Chương 7 Luật hàng hải 1990: Hợp đồng cho thuê tầu
Số hiệu: | 69/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2010 |
Ngày công báo: | 03/07/2010 | Số công báo: | Từ số 376 đến số 377 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Hợp đồng cho thuê tầu là hợp đồng được ký kết giữa chủ tầu và người thuê tầu, mà theo đó chủ tầu giao quyền sử dụng tầu biển của mình cho người thuê tầu trong một thời hạn hoặc một số chuyến đi liên tục vào các mục đích cụ thể được thoả thuận trong hợp đồng để hưởng tiền thuê tầu do người thuê tầu trả. Hợp đồng cho thuê tầu là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa người thuê tầu và chủ tầu.
2- Hợp đồng cho thuê tầu được ký kết theo các hình thức do hai bên thoả thuận.
Hợp đồng cho thuê tầu quy định việc chủ tầu giao quyền sử dụng tầu biển cho người thuê tầu cùng với cả thuyền bộ, gọi là hợp đồng thuê tầu định hạn.
Hợp đồng cho thuê tầu chỉ quy định việc chủ tầu giao quyền sử dụng tầu biển cho người thuê tầu mà không có thuyền bộ, gọi là hợp đồng thuê tầu trần.
1- Nếu có thoả thuận trong hợp đồng, thì người thuê tầu có thể cho người thứ ba thuê lại tầu, nhưng vẫn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ tầu.
2- Các quyền và nghĩa vụ của chủ tầu quy định tại Chương này cũng được áp dụng đối với người cho thuê lại tầu.
1- Chủ tầu có nghĩa vụ giao tầu biển cho người thuê tầu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kĩ thuật cần thiết, có dủ dự trữ, phù hợp với mục đích sử dụng đã thoả thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy suốt thời gian cho thuê tầu.
2- Chủ tầu cho thuê tầu định hạn còn có nghĩa vụ cung cấp cùng với tầu một thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tầu đã thoả thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tầu.
1- Người thuê tầu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tầu để vận chuyển hàng hoá hoặc hàng khách.
2- Nếu chủ tầu không đồng ý, người thuê tầu không có quyền sử dụng các khu vực khác ở trên tầu để vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách.
1- Người thuê tầu không phải trả tiền thuê tầu cho thời gian tầu không đủ khả năng khai thác do hư hỏng, thiếu dự trữ hoặc do thuyền bộ không đủ năng lực cần thiết, nếu là tầu cho thuê định hạn. Trong trường hợp này, người thuê tầu được miễn trách nhiệm đối với các chi phí để duy trì tầu.
2- Nếu tầu không đủ khả năng khai thác do lỗi của người thuê tầu, thì chủ tầu vẫn được hưởng tiền thuê tầu và được bồi thường các thiệt hại liên quan.
1- Trong thời gian tầu cho thuê định hạn, thuyền trưởng và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tầu vẫn thuộc quyền quản lý về lao động của chủ tầu. Chủ tầu hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thuyền bộ.
2- Trong hoạt động khai thác tầu, thuyền trưởng là người đại diện của người thuê tầu và phải thực hiện các chỉ thị của người thuê tầu.
3- Chủ tầu chịu trách nhiệm với người thuê tầu về việc thuyền trưởng thực hiện quyền hạn nói tại khoản 2, Điều này theo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, trừ khi thuyền trưởng đã ghi rõ trong cam kết của mình là thực hiện quyền hạn đó nhân danh người thuê tầu.
Nếu tầu cho thuê định hạn tham gia cứu hộ trong thời gian cho thuê, thì tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tầu và người thuê tầu, sau khi đã trừ lần lượt các tổn thất liên quan đến hành động cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ cho thuyền bộ.
1- Người thuê tầu có nghĩa vụ sử dụng tầu đúng các mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng và phải chăm sóc chu đáo các quyền lợi của chủ tầu.
2- Sau khi đã hết hạn cho thuê tầu, người thuê tầu có nghĩa vụ giao trả tầu cho chủ tầu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kĩ thuật như đã thoả thuận.
Người thuê tầu có trách nhiệm trả tiền thuê tầu cho đến ngày giao trả tầu cho chủ tầu.
3- Người thuê tầu có nghĩa vụ bảo dưỡng tầu và các trang thiết bị của tầu, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng.
4- Người thuê tầu trần còn có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tầu trong thời gian thuê tầu và phải thông báo cho chủ tầu biết. Chủ tầu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tầu.
1- Người thuê tầu có quyền rút khỏi hợp đồng và được đòi bồi thường các thiết hại liên quan, nếu chủ tầu có lỗi trong khi thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1, Điều 134 của Bộ luật này.
2- Cả hai bên đều có quyền rút khỏi hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do các hành động cưỡng chế của chính quyền cản trở việc thực hiện hợp đồng mà các sự kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.
1- Hợp đồng cho thuê tầu mặc nhiên chấm dứt, nếu tầu bị mất tích, bị chìm đắm,
bị phá huỷ hoặc bị coi là hư hỏng không sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không có hiệu quả kinh tế.
2- Trong trường hợp tầu cho thuê bị mất tích, thì tiền thuê tầu được tính đến ngày thực tế nhận được tin tức cuối cùng về tầu đó.
Thời hiệu khiếu nại đối với các vụ việc liên quan đến hợp đồng cho thuê tầu là hai năm, tính từ ngày hợp đồng đó chấm dứt.
1. When a shipowner agrees for remuneration to place at the disposal of a charterer an entire vessel for a specified period of time or for the duration of several consecutive voyages for the purpose as provided by the contract, such an agreement is called the charter party. The charter party determines the legal relationship between the shipowner and the charterer.
2. The charter party is concluded in the form agreed by and between the parties concerned.
When by a charter party the shipowner undertakes to place at the disposal of the charterer a crewed vessel, such a charter party is called the time-charter party.
Where the charter party provides that the shipowner places at the disposal of the charterer a vessel without crew, such a charter party is called bare-boat charter party.
1. By the agreement provided in the contract, the charterer may sublet the vessel to the third party, this, however, does not relieve the charterer of the obligation to execute the contract concluded by him with the shipowner.
2. When subletting the vessel to the third party, the charterer is entitled to the benefit of the rights, and is bound to fulfill the obligations of the shipowners provided for in this Chapter.
1. The shipowner is bound to deliver to the charterer at the right agreed place and on the right agreed date the vessel in a seaworthy condition, properly supplied and adapted for the purposes of employment determined in the contract.
2. In case of time-charter, the shipowner is also bound to supply a complement of crew qualified for the purposes of employment determined in the contract and to pay the wages and secure the other legitimate interests of crew throughout the currency of the charter.
1. The charterer is entitled to dispose of the entire space in the vessel appropriated for the carriage of cargo and for the accommodation of passengers.
2. Without the shipowners consent, the charterer is not entitled to dispose of the other space on board the vessel for the purposes set out in item 1 of this Article.
1. Under the time-charter party, the charterer is relieved of the obligation to pay to the shipowner the charter hire for any period during which the vessel is unfit for operation on account of technical breakdown and or lacking supplies, or on account of the crew being incompetent. In this case the charterer is also relieved of the obligation to pay the costs of the vessels operation.
2. Where the vessels unfitness for operation has resulted from he reason on the part of the charterer, the shipowner is entitled to the agreed charter hire and to the compensation for damage connected therewith.
1. During the currency of the time-charter party, the master and other members of the crew remain employees of the shipowner and are under his labour control. The shipowner is completely liable for all matters pertaining to crew.
2. During the employment of the vessel, the master is the representative of the charterer and should comply with the instructions given by charterer.
3. For the acts of the master determined in item 2 of this Article, the shipowner is liable jointly and severally with the charterer, unless the master has clearly stated, when contracting, that he acts in the name of the charterer.
If during the currency of the time-charter party the vessel involves in salvage services, the remuneration due to her is divided equally between the shipowner and the charterer after deducting, first, the sum covering losses caused through salvage and, then, the share of remuneration due to the crew.
1. The charterer is obliged to employ the vessel for the purposes as determined in the contract and to take due care of the shipowners interests.
2. When the period for time-charter has terminated, the charterer is obliged to redeliver the vessel to the shiponwer at the agreed place and time and in technical conditions as concluded in contract.
The charterer is obliged to pay charter-hire until the redelivery of the vessel to the shipowner.
3. The charterer is obliged to carry out the maintenance of the vessel as well as of the other equipments on board, unless otherwise provided for in the contract.
4. The charterer during the currency of the bare-boat charter party is also obliged to repair the damages of the vessel and to keep the shipowner advised thereof. The shipowner is liable refund the repair costs occurred beyond the scope of the charterers liability.
1. Where the failure to comply with the obligations set out in item 1 of Article 134 of the present Code has resulted from the fault on the part of the shipowner, the charterer is entitled to rescind the contract and to the compensation for the damages connected therewith.
2. Either party may rescind the time-charter party without compensation to other if owing to an outbreak of war, civil commotions or the actions condemned by the authority hindering the performance of the contract of which the circumstances are unable to come to and end within a reasonable time.
1. The charter party is automatically terminated when the vessel has been lost, sunken, destroyed or has been considered unfit for repair or not worth repairing economically.
2. In case the vessel under the charter party has been lost, the charter hire is calculated until the date when the last report of the vessel is received.
Any claim arising from a charter is barred at the expiration of two years from the day on which the contract expired.