Chương II Pháp lệnh luật sư năm 2001: Điều kiện hành nghề luật sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư
Số hiệu: | 37/2001/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/07/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2001 |
Ngày công báo: | 08/10/2001 | Số công báo: | Số 37 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
1. Người có đủ các điều kiện sau đây thì được gia nhập Đoàn luật sư:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có trình độ đại học luật;
c) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt;
đ) Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Những người sau đây không được gia nhập Đoàn luật sư:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
b) Đang bị quản chế hành chính;
c) Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Là cán bộ, công chức bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
1. Người được công nhận là Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật; Tiến sĩ luật.
2. Người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm trở lên.
3. Người đã làm điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lý cao cấp, nghiên cứu viên pháp lý cao cấp.
1. Người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải làm đơn gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:
a) Sơ yếu lý lịch;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
d) Phiếu lý lịch tư pháp;
đ) Giấy tờ xác nhận nơi cư trú.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định chấp nhận việc xin gia nhập Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn.
Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Pháp lệnh này.
1. Người được gia nhập Đoàn luật sư, để trở thành luật sư phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư là 24 tháng, trừ trường hợp được giảm hoặc miễn thời gian tập sự theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với một tổ chức hành nghề luật sư để tổ chức đó cử luật sư hướng dẫn và có trách nhiệm giám sát, đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự.
3. Luật sư có trách nhiệm nhận hướng dẫn luật sư tập sự theo sự phân công của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh nơi luật sư hành nghề và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của luật sư tập sự. Trong cùng một thời gian, một luật sư được hướng dẫn tối đa không quá 3 luật sư tập sự.
Luật sư tập sự chỉ được thực hiện các hoạt động nghề nghiệp theo sự phân công của luật sư hướng dẫn.
4. Hết thời gian tập sự, luật sư tập sự phải qua một kỳ kiểm tra để đánh giá khả năng hành nghề luật sư.
5. Người đạt yêu cầu kỳ kiểm tra thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
6. Những người sau đây bị xoá tên khỏi danh sách luật sư tập sự:
a) Tự nguyện xin ra khỏi Đoàn luật sư;
b) Vi phạm nghiêm trọng chế độ tập sự, Điều lệ Đoàn luật sư hoặc các quy định khác của Pháp lệnh này.
7. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tập sự và thể thức kiểm tra hết tập sự.
Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm đến dưới 10 năm thì được giảm một nửa thời gian tập sự; từ 10 năm trở lên thì được miễn thời gian tập sự.
Người có thời gian công tác pháp luật với các chức danh chuyên viên pháp lý, nghiên cứu viên pháp lý, giảng viên luật, thẩm tra viên, điều tra viên, công chứng viên, chấp hành viên, thanh tra viên từ 10 năm đến dưới 15 năm thì được giảm một nửa thời gian tập sự; từ 15 năm trở lên thì được miễn thời gian tập sự.
1. Người đạt yêu cầu kỳ kiểm tra hết tập sự và người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư thì được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có:
a) Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
b) Sơ yếu lý lịch;
c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ, tiến sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
e) Nhận xét của luật sư hướng dẫn về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức của luật sư tập sự có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư, trừ trường hợp được miễn thời gian tập sự quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này;
g) Kết quả kiểm tra hết tập sự hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc trường hợp được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này;
h) Văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho người làm đơn; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh này.
4. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư được hành nghề với đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của luật sư.
1. Luật sư hành nghề trong phạm vi sau đây:
a) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự;
b) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính;
c) Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;
d) Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;
đ) Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
e) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Việc luật sư hành nghề ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Luật sư có quyền:
a) Lựa chọn lĩnh vực hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này;
b) Thành lập Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh;
c) Làm việc theo hợp đồng cho Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh;
d) Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp lệnh này;
đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư có nghĩa vụ:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này;
b) Sử dụng đúng đắn các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
c) Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo sự phân công của Văn phòng luật sư nơi luật sư hành nghề;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Luật sư tập sự có các quyền và nghĩa vụ như luật sư, trừ các việc sau đây:
a) Thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;
b) Ký văn bản tư vấn pháp luật;
c) Tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án nhân dân tối cao;
d) Tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự khu vực mà không có sự phân công của luật sư hướng dẫn hoặc không được sự đồng ý của khách hàng.
1. Bào chữa cho các bị can, bị cáo hoặc bảo vệ cho các đương sự có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ án.
2. Cố tình cung cấp chứng cứ giả; xúi giục bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ.
3. Tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, pháp luật có quy định khác.
4. Sách nhiễu khách hàng.
5. Nhận bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí mà Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh đã thoả thuận với họ.
6. Thực hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật.
CONDITIONS FOR PRACTICE OF LAWYER’S PROFESSION, THE RIGHTS AND OBLIGATIONS OF LAWYERS
Article 7.- Conditions for practice of lawyer’s profession
Persons wishing to practice the lawyer’s profession must join a lawyers union and possess the lawyer’s profession- practicing certificates.
Article 8.- Conditions for joining bar associations
1. Persons who fully meet the following conditions can join bar associations:
a) Being Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam;
b) Having a law university degree;
c) Having graduated from lawyer’s job- training courses in Vietnam or foreign countries, recognized by Vietnamese laws, except for cases of exemption therefrom specified in Article 9 of this Ordinance;
d) Having good moral quality;
e) Being not public officials and employees under the provisions of the legislation on public officials and employees.
2. The following persons are not allowed to join bar associations:
a) Being examined for penal liability or having been convicted but not yet entitled to remission of criminal records;
b) Being put under administrative surveillance;
c) Having their civil act capacity lost or restricted;
d) Being public officials or employees who have been dismissed from their jobs but the three-year time limit therefor has not expired yet, as counting from the date the dismissal decisions take effect.
Article 9.- Persons entitled to exemption from lawyer’s job-training
1. Persons who are recognized professors, associate professors or doctors of law.
2. Persons who have worked as judges or prosecutors for 5 years or more.
3. Persons who have worked as senior investigators, senior legal experts, senior legal researchers.
Article 10.- Procedures for joining bar associations
1. Persons wishing to join bar associations must file their applications to the Managerial Boards of the bar associations of the localities where they reside. Enclosed with such an application are the following papers:
a) Their curricula vitae;
b) The copies of their diplomas of law bachelor, master and/or doctor degrees.
c) The copy of the certificate of their graduation from the lawyers job-training courses or the certificate of their eligible exemption from the lawyers job- training as provided for in Article 9 of this Ordinance;
d) The judicial record card;
e) Papers certifying their places of residence.
2. Within 30 days as from the date of receiving the application to join the bar associations, the Managerial Boards thereof shall consider and decide on the acceptance of the applications for joining the bar associations; in case of refusal, the applicants must be notified of the reasons therefor in writing.
The persons whose applications have been rejected can lodge their complaints according to the provisions in Clause 2, Article 41 of this Ordinance.
Article 11.- Lawyers profession probation
1. Persons who are admitted to bar associations to become lawyers must go through the lawyers profession probation period of 24 months, except for cases of probation reduction or exemption as provided for in Article 12 of this Ordinance.
2. The Managerial Boards of bar associations shall recommend probationary lawyers to lawyers profession-practicing organizations so that the latter appoint lawyers to guide, supervise and assess the probation results of the probationary lawyers.
3. The lawyers shall have to accept to guide the probationary lawyers according to the assignment by the lawyers offices or the law partnership companies, where the lawyers practice their profession, and take responsibility for the professional activities of the probationary lawyers. At a time, a lawyer can guide three probationary lawyers at most.
The probationary lawyers may only conduct professional activities according to the assignment by the instructing lawyers.
4. Upon the expiry of their probation period, the probationary lawyers must go through an examination for the assessment of their capability to practice the lawyer’s profession.
5. Those who pass the examinations shall be granted the certificates of lawyer’s profession practice.
6. The following persons shall have their names deleted from the lists of probationary lawyers:
a) Persons who voluntarily apply to leave bar associations.
b) Persons who seriously breach the probationary regime, the bar association charters or other provisions of this Ordinance.
7. The Government shall specify the probationary regime and the post-probation examination procedures.
Article 12.- Probation exemption and reduction
Those who have worked as judges or prosecutors for 5 to under 10 years shall have their probation duration reduced by half; for 10 or more years shall be exempt from probation.
Persons who have spent some time working in the legal field with the titles of legal expert, legal researcher, law lecturer, verifier, investigator, notary public, executioner and/or inspector for 10 to under 15 years shall have their probation duration reduced by half; and for 15 or more years shall be exempt from probation.
Article 13.- Granting of lawyer’s profession-practicing certificates
1. Persons who have passed the post-probation examinations and persons who are exempt from lawyer’s occupation probation shall be recommended by the Managerial Boards of the bar associations to the Ministry of Justice for the granting of lawyer’s professional practice certificates.
2. A dossier of proposing the granting of lawyer’s professional practice certificate shall include:
a) The application for the lawyer’s professional practice certificate;
b) The curriculum vitae;
c) The judicial record card;
d) The copy of the diploma of law bachelor, master or doctor degree;
e) The copy of the certificate of graduation from a lawyer’s job- training course or the written certification of their eligible exemption from the lawyer’s job- training under the provisions in Article 9 of this Ordinance;
f) The remarks of the instructing lawyer(s) on the professional capability and morality of the probationary lawyer with certification by the lawyer’s profession- practicing organization, except for cases of probation exemption prescribed in Article 12 of this Ordinance;
g) The post-probation examination results or papers certifying the eligible exemption from the lawyer’s profession probation as provided for in Article 12 of this Ordinance;
h) The written proposal on the granting of lawyer’s professional practice certificate, made by the Managerial Board of the bar association.
3. Within 30 days as from the date of receiving the dossiers of proposing the granting of lawyer’s professional practice certificates, the Ministry of Justice shall grant such certificates to the applicants; in case of refusal, the applicants and the Managerial Boards of the bar associations must be notified in writing of the reasons therefor.
The persons denied the granting of lawyer’s professional practice certificates may lodge their complaints as provided for in Clause 1, Article 41 of this Ordinance.
4. The lawyer’s professional practice certificate grantees can practice their profession with all rights and obligations of the lawyers.
Article 14.- Scope of lawyer’s professional practice
1. The lawyers shall practice their profession within the following scope:
a) Participating in the legal proceedings in their capacity as counsels for the defendants or the convicts or as the protectors of the legitimate rights and interests of the victims, the civil plaintiffs, the civil defendants, the persons with rights and interests related to criminal cases;
b) Participating in the legal proceedings in their capacity as the representatives or protectors of the legitimate rights and interests of the involved parties in civil, economic, labor or administrative cases;
c) Participating in the legal proceedings as arbiters to solve disputes;
d) Providing legal consultancy, drafting contracts and applications at requests of individuals, organizations;
e) Acting as authorized representatives of individuals or organizations (hereinafter referred collectively to as clients) to do things related to legislation;
f) Providing other legal services under the provisions of law.
2. Lawyers are entitled to practice their profession throughout Vietnam.
The lawyers practice of their profession overseas shall comply with the Government’s regulations.
Article 15.- The lawyers rights and obligations
1. The lawyers have the right:
a) To select fields for their professional practice under the provisions of this Ordinance;
b) To set up lawyer;s offices or law partnership companies;
c) To work under contracts for lawyers offices or law partnership companies;
d) To participate in the legal proceedings according to the legislation on legal proceedings and this Ordinance;
e) To exercise other rights as prescribed by law.
2. The lawyers have the obligation:
a) To abide by the principles on practice of lawyer’s profession, prescribed in Article 2 of this Ordinance;
b) To correctly employ lawful measures to protect clients legitimate rights and interests;
c) To participate in the legal proceedings in cases at the requests of the agencies conducting the legal proceedings according to assignment by the lawyers offices where the lawyers practice their profession;
d) To perform other obligations as provided for by law.
3. The probationary lawyers have the rights and obligations like the lawyers, except the following:
a) Setting up or joining in setting up lawyers offices, law partnership companies;
b) Signing legal consultancy documents;
c) Participating in legal proceedings in cases which fall under the adjudicating competence of the People’s Courts of the provinces or centrally- run cities, the military courts of military zones or equivalent levels, the Supreme People’s Court;
d) Participating in legal proceedings in cases which fall under the adjudicating competence of the People’s Courts of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, regional military courts without assignment by the instructing lawyers or without the consents of clients.
Article 16.- Things banned to lawyers
1. Defending defendants, convicts or protecting the involved parties, that have opposite interests in the same case.
2. Deliberately providing false evidences; inciting defendants, convicts or involved parties to make untruthful declarations or groundless complaints, lawsuits or denunciations.
3. Disclosing information on cases, affairs or clients, which they have acquired while practicing their occupation, except for cases where it is so agreed upon by clients or otherwise provided for by the rules on lawyers professional ethics or law.
4. Harassing clients.
5. Accepting any sum of money, any material interests from clients outside the remuneration and expenses, which the lawyers offices or law partnership companies have discussed and agreed with them.
6. Committing other law-breaking acts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực