Chương II Thông tư 01/2023/TT-VPCP: Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Số hiệu: | 01/2023/TT-VPCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Trần Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 05/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2023 |
Ngày công báo: | 19/04/2023 | Số công báo: | Từ số 671 đến số 672 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Áp dụng mã QR trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Ngày 05/4/2023 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Cụ thể, việc áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
Việc áp dụng cung cấp mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
Trong đó, mã QR được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân cung cấp các dữ liệu tối thiểu sau:
- Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
- Mã thủ tục hành chính.
- Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
- Tên giấy tờ được xuất bản.
- Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu.
- Thời điểm xuất bản.
- Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả.
- Trường hợp là Kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt
Khi người dân có yêu cầu hoàn trả số tiền đã nộp nhầm, nộp thừa, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn trả theo quy định.
Việc thực hiện đề nghị hoàn trả đối với giao dịch thanh toán các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt đã được hạch toán vào tài khoản cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
- Cán bộ được phân quyền “Lập chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” thực hiện việc lập chứng từ tại chức năng quản trị đối với mã giao dịch thanh toán trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
(Trường hợp cơ quan có thẩm quyền gửi chứng từ hoàn sang Kho bạc Nhà nước thì sử dụng mẫu chứng từ hoàn trả theo quy định của Bộ Tài chính).
- Cán bộ được phân quyền “Phê duyệt chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” phê duyệt chứng từ tại chức năng quản trị.
- Chuyển lệnh hoàn trả sang Kho bạc Nhà nước. Cán bộ được phân công lập chứng từ, phê duyệt, theo dõi tình hình, kết quả xử lý của Kho bạc Nhà nước trên chức năng quản trị của cổng Dịch vụ công quốc gia.
Xem chi tiết Thông tư 01/2023/TT-VPCP có hiệu lực từ ngày 25/5/2023, điểm đ khoản 1 Điều 27 Thông tư 01/2023/TT-VPCP triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ mà tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính, bao gồm các loại sau:
a) Thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết của thủ tục hành chính trước đó;
b) Thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Thành phần hồ sơ cần số hóa theo yêu cầu quản lý được xác định tại Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thành phần hồ sơ không thuộc loại được nêu tại điểm a, b, c khoản này và được thực hiện số hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Các giấy tờ trên được nộp theo một trong các hình thức sau: bản chính; bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc; bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính; bản chụp điện tử có bản chính để đối chiếu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
2. Kết quả thẩm tra, xác minh, trả lời ý kiến của các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
3. Kết quả giải quyết của thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
4. Không thực hiện số hóa đối với những giấy tờ, tài liệu:
a) Đã được các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chia sẻ dưới dạng dữ liệu và có giá trị pháp lý;
b) Các giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được nộp dưới hình thức bản sao chụp, bản sao có chứng thực, trừ bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Các giấy tờ, tài liệu chỉ yêu cầu xuất trình khi nộp hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Các giấy tờ, tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Người có trách nhiệm thực hiện số hóa bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc khoản 1 Điều này được giao thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
3. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp cung ứng bưu chính công ích và các trường hợp khác được giao đảm nhận việc số hóa hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
1. Quá trình số hóa phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, toàn vẹn dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được số hóa và tính hoàn thiện về nội dung, quy trình số hóa.
2. Quá trình số hóa phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân, không làm xâm hại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải lưu các trường dữ liệu đặc tả để tái sử dụng trong giải quyết thủ tục hành chính khác có liên quan.
Quy trình số hóa được thực hiện qua các bước:
1. Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.
2. Bóc tách dữ liệu.
3. Cấp mã kết quả số hóa.
4. Lưu kết quả số hóa.
1. Người thực hiện số hóa sao chụp từng loại giấy tờ chuyển thành bản điện tử và dùng chữ ký số cá nhân được cấp để ký trên bản sao chụp điện tử trước khi chuyển sang bóc tách dữ liệu. Việc ký số bảo đảm thông tin gồm tên người sao chụp và thời gian thực hiện sao chụp, vị trí chữ ký số được thể hiện tại góc trên bên trái trang đầu tiên của tài liệu.
2. Việc sao chụp giấy tờ bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Xác thực số lượng hồ sơ gốc theo số lượng bản sao chụp để bảo đảm tất cả các hồ sơ gốc đều được số hóa;
b) Bảo đảm chụp toàn bộ văn bản, các bản sao chụp chính xác, toàn diện, đầy đủ so với bản gốc;
c) Số lượng ảnh ở bản sao chụp phải bằng số lượng trang đầu vào và được sắp xếp theo đúng thứ tự;
d) Đối với trang có gắn giấy ghi chú: tạo hai bản chụp, một bản có gắn giấy ghi chú trên văn bản và một bản đã bỏ giấy ghi chú;
đ) Bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu trong quá trình chuyển giao xử lý;
e) Thông số kỹ thuật bản sao chụp phải đáp ứng tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ tại Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
3. Các trường hợp không cần thực hiện sao chụp sang bản điện tử:
a) Hồ sơ được nộp để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
1. Việc bóc tách dữ liệu được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học; trường hợp không sử dụng được công nghệ nhận dạng ký tự quang học thì cán bộ, công chức, viên chức tự nhập dữ liệu, bảo đảm tính chính xác so với bản giấy. Việc bóc tách dữ liệu phải bảo đảm tối đa các thông tin của giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng.
2. Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả sau:
a) Mã loại giấy tờ;
b) Số định danh cá nhân/Mã định danh điện tử của tổ chức (sau đây được gọi tắt là mã định danh của tổ chức, cá nhân).
Trường hợp giấy tờ không có thông tin số định danh cá nhân thì thay thế bằng các dữ liệu: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; không có thông tin mã định danh điện tử của tổ chức thì thay thế bằng các dữ liệu: tên tổ chức, năm thành lập;
c) Tên giấy tờ;
d) Số, ký hiệu giấy tờ;
đ) Ngày, tháng, năm cấp;
e) Cơ quan cấp giấy tờ;
g) Trích yếu nội dung chính của giấy tờ;
h) Thời hạn có hiệu lực (nếu có);
i) Phạm vi có hiệu lực (nếu có);
k) Các thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Trường hợp số hóa giấy tờ được nêu tại khoản 1, 2 Điều 4, nếu hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp theo quy định, người có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính thực hiện bóc tách dữ liệu từ bản điện tử và chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu sau khi được bóc tách.
Khi thủ tục hành chính được xác định giải quyết thành công, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bản sao chụp từng thành phần giấy tờ và dữ liệu đặc tả được ký số cơ quan theo quy định về sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
4. Trường hợp số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính được nêu tại khoản 3 Điều 4, người được giao nhiệm vụ số hóa thực hiện bóc tách dữ liệu từ bản sao chụp kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chuyển để ký số cơ quan theo quy định về sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
Trường hợp phát hiện sai lệch thông tin trong quá trình số hóa thì thực hiện điều chỉnh, sửa đổi thông tin theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Kết quả số hóa của giấy tờ được lưu theo mã số có cấu trúc sau: <mã định danh của tổ chức, cá nhân>.<mã loại giấy tờ>.<số, ký hiệu giấy tờ>.
2. Đối với giấy tờ là kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì mã loại giấy tờ được nêu tại khoản 1 Điều này là mã loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trường hợp không có mã định danh của tổ chức, cá nhân thì để trống và bổ sung dữ liệu đặc tả được nêu tại điểm b khoản 2 Điều 9.
3. Đối với các giấy tờ khác không phải là kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì mã loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này được ghi theo cấu trúc <mã số thủ tục hành chính>.<mã loại giấy tờ theo quy định của bộ, ngành hoặc số thứ tự của giấy tờ trong thành phần hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính>.
1. Kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ được người có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cập nhật, lưu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì lưu tại Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính, là một bộ phận thuộc chức năng lưu giữ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ có đầy đủ thông tin mã định danh của tổ chức, cá nhân thì được hiển thị tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Sau khi kết quả số hóa giấy tờ đã được ký số cơ quan, lưu theo quy định tại khoản 1 Điều này và có giá trị pháp lý thì các dữ liệu đặc tả đã được bóc tách của giấy tờ có giá trị sử dụng như các thông tin trong giấy tờ được số hóa.
4. Các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính dạng giấy sau khi số hóa được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật chuyên ngành và có giá trị xác minh cao nhất trong trường hợp xảy ra khiếu nại, tranh chấp.
5. Thời hạn lưu trữ điện tử đối với hồ sơ thủ tục hành chính điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật chuyên ngành.
1. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử phải bảo đảm thể thức theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc được chuyển từ bản giấy sang bản điện tử theo quy định tại Điều 25, 26, 27 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử phải được xử lý để bảo đảm đầy đủ các dữ liệu đặc tả được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và quy định về lưu trữ thông điệp điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
3. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử được lưu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công tập trung của bộ, ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành; đồng thời cung cấp thông tin đường dẫn kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
Trường hợp chưa có Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công tập trung của bộ, ngành, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử được lưu vào Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính, đồng thời hiển thị tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
ADMINISTRATIVE PROCEDURE RESULT AND DOCUMENT DIGITIZATION
Article 4. Documents to be digitized
1. Documents submitted by organizations and individuals submit to complete administrative procedures, including the following types:
a) Documents which are administrative procedure results given previously;
b) Documents to be digitized as prescribed by relevant laws;
c) Documents that need digitization at the request of managers and classified in Decisions of the Minister, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees;
d) Documents other than those prescribed in Points a, b and c of this Clause and are digitized at the request of organizations and individuals during administrative processes.
The above-mentioned documents shall be submitted as originals, certified true electronic copies extracted from the master register, certified true electronic copies of originals; electronic photocopies with originals to be compared during administrative processes.
2. Results of verification and response to agencies and units participating during administrative processes, unless otherwise provided for by specialized laws.
3. Administrative procedure results which are still effective as prescribed in Article 25 of Decree No. 45/2020/ND-CP dated August 08, 2020 on administrative procedures by electronic means.
4. The following documents shall not be digitized:
a) Documents which have been shared in the form of data by national database, specialized database, National Public Service Portal and Ministerial and provincial administrative procedure information systems and have legal values;
b) Documents which are photocopies and certified true photocopies, except for electronic certified true copies of originals according to the regulations in Clause 1 of this Article;
c) Documents that only need to be presented when submitting administrative procedure dossiers;
d) Other classified documents according to regulations of law.
Article 5. Persons responsible for digitization
Persons responsible for digitization include
1. Officials, public employees who receive, process and return administrative procedure results.
2. Officials and public employees other than those prescribed in Clause 1 of this Article who are assigned to digitize administrative procedure results which are effective as prescribed in Article 25 of Decree No. 45/2020/ND-CP dated August 08, 2020 on administrative procedures by electronic means.
3. Officials and employees of public postal service providers and other cases who are assigned to assume document digitization according to the regulations in Point b Clause 3 Article 1 of Decree No. 107/2021/ND-CP dated December 06, 2021 on amendments to certain Articles of Decree No. 61/2018/ND-CP dated April 23, 2018 of the Government on implementation of single-window system and interlinked single-window system for handling administrative procedures.
Article 6. Requirements for administrative procedure result and document digitization
1. During the digitization process, the sufficiency, accuracy, completeness of data of digitized documents and the adequacy of digitization contents and procedures must be ensured.
2. The digitization must satisfy principles for protection of personnel data, not violate or affect legal rights and interests of organizations and individuals.
3. Electronic data of documents must include metadata fields to be saved to reuse in handling relevant administrative procedures.
Article 7. Digitization procedures
A digitization procedure includes the following steps:
1. Photocopy documents and convert them into electronic forms;
2. Extract data.
3. Issue of digitization result codes.
4. Save digitization result.
Article 8. Photocopying documents to convert them into electronic forms
1. The person who performs digitization shall photocopy each type of documents to convert them into electronic documents and put his/her granted personal digital signature to the electronic documents before moving to data extraction. When adding the digital signature, information including the name of the person who prepared the photocopy, photocopy time and position of the digital signature must be shown on the top left corner of the first page of the photocopy.
2. The following requirements must be satisfied when making photocopies:
a) The number of originals must be determined according to the number of photocopies to ensure that all originals must be digitized;
b) The entire document must be involved, and photocopies must be accurate, complete and sufficient when comparing to originals;
c) The number of pictures in photocopies must be equal to the number of the physical pages and arranged in the correct order;
d) For pages with notes, two photocopies shall be made, including one with a note on the document and another with note removed;
d) The data integrity must be ensured during the process of transfer;
e) Technical parameters of photocopies must satisfy standards for input data of database on archive documents in Circular No. 02/2019/TT-BNV dated January 24, 2019 of the Ministry of Domestic Affairs on standards of input data and requirements of electronic archive document preservation.
3. Documents of which photocopies used to convert into electronic forms are not required:
a) Documents submitted to follow administrative procedures by electronic means;
b) Documents specified in Clause 2 Article 4 of this Circular;
Article 9. Data extraction of a document
1. The data extraction shall be carried out by using the OCR technology; in case OCR technology cannot be used, officials and public employees shall record data by themselves end ensure the accuracy in comparison with the printed documents. Information of documents and administrative procedure results must be preserved as much as possible in order to satisfy the requirements for management, access and use thereof at the maximum when carrying out data extraction.
