Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
Số hiệu: | 170/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 25/12/2003 | Ngày hiệu lực: | 14/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/12/2003 | Số công báo: | Từ số 230 đến số 231 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2003 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 170/2003/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH GIÁ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; hiệp thương giá; thẩm định giá; kiểm soát giá độc quyền; thẩm quyền định giá và quản lý giá.
Điều 2. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá theo Điều 6 Pháp lệnh Giá bao gồm: xăng, dầu, khí hoá lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, lúa, gạo, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía cây nguyên liệu, muối; một số loại thuốc phòng, chữa bệnh cho người dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều này tùy theo từng thời kỳ và khi giá cả thị trường có biến động bất thường.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Những biện pháp đó là:
a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước;
b) Mua vào, bán ra hàng hóa dự trữ quốc gia;
c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho khi có dấu hiệu đầu cơ;
d) Sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ khi cần thiết.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực. Những biện pháp đó là:
a) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;
b) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hoặc đầu cơ nâng giá.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường biến động bất thường xảy ra tại địa phương đối với giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Những biện pháp đó là:
a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá bảo đảm sản xuất, tiêu dùng tại địa phương;
b) Áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ khi cần thiết để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.
4. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp đó.
Điều 4. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá
1. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố chỉ có hiệu lực thi hành trong thời gian giá cả thị trường có biến động bất thường.
2. Khi tình hình giá cả thị trường trở lại bình thường, cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá công bố chấm dứt thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá đó.
Điều 5. Thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá
1. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong vùng, khu vực.
2. Cục Quản lý giá trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong vùng, khu vực.
3. Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường có biến động bất thường xảy ra tại địa phương.
4. Nội dung trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Tình hình và nguyên nhân biến động giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá;
b) Những biện pháp để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ và thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá;
c) Điều kiện để thực hiện các biện pháp bình ổn giá;
d) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định về các biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá.
2. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá; các Sở quản lý ngành, lĩnh vực và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá có liên quan đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 7. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Giá bao gồm:
a) Đất đai theo quy định của Luật Đất đai;
b) Mặt nước, tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản của Nhà nước được bán, cho thuê không qua hình thức đấu thầu, đấu giá:
Nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán;
Hàng hóa dự trữ quốc gia;
Tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước.
d) Hàng hoá, dịch vụ Nhà nước độc quyền:
Điện;
Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến đường chuẩn trong nước;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông: thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram, thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế; thuê kênh viễn thông quốc tế liên tỉnh nội hạt và các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác do Thủ tướng Chính phủ quy định theo Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông.
đ) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng đối với quốc kế dân sinh:
Xăng, dầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Nước sạch cho sinh hoạt;
Vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp;
Một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người;
Hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển;
Báo Nhân dân, báo cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trường hợp cần điều chỉnh danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 1 Điều này thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Thẩm quyền định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:
Khung giá đất;
Khung giá cho thuê mặt nước;
Khung giá hoặc giá chuẩn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để bán, cho thuê;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định:
Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;
Giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách;
Giá chuẩn bán điện;
Giá cước hoặc khung giá cước dịch vụ vận chuyển thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram; giá cước hoặc khung giá cước thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao;
Giá bán báo Nhân dân.
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định:
Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;
Giá hàng hóa dự trữ quốc gia và hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;
Giá cước vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến đường chuẩn trong nước;
Giá xăng, dầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Khung giá nước sạch cho sinh hoạt;
Căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ để hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá các loại đất;
Căn cứ vào khung giá cho thuê mặt nước của Chính phủ để hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá cho thuê mặt nước;
Khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người.
d) Bộ trưởng Bộ Công nghiệp căn cứ vào giá chuẩn bán điện của Thủ tướng Chính phủ để quyết định giá bán điện cụ thể cho đối tượng tiêu dùng trong mạng lưới quốc gia;
đ) Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định: khung giá cước điện thoại đường dài trong nước và quốc tế; khung giá cước thuê kênh viễn thông quốc tế, liên tỉnh nội tỉnh, nội hạt; khung giá các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
e) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
Giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp;
Giá bán báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ vào khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ để quyết định giá những tài sản, hàng hoá, dịch vụ sau đây áp dụng tại địa phương:
+ Giá các loại đất;
+ Giá cho thuê mặt nước;
+ Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác;
+ Giá bán điện đối với nguồn điện do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia;
+ Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển;
+ Giá nước sạch cho sinh hoạt;
+ Giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;
2. Trường hợp thay đổi thẩm quyền định giá quy định tại khoản 1 Điều này thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 9. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá
1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá quy định tại Điều 8 Nghị định này phải kịp thời điều chỉnh giá. Trường hợp không điều chỉnh giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động được bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá tại Điều 8 Nghị định này điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
3. Chậm nhất là 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được kiến nghị của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá phải xem xét, điều chỉnh giá trong thời hạn quy định tại Điều 10 Nghị định này; trường hợp không chấp nhận kiến nghị điều chỉnh giá thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản.
Điều 10. Trình tự, thời hạn quyết định giá
1. Trình, thẩm định và lấy ý kiến về nội dung phương án giá
a) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trình, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
b) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý kiến của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan.
c) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng các Bộ do Bộ trưởng quy định thủ tục trình, thẩm định và quyết định giá.
d) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Sở quản lý ngành, lĩnh vực trình, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá
a) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá quy định tại khoản 1 Điều này phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá (tính theo ngày làm việc) của các cấp được quy định như sau:
- Đối với Thủ tướng Chính phủ tối đa không quá 15 ngày;
- Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tối đa không quá 10 ngày.
c) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
3. Bộ Tài chính quy định Quy chế tính giá; hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá.
Điều 11. Điều kiện tổ chức hiệp thương giá
Bộ Tài chính, Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá khi có đủ hai điều kiện sau đây:
1. Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phải là hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán không thuộc phạm vi định giá tại Điều 7 Nghị định này. Hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán là hàng hoá, dịch vụ độc quyền được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất, kinh doanh đặc thù mà trong quan hệ mua, bán các bên phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, không có cạnh tranh trên thị trường.
Điều 12. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá
1. Bộ Tài chính tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ hoặc theo đề nghị của bên mua, bên bán hoặc một trong hai bên mua, bán những hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của nhiều ngành, của cả nước.
2. Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo đề nghị của bên mua, bán hoặc một trong hai bên mua, bán mà cả hai bên mua bán này có trụ sở đặt tại địa phương, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3. Bộ Tài chính quy định hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá.
Điều 13. Kết quả hiệp thương giá
1. Kết quả hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Giá.
2. Quyết định giá tạm thời trong hiệp thương giá theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Giá có hiệu lực thi hành tối đa là 6 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên tiếp tục trao đổi để thoả thuận giá mua, giá bán, hết thời hạn này nếu bên mua, bên bán không thoả thuận được giá mua, giá bán và có đề nghị thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá theo Điều 11 Nghị định này.
Điều 14. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
1. Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phải theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và tiêu chuẩn hướng dẫn thẩm định giá quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
2. Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Điều 15. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá
1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:
a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:
a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.
4. Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
Điều 16. Thành lập doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập khi có từ ba Thẩm định viên về giá trở lên đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá và có cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thẩm định giá.
3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 17. Tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá
1. Người được công nhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;
c) Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành thẩm định giá thì không cần phải có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá;
d) Có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Giá và các quy định cụ thể tại Điều này mà không có tiền án, tiền sự thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.
3. Bộ Tài chính ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý thẻ Thẩm định viên về giá.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo Điều 18 Pháp lệnh Giá.
2. Việc bồi thường thiệt hại do thẩm định giá không đúng gây ra được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng giữa doanh nghiệp thẩm định giá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi sử dụng kết quả thẩm định giá
Cơ quan, tổ chức sử dụng kết quả thẩm định giá tài sản quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình khi mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cổ phần hoá, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác tài sản của nhà nước.
Điều 20. Liên kết độc quyền về giá
1. Liên kết độc quyền về giá là thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường vượt quá thị phần theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân có một hoặc các hành vi sau đây thì bị xem xét xác định là liên kết độc quyền về giá:
a) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng;
b) Tại một thời điểm, một số tổ chức, cá nhân có hiện tượng đột ngột cùng bán thống nhất một giá với một loại hàng hoá, dịch vụ (giống nhau hoặc tương tự);
c) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá hủy, làm hư hỏng hàng hoá; lợi dụng đầu cơ tăng giá;
d) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, dịch vụ;
đ) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình.
Điều 21. Điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá
1. Điều tra giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá:
a) Khi giá hàng hoá, dịch vụ biến động bất thường có dấu hiệu do độc quyền hoặc liên kết để độc quyền gây ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá được quyền điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá;
b) Bộ Tài chính, Sở Tài chính điều tra kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi:
Có đơn tố cáo của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất hoặc người tiêu dùng;
Có dấu hiệu lợi đụng độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi cơ quan nhà nước phát hiện.
2. Nội dung điều tra.
Điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá.
3. Thủ tục điều tra được tiến hành như sau:
a) Ra quyết định điều tra và gửi đến tổ chức, cá nhân có hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá;
b) Có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu sau:
Phương án tính giá hàng hoá, dịch vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ;
Tình hình lưu chuyển hàng hoá (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ;
Báo cáo tài chính năm;
Tài liệu khác liên quan đến nội dung điều tra.
4. Thời hạn điều tra:
a) Thời gian một lần điều tra tối đa là 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định điều tra. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian điều tra thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân có liên quan; thời hạn điều tra kéo dài không quá 15 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra lần đầu;
b) Trong thời hạn tối đa là 10 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày kết thúc điều tra, Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận điều tra đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.
5. Căn cứ kết quả điều tra, Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xử lý theo thẩm quyền và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân độc quyền, liên kết độc quyền về giá quyết định;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân độc quyền liên kết độc quyền phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán trước khi liên kết độc quyền về giá;
c) Xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu phạm tội thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính khi nhận được yêu cầu điều tra.
2. Thời hạn cung cấp báo cáo là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu điều tra của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính.
Điều 23. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của Bộ Tài chính
1. Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá.
2. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.
3. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá: kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền.
6. Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 31 Pháp lệnh Giá và nội dung khác thuộc lĩnh vực giá theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
Điều 24. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình.
Điều 25. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý giá. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 27. Trách nhiệm thi hành Nghị định
1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 170/2003/ND-CP |
Hanoi , December 25, 2003 |
OF THE GOVERNMENT No.170/2003/ND-CP DATED DECEMBER 25, 2003 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PRICES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Governmental Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Ordinance on Prices No.40/2002/PL-UBTVQH10 dated April 26, 2002;
At the request of the Minister of Finance,
DECREES:
This Decree provides for the list of goods and services subject to price stabilization; the list of assets, goods and services conducted valuation; price negotiation; and price appraisal, control of price monopoly; valuation competence and price management by the State.
Article 2. List of goods and services subject to price stabilization
1. List of goods subject to price stabilization by Article 6 of the Ordinance on Prices include: gasoline, oil, liquefied gas, cement, iron, steel, fertilizer, rice, coffee, cotton seed and cotton fibers, sugar cane as raw materials, salt, and some drugs for medical prevention and treatment for persons under the provisions of law.
2. The Prime Minister adjusts the list of goods and services subject to price stabilization prescribed in Clause 1 of this Article depending on each period and when the market prices fluctuate abnormally.
Article 3. The competence to decide and announce the application of measures to stabilize prices
1. The Prime Minister decides and announces the application of measures to stabilize prices for goods and services on the list subject to price stabilization in case market prices fluctuate abnormally in the whole country or in each region, the area in which these prices of goods and services influence affecting the economic – social development the whole country. Those measures are:
a) Adjustment of supply and demand of domestically-produced goods and exports, imports between the regions and localities in the country;
b) Buying or selling of national reserve goods;
c) Inventory control when signs of speculation appear;
d) Use of financial instruments, currencies as needed.
2. The Minister of Finance decides and announces the application of measures to stabilize prices in case market prices fluctuate abnormally in the whole country or in each region, the area for goods and services on the list subject to price stabilization in which these prices of goods and services influence affecting the economic – social development the whole country or in each region, the area. Those measures are:
a) Stipulation of maximum prices, minimum prices and price brackets;
b) Control of price constituents when there are signs of monopoly connection on prices or price raising speculation.
3. People's Committees of provinces and cities under central authority (hereinafter referred to as provincial-level People's Committee) decide and announce the application of measures to stabilize prices in case market prices fluctuate abnormally in the localities for goods and services on the list subject to price stabilization in which these prices of goods and services influence affecting the economic – social development in the localities. Those measures are:
a) Adjustment of demand and supply of goods to ensure production, consumption in the localities;
b) Application of fiscal measures, monetary as necessary to stabilize prices of goods and services under their jurisdiction and use of local budgets.
4. Where specific goods and services that the Prime Minister, Ministry of Finance has decided and announced the application of measures to stabilize prices, the provincial-level People's Committees implement those measures.
Article 4. The time limit of application of measures to stabilize prices
1. The time limit of application of measures to stabilize prices decided and announced by the Prime Minister, Minister of Finance, the provincial-level People's Committees only takes effect during the time that the market price fluctuates abnormally.
2. When the market price situation is back to normal, the competent authorities that decide and announce the application of price stabilization measures announce the termination of the application time limit of such measures to stabilize prices.
Article 5. Procedures to submit to the competent authorities that decide to apply the measures to stabilize prices
1. Ministry of Finance submits to the Prime Minister for deciding and announcing the implementation of measures to stabilize prices in case the market price has been unusually volatile in the whole country or each region or each area.
2. Price Management Department submits to the Minister of Finance for deciding and announcing the implementation of measures to stabilize prices under the jurisdiction of the Ministry of Finance in case the market price has been unusually volatile in the whole country or each region or each area.
3. Department of Finance submits to the provincial-level People's Committee for deciding and announcing the implementation of measures to stabilize prices in cases where market price has been unusually volatile in the locality.
4. Contents of the written submission to the Prime Minister, Minister of Finance, the provincial-level People's Committee for deciding the price stabilization measures include:
a) Status and causes of fluctuation in market prices of goods and services on the list of price stabilization;
b) The measures to stabilize prices of goods, services and time limit for application of measures to stabilize prices;
c) Conditions for the implementation of measures to stabilize prices;
d) Responsibilities of agencies and organizations to take measures to stabilize prices.
Article 6. Responsibility for implementation of decisions on measures to stabilize the prices of the competent authorities
1. The Finance Ministry is responsible for guiding the implementation of decisions of the Prime Minister on the application of measures to stabilize prices.
2. The ministries managing branches, sectors and provincial-level People's Committees are responsible for implementing the measures to stabilize prices as stipulated in the decision issued by the Prime Minister and the decision issued by the Minister of Finance.
3. Department of Finance is responsible for guiding the implementation of decisions of the provincial-level People's Committee on the application of measures to stabilize prices; the Departments managing branches, sectors and People's Committees of districts and towns and provincial cities are responsible for implementing the measures to stabilize prices assigned by the provincial-level People's Committees.
4. Organizations and individuals producing and trading goods and services on the list subject to price stabilization are responsible for implementing concerned measures of price stabilization that have been provided in the decisions issued by the Prime Minister, Minister of Finance, the provincial-level People's Committee.
Article 7. Assets, goods and services valued by the State
1. Assets, goods and services valued by the State under clause 1 of Article 7 of the Ordinance on prices include:
a) Land under the provisions of the Land Law;
b) Water surface, important natural resources in accordance with law provisions;
c) Assets of the State sold, leased not through forms of bidding, auction:
State-owned houses for rent or sale;
The national reserve goods;
State property is the infrastructure works to serve national interests, public interests;
Goods and services produced by order of the State.
d) Exclusive goods and services of the State:
Electricity;
Passenger transport services by aircraft of standard domestic routes;
Services of post, telecommunications: regular domestic mail weighing up to 20 grams, telephone subscribers and local telephone contact at home, domestic and international long distance telephone; local, inter-provincial international telecommunications circuit leasing and other services of post, telecommunications defined by the Prime Minister under the Ordinance on Post and Telecommunications.
đ) Goods and services which are important to the country and the people:
Gasoline, oil according to provisions of the Prime Minister;
Clean water for daily life;
Passenger transport by buses in the city, towns and industrial zones;
A number of essential drugs for medical prevention and treatment;
Subsidized goods, transport subsidies;
The Nhan Dan newspaper, the newspaper of offices of the Party of Vietnam Communist Party of the provinces and centrally-run cities.
2. Where it is necessary to adjust the list of assets, goods and services valued by the State specified in clause 1 of this Article, the Ministry of Finance submits to the Prime Minister for decision.
Article 8. Competence of valuation
1. Competence to valuate assets, goods and services valued by the State is defined as follows:
a) The Government shall decide:
Land price bracket;
Price bracket for lease water surface;
The price bracket or standard price of housing owned by the state to sell or lease;
b) The Prime Minister shall decide:
Sale price or lease price of State assets as infrastructure projects serving national interests, public interests not through the forms of bidding, auction;
Housing prices owned by the state for lease or sale to the resettled people, policy beneficiaries;
Standard electricity prices;
Charge or charge brackets for transport services of regular domestic mail weighing up to 20 grams; rates or rates bracket of telephone subscribers and local phone contacts at subscribers’ houses;
The Nhan Dan newspaper selling price.
c) The Minister of Finance shall decide:
Sale price or leasing price of State assets as infrastructure projects serving national interests, public interests not through the forms of bidding or auction as authorized by the Prime Minister;
Prices of national reserve goods and goods, services produced by order of the State not through the forms of bidding, auction;
Rates of carriage of passengers by aircraft of standard domestic routes;
Petrol, oil price in accordance with provisions of the Prime Minister;
Bracket of clean water for daily life;
Based on the Government's land price bracket to guide provincial-level People's Committees to decide on land prices;
Based on the price bracket of the water surface lease of government to guide the provincial People's Committees to decide on water surface rents;
Retail price bracket of some essential medicines for the medical prevention and treatment for human being.
d) The Minister of Industry based on the standard electricity price of the Prime Minister to decide the specific price for selling electricity to consumers in the national network;
đ) The Minister of Post and Telecommunications shall decide: domestic and international long distance phone rates bracket; local, inter-provincial, international telecommunications circuit leasing rates bracket; rates of other post, telecommunications services defined by the Ministry of Post and Telecommunications under regulations issued by the Prime Minister.
e) The provincial-level People's Committees shall decide:
Rates of carriage of passengers by bus in the city, towns and industrial zones;
Prices of selling newspapers of the Party of the Communist Party of Vietnam of provinces and cities under central authority;
Based on the standard price bracket of the Government, the Prime Minister, Ministers, and guidance of the Ministry of Finance, the Ministries to decide on prices of following assets, goods and services for the local application:
+ The prices of types of land;
+ The prices for water surface leasing;
+ Housing leasing or sale prices owned by the state for the resettled people, policy beneficiaries; Housing leasing or sale prices owned by the state for working or use for other purposes;
+ Price of selling electricity for power managed by localities not belonging to national power grid;
+ The rates of price and freight subsidies of goods on the list subject to price and transport subsidies paid from local and central budgets; price rates or price bracket of retailing commodities subject to price and transport subsidies;
+ Price of clean water for daily life;
+ Price of goods and services produced by order of the State under the local budget but not through the forms of bidding, auction;
2. In case of changing the competence to valuate as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Finance shall submit to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 9. Adjustment of prices valuated by the State
1. When the constituents of domestic price and world price fluctuate affecting the production and life, the state agencies that are competent to determine the price as specified in Article 8 of this Decree shall promptly adjust prices. In case of not adjusting price, apply the measures of finance, monetary and other measures necessary to ensure that producing and trading organizations and individuals operate normally and ensure legitimate interests of consumers.
2. Organizations and individuals may request the state agencies that are competent to determine the price as specified in Article 8 of this Decree to adjust prices in accordance with the law provisions. When organizations and individuals producing and trading goods and services valued by the State propose to the competent state agencies for adjusting prices, they must clearly state the reasons and bases for determining the rates proposed for adjustment.
3. Within 15 days (working) days after receiving the recommendations of organizations and individuals, the state agencies that are competent to determine the price must consider, adjust prices within the time limit provided for in Article 10 of this Decree; in case of not accepting proposals for price adjustment, it must answer to the organization or individual in writing.
Article 10. The order and time limit for decision on the prices
1. Submission, appraisal, and collection of comments on the contents of the price plan
a) Price plan of assets, goods and services subject to valuation by the Government, the Prime Minister shall be submitted by the ministries managing branches, sectors after consulting the relevant ministries and appraisal comments in writing by the Ministry of Finance.
b) Price plan of assets, goods and services subject to valuation by the Minister of Finance shall be decided by the Minister of Finance on the basis of consulting the concerned ministries managing branches, sectors.
c) Price plan of assets, goods and services subject to valuation by the Minister of Ministries shall be specified the procedures for submission, appraisal and price decisions by the Ministers.
d) Price plan of assets, goods and services subject to valuation by the provincial-level People's Committees shall be submitted by the Departments managing branches, sectors after consulting the relevant bodies and written appraisal of the Departments of Finance.
2. The time limit for appraisal of the price plan and time limit for deciding on price
a) Agencies and units that are competent to appraise the price plan prescribed in Clause 1 of this Article must issue written appraisal on the content of the price plan for no later than 07 days (working days), since days after receiving complete dossiers of the price plans as prescribed by the Ministry of Finance.
b) Since the date of receipt of the price plan which attached the opinions of the concerned agencies and written appraisal of the competent authorities, the time limit for deciding price (in working days) of the levels is specified as follows:
- For the Prime Minister, not more than 15 days;
- For the ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees not more than 10 days.
c) Where necessary to extend the appraisal period of the price plan, making price decisions, the agencies or units that are competent to appraise the price plan and the agencies that are competent to decide on the prices must notify in writing and state clearly the reasons for the extension to the agency submitting the price plan; the extending duration is no longer than 15 days.
3. Ministry of Finance defines the Regulation on the price valuation; dossier of the price plan and content of the price plan.
Article 11. Conditions to hold the price negotiation
Ministry of Finance, Department of Finance hold the price negotiation when having the following two full conditions:
1. At the request of either the purchaser or seller when these parties cannot agree the purchase price, the sale price to sign a contract or at the request of the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen of Provincial-level People's Committees.
2. It must be goods and important services with exclusive nature of purchase, sale not belonging to the scope of valuation in Article 7 of this Decree. Goods and important services with exclusive nature of purchase, sale are the exclusive goods and services produced in terms of production, special business that the parties depend mutually in the relationship of purchase and sale, it is not replaceable and there is no competition in the market.
Article 12. Agencies to hold price negotiation
1. Ministry of Finance holds the price negotiation at the request of the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies or at the request of the buyers, the sellers or either the purchaser or the seller of important goods and services having an impact on economic – social development of many branches of the country.
2. Department of Finance holds the price negotiation at the request of the Chairman of provincial-level People's Committee or at the request of the buyers, the sellers or either the purchaser or the seller that both parties are headquartered at the locality, trading important goods and services having an impact on economic – social development at the locality.
3. Ministry of Finance regulates dossier and procedures for the price negotiation.
Article 13. Price negotiation results
1. Price negotiation results are complied with provisions in Article 12 of the Ordinance on Prices.
2. Decision on interim prices in the price negotiation as prescribed in Clause 2 of Article 12 of the Ordinance on prices is valid for a maximum period of 6 months. During the duration of executing decisions on interim price, the parties continue to exchange for agreement of purchase price, sale price, when this time limit expires if the buyer, the seller cannot reach agreement of the purchase price, sale price and have proposal, the Ministry of Finance or the Department of Finance will hold the price negotiation under Article 11 of this Decree.
Article 14. Vietnam price appraisal standards
1.Price appraisal activities of enterprises on the territory of Vietnam must comply with the Vietnam price appraisal standards and international price appraisal guiding standards recognized by the Vietnam State.
2. The Ministry of Finance issues Vietnam price appraisal standards.
Article 15. State assets required to be appraised
1. State assets required to be appraised include:
a) Assets acquired in whole or in part from state funds;
b) The assets of the State for lease, transfer, sale, capital contribution and other forms of right transfer;
c) The assets of state enterprises for lease, transfer, sale, capital contribution, equitization, dissolution and other forms of conversion;
d) Other state assets as prescribed by law required to be appraised.
2. Assets of the State in clause 1 of this Article with value as below must be appraised:
a) With a single-unit value at 100 million VND or more, or buy once at the same type of property with a large quantity of a total value of 100 million VND or more for assets purchased in whole or in part from state funds;
b) With a value at VND 500 million or more for assets of the State for lease, transfer, sale, capital contribution and other forms of right transfer;
c) With a value at VND 500 million or more for the assets of state enterprises for lease, transfer, sale, capital contribution, equitization, dissolution and other forms of conversion;
d) With a value at VND 500 million or more for other assets of the State.
3. Agencies, organizations, enterprises and units using state funds to procure assets specified in clause 1 of this Article (state funds for procurement of state assets required to be appraised include: capital used for investment in basic construction, the non-business capital, credit capital for investment and development of the State, credit loans guaranteed by the State and other capitals of state funds) if they are not been through bidding but through the Price Determination Council, are required to be conducted the price appraisal.
4. Assets of the state required to be evaluated provided for in Article 13 of the Ordinance on Prices passed the bidding price or determined by the Price Determination Council established under the provisions of law, are not necessarily to be conducted price appraisal; the price appraisal of the assets derived from other capital shall comply with the requirements of state agencies, organizations and individuals wishing for evaluation.
Article 16. Establishment of the enterprises of price appraisal
1. The enterprises of price appraisal are organized in the form of state-owned enterprises, partnerships or foreign-owned enterprises.
2. The enterprise of price appraisal is established when three are three price appraisers or more; for a partnership, all partners must be price appraisers and having technical material facilities to ensure the price appraisal activities.
3. The order and procedures to establish enterprise of price appraisal shall comply with the State-owned Enterprise Law, Enterprise Law, Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 17. Price appraiser criteria
1. Those who are recognized as the price appraisers must meet the following criteria:
a) Being a citizen of Vietnam;
b) Having graduated in a foreign or domestic university on the subjects related to price appraisal professional skill;
c) Having a certificate of price appraisal professional skill issued by a university, college or establishment having training function specialized in price appraisal. Those who have graduated a foreign or domestic university on the subjects of price appraisal are not required to possess certificates of training price appraisal professional skill;
d) Having a period of continuous working for 3 years or more by speciality trained at the state agencies, political organizations, political- social organizations, enterprises and other organizations.
2. Persons who meet the conditions specified in Article 16 of the Ordinance on Prices and the specific provisions in this Article without criminal records shall be considered by the Minister of Finance to issue cards of price appraisers.
3. Ministry of Finance issues Regulations on issuance, use and management of cards of price appraisers.
Article 18. Rights and obligations of the price appraisal enterprises
1. Rights and obligations of the price appraisal enterprises shall comply with Article 18 of the Ordinance on Prices.
2. The compensation for damage caused by improper price appraisal is done as agreed in the contract between the price appraisal enterprise and agency, organization or individual with demand of price appraisal in accordance with the law provisions.
Article 19. Responsibilities of agencies and organizations that use price appraisal results
Agencies and organizations using price appraisal results of assets stipulated in Article 13 of the Ordinance on Prices are responsible before law for their decisions upon purchase or sale, transfer, lease, equitization, capital contribution and other forms of right transfer of state assets.
Article 20. Links for price monopoly
1. Links for price monopoly is an agreement between the manufacturing, trading organizations and individuals defining a price rate to control market, exceeding the market share according to law provisions, causing damage to the legitimate interests of other manufacturing, trading organizations and individuals, of consumers and the interests of the State.
2. Organizations and individuals with one or more of the following acts shall be considered to identify as links for price monopoly:
a) The agreement between the organizations and individuals to fix prices, control prices, change prices of selling goods and services in order to restrict competition or infringe the legitimate interests of other manufacturing, trading organizations and individuals or consumers;
b) At one time, a number of organizations and individuals have the phenomena to abruptly sell together the same price of goods and services (the same or similar);
c) Agreement between the organizations and individuals to create a shortage of goods by limiting production, distribution, transportation and sale of goods or provision of services; destruction, damage of goods; speculation to raise price;
d) Agreement between the organizations and individuals to perform the conditions of sale, purchase, provision of services after-sales affecting the price of goods or services;
đ) Agreement between the organizations and individuals to change the purchase price, the sale price of goods and services to eliminate or force other enterprises to link with them or become their affiliates.
Article 21. Investigation, control, treatment of monopoly prices and links for price monopoly
1. Investigation of monopoly prices and links for price monopoly:
a) When the price of goods and services fluctuates abnormally due to monopoly signs or links for monopoly to cause, in case of necessity, the competent bodies of state management on prices are entitled to investigate costs of production, circulation, prices of goods and services of organizations and individuals dealing in monopoly goods, services and linking for price monopoly;
b) The Ministry of Finance, Department of Finance investigate, control monopoly prices and link for price monopoly when:
There are written denunciations of the organizations representing the production industry or consumers;
There are signs of abusing monopoly and linking price monopoly as the state agencies detect.
2. The investigation contents.
Investigate the cost of production, circulation, prices of goods and services of organizations and individuals dealing in monopoly goods, services and linking for monopoly price.
3. Investigation procedures are conducted as follows:
a) Issuing decision on investigation and sending to the organization or individual having behavior of monopoly and link for price monopoly;
b) Sending a written request to the organization or individuals for providing the following documents:
Plan pricing goods, services and prices of goods and services;
Situation of circulation of goods (inventory at the beginning of the year, quarter or month; import and export in a year, quarter or month; inventory at the end of the year, quarter or month) and provision of services;
The annual financial report;
Other documents related to the investigation contents.
4. Time limit for investigation:
a) Maximum period of one investigation is 30 days from the date of the decision to investigate. Where necessary to extend the investigation period, the Ministry of Finance or the Department of Finance shall notify in writing, state clearly the reason to the concerned organizations and individuals; extended investigation time limit is not more than15 days from the end of the first investigation;
b) Within a maximum period of 10 (working) days from the end of the investigation, the Ministry of Finance or the Department of Finance is responsible for issuing and sending written notice on the investigation conclusion to the concerned organizations, individuals and agencies.
5. Based on investigation results, Ministry of Finance or the Department of Finance handles under its jurisdiction and depending on the seriousness of the violation can handle in one of the following forms:
a) To suspend the implementation of the prices of goods and services decided by organizations and individuals of monopoly, link for price monopoly;
b) To request organizations and individuals of monopoly, link for price monopoly to purchase or sell according to the right purchase price, sale price before having a link for price monopoly;
c) To sanction administrative violations, compensation for persons suffering from damages under the provisions of law;
d) In case of administrative violations with criminal signs, the Ministry of Finance or the Department of Finance will transfer the dossiers to competent agencies for handling according to law.
Article 22. Responsibilities of producing, trading organizations and individuals after receiving requests for control of monopoly prices
1. When producing, trading organizations, individuals receive requests for control of monopoly prices and monopoly link on prices are responsible for providing full, accurate and timely data and related documents in accordance with provisions in Article 21 of this Decree to the Ministry of Finance or the Department of Finance after receiving the request for investigation.
2. Time limit for providing report is 07 (working) days from the date of receiving the request for investigation of the Finance Ministry or the Department of Finance.
Article 23. Competent of state management on prices of the Ministry of Finance
1. To submit to the Government the policies and measures on prices.
2. To issue or submit to the competent state agencies for promulgating legal documents on prices.
3. To organize, direct and guide the implementation of policies and measures on prices and the decisions on prices of assets, goods and services of the Government, the Prime Minister.
4. To decide on prices of asset, goods and services on the list valuated by the State under the authority provided for in Article 8 of this Decree.
5. To perform the function of specialized inspection of prices: examine and inspect the organizations and individuals in compliance of the provisions of the law on price and other provisions of law relating to state management on prices within its jurisdiction.
6. To organize the performance of contents of state management on prices specified in Clause 4, 5, 6 and 7, 8 of Article 31 of the Ordinance on Prices and other contents in the field of price according to its assigned duties, competence.
Article 24. Competent of state management on prices of the ministries, ministerial-level agencies
1. To submit to the Government the policies and measures prices of goods and services in the field of management of ministries, ministerial-level agencies.
2. To promulgate legal documents on prices within its jurisdiction.
3. To organize, direct the implementation of policies and measures on prices and the decisions on prices of assets, goods and services of the Government, the Prime Minister, the Ministry of Finance under the management sector of ministries, ministerial-level agencies.
4. To decide on prices of asset, goods and services on the list valuated by the State under the authority provided for in Article 8 of this Decree.
5. To examine and inspect the organizations and individuals in compliance of the provisions of the law on price and other provisions of law relating to state management on prices within its sector.
Article 25. Competent of state management on prices of the provincial-level People's Committee
1. To promulgate legal documents on prices within its jurisdiction.
2. To organize, direct the implementation of policies and measures on prices and the decisions on prices of assets, goods and services of the Government, the Prime Minister, the Ministry of Finance and the ministries, ministerial-level agencies.
3. To decide on prices of asset, goods and services on the list valuated by the State under the authority provided for in Article 8 of this Decree.
4. To examine and inspect the organizations and individuals operating in the municipal, provincial areas in compliance of the provisions of the law on price and other provisions of law relating to state management on prices in the locality; to handle violation on prices within its jurisdiction.
1. This Decree takes effect 15 days from the date of its publication in the Official Gazette.
2. To annul the Decision No.137/HDBT dated April 27, 1992 of the Council of Ministers on price management. The previous regulations contrary to this Decree are annulled.
Article 27. Responsibility for the implementation of Decree
1. The Ministry of Finance is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree.
2. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies and the presidents of the People's Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree./.
|
Phan Van Khai (Signed) |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực