insufficient or inaccurate, the citizen is required to amend the information and provide legal documents as proof, neighborhood police officer or beat officer will sign the form and hand it to the Head of Commune Public Security who will sign and stamp that form.
4. The Commune Public Security sends the Population Information Collection forms to the District Public Security.
5. The District Public Security checks and sorts the forms:
For the forms that meet the requirements, the District Public Security will have them scanned in order to transfer data to the Department of Registration & Management of Residency and National Population Data, and store those forms in the District Public Security’s household archives.
b) The forms that do not meet the requirements will be returned to the Commune Public Security for collection of additional information. Forms that do not meet the requirements are the forms that lack one of the following information: Family name, middle name and given name; date of birth; gender; place of birth registration; nationality, permanent residence; family name, middle name of given name of parents and head of household; household registration number, citizen's signature; local police officer's signature; Head of Commune Public Security's signature and stamp.
Article 4. Collection of citizen information from permanent residence registration
1. For the District Public Security, the collection of citizen information is carried out as follows:
a) The permanent residence registration official checks the information on citizens who apply for permanent residence. If the citizen information is not available in the National Population Database, the permanent residence registration official will instruct the citizen in filling in the Population Information Collection form and request them to check and sign the form.
If the conditions for permanent residence are fulfilled, the permanent residence registration official checks and signs the Population Information Collection form, then asks the Chief of Administrative Management Police Squad to hand that form to the Head of District Public Security for the latter to sign and stamp the form, add the citizen information to the National Population Database and store that form in the District Public Security’s household archives.
2. For the Public Security of commune or townlet of a provincially-controlled district, the collection of citizen information is carried out as follows:
a) The permanent residence registration official checks the information on citizens who apply for permanent residence. If the citizen information is not available in the National Population Database, the permanent residence registration official will instruct the citizen to fill in the Population Information Collection form and request them to check and sign the form.
If the conditions for permanent residence are fulfilled, the permanent residence registration official checks and signs the Population Information Collection form, then asks the Head of Commune Public Security to sign and stamp the form and send that form to the District Public Security.
c) The District Public Security adds data to the National Population Database and store the Population Information Collection form in the District Public Security's household archives.
Article 5. Update of citizen information
1. Update of citizen information based on data achieved from residential registration and management:
For the District Public Security, the update of citizen information is carried out as follows:
- The permanent residence registration official checks the legal documents or materials which endorse the information that needs updating, prints the Population Information Supplementation and Amendment form, requests the citizen to check the information and sign the form, and asks the leader of Administrative Management Police Squad to hand that form to the Head of District Public Security for his/her approval;
- After receiving the approval, the permanent residence registration official updates the citizen information in the National Population Database and files the updated information documents in the household archives.
For the Commune Public Security, the collection of citizen information is carried out as follows:
- The permanent residence registration official checks the legal documents which endorsing the information that needs updating, prints the Population Information Update and Amendment form, requests the citizen to check the information, signs and stamps the form, and sends that form to the District Public Security;
- The District Public Security updates the citizen information in the National Population Database and files the updated information documents in the household archives.
2. Update of citizen information upon request is carried out as follows:
The official from the National Population Database’s authority checks the legal documents which back up the information that needs updating, prints the Population Information Update and Amendment form, requests the citizen to check the information, signs the form, and asks the department head to grant his/her approval;
After receiving the approval, the official from the National Population Database’s authority updates the citizen information in the National Population Database and store the updated information documents in the household archives.
3. Update of citizen information based on specialized and other national databases is carried out as follows:
The specialized and other national databases update citizen information in the National Population Database when a change in the citizen information occurs. The update is done through connection and data sharing between the National Population Database and the specialized and other national databases.
Article 6. Process of modifying citizen information in the National Population Database
1. If a department which has the authority to modify citizen information finds mistakes in collection, update and management of citizen information in the database, it shall take the following actions:
a) The official of the department which has the authority to modify citizen information checks the information’s legality and accuracy; files a report on errors being found in collection, update and management of citizen information, with pertinent documents attached (if available) and sends the report to the department head for approval;
b) Upon receipt of approval, the competent department’s official is accorded authority to modify the citizen information in the National Population Database.
2. If an individual or organization requests modification of citizen information, a department which has the authority to modify citizen information shall perform the following steps:
a) Receive the request for modification of citizen information and pertinent documents;
b) Request the individual or organization to fill in the Population Information Supplementation and Amendment form;
c) Check the legality and accuracy of the information that needs to be modified. If there are good grounds for modifying citizen information, inform the department head for ratification. If not, inform the individual or organization and give clear explanations.
d) Upon receipt of the approval from the department head, modify the citizen information in the National Population Database.
Article 7. The codes included in Personal identification numbers
1. The codes included in the Personal identification numbers are composed of:
a) Code of the province of birth registration, as regulated in Appendix I of this Circular;
b) Code of the country of birth registration, as regulated in Appendix II of this Circular;
c) Code of the century of birth, gender and year of birth, as regulated in Appendix III of this Circular.
2. The codes regulated in Clause 1 of this Article shall be classified in accordance with the law regarding protection of state secrets.
CITIZEN IDENTIFICATION DATABASE
Article 8. Processes and procedures for collection, update and modification of information in the Citizen Identification Database
1. The Citizen Identification Database is connected to the National Population Database, the residential database and other specialized databases from the People’s Public Security in order to collect, update and share citizen information.
2. Collection and update of citizen information in the Citizen Identification Database during the process of issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards shall be carried out as follows:
a) The official of the citizen identification management authority issuing, replacing and reissuing Citizen Identification Cards has the responsibility to check, collect citizen information in Citizen Identification forms and Citizen Identification Information Collection forms, and store citizen information in the Citizen Identification Database.
b) If there is any change in citizen information during the replacement or reissuance process, the official who receives the application for that replacement or reissuance has responsibility to prepare Citizen Identification Information Modification Form and proceed as follows:
- If a change in the citizen information is permitted by a competent authority, the official who receives the documents checks the citizen information and informs the department head for decision on citizen information update.
- If the citizen information is changed due to errors arising in the process of issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards, the official who receives the documents check the citizen information and informs the department head in order to carry out the procedure for requesting the head of Department of Public Security’s citizen identification authority to decide on modification of citizen information.
3. The citizen information subject to changes has to be updated and modified, on time, accurately and sufficiently, in the Citizen Identification Database.
Article 9. Authority to collect, update and modify information in the Citizen Identification Database.
1. The head of citizen identification management authority receiving applications for issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards shall be vested with authority to make a decision on collection and update of citizen information in the Citizen Identification Database during the procedure for issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards.
2. The head of citizen identification management authority in the Ministry of Public Security shall be vested with authority to grant a decision on modification of citizen information in the Citizen Identification Database; connection between the Citizen Identification Database, the National Population Database and other databases for collection, update and sharing of citizen information.
Article 10. Usage of information in the Citizen Identification Database
1. Article 10. Cases that usage of information in the Citizen Identification Database is permitted
a) Citizen identification management authorities are allowed to use information in the Citizen Identification Database for issuance, replacement and reissuance of Citizen Identification Cards;
b) Subordinate and local public security forces are allowed to use information in the Citizen Identification Database for professional requirements and crime prevention purposes;
c) Procedural authorities are allowed to use information in the Citizen Identification Database for investigation, prosecution and hearing purposes;
d) Citizens are allowed to use their own information in the Citizen Identification Database;
e) Authorities, organizations and citizens other than those specified in Points a, b, c and d of this Clause who wish to use information in the Citizen Identification Database has to apply for permission from the head of the citizen identification authority.
2. Procedure for usage of information in the Citizen Identification Database:
a) Authorities and organizations who wish to use information in the Citizen Identification Database are required to submit their request clarifying the purposes and determining their needed information which have to be signed and stamped by the head of those authorities and organizations;
b) Citizens who wish to use information are required to submit their request clarifying the purposes and determining their needed information, and present one of the following personal documents: Birth Certificate, Citizen Identification Card or Identity Card.
c) Within duration of 5 working days of receipt of such request, the competent persons specified in Article 11 of this Circular shall decide whether usage of information in the Citizen Identification Database is allowed. In case of refusal, the authority, organization and citizen have to be informed and receive clear explanation for such refusal.
Article 11. Authority to permit usage of information in the Citizen Identification Database
1. The Director of Province Public Security, Head of District Public Security shall have the authority to permit usage of information on citizens in their jurisdictions.
2. The head of the citizen identification management authority subordinate to Ministry of Public Security has the power to permit usage of information on citizens nationwide.
ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CITIZEN IDENTIFICATION CARDS
Article 12. Processes and procedures for issuance of Citizen Identification Cards
1. The processes and procedures for issuance of Citizen Identification Cards are as follows:
a) Citizens fill in Citizen Identification information forms;
b) The official who receives application for issuance of Citizen Identification Card checks and compares the citizen information in the Citizen Identification form to the one in the National Population Database, which is connected to the Citizen Identification Database, in order to determine correctly the person who applies for the card, and to ensure the consistency of citizen information; if the citizen lacks or has changes in information that is not yet updated in the National Population Database, they are requested to confirm the correct information and present the documents related to the required information in the Citizen Identification form, in order to check and update information in the database;
If the National Population Database and the Citizen Identification Database are not yet in operation, the citizen is required to present their Household Record Booklet.
c) If the citizen wishes to switch their 9-digit or 12-digit Identity Card to Citizen Identification Card, the official who receives such application will collect, submit and handle Identity Cards in accordance with Article 15 of this Circular.
d) The official of citizen identification management authority takes pictures, collect fingerprints and identification characteristics of those who apply for Citizen Identification Card issuance in order to print those informations on Citizen Identification Information Collection forms and Citizen Identification Cards in accordance with the regulations.
A citizen's portrait photo has to be taken directly from the front, with visible face and ears and no spectacles; formal outfit and manners, no specialized outfits allowed when taking photos for Citizen Identification Cards; in case of citizens being members of certain religions and ethnicities, ceremonial outfits of those religions and ethnicities are allowed, turbans are also allowed as long as the face is visible;
The official of citizen identification management authority collects citizens’ fingerprints by fingerprint collection machines; if a finger is deformed and hence its print cannot be collected, the details of that particular finger has to be written.
e) The official of citizen identification management authority issues appointment notes for collecting Citizen Identification Cards to the applicants. If the documents or procedures are not sufficient as regulated, the citizens are instructed in amending those in order to get Citizen Identification Cards.
f) The authority receiving the documents issues Confirmations of Identity Card Number (if available) and returns Citizen Identification Cards on the date and time specified in the appointment note. The Citizen Identification Card collection point is the place where the card issuance procedure was carried out; if the citizen wishes to collect their Citizen Identification Card somewhere else, the requested collection point's address must be specified in the Citizen Identification form. The authority receiving the documents has to return the Citizen Identification Card at the requested collection point on time and the citizen has to pay for the shipment fee in accordance with the regulations.
2. Those with mental or any other kind of illness that deprives them of cognition and behavior control are required to be accompanied by a legal representative to undergo the procedure in accordance with Points a, b, c, e and f, Clause 1 of this Article.
Article 13. Order of and procedure for exchange and reissuance of Citizen Identification Cards
The order of and procedure for exchange and issuance of Citizen Identification Cards are as follows:
1. Carry out the procedures stated in Article 12 of this Circular;
2. In case of exchange due to change of information on the Citizen Identification Cards but that information is not yet recorded or updated in the National Population Database, the citizen hands in a copy of the competent authority’s document on changing those information in order to check and update information in the database.
3. Retrieve the used Citizen Identification Card in case of Citizen Identification Card exchange;
4. The citizen has to pay the exchange and reissuance fee in accordance with the regulations.
Article 14. Issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards for those serving the People's Army or the People’s Public Security
1. For citizens officially serving the People’s Army or the People’s Public Security currently in camps or public residences, without a registered permanent residential address, they have the responsibility to fully undergo the procedures stated in Article 12 and 13 of this Circular when applying for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards. The Household Record Booklet is replaced by the proof paper provided by the People’s Army or the People’s Public Security; if that paper is not available, the recruitment, appointment or assignment decision has to be presented.
In those aforementioned cases, when applying for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards, an introduction letter from the unit leader is required and the address of the unit the citizen serves in has to be filled in the permanent residence section of the Citizen Identification Cards.
2. The person who has the authority to issue introduction letters to those serving the People’s Army or the People’s Public Security for application for Citizen Identification Card is the leader of the unit those servicemen are in (the leader’s signature, full name and stamp have to be on the letter); for the units which are not allowed to use personal stamps, the issuer of the introduction letter is the leader of that unit’s superior who are allowed to use personal stamps;
The issuer of introduction letters for application for Citizen Identification Card has the responsibility to issue those letters to appropriate individuals in accordance with the regulations.
3. If the citizen who is officially serving the People’s Army or the People’s Public Security has already registered their permanent residential address, they will undergo the same procedure for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards as other citizens.
Article 15. Collection, submission and handling of Identity Card in case of exchanging 9-digit or 12-digit Identity Cards for Citizen Identification Cards and confirmation of Identity Card number
When a citizen apply for exchanging 9-digit or 12-digit Identity Card for Citizen Identification Card, the official who receives the documents has the responsibility to collect those identity cards submitted by the citizen, and then do as follows:
1. For 9-digit Identity Cards:
a) If the 9-digit Identity Card is still legible (regarding the photo, the card number and the letters), the top right corner of the card's front shall be cut off, with 2 centimeters on each side of the corner, the procedure shall be recorded and that card shall be returned to the applicant. After the cut card is returned, the authority that cut the 9-digit Identity Card has the responsibility to issue an Identity Card Number confirmation to the citizen upon request.
b) If the 9-digit Identity card is damaged or illegible (regarding the photo, the card number and the letters), the card shall be collected and destroyed, the procedure shall be recorded and an Identity Card Number confirmation shall be issued to the citizen.
2. For the 12-digit Identity Card, the top right corner of the card's front shall be cut off, with 1.5 centimeters on each side of the corner, the procedure shall be recorded and that card shall be returned to the applicant.
3. If a citizen who lost their 9-digit Identity Card applies for Citizen Identification Card issuance, the authority who receives the documents for Citizen Identification Card issuance has the responsibility to issue an Identity Card Number confirmation for the lost card to the citizen.
Article 16. The line of command in handling issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards
If the National Population Database and the Citizen Identification Database are not yet in operation or have insufficient citizen information, the line of command in handling issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards shall be as follows:
1. The District Public Security’s citizen identification management authority receives documents for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards for citizens who are registered as permanent residents in that district.
2. The Province Public Security’s citizen identification management authority receives documents for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards for citizens who are registered as permanent residents in that province; handles exchange of Citizen Identification Cards as stated in Points a and b, Clause 1, Article 23 of Law on Citizen Identification and reissuance of Citizen Identification Cards for citizens who are registered as permanent residents on other provinces.
3. The Ministry of Public Security’s citizen identification management authority receives authority receives documents for exchange of Citizen Identification Cards upon citizen’s request and other special cases as decided by that authority’s head.
Article 17. Issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards in necessary cases
1. The citizen identification management authority issues, exchanges and reissues Citizen Identification Cards in remote regions or in offices, schools and any local places if it is deemed necessary.
2. The citizen identification management authority issues, exchanges and reissues Citizen Identification Cards in detention centers, prisons and rehabilitation centers when requested by the heads of those offices.
3. The citizen identification management authority issues, exchanges and reissues Citizen Identification Cards in the citizen’s private residence in case of elderly and sickly people who are unable to move around and confirmed by the local Commune Public Security.
Article 18. Arrangement, storage and management of issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards records
The issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards records are arranged and stored in the Citizen Identification archives of the Province Public Security where the citizen is the permanent resident for management and usage.
RESPONSIBILITIES OF THE PUBLIC SECURITY FOR THE NATIONAL POPULATION DATABASE, THE CITIZEN IDENTIFICATION DATABASE, ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CITIZEN IDENTIFICATION CARDS
Article 19. Responsibilities of the General Department of Police
1. Advise, and propose to the competent authorities about creating and promulgation legal documents on the National Population Database, the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards. Order, instruct, supervise and inspect the Public Security in implementing the legal documents on the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards.
2. Propose, in cooperation with related offices, to the Ministry of Public Security’s top officials about creating and improving the National Population Database and the Citizen Identification Database; formulate plans and order, instruct and inspect the Public Security in collection, update and usage of information in the National Population Database and the Citizen Identification Database.
3. Manage the National Population Database and the Citizen Identification Database.
4. Produce and manage Citizen Identification Cards; see to the operating costs, materials, equipment, forms for issuance and management of Citizen Identification Cards, in cooperation with the General Department of Logistics and Engineering and other related offices.
5. Inspect and resolve complaints, reports and handle violations related to the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in accordance with the law.
6. Recapitulate and keep statistics on the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards.
Article 20. Responsibilities of General Departments and Ministry’s affiliated entities
1. The People Public Security’s General Department of Politics has the responsibility to propose the organizational structure, personnel, benefits, training of staff for creation and management of the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards, in cooperation with the General Department of Police.
2. The General Department of Logistics and Engineering has the responsibility to brief the Public Security on the technology of creation and management of the National Population Database and the Citizen Identification Database, in cooperation with the General Department of Police.
3. The Planning and Investment Authority has the responsibility to allocate the regular funds for creation and operation of the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in accordance with the law, in cooperation with the Finance Authority and the General Department of Logistics and Engineering.
Article 21. Responsibilities of the Province Public Security
1. Carry out and advise the Province People’s Committee on implementing the legal documents on the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards; collect, update and standardize population information in their jurisdiction in the National Population Database.
2. Train and nominate the personnel for creation, information collection and update, and operation of the National Population Database and the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in their jurisdiction.
3. Issue and manage Citizen Identification Cards in their jurisdiction.
4. Inspect and resolve complaints, reports and handle violations related to the National Population Database, the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in their jurisdiction.
5. Recapitulate and keep statistics on the National Population Database, the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in their jurisdiction and inform the Ministry of Public Security.
Article 22. Responsibilities of the District Public Security
1. Formulate plans and collect, update and modify the population information in their jurisdiction.
2. Order, instruct, and inspect the Commune Public Security in collecting citizen information for the National Population Database.
3. Inspect the Citizen Identification Card usage in their jurisdiction in accordance with the law.
4. Resolve complaints, reports related to the National Population Database, the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in accordance with the law.
5. Recapitulate and keep statistics on the National Population Database, the Citizen Identification Database, issuance and management of Citizen Identification Cards in accordance with the regulations.
Article 23. Responsibilities of the Commune Public Security
1. Collect citizen information for the National Population Database.
2. Propose to the District Public Security on collection and update of citizen information for the National Population Database.
3. Assess the change in citizen information, the number of eligible applicants for issuance, exchange and reissuance of Citizen Identification Cards in their jurisdiction.
4. Inspect the Citizen Identification Card usage in their jurisdiction in accordance with the law.
Article 24. Effect and transitional provisions
1. This Circular is in effect from March 20, 2016.
2. The places that have not yet been able to issue, replace and reissue Citizen Identification Cards in accordance with the Law on Citizen Identification shall continue to issue, exchange and reissue Identity Cards as per Circular No. 04/1999/TT-BCA(C13) dated April 29, 1999 by the Minister of Public Security providing instructions on certain provisions of Decree No. 05/1999/ND-CP dated February 3, 1999 on Identity Card and Clause 3, Article 5 of Circular No. 61/2015/TT-BCA dated November 16, 2015 by the Minister of Public Security on the Identity Card design.
Article 25. Implementation responsibilities
1. The Director General of Police has the responsibility to instruct in and inspect the implementation of this Circular.
2. The Director Generals, heads of the Ministry of Public Security’s affiliated entities, Heads of Public Security, Heads of Fire Departments of all provinces and related organizations and individuals have the responsibility to implement this Circular.
Should any difficulty arise during the implementation process, the Public Security shall inform the Ministry of Public Security through the General Department of Police to obtain timely guidance./.
|
MINISTER |