Chương 2: Pháp lệnh dân số năm 2003 Quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư
Số hiệu: | 06/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 09/01/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2003 |
Ngày công báo: | 05/03/2003 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để điều chỉnh mức sinh và ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm đối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm đối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn địa phương.
1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.
3. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.
1. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng;
b) Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp tránh thai;
b) Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, tư vấn về kế hoạch hoá gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền, tư vấn về kế hoạnh hoá gia đình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền được tiếp nhận thông tin, tham gia tuyên truyền, tư vấn việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
3. Các cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải phù hợp và dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng.
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, nhập khẩu, cung ứng phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ, kỹ thuật an toàn, thuận tiện; theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).
1. Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.
2. Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai.
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.
2. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sự cân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinh tế và từng đơn vị hành chính.
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
1. Nhà nước thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chương trình, dự án khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh của từng nơi về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư phù hợp với các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính, ưu tiên đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mật độ dân số thấp nhằm tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thu hút lao động.
1. Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích phát triển toàn diện nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng để hạn chế động lực di dân ra đô thị.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án cho vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện chính sách định canh, định cư để ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, hạn chế du canh, du cư và di cư tự phát.
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết để hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn; thực hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết hợp xây dựng đô thị lớn, vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tại các đô thị tạo điều kiện về chỗ ở cho người lao động từ nơi khác đến.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý dân cư, quản lý đô thị, quản lý lao động từ nơi khác đến.
1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho di cư trong nước và di cư quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có người di cư hoặc người nhập cư.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân nhằm giảm động lực di cư tự phát, giải quyết kịp thời các vấn đề của di cư tự phát theo quy định của pháp luật.
Chapter II
POPULATION SIZE, STRUCTURE AND DISTRIBUTION
Section 1. POPULATION SIZE
Article 8.- Readjustment of the population size
1. The State shall readjust the population size compatible with the socio-economic development, natural resources and environment through socio-economic development, reproductive health care and family planning programs and projects so as to readjust the birth rate and stabilize the population size at a reasonable level.
2. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, be responsible for reproductive health care and family planning programs and projects. The People’s Councils and People’s Committees at all levels shall be responsible for reproductive health care and family planning programs and projects in their respective localities.
Article 9.- Family planning
1. Family planning constitutes a prime measure to readjust the birthrate, contributing to ensuring a prosperous, equitable, progressive and happy life.
2. Family planning-practicing measures include:
a/ Propagating, mobilizing and assisting, ensuring that each individual and couple to apply family planning actively and voluntarily;
b/ Providing quality, convenient and safe family planning services directly for people;
c/ Offering material and moral incentives, implementing insurance policies so as to create a motive force for pushing up extensive and intensive application of family planning among people.
3. The State shall support and create favorable conditions for the implementation of family planning programs and projects, giving priority to areas with exceptionally difficult socio-economic conditions or with difficult socio-economic conditions, to the poor, persons meeting with difficulties, and minors.
Article 10.- Rights and obligations of each couple or individual in the practice of family planning
1. Each couple or individual shall have the rights to:
a/ Decide on the time to have babies, the number of children and the duration between child births suitable to their age, health, study, laboring or working conditions, incomes, and raise their children on the basis of equality;
b/ Select and apply family planning measures.
2. Each couple and individual shall have the obligations to:
a/ Use methods of contraception;
b/ Protect their health, apply measures to prevent and avoid reproductively infectious diseases as well as sexually transmitted diseases, HIV/AIDS;
c/ Fulfill other obligations related to reproductive health care and family planning.
Article 11.- Propagating and counseling on family planning
1. The State management agencies in charge of population shall have to work out programs for, and contents of, propagation and counseling on family planning; coordinate with other agencies, organizations and individuals in organizing the propagation and counseling on family planning.
2. Agencies, organizations and individuals shall be entitled to receive information on, participate in propagating and counseling on, the practice of family planning.
3. The information and propagation agencies shall have to propagate and disseminate the legislation on population and family planning. The contents and forms of propagation must be suitable and easily understandable to each target group.
Article 12.- Provision of family planning services
1. The State shall encourage organizations and individuals to participate in producing, importing and supplying contraceptive devices and providing family planning services according to law provisions.
2. Organizations and individuals supplying contraceptive devices and providing family planning services shall have to ensure the quality of devices and services using safe and convenient techniques; monitor and remedy side-effects and undesirable incidents (if any) for users.
Section 2. POPULATION STRUCTURE
Article 13.- Readjustment of the population structure
1. The State shall readjust the population structure in order to ensure a reasonable population structure in terms of gender, age, educational level, profession and other characteristics; protect and create conditions for ethnic minority groups to develop.
2. The population structure shall be readjusted through socio-economic development programs and projects in the whole country and in each locality. The State shall adopt policies while agencies and organizations shall take measures to develop social services suitable to the aged population structure in future.
Article 14.- Ensuring a reasonable population structure
1. The State shall adopt necessary policies and measures to prevent the selection of unborn babies’ gender so as to ensure gender equilibrium according to natural reproduction law; readjust the birth rate in order to have a reasonable age-gender population structure.
2. The State shall implement socio-economic development, scientific and technical, vocational training and labor employment policies suitable to the gender, age, ethnicity and socio-economic development in each locality.
3. Agencies and organizations responsible for formulating socio-economic development policies and plans shall have to ensure balances in gender, age and production and business lines in each region, each eco-geographical area and each administrative unit.
Article 15.- Protection of ethnic minority groups
1. The State shall adopt policies and measures to provide material and spiritual assistance and support for ethnic minority people in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions and with difficult socio-economic conditions through socio-economic development, hunger elimination and poverty alleviation programs and projects, satisfy their demands for reproductive health care, family planning, and population quality-raising services.
2. Agencies, organizations and individuals, shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to propagate, counsel, guide and help ethnic minority groups in the protection and care of reproductive health, and family planing.
Section 3. POPULATION DISTRIBUTION
Article 16.- Rational population distribution
1. The State shall effect rational population distribution among different regions, geo-economic areas and administrative units through programs and projects on tapping land and natural resource potentials so as to bring into play the strengths of each locality for socio-economic development and security and defense maintenance.
2. Competent State agencies shall have to work out population distribution plannings and plans suitable to different regions, geo-economic areas as well as administrative units, giving priority to investment in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions and with difficult socio-economic conditions, where population density remains low, in order to create jobs and good living conditions for attracting labor.
Article 17.- Distribution of rural population
1. The State shall adopt policies to encourage comprehensive development, economic restructuring, industrialization and modernization in rural areas and in agriculture, narrowing the development gap between different regions so as to reduce the motive force for migration to urban centers.
2. The People’s Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to implement programs and projects on lending capital, creating jobs, generating incomes and building new economic zones, as well as sedentarization policies to stabilize the life of ethnic minority groups, restricting nomadic farming and living as well as spontaneous migration.
Article 18.- Distribution of urban population
1. The State shall adopt necessary policies and measures to restrict the concentration of population in a few big cities; materialize the urban development planning in combination with building big, medium and small urban centers, creating conditions for rational population distribution.
2. The State shall adopt policies to encourage individuals, organizations, enterprises and employers in urban centers to create dwelling conditions for laborers coming from other localities.
3. The People’s Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to manage population, urban centers, and laborers coming from other localities.
Article 19.- Domestic and international migration
1. The State shall create favorable conditions for domestic and international migration in accordance with the Vietnamese law and the laws of the countries where people emigrate to or immigrate from.
2. The People’s Committees at all levels shall implement socio-economic development policies to improve people’s life with a view to reducing the motive force for spontaneous migration; promptly settle spontaneous migration-related problems according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực