Chương III Thông tư 01/2023/TT-VPCP: Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Số hiệu: | 01/2023/TT-VPCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Trần Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 05/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2023 |
Ngày công báo: | 19/04/2023 | Số công báo: | Từ số 671 đến số 672 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Áp dụng mã QR trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Ngày 05/4/2023 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Cụ thể, việc áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
Việc áp dụng cung cấp mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
Trong đó, mã QR được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân cung cấp các dữ liệu tối thiểu sau:
- Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
- Mã thủ tục hành chính.
- Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
- Tên giấy tờ được xuất bản.
- Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu.
- Thời điểm xuất bản.
- Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả.
- Trường hợp là Kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt
Khi người dân có yêu cầu hoàn trả số tiền đã nộp nhầm, nộp thừa, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn trả theo quy định.
Việc thực hiện đề nghị hoàn trả đối với giao dịch thanh toán các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt đã được hạch toán vào tài khoản cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
- Cán bộ được phân quyền “Lập chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” thực hiện việc lập chứng từ tại chức năng quản trị đối với mã giao dịch thanh toán trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
(Trường hợp cơ quan có thẩm quyền gửi chứng từ hoàn sang Kho bạc Nhà nước thì sử dụng mẫu chứng từ hoàn trả theo quy định của Bộ Tài chính).
- Cán bộ được phân quyền “Phê duyệt chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” phê duyệt chứng từ tại chức năng quản trị.
- Chuyển lệnh hoàn trả sang Kho bạc Nhà nước. Cán bộ được phân công lập chứng từ, phê duyệt, theo dõi tình hình, kết quả xử lý của Kho bạc Nhà nước trên chức năng quản trị của cổng Dịch vụ công quốc gia.
Xem chi tiết Thông tư 01/2023/TT-VPCP có hiệu lực từ ngày 25/5/2023, điểm đ khoản 1 Điều 27 Thông tư 01/2023/TT-VPCP triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiêu chí đối với dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
a) Công bố, công khai, cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Tổ chức, cá nhân tải được các mẫu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, tờ khai, áp dụng chữ ký số trong trường hợp có yêu cầu có chữ ký của tổ chức, cá nhân;
d) Hồ sơ được gửi toàn bộ qua môi trường điện tử;
đ) Thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đối với các thủ tục hành chính có yêu cầu nộp phí, lệ phí hoặc các nghĩa vụ tài chính khác;
e) Trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường điện tử, quá trình thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính không có quy định tổ chức, cá nhân phải nộp, xuất trình bản giấy để kiểm tra hoặc yêu cầu hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc thực hiện quy trình trước mặt cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết; cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật;
g) Có kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử;
h) Trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích, không yêu cầu tổ chức, cá nhân phải có mặt hoặc ký nhận trực tiếp khi nhận kết quả.
2. Tiêu chí đối với dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Dịch vụ công trực tuyến một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cho tổ chức, cá nhân là dịch vụ công trực tuyến không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhưng phải bảo đảm đáp ứng những tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d, g khoản 1 Điều này.
3. Đối với các dịch vụ công chỉ đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được coi là dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, không được xác định là dịch vụ công trực tuyến trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
4. Từ kết quả rà soát, cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính tổng hợp kết quả, báo cáo người đứng đầu bộ, ngành, địa phương ra quyết định phê duyệt danh mục. Báo cáo bao gồm các nội dung:
a) Danh mục thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
b) Danh mục thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu triển khai ngay việc tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Các phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trước khi thực hiện tái cấu trúc quy trình.
1. Sự phù hợp của quy định thủ tục hành chính cho phép thực hiện trên môi trường điện tử.
2. Số lượng đối tượng, tần suất thực hiện của từng thủ tục hành chính.
3. Khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính.
4. Tính hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
1. Căn cứ trên danh mục thủ tục hành chính được phê duyệt, cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp các cơ quan, đơn vị chuyên môn tiến hành rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hai loại là thủ tục hành chính đơn lẻ và nhóm thủ tục hành chính liên thông.
2. Việc rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính dựa trên trình tự thực hiện của thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính liên thông và trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể cần thực hiện của từng cơ quan, đơn vị liên quan tham gia trong trình tự thực hiện.
3. Đối với thủ tục hành chính đơn lẻ, cơ quan rà soát quy trình xây dựng sơ đồ tổng thể qua các bước sau:
a) Nghiên cứu quy định thủ tục hành chính để xác định trình tự các bước cần thực hiện của thủ tục hành chính từ khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả giải quyết;
b) Xác định các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả và trách nhiệm, nội dung cần thực hiện cụ thể;
c) Xây dựng và hoàn thiện sơ đồ.
4. Đối với nhóm thủ tục hành chính liên thông, cơ quan rà soát lập sơ đồ tổng thể qua các bước sau:
a) Xác định thứ tự và mối liên hệ giữa các thủ tục hành chính trong nhóm và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với từng thủ tục hành chính;
b) Xác định trình tự thực hiện hiện tại của từng thủ tục hành chính đơn lẻ trong nhóm;
c) Xây dựng và hoàn thiện sơ đồ.
1. Thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính nhằm đạt được một hoặc một số kết quả sau:
a) Cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết;
b) Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
c) Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
d) Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
2. Tiêu chí thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính:
a) Khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu và số hóa hồ sơ, giấy tờ;
b) Khả năng liên thông điện tử giữa các cơ quan trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính;
c) Hiệu quả của việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
d) Hiệu năng đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
3. Cách thức thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính:
a) Xác định các hệ thống, cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính và khả năng kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu;
b) Đánh giá cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, quy trình, trình tự thực hiện thủ tục hành chính theo các tiêu chí tái cấu trúc;
c) Xây dựng sơ đồ quy trình điện tử.
4. Việc rà soát, chuẩn hóa mẫu đơn, tờ khai thiết lập biểu mẫu tương tác được thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
5. Tùy thuộc theo yêu cầu, việc tái cấu trúc quy trình được thực hiện theo từng thủ tục hành chính hoặc theo nhóm thủ tục hành chính liên thông. Trên cơ sở kết quả tái cấu trúc, cơ quan chủ trì rà soát, đánh giá tiến hành hoàn thiện quy trình điện tử sau khi tái cấu trúc quy trình để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì rà soát tổng hợp, đề xuất hoặc thực hiện theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng tối đa các kết quả tại khoản 1 Điều này khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Trên cơ sở phương án tái cấu trúc quy trình, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát, tính toán chi phí tiết kiệm trên cơ sở các nội dung đã được cắt giảm, đơn giản hóa theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Trên cơ sở kết quả rà soát, xây dựng phương án tái cấu trúc, cơ quan chủ trì rà soát, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố để cung cấp hoặc hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến.
2. Thực hiện tích hợp, kiểm thử, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Khuyến khích quá trình kiểm thử có sự tham gia của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
1. Kiểm tra dịch vụ công trực tuyến đã khai báo trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và yêu cầu công khai.
Công chức cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương sử dụng tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để kiểm tra dịch vụ công trực tuyến đã khai báo trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong mục tra cứu danh mục dịch vụ công; kiểm tra các thông tin và đề nghị công khai dịch vụ công hiển thị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện kiểm thử. Trường hợp thông tin không chính xác phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa lại đầy đủ, chính xác trước khi đề nghị công khai.
Các thông tin cần kiểm tra bao gồm: Tên Dịch vụ công; mã thủ tục hành chính bảo đảm chính xác với loại dịch vụ công khai báo; cấp thực hiện; các cơ quan, đơn vị thực hiện; đường dẫn tới dịch vụ công; mức độ áp dụng.
2. Thực hiện kiểm thử dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Sau khi dịch vụ công trực tuyến được hiển thị công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi công khai, dịch vụ công trực tuyến phải được bộ, ngành, địa phương kiểm thử với vai trò của đối tượng thực hiện dịch vụ và gửi tổng hợp kết quả kiểm thử trên hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia tại trang quản trị có địa chỉ: quantri.dichvucong.gov.vn.
Nội dung kiểm thử bao gồm:
a) Kiểm tra cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia tới hệ thống cung cấp dịch vụ công;
b) Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Trường hợp quá trình nộp phát hiện có bước không thực hiện được hoặc hồ sơ, giấy tờ ghi chưa chính xác theo nội dung công bố, công khai thủ tục hành chính thì đề nghị kiểm tra, điều chỉnh lại;
c) Kiểm tra tích hợp thanh toán trực tuyến đối với dịch vụ công cho phép thanh toán trực tuyến, gồm: Tính thông suốt về mặt kỹ thuật đối với quy trình thanh toán; phương thức thanh toán đã tích hợp, sử dụng Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Đối với dịch vụ công trực tuyến đăng ký mức độ toàn trình có yêu cầu nộp nghĩa vụ tài chính nhưng chưa cho phép thanh toán trực tuyến thì đề nghị rà soát, tích hợp thanh toán trực tuyến để bảo đảm đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng của dịch vụ công mức độ toàn trình;
d) Kiểm tra việc xử lý hồ sơ trực tuyến, việc đồng bộ trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử. Sau khi nộp hồ sơ thành công, hồ sơ phải được kiểm tra tính thông suốt trong luân chuyển, thao tác nghiệp vụ xử lý hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị, bộ phận và việc đồng bộ trạng thái xử lý hồ sơ theo từng bước thực hiện trong quy trình nội bộ, điện tử với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trường hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử chứa chữ ký số, việc ký và hiển thị chữ ký số phù hợp quy định của Luật Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật chuyên ngành;
đ) Tổng hợp kết quả kiểm thử.
Sau khi hoàn thành việc kiểm thử, bộ, ngành, địa phương tổng hợp kết quả kiểm thử và gửi mã hồ sơ, dịch vụ công đã kiểm thử trên hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia để hệ thống kiểm tra kết quả thực hiện.
3. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày công khai để kiểm thử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mà bộ, ngành, địa phương không thực hiện kiểm thử và không gửi kết quả kiểm thử theo quy định thì hệ thống sẽ thực hiện tự động dừng công khai các dịch vụ công trực tuyến đã đăng ký.
REVIEWING, ASSESSING, RESTRUCTURING ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR ONLINE PUBLIC SERVICE PROVISION
Article 13. Criteria for online public service provision in administrative procedures by electronic means
1. Criteria for wholly online public services in administrative procedures by electronic means.
a) All information about administrative procedures shall be published and provided on the National Database on administrative procedures and Ministerial and provincial administrative procedure information systems;
b) Organizations and individuals are allowed to download document forms on the National Database on administrative procedures and Ministerial and provincial administrative procedure information systems;
c) Application forms and declaration forms shall be filled and sent online; and digital signatures shall be applied to them in case the signatures of organizations and individuals are required.
d) All dossiers shall be sent by electronic means;
dd) Online payment shall be made via National Public Service Portal or Ministerial and provincial administrative procedure information systems for which the payment of fees and charges or other financial obligations are required;
e) During the processing of dossiers and providing services by electronic means, process of following and handling administrative procedures, organizations and individuals are not required to submit or present physical documents to inspect or be present at regulatory agencies or follow procedures directly before officials who receive and process their dossiers; regulatory agencies must conduct on-site verification in accordance with regulations of law;
g) Administrative procedure results in electronic formats shall be shown;
h) Results shall be sent online or via public postal services, and organizations and individuals are not required to be present or directly sign to acknowledge receipt of results.
2. Criteria for partially online public services in administrative procedures by electronic means.
Partially online public service in receiving and handling administrative procedures by electronic means for organizations and individuals are online public services which fail to fully satisfy criteria of wholly online public services but must satisfy the criteria prescribed in points a, b, c, d and g clause 1 of this Article.
3. Public services which only satisfy the criteria prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article shall be considered services of online information provision to organizations and individuals and not be considered online public services in following administrative procedures by electronic means.
4. From results of reviewing, agencies and units tasked with administrative procedure control shall consolidate results and submit reports to leaders of ministries, central authorities and local authorities for making decisions on approving lists. A report includes the following contents:
a) Lists of administrative procedures and administrative procedure groups which meet requirements for restructuring procedures for and provision of wholly or partially online public services in receiving and handling administrative procedures by electronic means;
b) Administrative procedure lists and administrative procedure groups which fail to meet requirements for immediately restructuring procedures for and provision of wholly or partially online public services in receiving and handling administrative procedures by electronic means. Proposed amendments to relevant legislative documents before restructuring procedures.
Article 14. Steps in procedure restructuring
Steps in restructuring administrative procedures are specified in Clause 2 Article 26 of Decision No. 31/2021/QD-TTg dated October 11, 2021 of the Prime Minister promulgating Regulations on management, operation and use of the National Public Service Portal;
Article 15. Criteria for selection of administrative procedures to be reviewed and assessed to provide online public services
1. The conformity of regulations on administrative procedures by electronic means.
2. The number of entities and frequency of each administrative procedure.
3. Ability to connect, communicate and share data serving administrative procedures between agencies during administrative processes.
4. The efficiency of the provision of online public services.
Article 16. Reviewing administrative procedures
1. On the basis of approved administrative procedure lists, agencies and units tasked with administrative procedure control shall cooperate with relevant agencies and units in reviewing separated administrative procedures and inter-connected administrative procedures.
2. The review of administrative procedures shall be conducted on the basis of steps in following administrative procedures or inter-connected administrative procedures within responsibilities and specific tasks of each relevant agency or unit participating in such procedures.
3. For separated administrative procedures, reviewing agencies shall follow these steps to draw an overall diagram:
a) Researching regulations on administrative procedures to determine the sequence of steps to be performed of administrative procedures since the day on which dossiers of organizations and individuals following administrative procedures are submitted until the date on which results of processing such dossiers are received;
b) Determining agencies, units and individuals participating in receiving, processing dossiers and returning results and specific responsibilities and tasks to be performed;
c) Drawing and completing the diagram.
4. For inter-connected administrative procedures, reviewing agencies shall follow these steps to draw an overall diagram:
a) Determining the order and relationship between administrative procedures in this group and responsibilities of agencies and units for each administrative procedure;
b) Determining the current order of each separated administrative procedure in this group;
c) Drawing and completing the diagram.
Article 17. Reviewing and restructuring administrative procedures
1. Restructuring of administrative procedures is required in order to achieve one or a number of the following aims:
a) Cut down unnecessary administrative procedures;
b) Reduce travel and direct contact of organizations and individuals following administrative procedures;
c) Reduce dossiers and documents to be provided by organizations and individuals following administrative procedures;
d) Reduce steps to be handled directly or manually by agencies and units during administrative processes.
2. Criteria for restructuring administrative procedures:
a) Ability to connect, share data and digitize dossiers and documents;
b) Ability to electronically communicate between agencies during administrative processes;
c) The efficiency of building an online public service provision system;
d) The adequacy of the online public service delivery system.
3. Methods of restructuring administrative procedures:
a) Identify systems and databases related to the following of administrative procedures and the ability to connect, share and access data;
b) Evaluate the removal and simplification of administrative procedures, documentation requirements, steps of following administrative procedures according to the restructuring criteria;
c) Develop an electronic flowchart.
4. The review and standardization of application and declaration forms for establishing interactive forms shall comply with the regulations of Chapter IV of this Circular.
5. Depending on the requirements, the process restructuring shall be carried out according to each separated administrative procedure or according to the group of inter-connected administrative procedures. On the basis of the restructuring results, the agency in charge of reviewing (hereinafter referred to as “the reviewing agency”) shall evaluate and complete the electronic process after process restructuring to provide online public services. In case of necessity, the reviewing agency shall consolidate, propose or implement according to its competence amendments to regulations in legislative documents in order to complete the legal basis to meet the maximum results specified in Clause 1 of this Article when providing online public services.
Article 18. Calculating cost savings
On the basis of the process restructuring plan, the reviewing agency or unit shall calculate cost reduction on the basis of the contents which have been removed or simplified according to regulations on control of administrative procedures.
Article 19. Building or improving systems, integrating, testing and providing online public services
1. Based on the results of the review and formulation of the restructuring plan, the reviewing agency shall propose to the Minister, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies and Presidents of provincial People's Committees approval and announcement of the results to provide or improve online public services.
2. The reviewing agency shall integrate, test and provide them on the National Public Service Portal, ministerial and provincial administrative procedure information systems. The reviewing agency shall encourage the testing with the participation of subjects following administrative procedures.
Article 20. Testing of integrated online public service on the National Public Service Portal
1. Inspecting and requesting disclosure of online public services declared on the National Public Service Portal.
Officials of agencies and units controlling administrative procedures of ministries, central and local authorities shall use their accounts on the National Public Service Portal to check online public services declared on the National Public Service Portal in the list of public services; verify the information and request disclosure of public services on the National Public Service Portal to perform testing. In case of inaccurate information, it is necessary to request the competent agencies to correct it fully and accurately before requesting disclosure.
The information to be verified includes names of public services, accuracy of administrative procedure codes for the declared public services, levels of implementing agencies; implementing agencies and units, links to public services; degrees of application.
2. The testing of online public services on the National Public Service Portal shall be carried out.
After an online public service is disclosed on the National Public Service Portal, within 05 working days from the date of disclosure, the online public service must be tested by ministries, central and local authorities with the role of service users. The testing results shall be uploaded to quantri.dichvucong.gov.vn (the administration page of the National Public Service Portal).
Contents of the testing include:
a) Test the single sign-on (SSO) function from the National Public Service Portal to the system for public service provision;
b) Submit dossiers online. In case a step cannot be performed or information on the document is incorrect, it must be reported for inspection and adjustment;
c) Check the integration of online payment for public services that allow online payment, including: Technical continuity of the payment process; payment methods for which the Online Payment System of the National Public Service Portal is integrated and used.
For wholly online public services that involve payment but online payment is not available, it is recommended to review and integrate online payment to ensure that the quality requirements of wholly public services are met;
d) Check the processing of online dossiers, the synchronization of administrative procedure result and document statuses in electronic formats. After successfully submitting a dossier, the continuity in transporting and professional operation of dossier processing between agencies, units and divisions and the synchronization of document statuses following each step in internal electronic process of such agencies with the National Public Service Portal must be checked. In case administrative procedure results in electronic formats contain digital signatures, the signing and display of digital signatures shall comply with the regulations of the Law on Electronic Transactions and relevant laws;
dd) Consolidate testing results.
After completing the testing, ministries, central and local authorities shall consolidate the test results and update the tested dossier and public service codes on the administrative system of the National Public Service Portal that will check the results.
3. After 05 working days from the date of disclosure for testing on the National Public Service Portal, but ministries, central authorities and local authorities do not either perform testing and do not send testing results as prescribed, the system will automatically stop disclosure of registered online public services.