Thông tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 38/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 25/03/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2014 |
Ngày công báo: | 03/05/2014 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có thông tư hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá
Theo hướng dẫn mới tại Thông tư 38/2014/TT-BTC, Doanh nghiệp thẩm định giá (DN TĐG) không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phải trích tối thiểu hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ TĐG vào quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
Đối với quy định về bồi thường thiệt hại: tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết nếu DN TĐG gây thiệt hại cho người sử dụng kết quả TĐG.
Trường hợp DN TĐG không mua bảo hiểm thì phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
Số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số tiền được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định PL.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/05/2014.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định về quản lý hành nghề thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, cơ sở dữ liệu về thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước và chi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá.
Thông tư này áp dụng đối với thẩm định viên về giá; doanh nghiệp thẩm định giá; cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thẩm định giá; cơ quan, tổ chức cử người và cá nhân được cơ quan, tổ chức đó cử tham gia Hội đồng thẩm định giá; cơ quan, tổ chức, cá nhân có tài sản thẩm định giá hoặc có yêu cầu, đề nghị thẩm định giá; tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thẩm định giá.
1. Thẩm định viên về giá không được thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá cho thẩm định viên về giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá (sau đây gọi là Nghị định số 89/2013/NĐ-CP) gồm:
a) Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản;
b) Bản sao chứng thực Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản sao chứng thực hoặc sao y bản chính văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp cũ đối với trường hợp thẩm định viên về giá hành nghề chuyển sang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp khác;
d) Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam còn thời hạn tối thiểu 02 tháng đối với thẩm định viên về giá là người nước ngoài;
e) Bản sao Hợp đồng lao động và Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) tại doanh nghiệp thẩm định giá của thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề;
g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Thẩm định viên về giá phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền bằng văn bản có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các thẩm định viên về giá đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp của từng thẩm định viên về giá. Không xác nhận đối với trường hợp thẩm định viên về giá không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.
4. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký bổ sung thẩm định viên về giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đăng ký giảm thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá gửi kèm bản sao chứng thực hoặc sao y bản chính văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp đối với thẩm định viên về giá đăng ký giảm.
5. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập theo quy định, Bộ Tài chính ban hành Thông báo đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá. Thẩm định viên về giá chỉ được phép hành nghề thẩm định giá sau khi có Thông báo đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá của Bộ Tài chính.
1. Hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP.
Trường hợp đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho chi nhánh của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định tại Điều 41 Luật Giá, doanh nghiệp thẩm định giá gửi kèm bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản ủy quyền của doanh nghiệp thẩm định giá cho chi nhánh. Văn bản ủy quyền cần nêu rõ chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần hay thực hiện toàn bộ công việc thẩm định giá. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần công việc thẩm định giá không được phát hành chứng thư thẩm định giá. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện toàn bộ công việc thẩm định giá được phát hành chứng thư thẩm định giá.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
3. Doanh nghiệp lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).
Trường hợp cần làm rõ các thông tin trong hồ sơ, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) có quyền yêu cầu thẩm định viên về giá hoặc doanh nghiệp giải trình hoặc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh quá trình làm việc và các thông tin khác trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) xem xét để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo thời hạn quy định tại Điều 15 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP. Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung tài liệu giải trình hoặc tài liệu giải trình không chứng minh đầy đủ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề là xác thực, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) có quyền từ chối cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thẩm định giá phải duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vào các mục đích khác mà pháp luật cấm hoặc không quy định; chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi có những thay đổi quy định tại Điều 17 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP. Bộ Tài chính tiếp nhận, cập nhật và rà soát điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá để xem xét ban hành văn bản trả lời hoặc quyết định đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định. Quyết định đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo mẫu tại Phụ lục số 05 và Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này.
3. Việc đăng ký đủ điều kiện cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính công khai trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính:
a) Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá;
b) Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc bị cảnh báo về điều kiện kinh doanh trong thời gian doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo điều kiện hành nghề thẩm định giá theo quy định;
c) Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá tạm ngừng kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý giá thực hiện việc tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, thông báo danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Người sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá có thể được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài phải được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm.
Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
a) Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích tối thiểu hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả và được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b) Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu về dịch vụ thẩm định giá của năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp cho năm đó nữa. Trường hợp đến cuối năm tài chính doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập số dư quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp và sang năm tài chính tiếp theo lại thực hiện trích lập. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp phải thực hiện hoàn nhập khoản chi phí dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích và thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
a) Khi phải bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá thì doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm, doanh nghiệp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
b) Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số tiền được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ thẩm định giá phải đưa vào lưu trữ bằng giấy và dữ liệu điện tử kể từ ngày phát hành Chứng thư thẩm định giá.
a) Đối với lưu trữ bằng giấy:
Doanh nghiệp thẩm định giá phải lưu trong hồ sơ thẩm định giá, bao gồm: hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), văn bản đề nghị thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, toàn bộ tài liệu và thông tin cần thiết để hình thành kết quả thẩm định giá, các tài liệu khác theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và quy định của pháp luật.
Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ bằng giấy phải có hệ thống, được phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo từng hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu, đề nghị thẩm định giá.
b) Đối với lưu trữ điện tử:
Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ điện tử phải có hệ thống và gồm các nội dung cơ bản tại báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, các phụ lục và bảng tính kèm theo (nếu có).
2. Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm đối với hồ sơ thẩm định giá bằng giấy và lưu trữ vĩnh viễn đối với dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp thẩm định giá phải có biện pháp để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ thẩm định giá trong thời hạn lưu trữ.
3. Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Theo quyết định của người có thẩm quyền của doanh nghiệp thẩm định giá trên cơ sở đảm bảo nghĩa vụ về tính bảo mật theo quy định tại Điều này.
b) Khi có yêu cầu kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động thẩm định giá; yêu cầu của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ thẩm định giá đã hết thời hạn lưu trữ, được tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật, bao gồm cả trường hợp khi doanh nghiệp giải thể, phá sản.
1. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá
a) Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp thẩm định giá gửi báo cáo theo Mẫu Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá cả năm quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này tới Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá). Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm báo cáo.
b) Báo cáo đột xuất: Doanh nghiệp thẩm định giá gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
a) Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng năm, tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá gửi báo cáo theo Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này tới Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá). Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.
b) Báo cáo đột xuất: Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá gửi báo cáo đột xuất tới Bộ Tài chính (nếu có) hoặc theo đề nghị bằng văn bản của Bộ Tài chính trong trường hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, tranh chấp trong lĩnh vực thẩm định giá.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo.
Doanh nghiệp thẩm định giá xây dựng quy trình và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp theo quy định tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, hướng dẫn của Bộ Tài chính (nếu có).
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương (bao gồm Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và ở địa phương (Sở Tài chính) có trách nhiệm:
a) Xây dựng, khai thác và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về thẩm định giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, địa phương và thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cung cấp thông tin (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân khác khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng năm, lập dự toán ngân sách phục vụ cho việc xây dựng, khai thác và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về thẩm định giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thẩm định giá phục vụ hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp.
3. Nội dung cơ sở dữ liệu về thẩm định giá ở trung ương và địa phương, bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật liên quan;
b) Thông tin, tài liệu về giá tài sản được thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
c) Tình hình thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá;
d) Các thông tin có liên quan khác.
4. Nguồn thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về thẩm định giá bao gồm dữ liệu lịch sử, dữ liệu hiện có, cụ thể:
a) Thông tin, tài liệu về tài sản được thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước về giá tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập và do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu mua từ các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương và ở địa phương, bổ sung thêm nguồn thông tin do các doanh nghiệp đăng ký giá, kê khai giá; thông tin, tài liệu do các doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp theo quy định của pháp luật và các trường hợp cần thiết khác phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, khai thác và vận hành trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và thẩm định giá đảm bảo tính tương thích và kết nối được với các hệ thống cơ sở dữ liệu về giá và thẩm định giá của các Bộ, ngành, địa phương và các nguồn khác; hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin về giá và thẩm định giá phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thẩm định giá.
Trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước thực hiện theo Mục 4 Chương II Nghị định số 89/2013/NĐ-CP và hướng dẫn sau:
1. Việc đăng công khai thông tin tài sản nhà nước cần thẩm định giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có tài sản nhà nước cần thẩm định giá, hoặc của Bộ Tài chính, hoặc Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý giá, hoặc trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng.
2. Các Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tài sản nhà nước có giá trị lớn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP.
3. Tùy theo tài sản cần thẩm định giá và đảm bảo yêu cầu về tiến độ thẩm định giá, trình tự thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP có thể rút gọn bước lập kế hoạch thẩm định giá.
4. Báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời kết quả thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về tài sản thẩm định giá (tên tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật);
b) Thời điểm thẩm định giá;
c) Mục đích thẩm định giá;
d) Căn cứ pháp lý để thẩm định giá;
đ) Nguyên tắc, cơ sở thẩm định giá;
e) Phương pháp thẩm định giá;
g) Kết quả thẩm định giá;
h) Những hạn chế của kết quả thẩm định giá và kiến nghị (nếu có).
5. Quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định giá, Biên bản họp Hội đồng thẩm định giá, Kết luận về kết quả thẩm định giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, số 10 và số 11 kèm theo Thông tư này.
1. Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung chi và mức chi phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước:
a) Chi công tác phí trong nước và nước ngoài (nếu có), chi tổ chức các cuộc hội nghị thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Chi làm việc ban đêm, làm thêm ngoài giờ có liên quan đến thẩm định giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Chi thuê tổ chức giám định thực hiện việc giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản, thuê thẩm định giá tài sản (nếu có) theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng;
d) Chi mua thông tin, dịch tài liệu, mua văn phòng phẩm, chi xăng xe, thuê phương tiện phục vụ công tác thẩm định giá tài sản theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành;
đ) Đối với những khoản chi liên quan đến hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thực hiện thẩm định giá xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định giá lập dự toán ngân sách phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, được lập bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
4. Việc chi thanh toán kinh phí phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
2. Quy định về chuyển tiếp thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
Bộ Tài chính giao Cục Quản lý giá có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện và hướng dẫn các doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện Thông tư này.
Cục trưởng Cục Quản lý giá, doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 38/2014/TT-BTC |
Hanoi, March 28, 2014 |
ELABORATING SEVERAL ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 89/2013/ND-CP DATED AUGUST 06, 2013 PROVIDING GUIDANCE ON IMPLEMENTATION OF THE PRICE LAW ON VALUATION
Pursuant to the Price Law dated June 20, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP dated August 06, 2013 providing guidance on implementation of the price law on valuation;
Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the Price Management Department;
The Minister of Finance hereby promulgates the Circular elaborating several articles of the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP dated August 06, 2013 providing guidance on implementation of the Price Law on the valuation.
This Circular provides regulations on management of the practicing of the valuation profession by valuation enterprises, valuation database, valuation operations carried out by state agencies and funding for valuation operations.
This Circular applies to valuers; valuation enterprises; competent agencies and officials or public employees assigned to carry out valuation operations; agencies or organizations appointing employees to join valuation councils and appointed persons; agencies, organizations or individuals having assets to be valued or requesting for the valuation service; valuation professional organizations; competent valuation agencies and other agencies, organizations and individuals involving in the valuation.
Article 3. Registration of practice by valuers
1. A valuer is not allowed to carry out the registration of practice as valuer for two valuation enterprises or more at the same time.
2. The enterprise shall submit applications for registration of practice for its valuers in accordance with regulations in Point c Clause 1 Article 14 of the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP. An application for registration of practice as valuer includes:
a) The application form for registration of practice as a valuer for the valuation enterprise, which is made according to the template provided in the Appendix No. 01 enclosed herewith and certified by the enterprise’s legal representative or his/her authorized person;
b) The certified copy of the valuer’s ID card issued by the Ministry of Finance;
c) The certified copy or true copy of the document on termination of the labour contract signed with the previous valuation enterprise, if any;
d) The certificate of completion of a training course in valuation as regulated by the Ministry of Finance;
dd) Documents, which must be still valid for at least 02 months, proving the permitted stay in Vietnam as regulated by the law on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam if the to-be-registered valuer is a foreigner;
e) The copies of the labour contract and its appendixes (if any) signed by and between the valuation enterprise and the to-be-registered valuer;
g) Other relevant documents (if any).
3. The valuer must be responsible for the information provided in the submitted documents. The legal representative of the valuation enterprise, or his/her authorized person, shall consider and check the documents included in the submitted application so as to ensure the eligibility of each to-be-registered valuer and sign the application form for registration of practice as a valuer for the valuation enterprise. The application form for registration of practice as a valuer for the valuation enterprise shall not be signed if the valuer is ineligible as regulated by laws.
4. If the valuation enterprise wants to register for another valuer, regulations in Clause 2 of this Article shall apply. If the valuation enterprise wants to apply for the cancelation of registration of practice for a valuer, it must submit the certified copy or true copy of the document on termination of the labour contract signed with that valuer.
5. Within 15 days from the receipt of the sufficient application submitted by the valuation enterprise, the Ministry of Finance shall give a Notice of eligible valuer. The valuer is allowed to practice the valuation profession at the valuation enterprise only after he/she obtains the Notice of eligible valuer from the Ministry of Finance.
Article 4. Issuance and re-issuance of certificate of eligibility to provide valuation service
1. An application for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility to provide valuation service shall include the documents prescribed in Article 14 of the Decree No. 89/2013/ND-CP.
If the valuation enterprise carries out procedures for registration of valuation service for its branch as regulated in Article 41 of the Price Law, it must submit the certified copy of the certificate of branch registration and the enterprise’s letter of authorization for the branch. Such letter of authorization must specify that the branch of the valuation enterprise is authorized to entirely or partially carry out valuation operations. The valuation enterprise’s branch that carries out a part of valuation operations is not allowed to issue valuation certificates. The valuation enterprise’s branch that carries out all of valuation operations is allowed to issue valuation certificates.
The application forms for issuance and re-issuance of the certificate of eligibility to provide valuation service is made according to the templates provided in the Appendix No. 02 and the Appendix No. 03 enclosed herewith.
2. The valuation enterprise shall be responsible for the accuracy of the submitted application for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility to provide valuation service.
3. The valuation enterprise shall submit the application directly or by post to the Ministry of Finance (via the Price Management Department).
Where it is necessary to clarify any information, the Ministry of Finance (the Price Management Department) shall have the right to request the valuer or the valuation enterprise to provide explanation or documents for checking and verifying information and other documents included in the application.
If the application is satisfactory, the Ministry of Finance (the Price Management Department) shall issue or re-issue the certificate of eligibility to provide valuation service within the time limit prescribed in Article 15 of the Decree No. 89/2013/ND-CP. The certificate of eligibility to provide valuation service is made according to the template provided in the Appendix No. 04 enclosed herewith.
If the valuation enterprise fails to provide explanatory documents or provides documents which cannot prove the accuracy of documents included in the submitted application, the Ministry of Finance (the Price Management Department) shall have the right to refuse the application. In case of refusal of an application, the Ministry of Finance (the Price Management Department) shall provide written reasons for such refusal.
Article 5. Maintaining eligibility to provide valuation service
1. During the provision of valuation service, the valuation enterprise must ensure and maintain its eligibility for the certificate of eligibility to provide valuation service; not alter or erase any contents of the certificate of eligibility to provide valuation service; not lease, lend, pledge, trade, transfer or use the certificate of eligibility to provide valuation service for illegal purposes or for purposes other than the prescribed ones; bear the supervision, inspection and comply with decisions issued by competent authorities on the satisfaction of eligibility requirements for providing valuation service and the use of the certificate of eligibility to provide valuation service.
2. The valuation enterprise must give a written notification to the Ministry of Finance upon the occurrence of any changes prescribed in Article 17 of the Decree No. 89/2013/ND-CP. The Ministry of Finance shall receive, update and reconsider the satisfaction of eligibility requirements for providing valuation service by the valuation enterprise in order to give a written response or make a decision on suspension or revocation of the certificate of eligibility to provide valuation service as regulated. Decisions on suspension or revocation of the certificate of eligibility to provide valuation service shall be made according to the templates provided in the Appendix No. 05 and the Appendix No. 06 enclosed herewith.
3. Procedures for application for the certificate of eligibility to provide business valuation service by a wholly state-owned enterprise that is converted into a joint-stock company shall be carried out in accordance with specific regulations of the Ministry of Finance.
4. The Ministry of Finance shall publish the following contents on its website:
a) The list of valuation enterprises and their branches (if any) eligible to provide valuation service and eligible valuers;
b) The list of valuation enterprises and their branches (if any) that have valuation operations suspended or the certificate of eligibility to provide business valuation service revoked or have been warned for dissatisfaction of eligibility requirements for providing valuation service;
c) The list of valuation enterprises that have their valuation operations suspended or terminated.
5. The Minister of Finance shall authorize the Director of the Price Management Department to receive, review, check and notify the list of valuation enterprises eligible to provide valuation service and the list of valuers practicing the valuation profession, and organize the issuance, re-issuance, suspension and revocation of the certificate of eligibility to provide valuation service.
Article 6. Professional liability insurance, establishment and use of professional risk reserve fund
1. The valuation enterprise is required to purchase professional liability insurance or set up the professional risk reserve fund, which is the source for paying compensation for damage (if any) suffered by users of valuation results. Users of valuation results are clients who are offered the valuation service or the third party who concerns the valuation results as certified by the client and specified in the valuation contract by the valuation enterprise.
2. The valuation enterprise may purchase professional liability insurance from insurers or branches of foreign non-life insurance enterprises that legally operate under the laws of Vietnam.
If insurers or branches of foreign non-life insurance enterprises in Vietnam do not provide professional liability insurance services for valuation enterprises, the valuation enterprise is allowed to purchase the professional liability insurance from a foreign insurance enterprise in accordance with applicable laws. The purchase of professional liability insurance for valuation service from a foreign insurance enterprise must be carried out in accordance with Vietnam’s law on insurance business.
Costs of purchasing insurance shall be recorded as business expenses of the valuation enterprise in accordance with applicable laws on corporate income tax.
3. Establishment of professional risk reserve fund:
a) If the valuation enterprise does not purchase professional liability insurance, it must set up the professional risk reserve fund with the minimum amount of money appropriated every year as 1% of revenues from provision of valuation service (VAT-exclusive revenues). Accounting for the professional risk reserve fund shall be the same as that for provision for payables and amounts of money appropriated for reserve fund shall be recorded as business expenses as regulated by laws.
b) When the fund's ending balance is equal to 10% of revenues from the provision of valuation service in the financial year, the appropriation for the professional risk reserve fund in that year is not required. At the end of the financial year, if the fund's balance remains unchanged or positive, the valuation enterprise shall reverse that fund’s balance and set aside the professional risk reserve fund in the following financial year. If the valuation enterprise stops providing valuation service, it must reverse provisions for risks and carry out procedures for payment of corporate income tax as regulated.
4. Compensation for damage:
a) When the valuation enterprise must pay compensation for damage caused for users of valuation results, it shall receive compensation from the insurer or the foreign non-life insurance enterprise's branch operating in Vietnam under terms and conditions of the signed policy. If the valuation enterprise fails to purchase insurance, it must pay compensation for such damage by using the professional risk reserve fund.
b) If the amounts received under the professional liability policy or the balance of the professional risk reserve fund is not enough for paying compensation for damage, the valuation enterprise shall record the deficit as its business expenses as regulated by law.
Article 7. Retention and use of valuation documents
1. Both paper copies and electronic copies of valuation documents must be kept since the valuation certificate is granted.
a) Retention of paper copies of valuation documents:
The valuation enterprise must keep paper copies of the following valuation documents: The valuation contract and the record of completion of the valuation contract (if any), the written request for valuation service, the valuation report, the valuation certificate, all documents supporting the valuation results, and other documents as prescribed in Vietnam valuation standards and applicable laws.
Valuation documents to be kept must be classified and arranged separately in chronologic order and according to each valuation contract or written request for valuation service.
b) Electronic document retention:
Valuation documents to be electronically retained must be systematic and include basic contents of the valuation report, the valuation certificate, attached appendixes and sheets (if any).
2. Paper copies of valuation documents shall be kept for at least 10 years but electronic copies thereof must be kept permanently. The valuation enterprise must adopt measures for ensuring confidentiality, safety, integrity, and ability to access and recover retained valuation documents.
3. Valuation documents shall be accessed and used in the following circumstances:
a) Implement decisions by authorized persons of the valuation enterprise provided that confidentiality of documents must be ensured as regulated in this Article.
b) Serve the inspection and settlement of complaints and disputes arising during the valuation operation; comply with request of the people’s court, the people’s procuracy, investigation agency, inspection agency, state audit agency, the Ministry of Finance and other competent authorities as regulated by laws.
4. Ending the prescribed retention period, valuation documents must be destroyed in accordance with applicable laws.
5. The legal representative of the valuation enterprise must assume responsibility to manage, keep and destroy valuation documents in accordance with applicable laws, including the cases where the valuation enterprise is dissolved or declared bankrupt.
1. Reporting by each valuation enterprise:
a) Periodic reports: The valuation enterprise shall submit annual report made according to the template of the Report on the valuation enterprise’s situation and certain valuation indicators in the year provided in the Appendix No. 07 enclosed herewith to the Ministry of Finance (via the Price Management Department). Annual reports must be submitted by March 31 of the year following the reporting year.
b) Ad hoc reports: The valuation enterprise must submit ad hoc reports at the written request of the Ministry of Finance or a competent authority as regulated by laws.
2. Reporting by a valuation professional organization:
a) Periodic reports: The valuation professional organization shall submit annual report made according to the template of the Report on situation and operating strategies of the valuation professional organization provided in the Appendix No. 08 enclosed herewith to the Ministry of Finance (via the Price Management Department). Annual reports must be submitted by January 31 of the year following the reporting year.
b) Ad hoc reports: The valuation professional organization must submit ad hoc reports to the Ministry of Finance (if any) or at the written request of the Ministry of Finance in case of inspection, settlement of complaints or denunciations or handling of administrative violations or disputes concerning valuation operations.
3. Valuation enterprises, branches of valuation enterprises and valuation professional organizations must be responsible for the accuracy and truthfulness of submitted reports.
Article 9. Controlling quality of valuation service
Each valuation enterprise is liable to formulate and implement the procedures for control of quality of its valuation services in accordance with regulations enshrined in Vietnam valuation standards and the Ministry of Finance’s guidelines (if any).
Article 10. Valuation database
1. Price management agencies at central level (including the Ministry of Finance and relevant Ministries) and at provincial level (Provincial Departments of Finance) shall:
a) Establish, manage and operate the valuation database system in order to serve the fulfillment of state management duties within the ambit of their assigned duties and powers; provide information (if any) to other organizations and individuals as regulated by laws;
b) Make annual estimate of costs of establishing, managing and operating the valuation database, and then submit it to the competent authority for giving approval in conformity with regulations of the Law on state budget. Funding shall be allocated to each unit according to its annual budget estimate in accordance with applicable laws.
2. Each valuation enterprise shall establish the valuation database to serve its valuation operations.
3. Central and provincial valuation database includes:
a) Legislative documents on price, valuation and relevant laws;
b) Information and documents about the valued assets as regulated by the law on valuation;
c) Information about the inspection and settlement of complaints and denunciations, and actions against administrative violations against regulations on valuation;
d) Other relevant information.
4. Information and documents serving the establishment of the valuation database include both historical and existing data. To be specific:
Information and documents concerning the valued assets provided by valuation enterprises or state agencies carrying out valuation operations;
b) Information and documents collected by price management agencies during surveys, and those provided by competent authorities;
c) Information and documents acquired from information-providing organizations or individuals.
Central and provincial price management agencies may also collect information provided by enterprises carrying out price registration and declaration, and information and documents provided by valuation enterprises in accordance with applicable laws and in other necessary cases to serve the state management.
5. The Ministry of Finance shall establish, manage and operate the national price and valuation database center in a manner that ensures its compatibility and connection with price and valuation database systems of ministries, local governments and others; instruct the collection, updating and provision of price and valuation-related information to serve the state management and at request of organizations and individuals as regulated; comply with regulations on confidentiality of information.
Supervisory ministries, provincial Departments of Finance and valuation enterprises shall report and update information on the national valuation database.
Article 11. Valuation operations carried out state agencies
Valuation operations carried out by state agencies shall follow procedures set forth in Section 4 Chapter II of the Decree No. 89/2013/ND-CP and the following guidelines:
1. Publishing of information concerning the state property to be valued as regulated in Point b Clause 1 Article 23 of the Decree No. 89/2013/ND-CP shall be made on the website of the agency managing such to-be-valued property or of the Ministry of Finance, or on the website of the Price Management Department, or on other means of mass media.
2. Central ministries and Provincial-level People's Committees shall make decisions on high-value state property as regulated in Point d Clause 1 Article 23 of the Decree No. 89/2013/ND-CP.
3. Depending on the property to be valued and required valuation progress, the design of a valuation plan which is one of valuation procedures as prescribed in Clause 1 Article 25 of the Decree No. 89/2013/ND-CP may be bypassed.
4. A valuation report or response to the valuation request includes the following contents:
a) Particulars of the valued property (name, legal and technical specifications);
b) Date of valuation;
c) Purposes of valuation;
d) Legal grounds for valuation;
dd) Valuation principles;
e) Valuation approach;
g) Valuation results;
h) Valuation problems and solutions (if any).
5. Decision on establishment of the valuation council, minutes of meetings of the valuation council and valuation report are made according to templates provided in the Appendixes No. 09, No. 10 and No. 11 enclosed herewith.
Article 12. Costs of valuation operations carried out state agencies
1. Funding for covering costs of valuation operations carried out by state agencies as prescribed in Clause 1 Article 32 of the Decree No. 89/2013/ND-CP shall be included in the annual budget estimates of competent agencies as regulated.
2. Cost items and levels associated with valuation operations carried out by state agencies:
a) Expenses for domestic and overseas working trips (if any) and expenses for organizing conferences shall conform to the Ministry of Finance’s regulations;
b) Expenses for night duties and overtime works serving the valuation of property shall conform to applicable laws;
c) Expenses for hiring inspection organizations to inspect and evaluate technical – economic status and quality of property and hiring valuation organizations (if any) shall conform to concluded agreements;
d) Expenses for collecting information, translating documents, purchasing office stationery, and travelling expenses shall be actual expenses incurred in each specific case of valuation as regulated by laws;
dd) The head of the state agency in charge of conducting valuation shall, within his/her competence, consider and decide other costs associated with valuation operations which are not mentioned in Points a, b, c, d Clause 2 of this Article or request competent authorities to make decision on these costs in accordance with applicable laws.
3. A state agency competent to carry out valuation operations shall make annual estimate of budget for its valuation operations, and submit it to a competent authority for consideration and approval. If a state agency must perform additional duties according to decisions by competent authorities, it may make supplementary budget estimates in accordance with applicable law on state budget.
4. Payment of costs of valuation operations carried out by state agencies must be made in accordance with applicable regulations of the law on state budget and in an economic and effective manner.
1. This Circular comes into force from May 15, 2014. The Circular No. 17/2006/TT-BTC dated March 13, 2006 is abrogated.
2. Transition shall be made in accordance with regulations in Article 33 of the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP.
The Ministry of Finance shall assign the Price Management Department to cooperate with relevant ministries, people’s committees and provincial Departments of Finance in implementing and instructing valuation enterprises to implement regulations hereof.
The Director of the Price Management Department, valuation enterprises, valuers and relevant organizations and individuals shall implement this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Ministry of Finance for consideration./.
|
PP. MINISTER |