2. The extracted data must at least include the following metadata fields:
a) Document type code;
b) Identification number of an individual/Electronic identification number of an organization (hereinafter referred to as “identification number of organization or individual).
In case a document does not include an identification number of an individual, it shall be replaced with his/her full name and date of birth; if a document does not include electronic identification number of an organization, it shall be replaced with the organization's name and year of establishment;
c) Document’s name;
d) Document number and symbol;
dd) Date of issuance;
e) Issuing agency;
g) Synopsis of the document;
h) Effective period (if any);
i) Effective scope (if any);
k) Other information and data as prescribed by relevant laws.
3. In case of digitization of one of the documents prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 4, if the accuracy, sufficiency and legality of the document are ensured as prescribed, the person responsible for handling administrative procedures shall extract data from the electronic document and be responsible for the accuracy of the data after being extracted.
In case the administrative procedures are handled successfully, administrative procedure results, photocopies of each document and metadata shall be digitally signed according to regulations on true electronic copies of document documents in Decree No. 30/2020/ND-CP dated March 05, 2020 of the Government of Vietnam on records management.
4. In case of digitization of administrative procedure results prescribed in Clause 3 Article 4, the person tasked with digitization shall convert the photocopies of the results into electronic documents for digital signature implementation according to regulations on true electronic copies of document documents in Decree No. 30/2020/ND-CP dated March 05, 2020 of the Government of Vietnam on records management.
In case any incorrect information is detected during the process of digitization, such information shall be adjusted as prescribed by relevant laws.
Article 10. Grant of digitization result code
1. Digitization results of documents shall be saved according to codes using the following structure: <identification number of organization or individual>.<document type code>.<document number, symbol>.
2. For documents obtained from administrative procedure results, document type codes mentioned in Clause 1 of this Article shall be administrative procedure result codes on the National Database on administrative procedures; in case there is no identification number of organization or individual, the space for identification shall be empty and metadata prescribed in Point b Clause 2 of Article 9 shall be added.
3. For other documents which are not obtained from administrative procedures, document type codes mentioned in Clause 1 of this Article shall be drawn up according to the following structure: <administrative procedure code>.<document type code in accordance with regulations of the ministries, central authorities or ordinal number of document on the National Database on administrative procedures>.
Article 11. Saving digitization results
1. Document digitization results shall be updated and saved on the National Database, specialized database by persons responsible for handling administrative procedures according to regulations of relevant laws. In case relevant laws do not govern this issue, document digitization results shall be saved in data storages of administrative procedure dossiers, which is a department with the fuction of data storage to serve administrative procedures of ministerial and provincial administrative procedure information systems.
2. Document digitization results consisting of identification numbers of organizations and individuals shall be shown in electronic storages of organizations and individuals on ministerial and provincial administrative procedure information systems.
3. After document digitization results have been digitally signed by agencies and saved according to the regulations in Clause 1 of this Article and have legal values, the extracted metadata of documents and information in digitized documents shall have the same value.
4. Physical administrative documents after being digitized shall be stored according to regulations of law on archives and relevant laws and have the highest confirmation values in case of complaints and disputes.
5. Electronic storage limitation for electronic administrative procedure documents shall comply with regulations of law on archives and relevant laws.
Article 12. Administrative procedure results in electronic formats
1. Formatting structures of administrative procedure results in electronic formats must comply with relevant laws or be converted from physical documents to electronic documents in accordance with regulations in Articles 25, 26 and 27 of Decree No. 30/2020/ND-CP dated March 05, 2020 of the Government of Vietnam on records management.
2. Administrative procedure results in electronic formats must be handled to satisfy all metadata mentioned in Clause 2 Article 9 of this Circular and regulations on storage of electronic messages according to Law on E-Transactions.
3. Administrative procedure results in electronic formats shall be saved in the National Database or Specialized Database or Centralized Public Service Information Systems of ministries and central authorities according to regulations of relevant laws; and links to results of electronic administrative procedures shall be sent to Electronic storages of organizations and individuals on ministerial or provincial administrative procedure information systems competent to handle administrative procedures.
In case the National Database or Specialized Database or Centralized Public Service Information Systems of ministries and central authorities are not established, administrative procedure results in electronic formats shall be saved in Data Storages of administrative procedure dossiers, and shown in Electronic storages of organizations and individuals on ministerial or provincial administrative procedure information systems competent to handle administrative procedures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực