Chương XI Bộ luật Lao động 2019: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác
Số hiệu: | 02/2007/TT-BNV | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: | 25/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 06/07/2007 |
Ngày công báo: | 21/06/2007 | Số công báo: | Từ số 402 đến số 403 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.
3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động; tiền lương, tiền thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.
Chapter XI
EXCLUSIVE PROVISIONS CONCERNING MINOR EMPLOYEES AND CERTAIN TYPES OF EMPLOYEES
1. A minor employee is an employee under 18 years of age.
2. A person aged 15 to under 18 must not be assigned any of the works or to any of the workplaces mentioned in Article 147 of this Labor Code.
3. A person aged 13 to under 15 may only do the light works on the list promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. A person under 13 may only do the works specified in Clause 3 Article 145 of this Labor Code.
Article 144. Rules for employment of minors
1. Minor employees may only do works that are suitable for their health in order to ensure their physical health, mental health and personality development.
2. The employer who has minor employees has the responsibility to take care of their work, health and education in the course of their employment.
3. When an employer hires a minor employee, the employer must have the consent of his/her parent or guardian; prepare a separate record which writes in full of his/her name, date of birth, the work assigned, results of periodical health check-ups, and shall be presented at the request of the competent authority.
4. Employers shall enable minor employees to have educational and vocational training.
Article 145. Employment of employees under 15
1. When employing a person under 15, the employer shall:
a) Conclude a written contract with the employee and his/her legal representative;
b) Arrange the working hours so as not to affect the employee’s study hours;
c) Obtain the health certificate from a competent health facility which certifies that the employee’s health is suitable for the work assigned, and provide periodic health check-up for the employee at least once every 06 months;
d) Ensure that the working conditions, occupational safety and health are suitable for the employee’s age;
2. An employer is only entitled to assign employees aged 13 to under 15 to do the light works specified in Clause 3 Article 143 of this Labor Code.
3. Employers must not hire people under 13 to do works other than sports and arts, provided they do not affect their development of their physical health, mental health and personality, and the employment is accepted by the provincial labor authority.
4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall elaborate this Article.
Article 146. Working hours of minors employees
1. The working hours of minor employees under 15 shall not exceed 04 hours per day and 20 hours per week. Employers must not request minor employees to work overtime or at night.
2. The working hours of employees aged 15 to under 18 shall not exceed 08 hours per day and 40 hours per week. Employees aged 15 to under 18 may work overtime or at night in certain works and jobs listed by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 147. Prohibited works and workplaces for employees aged 15 to under 18
1. A person aged 15 to under 18 must not be assigned to the following works:
a) Carrying and lifting of heavy things which are beyond his/her the physical capacity;
b) Production, sale of alcohol, tobacco and neuro-stimulants and other narcotic substances;
c) Production, use or transport of chemicals, gas or explosives;
d) Maintaining equipment or machinery;
dd) Demolition;
e) Melting, blowing, casting, rolling, pressing, welding metals;
g) Marine diving, offshore fishing;
h) Other works that are harmful to the development of his/her physical health, mental health or personality.
2. A person aged 15 to under 18 must not be assigned to the following locations:
a) Underwater, underground, in caves, in tunnels;
b) Construction sites;
c) Slaughter houses;
d) Casinos, bars, discotheques, karaoke rooms, hotels, hostels, saunas, massage rooms; lottery agents, gaming centers;
dd) Any other workplace that is harmful to the development of his/her physical health, mental health or personality.
3. The Ministry of Labor- Invalids and Social Affairs shall promulgate the lists mentioned in Point h Clause 1 and Point dd Clause 2 of this Article.
Article 148. Elderly employees
1. An elderly employee is a person who continues working after the age stipulated in Clause 2 Article 169 of this Labor Code.
2. Elderly employees are entitled to negotiate with their employer on reduction of reduce their daily working hours or to work on a part-time basis.
3. Employers are encouraged by the State to assign works that are suitable for elderly employees in order to uphold their right to work and ensure efficient utilization of human resources.
Article 149. Employment of elderly people
1. When an elderly person is employed, both parties may agree on conclusion of multiple fixed-term employment contracts.
2. In case a person who is receiving retirement pension under the Law on Social Insurance enters into a new employment contract, he/she shall receive salary and other benefits prescribed by law and the employment contract in addition to the benefits to which they are entitled under the pension scheme.
3. Employer must not assign elderly employees to do laborious, toxic or dangerous works, or highly laborious, toxic or dangerous works that are harmful to their health, unless safety is ensured.
4. Employers are responsible for taking care of the health of elderly employees at the workplace.
Section 3. VIETNAMESE EMPLOYEES WORKING OVERSEAS, EMPLOYEES OF FOREIGN ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN VIETNAM AND FOREIGN EMPLOYEES WORKING IN VIETNAM
Article 150. Vietnamese employees working overseas, employees of foreign organizations and individuals in Vietnam
1. The State shall encourage enterprises, agencies, organizations, and individuals to seek and expand the labor market for Vietnamese employees to work overseas.
Vietnamese employees working overseas must comply with the law of Vietnam and the law of the host country except where an international convention to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory contains different provisions.
2. Vietnamese citizens working in foreign organizations in Vietnam, in industrial zones, economic zones, export-processing zones, hi-tech zones, or working for individuals who are foreign citizens in Vietnam shall comply with the law of Vietnam and shall be protected by law.
3. The Government shall provide for the recruitment and management of Vietnamese employees working for foreign entities in Vietnam.
Article 151. Requirements for foreigners to work in Vietnam.
1. A foreign employee means a person who has a foreign nationality and:
a) is at last 18 years of age and has full legal capacity;
b) has qualifications, occupational skills, practical experience and adequate health as prescribed by the Minister of Health;
c) is not serving a sentence; does not have an unspent conviction; is not undergoing criminal prosecution under his/her home country’s law or Vietnam’s law;
d) has a work permit granted by a competent authority of Vietnam, except in the cases stipulated in Article 154 of this Labor Code.
2. The duration of a foreign employee’s employment contract must not exceed that of the work permit. When a foreign employee in Vietnam is recruited, both parties may negotiate conclusion of multiple fixed-term labor contracts.
3. Foreign employees working in Vietnam shall comply with and shall be protected by the labor law of Vietnam, unless otherwise prescribed by treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 152. Requirements for employment of foreigners in Vietnam.
1. Enterprises, organizations, individuals and contractors shall only employ foreigners to hold positions of managers, executive directors, specialists and technical workers the professional requirements for which cannot be met by Vietnamese workers.
2. Recruitment of foreign employees in Vietnam shall be explained and subject to written approval by competent authorities.
3. Before recruiting foreign employees in Vietnam, a contractor shall list the positions, necessary qualifications, skills, experience and employment period of the contract, and obtain a written approval from a competent authority.
Article 153. Responsibilities of employers and foreign employees
1. Foreign employees shall present their work permits whenever requested by competent authorities.
2. Any foreign employee working in Vietnam without a work permit shall be deported or forced to leave Vietnam in accordance with immigration laws.
3. An employer who hires a foreign employee without a work permit shall be liable to penalties as regulated by the law.
Article 154. Work permit exemption for foreign employees in Vietnam
A foreign employee is not required to have the work permit if he/she:
1. Is the owner or capital contributor of a limited liability company with a capital contribution value conformable with regulations of the Government.
2. Is the Chairperson or a member of the Board of Directors of a joint-stock company a capital contribution value conformable with regulations of the Government.
3. Is the manager of a representative office, project or the person in charge of the operation of an international organizations or a foreign non-governmental organization in Vietnam.
4. Enters Vietnam for a period of less than 03 months to do marketing of a service.
5. Enters Vietnam for a period of less than 03 months to a resolve complicated technical or technological issue which (i) affects or threatens to affect business operation and (ii) cannot be resolved by Vietnamese experts or any other foreign experts currently in Vietnam.
6. Is a foreign lawyer who has been granted a lawyer’s practicing certificate in Vietnam in accordance with the Law on Lawyers.
7. In one of the cases specified in an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
8. Gets married with a Vietnamese citizen and wishes to reside in Vietnam.
9. Other circumstances specified by the Government.
Article 155. Duration of work permit
The maximum duration of a work permit is 02 years. A work permit may be extended once for up to 02 more years.
Article 156. Cases in which a work permit is invalid
1. The work permit expires.
2. The employment contract is terminated.
3. The contents of the employment contract are inconsistent with the contents of the work permit granted.
4. The work performed is not conformable with the contents of the work permit granted.
5. The contract that is the basis for issuance of the work permit expires or is terminated.
6. The foreign party issues a written notice which terminates the dispatch of the foreign employee to Vietnam.
7. The Vietnamese party or foreign organization that hires the foreign employee ceases its operation.
8. The work permit is revoked.
Article 157. Issuance, re-issuance and revocation of work permits; notice of rejection of work permit issuance
The Government shall specify the conditions and procedures for issuing, re-issuing, revoking the work permit and issuance of the notice of rejection of work permit issuance.
Article 158. State policies on disabled employees
The State shall protect the rights to work and to self-employment of disabled people; adopt policies to encourage and provide incentives for employers to create work for and to employ disabled people in accordance with regulations of law on People with Disabilities.
Article 159. Employment of disabled people
1. Employers shall provide reasonable accommodation with respect to working conditions, working tools, and occupational safety and health measures that are suitable for disabled employees and organize periodic health check-up for disabled employees.
2. Employers must consult with disabled employees before deciding on matters of relevance to the rights and interests of disabled employees.
Article 160. Prohibited acts regarding employment of disabled people
1. Assign employees with work capacity reduction of at least 51%, serious or very serious disabilities to work overtime or work at night, unless otherwise agreed by the employees/
2. Assign disabled employees to laborious, toxic or dangerous works on the list promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs without their consent after they are properly informed of the works.
1. A domestic worker is a worker who regularly carries out domestic work for one or more than one households.
Domestic work includes cooking, housekeeping, babysitting, nursing, caring for elders, driving, gardening, and other work for a household which is not related to commercial activities.
2. The Government shall provide for employment of domestic workers.
Article 162. Employment contracts with domestic workers
1. The employer shall enter into a written employment contract with the domestic worker.
2. The duration of the employment contract for the domestic worker is negotiated by both parties. Either party has the right to terminate the employment contract at any time provided that an advance notice of 15 days is given.
3. The employment contract shall specify the salary payment method, period, working hours, accommodation.
Article 163. Obligations of the employer
1. Fully implement the agreement as indicated in the employment contract.
2. Pay the domestic worker an amount of his/her social insurance and health insurance premiums in accordance with the law for the domestic worker to manage insurance by themselves.
3. Respect the domestic worker’s honor and dignity.
4. Provide clean and hygienic accommodation and dining place for the domestic worker, where there is such an agreement.
5. Create opportunities for the domestic worker to participate in educational and occupational training.
6. Cover the cost of the travel expenses for the domestic worker to return to their place of residence at the end of his/her service, except in cases where the domestic worker terminates the employment contract before its expiry date.
Article 164. Obligations of the domestic worker
1. Fully implement the agreement as indicated in the employment contract.
2. Pay compensation in accordance with the agreement or in accordance with the law in cases of loss of or damage to the employer’s assets and property.
3. Promptly notify the employer about risks of accident, dangers to health, life and property of the employer’s family and himself/herself.
4. Report to the competent authority if the employer commits acts of mistreating, sexual harassment, extracting forced labor or any other acts against the law.
Article 165. Prohibited acts by the employer
1. Mistreating, sexually harassing, extracting forced labor, and using force or violence against the domestic worker.
2. Assigning works to the domestic worker against the employment contract.
3. Keeping personal papers of the domestic worker.
Section 6. OTHER TYPES OF WORKERS
Article 166. Workers in the fields of arts, sports, maritime, air transport
Workers in the fields of arts, sports, maritime, air transport shall have appropriate basic and advanced training, occupational skill development training, employment contracts, salaries, bonuses; working hours, rest periods, occupational safety and health as prescribed by the Government.
An employee may negotiate with his/her employer to perform certain works at home.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Noi dung cap nhat ...
Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 131. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 184. Hòa giải viên lao động
Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động