Chương 1: Pháp lệnh dân số năm 2003 Những quy định chung
Số hiệu: | 06/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 09/01/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2003 |
Ngày công báo: | 05/03/2003 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Pháp lệnh này quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số.
2. Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
2. Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.
3. Kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
2. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
3. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
4. Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao.
5. Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
6. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số.
7. Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.
8. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
9. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.
10. Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
11. Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
12. Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con.
13. Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
14. Đăng ký dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian.
15. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu thập qua đăng ký dân số của toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện tử.
1. Công dân có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về dân số;
b) Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;
c) Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;
d) Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
b) Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;
c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;
d) Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
c) Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
d) Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm:
1. Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dân số và các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
2. Tổ chức thực hiện công tác dân số trong hệ thống của mình;
3. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân thực hiện pháp luật về dân số;
4. Giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
6. Nhân bản vô tính người.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Ordinance provides for the population size, population structure, population distribution, population quality, and measures to perform the population work and the State management over population.
2. This Ordinance shall apply to State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed force units and all Vietnamese citizens (hereinafter referred collectively to as agencies, organizations and individuals); foreign organizations operating in the territory of Vietnam and foreigners permanently residing in the territory of Vietnam, unless otherwise prescribed by the international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
Article 2.- Principles of the population work
1. To protect the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals in the population field in conformity with socio-economic development, the quality of life of individuals, families and the entire society.
2. To guarantee the initiative, voluntariness and equality of each individual and family in birth control, reproductive health care, selection of residential places, and application of measures to raise the population quality.
3. To harmonize the rights and interests of individuals and families with the interests of communities and the whole society; to build families with few children, which are prosperous, equal, progressive, happy and sustainable.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following words and phrases are construed as follows:
1. Population means an aggregation of people living in a country, a region, a geo-economic area or an administrative unit.
2. Population size means the number of people living in a country, a region, a geo-economic area or an administrative unit at a certain time.
3. Population structure means the total population classified by gender, age, ethnicity, educational level, profession, marital status and other characteristics.
4. Aged population structure means a population where the aged represent a high proportion.
5. Population distribution means the distribution of the total population by region, geo-economic area or administrative unit.
6. Population quality means the reflection of physical, intellectual and spiritual characteristics of the entire population.
7. Migration means the movement of population from one country to another for residence, from one administrative unit to another for residence.
8. Reproductive health means the demonstration of physical, spiritual and social states related to the reproductive activity and function of each person.
9. Family planning means the State’s and society’s efforts to enable every individual and couple to actively and voluntarily decide on the number of children, the time to have babies and the duration between child births in order to protect their health and raise their children with a sense of responsibility and in conformity with social standards and families’ living conditions.
10. Population work means the management and organization of implementation of activities affecting the population size, population structure, population distribution and raising the population quality.
11. Human development indexes are general data used for evaluating the level of human development, determined through average life expectancy, educational level and average per capita income.
12. The replacement birth rate means the average birth rate in the whole society, thereby each couple should have two children.
13. Population services means activities in service of the population work, including information supply, propagation, education, mobilization, guidance and counseling on population (hereinafter referred collectively to as propagation and counseling); provision of measures for reproductive healthcare, family planning, raising the population quality, and other activities as prescribed by law.
14. Population registration means the collection and updating of basic population-related information on each inhabitant according to each period of time.
15. The national database on population means a system of information collected through population registration of all inhabitants, and set up on the computerized network.
Article 4.- Rights and obligations of citizens regarding the population work
1. Citizens shall have the following rights:
a/ To be supplied with information on population;
b/ To be provided with quality, convenient, safe and secret population services as prescribed by law;
c/ To select measures to take care of reproductive health, practice family planning, and raise the population quality;
d/ To select appropriate residential places according to law provisions;
2. Citizens shall have the following obligations:
a/ To practice family planning; build families with few children, which are prosperous, equal, progressive, happy and sustainable;
b/ To take appropriate measures to raise the physical, intellectual and spiritual abilities of their own and of their family members;
c/ To respect the interests of the State, society and community in readjusting the population size, population structure, population distribution, and raising the population quality;
d/ To abide by the provisions of this Ordinance and other law provisions pertaining to the population work.
Article 5.- Responsibilities of the State, agencies and organizations in the population work
1. The State shall adopt policies and measures to carry out the population work, socialize the population work, ensure favorable conditions for the population work in compatibility with the national socio-economic development.
2. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to invest in, cooperate on, assist and support the reproductive health care and family planning and population quality improvement programs, give priority to the poor, ethnic minority people as well as areas with exceptionally difficult socio-economic conditions and areas with difficult socio-economic conditions.
3. The State management agencies in charge of population shall have to direct the implementation of the population work, coordinate with Vietnam Fatherland Front and its member organizations in implementing the population work, inspecting and supervising the implementation of the population legislation.
4. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to:
a/ Integrate population elements into the socio-economic development planning, plans and policies;
b/ Propagate and campaign for the implementation of the population work;
c/ Provide various population services;
d/ Organize the implementation of the population legislation within their own agencies and organizations.
Article 6.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and mass organizations in the population work
Vietnam Fatherland Front and mass organizations shall have to:
1. Contribute comments on the formulation of population policies, plannings and plans, and legal documents on population;
2. Organize the population work in their respective systems;
3. Propagate among their members and mobilize them to implement the population legislation.
4. Supervise the implementation of the population legislation.
Article 7.- Prohibited acts
The following acts are strictly prohibited:
1. Obstructing or forcing the practice of family planning;
2. Selecting the gender of unborn babies in any form;
3. Producing, dealing in, importing and supplying contraceptive devices which are faked, fail to satisfy quality standards, have their use duration expired, or have not yet been permitted for circulation;
4. Illegally migrating and residing;
5. Propagating, disseminating or issuing information contrary to the population policy, fine national ethics, adversely affecting the population work and social life;
6. Human cloning.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực