Chương 2 Nghị định 89/2013/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 89/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 25/09/2013 |
Ngày công báo: | 18/08/2013 | Số công báo: | Từ số 485 đến số 486 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về Thẩm định giá, trong đó quy định chi tiết tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Theo đó, thẩm định viên về giá phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Ngoài ra, thẩm định viên về giá phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, có thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp…
Bên cạnh đó, Nghị định 89 cũng quy định các trường hợp không được tham gia thẩm định giá: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; Người đang bị quản chế hành chính…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/9/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 39 của Luật giá được Bộ Tài chính xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được Bộ Tài chính xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thay đổi một trong những nội dung sau:
a) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;
c) Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp được doanh nghiệp xác nhận; Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề (nếu có);
d) Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
đ) Tài liệu chứng minh về mức vốn góp của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần theo quy định tại Điều 18 Nghị định này; mức vốn góp của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại doanh nghiệp (nếu có) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
e) Biên lai nộp lệ phí theo quy định;
g) Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã bị mất hoặc bị hủy hoại phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã, phường tại nơi Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hủy hoại;
c) Biên lai nộp lệ phí theo quy định;
d) Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có).
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá.
3. Trường hợp từ chối cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
1. Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Các trường hợp thay đổi dẫn đến không bảo đảm một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá quy định tại Điều 39 của Luật giá;
b) Các trường hợp thay đổi cần được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
c) Danh sách thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, bao gồm: Tên, năm sinh, quê quán, chức vụ, số Thẻ thẩm định viên và ngày cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
d) Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
đ) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
e) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính để Bộ Tài chính theo dõi, tổng hợp thông tin, rà soát điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thẩm định giá.
1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành, viên trở lên. Cổ đông sáng lập là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần thẩm định giá. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thẩm định giá.
2. Người đại diện của thành viên là tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này phải là thẩm định viên về giá và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá mà tổ chức tham gia góp vốn; đồng thời không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá đó với tư cách cá nhân, không được là đại diện của tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp thẩm định giá khác.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 39 của Luật giá trong 03 (ba) tháng liên tục.
b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá, bao gồm:
- Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.
- Có hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
- Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá cao hơn hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải, 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng phương pháp thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính, ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
3. Thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tối đa không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực. Trong thời gian này, doanh nghiệp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xử lý và khắc phục vi phạm của đơn vị kèm theo các tài liệu chứng minh liên quan, đồng thời đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Căn cứ tình hình báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thẩm định giá theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tương ứng loại hình doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 39 của Luật giá hoặc xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
4. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về các hợp đồng thẩm định giá đã ký với khách hàng, hợp đồng lao động đã ký với thẩm định viên, nhân viên và các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Bộ Tài chính đăng tải công khai trên trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện tiếp tục hoạt động thẩm định giá sau khi bị đình chỉ.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 của Luật giá.
2. Bộ Tài chính ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đăng tải công khai danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; xóa tên khỏi Danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá trên trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài được thành lập, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá hợp pháp tại nước sở tại thì được góp vốn với doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần để kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn góp của tổ chức thẩm định giá nước ngoài và người đại diện của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tham gia góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Điều kiện thành lập, hoạt động và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá có tổ chức thẩm định giá nước ngoài góp vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Khoản 2 và Khoản 5 Điều 39, Điều 43 của Luật giá và quy định của Nghị định này.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị (sau đây gọi chung là yêu cầu) bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá, cụ thể như sau:
a) Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 (mười lăm) ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;
d) Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
2. Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;
b) Nội dung yêu cầu thẩm định giá;
c) Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
3. Trường hợp cần thiết phải có ý kiến thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do yêu cầu có ý kiến thẩm định giá.
1. Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo phân cấp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của cơ quan có văn bản yêu cầu thẩm định giá; trường hợp cần thiết thì thành lập Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại Điều 45 của Luật giá, Điều 28 của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp từ chối thẩm định giá do không đúng thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá quy định tại Điều 5 của Nghị định này; không đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 và Điểm c Khoản 1 Điều 29 Nghị định này; các trường hợp không được tham gia thẩm định giá quy định tại Điều 31 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự sau:
a) Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá;
b) Lập kế hoạch thẩm định giá;
c) Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
d) Phân tích thông tin;
đ) Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá căn cứ vào quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
e) Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá phê duyệt; sau đó gửi văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá cho cơ quan yêu cầu thẩm định giá.
2. Tùy theo tài sản cần thẩm định, trình tự thẩm định giá có thể rút gọn một số bước so với quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có yêu cầu thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tài sản cần thẩm định giá, nếu cần thiết.
1. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có quyền:
a) Tổ chức thực hiện thẩm định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc thực hiện thẩm định giá theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được yêu cầu thẩm định giá;
b) Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước. Kinh phí thuê thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
đ) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức.
1. Hồ sơ thẩm định giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc Hội đồng thẩm định giá lập gồm có các tài liệu sau đây:
a) Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá;
b) Báo cáo kết quả thẩm định giá và văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá; Biên bản thẩm định giá tài sản và Kết luận thẩm định giá tài sản trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá;
c) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định giá tài sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ ngày kết thúc việc thẩm định giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Bổ sung
1. Thành phần của Hội đồng thẩm định giá
a) Hội đồng thẩm định giá tài sản của Bộ Tài chính được thành lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2 Điều 5 Nghị định này do lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:
- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá thuộc Bộ Tài chính;
- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính;
- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.
Trường hợp Hội đồng thẩm định giá tài sản do Bộ Tài chính thành lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này, thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
b) Hội đồng thẩm định giá tài sản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác của trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, cơ quan trung ương) do lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương có tài sản cần thẩm định giá hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:
- Thủ trưởng đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;
- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá hoặc quản lý tài chính thuộc Bộ, cơ quan trung ương và bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;
- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.
c) Hội đồng thẩm định giá tài sản cấp tỉnh, cấp huyện do lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ quan tài chính nhà nước (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch) làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:
- Đại diện đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;
- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá, quản lý tài chính của cơ quan tài chính nhà nước;
- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.
d) Hội đồng thẩm định giá tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là đơn vị) được giao mua, bán, quản lý và sử dụng tài sản do lãnh đạo đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:
- Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của đơn vị được giao mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản;
- Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính của cơ quan cấp trên;
- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.
2. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất một thành viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá.
4. Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định giá tài sản trở lên tham dự. Trường hợp Hội đồng thẩm định giá tài sản chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá điều hành phiên họp thẩm định giá. Trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định.
Hội đồng thẩm định giá kết luận về giá của tài sản theo ý kiến đa số đã được biểu quyết và thông qua của thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với kết luận về giá của tài sản do Hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản phiên họp thẩm định giá tài sản.
5. Hội đồng thẩm định giá tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi Hội đồng thẩm định giá chấm dứt hoạt động sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng chủ trì xử lý.
1. Hội đồng thẩm định giá có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
b) Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá. Kinh phí thuê thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
c) Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá tài sản;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá tài sản.
1. Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có quyền:
a) Tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
b) Đưa ra nhận định, đánh giá của mình trong quá trình thẩm định giá;
c) Biểu quyết, để xác định giá của tài sản; trường hợp có ý kiến khác thì có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi vào biên bản họp Hội đồng;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận định, đánh giá của mình quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản cần thẩm định giá hoặc đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
2. Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là thẩm định viên về giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
3. Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, người đang bị quản chế hành chính; người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1. Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của Nhà nước được trang trải bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định giá hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản của Nhà nước.
2. Riêng đối với trường hợp thẩm định giá khi mua sắm, bán, thanh lý tài sản nhà nước thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
SECTION 1. ORDERS OF AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR BUSINESS IN SERVICE OF APPRAISAL OF PRICES
Article 13. Grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices
1. The Ministry of Finance shall consider and grant certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for enterprises, which are eligible for business in service of appraisal of prices as prescribed in Article 39 of the Price Law.
2. The Ministry of Finance shall consider and re-grant certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for price appraisal enterprises when changing one of following contents:
a) Having change of content of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices;
b) Certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices is lost, torn, burned or damaged due to natural disasters, enemy sabotage or other force majeure reason.
Article 14. Dossier requesting for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices
1. Dossier requesting for grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices includes:
a) Application for grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices made according to the Form prescribed by the Ministry of Finance;
b) Authenticated copy of certificate of business registration, certificate of enterprise registration of enterprise;
c) Register of practicing appraisal of prices of appraisers registering for practicing appraisal of prices at enterprise confirmed by enterprise; certificate of re-training the professional knowledge of appraisal of prices for the practicing price appraisers (if any);
d) Copies of labor contracts, or Annexes of labor contracts (if any) of the practicing price appraisers at enterprise;
dd) Documents proving the level of contributed capital of members being organization for the limited liability companies with two members or more and joint-stock companies as prescribed in Article 18 of this Decree; the level of contributed capital of the foreign organizations of appraisal of prices at enterprises (if any) as prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree;
e) Receipt of paying fees as prescribed;
g) Authenticated copies of document on appointment of position for legal representative of enterprise, documents of authorization in appraisal of prices (if any).
2. Dossier requesting for re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices includes:
a) Application for re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices made according to the Form as prescribed by the Ministry of Finance;
b) Original of the granted certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices. In case where the certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices is lost or damaged, it is required to have certification of People’s Committee or police office at communal/ward level where the certificate is lost or damaged;
c) Receipt of paying fees as prescribed;
d) Authenticated copies of document on appointment of position for legal representative of enterprise, documents of authorization in appraisal of prices (if any).
Article 15. Time limit for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices
1. Within 15 (fifteen) working days after receiving fully 01 (one) set of dossier made by enterprise as prescribed in Clause 1 Article 14 of this Decree, the Ministry of Finance shall grant certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for the price appraisal enterprises.
2. Within 10 (ten) working days after receiving fully 01 (one) set of dossier made by enterprise as prescribed in Clause 2 Article 14 of this Decree, the Ministry of Finance shall re-grant certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for the price appraisal enterprises.
3. In case of refusal for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices, the Ministry of Finance shall reply in writing in which clearly state reason thereof to the price appraisal enterprises within 05 (five) working days after receiving dossier.
Article 16. Fee for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices
1. Enterprises must pay fees when submitting dossier of grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices.
2. The Minister of Finance shall specify the collection, regime of collection, remittance, management and use of the feed for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices.
Article 17. Changes must notify the Ministry of Finance
1. In the course of appraisal of prices, the price appraisal enterprises must notify in writing the Ministry of Finance when change one of the following contents:
a) Cases of changing and leading the dissatisfactory of one of conditions for grant of certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for enterprises as prescribed in Article 39 of the Price Law;
b) Cases of changing which need re-grant certificate of eligibility for business in service of appraisal of prices for enterprises as prescribed in Clause 2 Article 13 of this Decree;
c) List of the price appraisers who register for practicing at enterprise, including: Name, year of birth, hometown, number of card of appraiser and date of issue of the card of price appraiser;
d) Enterprise is divided, separated, merged, consolidated or changed form of ownership;
dd) Enterprise is dissolved, bankrupted, temporarily stops, self-terminates business in service of appraisal of prices;
e) Enterprise is withdrawn certificate of business registration, certificate of enterprise registration.
2. Within 15 (fifteen) working days after having changes of contents specified in Clause 1 of this Article, the price appraisal enterprises must notify in writing the Ministry of Finance for the Ministry of Finance to monitor, sum up information, review the conditions for business of enterprises to serve for state management over the price appraisal enterprises.
Article 18. Members being organizations of limited liability companies with two members or more and joint-stock companies of appraisal of prices
1. Members being organizations may contribute maximally 35% of charter capital of the limited liability companies with two members of appraisal of prices. Founding shareholders which are organizations may contribute maximally 35% of charter capital of the joint-stock companies of appraisal of prices. In case there are many organizations contributing capital, the number of contributed capital of organizations is maximally equal to 35% of charter capital of the limited liability companies with two members or more and joint-stock companies of appraisal of prices.
2. Representatives of members being organizations specified in Clause 1 this Article must be price appraiser and must register for practicing at the price appraisal enterprise which organizations contributed capital; concurrently are not permitted to contribute capital in that price appraisal enterprise with entity of an individual, not permitted to be representative of organization contributed in establishment of other price appraisal enterprise.
SECTION 2. SUSPENSION OF BUSINESS IN PRICE APPRAISAL SERVICES, WITHDRAWAL OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR BUSINESS IN PRICE APPRAISAL SERVICES
Article 19. Suspension of price appraisal services
1. A price appraisal enterprise may be suspended business in price appraisal services as prescribed in Clause 1 Article 40 of the Price Law when falls in one of following cases:
a) Fail to satisfy one of conditions corresponding type of enterprise specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 39 of the Price Law during consecutive 03 (three) months.
b) Having professional serious mistakes or violating criteria of appraisal of prices, including:
- Fail to comply with the Vietnam Criteria of appraisal of prices.
- Disclose information about record, customers of appraisal of prices and assets that are appraised price unless customers of appraisal of prices agree or law provided for permission.
- Having act of collaborating with owners of assets, customers of appraisal of prices, concerned persons when perform appraisal of prices with the aim to falsify result of price appraisal.
- Falsifying record of assets subject to appraisal of prices or falsifying information involving assets subject to appraisal of prices which lead the higher or lower result of price appraisal of the price appraising enterprise at difference of 10% for assets being real estate, equipment, transport, and 15% for assets being materials, goods in comparison with the final result of price appraisal of competent state applied to same method of price appraisal.
2. The Ministry of Finance shall issue decision on suspension of business operation in price appraisal services.
3. The maximum time for suspension of business operation in price appraisal services is 60 (sixty) days from the effective date of decision on suspension. In this time, enterprises must have written report and send it to the Ministry of Finance, regarding handling and remedying violations of units enclosed with relevant documents to prove, concurrently suggest permission to continue the business operation of price appraisal service.
Based on report of enterprise, the Ministry of Finance shall consider and notify in writing to permit enterprise to continue operating appraisal of prices under certificate of eligibility for business in price appraisal service corresponding to type of enterprise specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 39 of the Price Law or handle by withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal service as prescribed in Article 20 of this Decree.
4. In time of being suspended the business operation of price appraisal service, the price appraisal enterprises must be responsible for contracts of price appraisal signed with customers, labor contracts signed with appraisers, employees and other legal obligations as prescribed, unless parties have other agreement.
5. The Ministry of Finance shall post up publicly on website of the Ministry of Finance the list of price appraisal enterprises which are suspended business operation of price appraisal services, list of price appraisal enterprises which are eligible for continuing operation of price appraisal after being suspended.
Article 20. Withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal services
1. The price appraise enterprises may be withdrawn certificate of eligibility for business in price appraisal service as prescribed in Clause 2 Article 40 of the Price Law.
2. The Ministry of Finance shall issue decision on withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal service; post up publicly list of the price appraisal enterprises which are withdrawn certificate of eligibility for business in price appraisal service; delete name out list of price appraisal enterprises which are eligible for appraisal of prices on website of the Ministry of Finance.
3. The price appraisal enterprises which are withdrawn certificate of eligibility for business in price appraisal service must terminate business in price appraisal service from the effective date of decision on withdrawal.
SECTION 3. FORM, SCOPE OF PRICE APPRAISAL SERVICE PROVISION OF FOREIGN PRICE APPRAISAL ORGANIZATIONS IN VIETNAM
Article 21. Form of price appraisal service provision of foreign price appraisal organizations in Vietnam
1. Foreign price appraisal organizations that are established and operate legally in price appraisal service provision in their countries may contribute capital with Vietnamese price appraisal enterprises to establish limited liability companies with two members or more, joint-stock companies in order to business in price appraisal service in Vietnam. The rate of capital contribution of foreign price appraisal organizations and representatives of foreign price appraisal organizations participating in capital contribution shall comply with Article 18 of this Decree.
2. Conditions for establishment, operation and dossier of requesting for grant, re-grant of certificate of eligibility for business in price appraisal service applicable to the price appraisal enterprises contributed capital by foreign price appraisal organizations shall comply with provisions of law on enterprises, Clause 2 and Clause 5 Article 39, Article 43 of the Price Law and regulation of this Decree.
Article 22. Cases where price appraisal enterprises which are contributed capital by foreign price appraisal organizations are not permitted to perform appraisal of prices
1. Cases prescribed in Article 10 of this Decree.
2. Assets belonging to national defense as prescribed by law.
SECTION 4. ORDERS OF AND PROCEDURES FOR PRICE APPRAISAL OF STATE
Article 23. Requirement of asset price appraisal
1. Competent state agencies perform appraisal of asset prices at the request in writing of competent state agencies or agencies, organizations, units which are assigned to purchase, sell, liquidate, lease, hire state assets in cases prescribed in Clause 2 Article 31 and Article 44 of the Price Law, specifying as follows:
a) Purchase, sale, liquidation, lease state assets or hire assets to serve for operation of state agencies as prescribed by law on management and use of state assets;
b) Fail to hire any enterprise to appraise prices for state assets in case where agencies, organizations, units which are assigned to purchase, sell, liquidate, lease, hire state assets have posted up publicly information over 15 (fifteen) days to invite for supplying the price appraisal service but there is no price appraisal enterprise participating in, except for bidding case which shall comply with provisions of law on bidding;
c) Purchase, sell assets belonging to state secret as prescribed by law on list of state secrets;
d) Purchase, sell state assets with big value and after having hired the price appraisal enterprise, agency or person competent to approval realize that it is necessary to have appraisal of competent state management agency according to decentralization of appraising prices of state assets specified in point n clause 2, point b clause 3 and point b Clause 4 article 5 of this Decree.
2. Documents requesting for appraising price of assets must have the following principle contents:
a) Name of agency requesting for price appraisal;
b) Content of request for price appraisal;
c) Information about assets subject to price appraisal enclosed with relevant documents; evaluation certificate of economic-technical status, quality of assets subject to price appraisal; certificate, report about result of price appraisal (if any) and relevant other documents.
3. In case it is necessary to have to have opinion about price appraisal of competent state management agency as prescribed in point d Clause 1 this Article, in the request document must clearly state reason of requesting for opinion about price appraisal.
Article 24. Receipt of requirement for asset price appraisal
1. Document requesting for asset price appraisal is sent to the state agency competent to perform asset price appraisal according to decentralization specified in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 5 of this Decree.
2. Agencies competent to asset price appraisal shall perform asset price appraisal at the request of agencies requested for price appraisal; in necessary, a Council of price appraisal may be established as prescribed in Article 45 of the Price Law, Article 28 of this Decree and relevant law.
3. In case of refusal for price appraisal due to not accordance with state management competence of price appraisal specified in Article 5 of this Decree; insufficient information, documents at the request specified in point p Clause 1 Article 26 and point c Clause 1 Article 29 of this Decree; cases not allowed to participate in price appraisal as prescribed in Article 31 of this Decree, agencies competent to asset price appraisal must reply in writing in which clearly state reason thereof.
Article 25. Orders of asset price appraisal
1. Competent state agencies shall perform asset price appraisal according to the following orders:
a) Defining generally about assets subject to price appraisal;
b) Making plan on price appraisal;
c) Surveying reality, collecting information involving assets subject to price appraisal;
d) Analyzing information;
dd) Determining value of asset subject to price appraisal based on regulation on counting price of assets, goods, service, the Vietnam criteria of price appraisal promulgated by the Ministry of Finance; principles, grounds, methods of determining price as prescribed by law involving asset subject to price appraisal;
e) Making report about result of price appraisal, documents replying about result of price appraisal and submit to heads of agencies competent to price appraisal for the approval; after that, send document replying about result of the price appraisal to agencies requesting for price appraisal.
2. Depending on assets subject to appraisal, the orders of price appraisal may be shortened some steps in comparison with provision in Clause 1 of this Article.
3. Agencies requested for price appraisal shall supply information and documents related to assets subject to price appraisal; coordinate in surveying reality of assets subject to price appraisal, if necessary.
Article 26. Rights and obligations of heads, civil servants of state agencies when appraise prices of state assets
1. Heads and civil servants of state agencies have rights:
a) To organize price appraisal under their competence specified in Article 5 of this Decree or perform price appraisal under assignment of agencies, organizations subject to request for price appraisal;
b) To request agencies requesting for price appraisal or agencies, organizations, unit which have assets subject to price appraisal or other relevant organizations, individuals for supplying necessary information and documents to serve for appraising prices of assets;
c) Heads of state agencies are entitled to hire organizations which have function to perform evaluation on economic – technical status, quality of assets; hire services for asset price appraisal with the aim to have more information to serve the price appraisal of state agencies. Expenses for hiring shall comply with Article 32 of this Decree;
d) To refuse the asset price appraisal in case of insufficient information and documents at the request specified in point b Clause 1 of this Article;
e) To be enjoyed regimes, policies as prescribed by law on price appraisal and other relevant provisions of law.
2. Heads and civil servants of state agencies have obligations:
a) To comply with the orders of asset price appraisal as prescribed in Article 25 of this Decree;
b) To ensure the independence about professional operations; the truthfulness, objectivity in the course of asset price appraisal;
c) Keep information in secret as prescribed by law.
3. Apart from rights and obligations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, heads, civil servants of state agencies when perform price appraisal of state assets have rights and obligations as prescribed by law on civil servants.
Article 27. The making and storage of dossier of asset price appraisal
1. Agency competent to the asset price appraisal or Council of price appraisal shall make dossier of asset price appraisal including the following documents:
a) Written request for asset price appraisal; Decision on establishment of Council of price appraisal in case of establishing Council of price appraisal;
b) Report on result of price appraisal and document replying about result of price appraisal; Record of asset price appraisal and conclusion of asset appraisal of prices in case of establishing Council of price appraisal;
c) Other documents relating to the asset price appraisal.
2. Agencies competent to asset price appraisal or agencies presiding over establishment of Council of price appraisal shall preserve, store dossiers of price appraisal as prescribed by law on archival. Time for archival is not less than 10 (ten) years after the day ending price appraisal, unless otherwise prescribed by law.
Article 28. Council of price appraisal
1. Members of the price appraisal Council
a) The asset price appraisal Council of the Ministry of Finance is established under competence on state management specified in point n Clause 2 Article 5 of this Decree, leader of the Ministry of Finance or an authorized person is chairperson of Council, other members include:
- Representative of unit specialized in price management under the Ministry of Finance;
- Representative of unit specialized in state asset management under the Ministry of Finance;
- The Chairperson of Council shall, base on nature, characteristics of assets subject to price appraisal, decide other members.
In case where the asset price appraisal Council established by the Ministry of Finance under competence on state management specified in point b Clause 3 Article 5 of this Decree, members of Council shall comply with provision in point b Clause 1 of this Article.
b) For the asset price appraisal Council of other Ministry, Ministerial-level agency, Governmental agency, other agency at Central level (hereinafter abbreviated to Ministry, Central agency), leader of Ministry or Central agency possessing assets subject to price appraisal or an authorized person is chairperson of Council, other members include:
- Head of unit possessing assets subject to price appraisal;
- Representative of unit specialized in price management or financial management under the Ministry, central agency and division specialized in price or finance, accounting of unit possessing assets subject to price appraisal;
- Agency competent to decide on establishment of Council shall, base on nature, characteristics of assets subject to price appraisal, decide other members.
c) For the asset price appraisal Council at provincial or district level, leader or an authorized person of state finance agency (Department of Finance, Division of Finance and Planning) is chairperson, other members include:
- Representative of unit possessing assets subject to price appraisal;
- Representative of unit specialized in price management, finance management of the state financial agency;
- Agency competent to decide on establishment of Council shall, base on nature, characteristics of assets subject to price appraisal, decide other members.
d) For the asset price appraisal Council of agencies, organizations, units (hereinafter collectively referred to as units) assigned to purchase, sell, manage and use assets, leader of unit possessing assets subject to price appraisal or an authorized person is chairperson of Council, other members include:
- Representative of division specialized in price or finance, accounting of unit assigned to purchase, sell, manage, use of assets;
- Representative of division specialized in price or finance of the superior agency;
- Agency competent to decide on establishment of Council shall, base on nature, characteristics of assets subject to price appraisal, decide other members.
2. The price appraisal Council must have at least one member trained, improved the professional operations specialized in price appraisal as prescribed by the Ministry of Finance or had graduation diploma of college, university, post-university specialized in price, price appraisal.
3. In necessary case, chairperson of the price appraisal Council may decide on establishment of Assistant Group for the price appraisal Council.
4. Council of price appraisal works in collective principle. Meeting session of price appraisal may carry out only when there are presence of at least 2/3 quantity of members of the asset price appraisal Council. In case where the asset price appraisal Council has only 03 members, the meeting session must have presence of full 03 members. Chairperson of the price appraisal Council shall chair the meeting session of price appraisal. Before carrying out the meeting session of price appraisal, the absent members must have document and send it to chairperson of the price appraisal council in which clearly state reason of absence and their independent opinion about issues related to prices of assets subject to appraisal.
The price appraisal Council will conclude about prices of assets under opinion of majority voted and passed by its members who are present at meeting. In case where number of various opinions is equal, the opinion with the vote of the chairperson of Council is decisive opinion. Members of the price appraisal council have right to make reservations to their opinions if disagree with conclusion on prices of assets decided by the Council; such reserved opinions will be inscribed in record of meeting of asset price appraisal.
5. The asset price appraisal Council as prescribed in Clause 1 of this Article will terminate its operation after finished task specified in Decision on establishment of Council. Agency competent to establishment of Council shall preside over handling of cases arising after the asset price appraisal Council terminated operation.
Article 29. Rights and Obligations of Council of price appraisal
1. Council of price appraisal has rights:
a) To request agencies requesting for price appraisal or agencies, organizations, unit which have assets subject to price appraisal or other relevant organizations, individuals for supplying necessary information and documents to serve for appraising prices of assets;
b) To hire organizations with function of implement evaluation on economic – technical status, quality of assets; hire services for asset price appraisal with the aim to have more information to serve the price appraisal of the price appraisal council. Expenses for hiring shall comply with Article 32 of this Decree;
c) To refuse the asset price appraisal in case of insufficient information and documents at the request specified in point a Clause 1 of this Article;
d) Other rights as prescribed by law.
2. Council of price appraisal has obligations:
a) To comply with the orders of asset price appraisal as prescribed in Article 25 of this Decree;
b) To ensure the independence about professional operations; the truthfulness, objectivity in the course of asset price appraisal and take responsibility for result of asset price appraisal;
c) Keep information in secret as prescribed by law;
d) Other obligations as prescribed by law.
3. The price appraisal Council may use seal of agency deciding its establishment.
Article 30. Rights and Obligations of members of the price appraisal Council
1. Members of the price appraisal Council have rights:
a) To access relevant information and documents to serve for the asset price appraisal;
b) To give out their cognizance, assessment during course of price appraisal;
c) To vote to determine prices of assets; in case of having various opinion, they have right to make reservations and inscribed in record of meeting of Council;
d) To be enjoyed regimes, policies as prescribed by law on price appraisal and other relevant provisions of law;
e) Other rights as prescribed by law.
2. Members of the price appraisal Council have obligations:
a) To comply with the orders of asset price appraisal as prescribed in Article 25 of this Decree;
b) To ensure the independence about professional operations; the truthfulness, objectivity in the course of asset price appraisal and take responsibility before law for their cognizance, assessment as prescribed in point b, point c Clause 1 of this Article;
c) Keep information in secret as prescribed by law;
d) Other obligations as prescribed by law.
Article 31. Cases are not participated in price appraisal
1. Persons who have rights and obligations related to assets subject to price appraisal or have conducted price appraisal over such assets before establishing the price appraisal Council.
2. Persons whose parents, spouses, children, brothers and sisters are price appraisers, persons in charge of management, members of Control Board of price appraisal enterprises having conducted price appraisal over such assets before establishing the price appraisal Council.
3. Persons who are in time of discipline execution with form of warning or heavier, persons who are on administrative probation, persons who are incapable of civil acts or limited the civil act capacity.
Article 32. Expenses for price appraisal of state-owned assets
1. Expenses to serve for price appraisal of State are covered by funding from state budget of agency assigned task of price appraisal or agency competent to establishment of the price appraisal Council in case of establishing the price appraisal Council. The Ministry of Finance shall specify expenses serving for price appraisal of state-owned assets.
2. Especially, for case of price appraisal when procure, sell, liquidate state-owned assets, expenses serving for price appraisal shall comply with regulation of law on management, use of state-owned assets, law on bidding and other relevant law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực