Chương 1 Nghị định 89/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 89/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 25/09/2013 |
Ngày công báo: | 18/08/2013 | Số công báo: | Từ số 485 đến số 486 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về Thẩm định giá, trong đó quy định chi tiết tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Theo đó, thẩm định viên về giá phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Ngoài ra, thẩm định viên về giá phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, có thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp…
Bên cạnh đó, Nghị định 89 cũng quy định các trường hợp không được tham gia thẩm định giá: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; Người đang bị quản chế hành chính…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/9/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá, bao gồm: Nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá; tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; tiêu chuẩn và thẻ thẩm định viên về giá; tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; giá dịch vụ thẩm định giá; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam; trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước.
Nghị định này áp dụng đối với: Thẩm định viên về giá; doanh nghiệp thẩm định giá; cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thẩm định giá; cơ quan, tổ chức cử người và cá nhân được cơ quan, tổ chức đó cử tham gia Hội đồng thẩm định giá; cơ quan, tổ chức, cá nhân có tài sản thẩm định giá hoặc có yêu cầu, đề nghị thẩm định giá; tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thẩm định giá.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng thẩm định giá là tổ chức, cá nhân thuê doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu, đề nghị thẩm định giá.
3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực thẩm định giá.
4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là những quy định về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp thực hành thẩm định giá dùng làm chuẩn mực để phục vụ hoạt động thẩm định giá tài sản, kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
3. Thẩm định giá tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.
5. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý và tổ chức thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá.
7. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về thẩm định giá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
d) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá;
đ) Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;
e) Quy định về tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về thẩm định giá;
g) Quy định mẫu, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; quy định về đăng ký và quản lý hành nghề thẩm định giá; công khai danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá trong cả nước;
h) Quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đối với doanh nghiệp thẩm định giá;
i) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện hợp tác quốc tế về thẩm định giá;
l) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá;
m) Tổng kết, đánh giá về hoạt động thẩm định giá; quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá;
n) Thực hiện việc thẩm định giá hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
o) Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
1. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
2. Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.Bổ sung
1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 2 Điều này.
1. Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.
3. Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
4. Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:
a) Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
b) Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
5. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.
6. Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:
a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
b) Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
c) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
7. Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.
1. Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.
2. Các căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá:
a) Nội dung, khối lượng, tính chất công việc và thời gian thực hiện thẩm định giá;
b) Chi phí kinh doanh thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ gồm: Chi phí tiền lương, chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
d) Lợi nhuận dự kiến (nếu có) đảm bảo giá dịch vụ thẩm định giá phù hợp mặt bằng giá dịch vụ thẩm định giá tương tự trên thị trường;
đ) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4, Khoản 5 Điều 12 của Luật giá bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan cho Bộ Tài chính để quản lý, giám sát.Bổ sung
Article 1. Scope of regulation
This Decree detailing implementation of a number of articles of the Price Law on appraisal of prices, including: Content and state management authority on appraisal of prices; criteria on appraisal of prices in Vietnam; criteria and cards of price appraisers, professional organizations for appraisal of prices; prices of price appraisal services; orders of and procedures for issuance, withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal services; suspension of business in price appraisal services; forms and scopes of appraising-price service provision of foreign organizations for appraisal of prices in Vietnam; orders of and procedures for appraisal of prices by State.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to: Price appraisers, enterprises of appraisal of prices; competent state agencies and cadres, civil servants who are assigned task of appraisal of prices; the appointing agencies or organizations and individuals who are appointed by such agencies or organizations to join the Council of appraisal of prices; agencies, organizations and individuals who have assets subject to appraisal of prices or have request, suggestions for appraisal of prices; professional organizations for appraisal of prices; state management agencies for appraisal of prices and other agencies, organizations and individuals related to appraisal of prices.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms will be construed as follows:
1. The price appraisal enterprises mean enterprises that are established and operate in accordance with Law on enterprises and granted certificate of eligibility for business in price appraisal services as prescribed by law.
2. The price appraisal customers include organizations, individuals hiring the price appraisal enterprises to provide for price appraisal services under contracts of appraisal of prices or documents requesting, suggesting for appraisal of prices.
3. Professional organizations for appraisal of prices means social-professional organizations established in accordance with law on the basis of the voluntary participation of price appraisers, the price appraisal enterprises, and other organizations and individuals relating to appraisal of prices.
4. The Vietnam price appraisal Criteria mean provisions on professional knowledge, skills, and ethics in practicing appraisal of prices that are used as the standards in serve of activities including appraising prices of assets, assessing results and quality of activities of appraisal of prices in Vietnam.
Article 4. Content of state management on appraisal of prices
1. Formulating, directing implementation of strategies and plans on development of price appraisal profession in Vietnam.
2. Promulgating and organizing implementation of legal documents on appraisal of prices, criteria of appraisal of prices in Vietnam.
3. Appraising prices of state-owned assets as prescribed in this Decree and relevant legal documents.
4. Prescribing the regimes of report, collection and summarizing of information in order to build database in serve of the information provision and state management on appraisal of prices.
5. Managing the training, re-training of professional operations on appraisal of prices; managing and organizing examination, grant and withdrawal of price appraiser cards, grant and withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal services.
6. Examining, inspecting, and solving complaints or denunciation and handling acts breaching law on appraisal of prices.
7. Organizing and managing the science research, international cooperation on appraisal of prices.
Article 5. Competence of state management on appraisal of prices
1. The Government performs the unified state management over activities of appraisal of prices.
2. The Ministry of Finance shall be responsible before the Government for performing the function of state management on appraisal of prices and have the following tasks and powers:
a) Formulating, submitting to the Government for deciding strategies and plans on development of price appraisal profession in Vietnam;
b) Formulating and submitting the Government for promulgating, under its competence, legal documents on appraisal of prices, criteria of appraisal of prices in Vietnam;
c) Organizing implementation of strategies and plans on development of the price appraisal profession, legal documents on appraisal of prices, criteria of appraisal of prices in Vietnam;
d) Prescribing the conditions for participating in examinations, organization of examinations and conditions to grant cards of price appraisers; management, grant and withdrawal of cards of price appraiser;
dd) Prescribing the training, grant of certificate of training the professional operations on price appraisal; re-training specialized knowledge on appraisal of prices for the practicing price appraisers;
e) Prescribing the organization and management of science research, training, retraining for cadres, civil servants about appraisal of prices;
g) Prescribing the model, grant and withdrawal of certificate of eligibility for business in price appraisal services; prescribing the registration and management of practicing appraisal of prices; publicizing the list of the practicing price appraisers and list of the price appraisal enterprises in nationwide;
h) Prescribing the purchase of professional liability insurance for activities of appraisal of prices or the setting up of the reserve fund for professional risks applicable to the price appraisal enterprises;
i) Performing state management in appraisal of prices in respect to the price appraisal enterprises, professional organizations of appraisal of prices as prescribed by law;
k) Performing international cooperation on appraisal of prices;
l) Inspecting, examining, and solving complaints or denunciation and handling acts breaching law on appraisal of prices;
m) Summing up, assessing on activities of appraisal of prices; prescribing the quality control of appraisal of prices and the compliance with regulation of State on appraisal of prices;
n) Performing appraisal of prices or taking responsibility for organization of appraising price of state-owned assets at the request of the Government, the Prime Minister;
o) Prescribing the regimes of report, collection and summarizing of information in order to build database in serve of the information provision and state management on appraisal of prices.
3. Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies shall have following tasks and powers:
a) Performing the state management over activities of appraisal of prices within their tasks and powers;
b) Assigning and organizing the appraisal of prices of state-owned assets specified in Clause 2 Article 31 and Article 44 of the Price Law, that are managed by Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies in accordance with regulation on decentralization for management and use of state-owned assets; regulation on decentralization in management of state budget and regulation of relevant law;
c) Inspecting, examining, and solving complaints or denunciation and handling acts breaching law on appraisal of prices under their management.
4. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall have following tasks and powers:
a) Performing the state management over activities of appraisal of prices within their management;
b) Assigning and organizing the appraisal of prices of state-owned assets specified in Clause 2 Article 31 and Article 44 of the Price Law, that are managed by localities in accordance with regulation on decentralization in management and use of state-owned assets; regulation on decentralization in management of state budget and regulation of relevant law;
c) Inspecting, examining, and solving complaints or denunciation and handling acts breaching law on appraisal of prices under their management.
Article 6. The Vietnam Criteria of appraisal of prices
1. System of Vietnam criteria of appraisal of prices includes criteria guiding on ethical rules of practicing appraisal of prices; economical principles that govern activities of appraisal of prices; market value and non-market value serving as basis for appraisal of prices of assets; classification of assets; process of appraisal of prices of assets; report on results of appraisal of prices, record and certificate of appraisal of prices of assets; measures to access and methods of appraisal of prices.
2. The Ministry of Finance shall promulgate and guide implementation of the Vietnam criteria of appraisal of prices to apply in activities of appraisal of prices on Vietnam’s territory.
Article 7. Criteria of price appraisers
1. Having civil act capacity.
2. Having ethical qualities, integrity, being honest and objective.
3. Graduated university, post-university specialized in price, appraisal of prices and sectors including: Economy, economy – technique, law involving operation of appraisal of prices issued by legal training organizations in Vietnam or other countries.
4. Having the actual working time under the trained specialties of from 36 (thirty six) months or longer, calculated from the date of issuing the university diploma of specialties specified in Clause 3 of this Article.
5. Having certificate of training on appraisal of prices issued by agencies, organizations which have function on training the appraisal of prices as prescribed by the Ministry of Finance, except from the following cases:
a) Persons who have had graduation diplomas of domestic or foreign universities or post-universities specialized in price, appraisal of prices;
b) Persons who have had graduation diplomas of domestic or foreign universities or post-universities specialized in economy, economy-technique, technique, law involving operation of appraisal of prices and had college diplomas specialized in appraisal of prices.
6. Possessing card of price appraiser issued by the Ministry of Finance.
Article 8. Card of price appraisers
1. Vietnamese citizens who are eligible for participating in examination as prescribed by the Ministry of Finance and meeting requirements of the examination for granting the card of price appraisers that are organized by the Ministry of Finance shall be granted card of price appraiser by the Ministry of Finance.
2. Persons who possess certificate of appraisal of prices issued by foreign countries and recognized by the Ministry of Finance, have full criteria specified in Clause 1, Clause 2 Article 7 of this Decree and pass the examination of test in Vietnamese about law of Vietnam involving the operation of appraisal of prices as prescribed by the Ministry of Finance shall be granted the card of price appraiser by the Ministry of Finance.
Article 9. Professional organizations for appraisal of prices
1. Professional organizations for appraisal of prices are established and operate in accordance with Law on associations and law on appraisal of prices.
2. The professional organizations for appraisal of prices may organize the training and grant of certificate of re-training professional knowledge on appraisal of prices and perform tasks involving activities of appraisal of prices as follows:
a) Researching, updating the international criteria of appraisal of prices to propose to the Ministry of Finance for considering promulgating or supplementing, amendment the Vietnam Criteria of appraisal of prices in conformity with actual conditions in Vietnam and international practices;
b) Coordinating with the Ministry of Finance in organizing grant of cards of price appraiser;
c) Coordinating with the Ministry of Finance in examining, assessing on quality of activities of appraisal of prices and compliance with regulation of State on appraisal of prices in respect to the price appraisal enterprises being members;
d) Supplying information to the Ministry of Finance about activities of members in serve of state management on appraisal of prices;
dd) Organizing the information provision, propagation about activities of appraisal of prices; coordinating with the Ministry of Finance in propagating about mechanisms, policies on management and control by State in price field;
e) Participating in activities of international cooperation on appraisal of prices as prescribed by law on associations.
3. The Ministry of Finance shall specify the reporting regime of the professional organizations for appraisal of prices involving implementation of tasks assigned at Clause 2 of this Article.
Article 10. Cases where the price appraisal enterprises are not permitted to perform appraisal of prices
1. Performing appraisal of prices when failing to ensure compliance with the Vietnam Criteria on appraisal of prices.
2. Trading the assets under state secrets as prescribed by law on list of state secrets.
3. There are the price appraisers participating in appraisal of prices, persons in charge of management, members of the Control Board of the price appraisal enterprises, who are members, founding shareholders or buy shares, contribute capital in organizations which are customers requesting for appraisal of prices.
4. There are the price appraisers participating in appraisal of prices, persons in charge of management, members of the Control Board of the price appraisal enterprises, whose parents, spouses, children, brothers and sisters are:
a) Members, founding shareholders or buy shares, contribute capital in organizations which are customers requesting for appraisal of prices.
b) Persons in charge of leading, management and administration, being chief accountant, members of Control board, supervisor of organizations that are the customers requesting for appraisal of prices.
5. Persons in charge of management, administration, members of the Control Board, and supervisors of units subject to appraisal of prices and concurrently are persons who buy shares, contribute capital in the price appraisal enterprises.
6. The price appraisal enterprises and customers of appraisal of prices have the following relationships:
a) There is a same individual or enterprise or organization which establishes or participates in establishment; or operating in a same group, corporation, or a complex of mother company- subsidiary companies;
b) Having relationship in management, control, capital contribution under all forms between two parties;
c) Directly or indirectly suffer the management, control, capital contribution under all forms of a third party;
d) Having agreement on business cooperation on the basis of contract.
7. The price appraisal enterprises are in time of being suspended or temporarily stop activities of appraisal of prices.
Article 11. Prices of price appraisal services
1. Prices of price appraisal services shall comply with agreements between the price appraisal enterprises and customers of appraisal of prices as prescribed in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article and inscribed in contract of appraisal of prices; in case of bidding for price appraisal services, complying with provisions of law on biding for bidding package of advisory service.
2. Grounds to determine prices of price appraisal services:
a) Content, volume and nature of work and time to perform appraisal of prices;
b) The actual and reasonable business expenses corresponding to the service quality including: Salaries, expenses arising in the course of survey, collection, analyzing and handling of information; financial expenses, sale expenses, expenses for enterprise administration and other expenses as prescribed by law;
c) Expenses for buying professional liability insurance or expenses for setting up of the professional risk reserve fund;
d) Tentative profit (if any) to ensure that prices of price appraisal services are suitable with the level of similar price appraisal services on the market;
e) Financial obligations as prescribed by law.
3. Based on provision in Clause 2 of this Article, the price appraisal enterprises may promulgate and perform the listing of price tariff of their price appraisal services as prescribed in Clause 6 Article 4, Clause 5 Article 12 of the Price Law by form of the price level of lump-sum service, at the percentage (%) of value of assets or value of projects that need be appraised price and other forms as decided by enterprises in conformity with provisions of law.
Article 12. Overseas facilities trading price appraisal services
1. The price appraisal enterprises may place the facilities of trading in price appraisal services abroad as prescribed by law on investment of Vietnam and law of host country.
2. Within 30 (thirty) working days, after placing facility or terminating operation of a facility of trading in price appraisal services abroad, the price appraisal enterprises must notify in writing enclose relevant documents to the Ministry of Finance for management and supervision.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực